FLC: Hành trình về đỉnh mới + Tin BAMBOO (Sếp Quyết - anh Còi)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Purple79, 14/10/2021.

7000 người đang online, trong đó có 796 thành viên. 16:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132346 lượt đọc và 635 bài trả lời
  1. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Mỹ đồng ý công nhận hộ chiếu vaccine Việt Nam

    Mỹ, Nhật Bản, Anh và Belarus đã có thông báo chính thức về việc đồng ý công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, với một số tiêu chuẩn cụ thể liên quan tới chủng loại vaccine.

    “Ấn Độ cũng đã đồng ý về mặt nguyên tắc. Các đối tác khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN và Liên minh châu Âu đều xem xét tích cực và chờ Việt Nam ban hành giới thiệu mẫu hộ chiếu vaccine thống nhất”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói trong buổi họp báo chiều 4/11.

    Bà Hằng đưa ra câu trả lời như trên trước câu hỏi chứng nhận tiêm chủng do Việt Nam cấp hiện được các nước nào chấp nhận.

    “Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tích cực trao đổi để sớm ban hành mẫu hộ chiếu vaccine theo tiêu chuẩn quốc tế”, bà Hằng cho biết. “Bộ Ngoại giao đang khẩn trương trao đổi với 80 đối tác để đẩy nhanh việc công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine”.

    Tới đầu tháng 11, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Belarus đã có thông báo chính thức về việc đồng ý công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, với một số tiêu chuẩn cụ thể về chủng loại vaccine. Ảnh: Unsplash.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tới đầu tháng 11, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Belarus đã có thông báo chính thức về việc đồng ý công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, với một số tiêu chuẩn cụ thể về chủng loại vaccine. Ảnh: Unsplash.

    Cũng trong buổi họp báo, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thông tin thêm về những biện pháp đảm bảo công tác chống dịch trong lúc Việt Nam thí điểm đón du khách quốc tế trong tháng 11 tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam và Đà Nẵng.

    Theo đó, khách quốc tế muốn tới các địa phương thí điểm tiếp nhận khách quốc tế của Việt Nam cần phải có đầy đủ giấy tờ dịch tễ, trong đó có giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19. Họ cũng cần tuân thủ biện pháp chống dịch ở địa phương liên quan.

    “Đồng thời, các địa phương thí điểm tiếp nhận khách quốc tế đang khẩn trương tiêm đủ hai liều vaccine phòng Covid-19 để tạo kháng thể cho tất cả người dân, kể cả người lao động đang làm việc tại địa phương”, bà Hằng cho biết.

    Các địa phương này cũng sẽ phân một số khu, điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn thành khu nghỉ cách biệt dành riêng phục vụ cho khách du lịch quốc tế.

    Trước đó, ngày 2/11, Chính phủ đã đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam, gồm 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ tháng 11 đón khách theo chương trình du lịch trọn gói, thông qua chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại một số nơi.

    Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.

    Giai đoạn 3 (từ quý II năm 2022) mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
  2. TVSIABSSSI

    TVSIABSSSI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Vẫn trang thủ ôm giá đỏ, giá trung bình 11.5 nên FLC lên xuống vài line thấy không vấn đề.

    Đợi anh còi phất cờ cái là FLC tím, cả hst tăng vùn vụt lúc đó anh em cứ gọi là sướng há mồm : )))
  3. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    TP.HCM dự kiến đón khách quốc tế từ tháng 12, không yêu cầu cách ly
    Sở Du lịch TP.HCM vừa xây dựng dự thảo đề án Tổ chức đón khách du lịch quốc tế đến TP.HCM sử dụng “hộ chiếu vắc xin” cuối năm 2021 và năm 2022.

    Thí điểm từ tháng 12 tới:
    Dự kiến đề án thí điểm từ tháng 12.2021 và thực hiện mở rộng trong năm 2022, không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vắc xin”.

    [​IMG]
    Xe buýt 2 tầng quay trở lại phục vụ du khách

    Lộ trình thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ tháng 12.2021): Thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, khép kín thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế, qua các phương tiện du lịch đường thủy tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn tại TP.HCM.

    Doanh nghiệp lữ hành được phép hoạt động phải đáp ứng đủ các điều kiện: Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên; có thị trường nguồn khách phù hợp với thị trường được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến TP.HCM. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào TP.HCM tối thiểu 50.000 khách/năm (số liệu tính năm 2019). Có hợp đồng trực tiếp với cơ sở lưu trú được lựa chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại TP.HCM. Ưu tiên cho đơn vị ứng dụng công nghệ trong việc phục vụ khách du lịch. Thực hiện tốt các quy định khác của pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành trong quá trình phục vụ khách du lịch;

    Giai đoạn 2 (từ tháng 1.2022): Mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, cho phép tất cả các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đủ điều kiện theo quy định được phép phục vụ khách du lịch quốc tế đến TP.HCM thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế thường lệ, thông qua các phương tiện du lịch đường thủy. Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đến sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại TP.HCM trong thời gian 7 ngày (trước mắt kết nối Kiên Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh) và có thể bổ sung một số địa phương khác (nếu đáp ứng điều kiện và có đề xuất đón khách du lịch quốc tế). Giai đoạn 3: Mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Thời điểm bắt đầu Giai đoạn 3 sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế và trên cơ sở đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong 2 giai đoạn đầu.

    Quy trình tổ chức đón và phục vụ khách quốc tế đến TP.HCM: Thực hiện quy trình, thủ tục nhập xuất cảnh cho khách du lịch quốc tế tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hành khách quốc tế - Cảng Sài Gòn; Quy trình vận chuyển khách; Quy trình đón và phục vụ khách du lịch quốc tế tại cơ sở lưu trú, điểm tham quan, cơ sở dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương.

    [​IMG]
    TP.HCM lên chương trình đón khách du lịch

    Du khách cần điều kiện gì:

    Đối tượng là khách quốc tế, khách người Việt Nam đang làm việc sinh sống tại các nước, bà con kiều bào đi theo mục đích thương mại, công vụ, hồi hương, thăm thân… và được nhập cảnh tại TP.HCM theo quy định về xuất nhập cảnh, cách ly theo quy định an toàn của Chính phủ, Bộ Y tế cùng các cấp thẩm quyền. Khách quốc tế chuyển tiếp đến từ 5 địa phương đã được Chính phủ đồng ý chủ trương về thực hiện thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là Đà Nẵng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam và Quảng Ninh. Khách quốc tế đến/đi theo mục đích du lịch trọn gói (combo) khép kín tham quan du lịch TP.HCM (giai đoạn 1) và khách quốc tế đến/đi theo mục đích du lịch (giai đoạn 2 và 3) từ tất cả các thị trường được phép mở đường bay. Khách quốc tế đến/đi theo mục đích du lịch từ các phương tiện du lịch đường thủy nhập cảnh qua Cảng hàng khách quốc tế - Cảng Sài Gòn. Ưu tiên khách du lịch đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại một số khu vực như: Châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ, châu Úc...

    Khách quốc tế cần đáp ứng các điều kiện như: Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận (không áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ). Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vắc xin 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất cảnh không quá 6 tháng. Có kết quả âm tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm). Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD. Tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.

    Sở Du lịch nhận định TP.HCM dù đang gặp phải nhiều khó khăn, song công tác phòng, chống dịch ở thành phố đã đạt được một số kết quả tích cực, trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin ngày càng cao. Tính đến ngày 15.10.2021, thành phố đã thực hiện tiêm tổng cộng được 12.539.422 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó có đã tiêm được 7.108.111 mũi 1 và 5.431.311 mũi 2, đạt tỷ lệ mũi 1 là 98,6% và mũi 2 là 75,34%. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội được cũng như phác đồ, phương pháp điều trị cho người F0 đạt nhiều hiệu quả tích cực nên số ca tử vong và số ca mắc mới xu hướng đang giảm dần... Người dân và doanh nghiệp của thành phố đã dần thích nghi với trạng thái dịch bệnh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bài học quý giá trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, qua đó đã chủ động điều chỉnh hành vi tự bảo vệ mình, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất an toàn ngay giữa đại dịch, đồng sức đồng lòng cùng chính quyền thành phố từng bước khắc phục và vượt qua đại dịch. Nhờ vậy, ngày 24.10.2021, TP.HCM đã được công nhận cấp độ 2 theo kết quả đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

    Đối với ngành du lịch, từ tháng 4.2021, TP.HCM đã triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố và tự đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Theo thống kê tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn, có 1.178 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đã đăng ký thành công và tự đánh giá an toàn Covid-19. Đồng thời, triển khai quy trình mẫu xử lý các tình huống phát sinh tại cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành và khu, điểm du lịch trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, việc triển khai hộ chiếu vắc xin tại TP.HCM là hoàn toàn phù hợp. Hộ chiếu vắc xin là giải pháp để TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sống chung với đại dịch, sớm mở cửa trở lại ngành du lịch đang bị đóng băng, góp phần phát triển kinh tế.
    --- Gộp bài viết, 05/11/2021, Bài cũ: 05/11/2021 ---
    Chỉ lo là giờ đây FLC không còn có cái giá 11.5 nữa phải không bác.
    Nhích hình zích zắc đi lên, chậm nhưng chắc từng thời điểm. Tích tụ đầy đủ, vụt tăng bất ngờ. :-bd:-bd:-bd
  4. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Bộ GTVT Mỹ cho phép Bamboo Airways bay tới Mỹ trong một năm

    Bộ GTVT Mỹ cho phép Bamboo Airways được bay thuê chuyến (charter) chở hành khách, thư tín, hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ trong một năm từ 2/11/2021 đến 2/11/2022.
    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC và hãng hàng không Bamboo Airways. (Ảnh: Bamboo Airways).

    Theo Chương 413 của Bộ Luật Mỹ (USC), một hãng hàng không nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không với Mỹ sau khi được Bộ Giao thông vận tải Mỹ cấp giấy phép. Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT Mỹ có thể quyết định miễn giấy phép cho một hãng bay nếu nhận thấy việc miễn này phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

    Ngày 1/6 năm nay, Bamboo Airways đã nộp hồ sơ tới Bộ GTVT Mỹ đề nghị miễn điều kiện cấp phép theo quy định tại Chương 413 và toàn bộ Chuẩn luật (Title) số 49 của Bộ Luật Mỹ. Ngày 7/10, Bamboo Airways cung cấp thông tin bổ sung cho hồ sơ đã nộp ngày 1/6.

    Theo các hồ sơ này, Bamboo Airways mong muốn được phép:

    1. Khai thác các chuyến bay thường lệ chở hành khách, thư từ, hàng hóa giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, qua các điểm trung chuyển Đài Bắc (đảo Đài Loan), Osaka và Nagoya (Nhật Bản), Los Angeles và San Franciso (bang California), New York (bang New York), Seattle (bang Washington), Dallas Fort Worth (bang Texas) tại Mỹ, đến Vancouver, Montreal và Toronto tại Canada.

    2. Khai thác các chuyến bay thường lệ chở hành khách, thư tín, hàng hóa từ một nước khác, qua Việt Nam và các điểm trung chuyển, tới 25 sân bay của Mỹ và sau đó tới các địa điểm khác, với điều kiện Bamboo Airways phải liên danh với một hãng hàng không Mỹ hoặc một nước thứ ba được cấp phép.

    3. Khai thác chuyến bay thuê nguyên chuyến (charter) chở hành khách, thư tín, hàng hóa giữa bất kỳ sân bay nào của Việt Nam với bất kỳ sân bay nào của Mỹ, và giữa một sân bay bất kỳ trên đất Mỹ với một sân bay ở nước thứ ba, với điều kiện chuyến bay này phải là một phần trong hành trình liên tục tới Việt Nam, phục vụ mục đích lưu thông hành khách và hàng hóa giữa Mỹ và Việt Nam.

    Bộ GTVT Mỹ đã đăng tải công khai hồ sơ của Bamboo Airways và không nhận về ý kiến phản hồi nào.

    Ngày 2/11 vừa qua, Bộ GTVT Mỹ đã phê chuẩn đề xuất của Bamboo Airways, cho phép hãng bay mang thương hiệu cây tre này triển khai ba hoạt động hàng không nói trên trong thời gian từ 2/11/2021 đến 2/11/2022.

    Bộ GTVT Mỹ giải thích thêm về quyết định phê chuẩn trên: "Dựa vào các hồ sơ liên quan, chúng tôi nhận thấy ứng viên (tức Bamboo Airways - PV) đã chứng minh được các năng lực về tài chính và vận hành để thực hiện những dịch vụ được chấp thuận. Bamboo Airways cũng chứng minh được rằng hãng chủ yếu do các công dân của nước quê nhà (Việt Nam - PV) góp vốn và nắm quyền kiểm soát".

    Các hồ sơ gửi tới Bộ GTVT Mỹ cho thấy ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways cũng như Tập đoàn FLC, kiểm soát 56,5% vốn điều lệ của Bamboo Airways. Khoảng 94% vốn của Bamboo là do các cá nhân và tổ chức Việt Nam nắm giữ. Tất cả thành viên HĐQT và nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Bamboo đều là người Việt Nam.

    [​IMG]
    "Chúng tôi cũng lưu ý rằng Bamboo Airways đã được cơ quan chức năng của nước quê nhà cấp phép để thực hiện các dịch vụ đề xuất", Bộ GTVT Mỹ nói thêm. Bên cạnh đó, Cục Hàng không Liên bang (FAA) cũng không nhận thấy có lý do gì để từ chối đề nghị của Bamboo Airways.

    Theo tài liệu Bamboo Airways gửi ngày 1/6 năm nay, hãng bay này có 4 cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết, Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Quản lý vốn và Tài sản FLC Holding (FCA) và Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS).

    Vốn điều lệ của Bamboo vào đầu tháng 6 là 16.000 tỷ đồng. Đến tháng 9 vừa qua, Bamboo đã tăng vốn lên 18.500 tỷ. Cơ cấu cổ đông của Bamboo sau lần tăng vốn này chưa được tiết lộ.

    Trong 10 tháng đầu năm 2021, Bamboo Airways đã khai thác tổng cộng hơn 21.000 chuyến bay, tương đương với cùng kỳ năm ngoái và đứng thứ ba ngành hàng không Việt Nam.

    [​IMG]
  5. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Nhu cầu nghỉ dưỡng riêng tư lên ngôi, FLC Grand Villa Halong đón sóng đầu tư

    Khi nhu cầu về một nơi chốn nghỉ dưỡng an toàn, riêng tư và chất lượng đang ngày một tăng cao sau đại dịch, FLC Grand Villa Halong (Quảng Ninh) ngày càng gia tăng sức hút với khách du lịch.

    [​IMG]
    Nghỉ dưỡng riêng tư – an toàn

    Nhiều người thường nói, thế giới hiện nay chia thành 2 giai đoạn rõ rệt: trước và sau đại dịch. Sau cơn đại khủng hoảng mang tính chất toàn cầu, nhiều xu hướng xê dịch đã thay đổi. Tại Việt Nam, nhu cầu du lịch của người dân cũng đã và đang thay đổi theo chiều hướng thích nghi linh hoạt hơn với tình hình dịch bệnh.

    Tại tọa đàm “Du lịch thích ứng an toàn với Covid -19”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, nếu như trước đây, khách đi theo nhóm đông tour lớn thì nay xu hướng người dân đi theo nhóm nhỏ, gia đình.

    Trên tinh thần đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các tỉnh, thành phố làm mới, khu trú lại sản phẩm du lịch địa phương, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách sau đại dịch: nhóm nhỏ, an toàn, trọn gói.

    Xét theo tiêu chí trên, hệ thống villa nghỉ dưỡng biệt lập nằm trong mô hình đại quần thể du lịch hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của du khách về một kỳ nghỉ an toàn.

    “Bên cạnh yếu tố khoảng cách trong phạm vi 1 - 2 tiếng di chuyển từ Hà Nội, mình chọn các villa nằm trong những quần thể, resort khép kín với hệ sinh thái ẩm thực, vui chơi, giải trí đồng bộ ngay tại nội khu. Điều này giúp gia đình không cần đi lại quá nhiều giữa các địa điểm công cộng vốn khó kiểm soát về mức độ an toàn phòng chống dịch. Ngoài ra, do nằm trong resort, quần thể có quy mô vài trăm đến cả ngàn ha nên mật độ tại các khu villa này khá thông thoáng khiến việc yêu cầu giãn cách cũng dễ được đảm bảo”, anh Minh Đức, nhà đầu tư vừa xuống tiền cho “căn nhà thứ hai” tại Hạ Long cho hay.

    FLC Grand Villa Halong – Chất riêng đầy trải nghiệm

    Không riêng anh Minh Đức, đối với nhiều du khách ở khu vực phía Bắc, Quảng Ninh đang nổi lên như một đích đến sáng giá cho những chuyến nghỉ dưỡng. Không những sở hữu lợi thế cách Hà Nội chỉ khoảng 2 giờ lái xe, đây còn là địa phương có nhiều biện pháp chống dịch quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả nhằm giữ vững “vùng xanh an toàn” cùng tỷ lệ phủ vaccine cao.

    Trong số các cơ sở lưu trú cao cấp đang hiện diện tại đây, sức hút của khu villa FLC Grand Villa Halong được đánh giá chưa bao giờ “hạ nhiệt”, ngay cả trong những giai đoạn giãn cách.

    Nằm trọn trên đồi Văn Nghệ ở độ cao 100 m so với mực nước biển, FLC Grand Villa Halong đáp ứng hàng loạt tiêu chí về không gian sống nghỉ dưỡng an toàn, riêng tư và chất lượng. Với tầm nhìn panorama hiếm có thu trọn kỳ quan vịnh Hạ Long, du khách sẽ được bắt đầu ngày mới với ánh bình minh ló rạng trên mặt vịnh mờ sương, biển xanh thoáng đãng và trong lành hay khung cảnh thành phố đầy sức sống.

    Lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Địa Trung Hải tinh tế và phóng khoáng, hơn 300 căn biệt thự tại FLC Grand Villa Halong được xây dựng theo chuẩn 5 sao, diện tích đa dạng từ 300 – 1.500 m2 bao gồm từ 2 – 5 phòng ngủ. Trải nghiệm sống và nghỉ dưỡng nơi đây sẽ được “cá nhân hóa” cho từng gia đình nhờ bể bơi và khu tổ chức tiệc BBQ riêng giữa những hàng cây hoa rực rỡ, mang đến không gian riêng tư và bình yên để tận hưởng cuộc sống.

    [​IMG]
    FLC Grand Villa Halong đề cao không gian nghỉ dưỡng riêng tư

    Du khách còn có thể tham gia những hoạt động rèn luyện thể thao năng động và bổ ích tại sân golf đẳng cấp quốc tế hay bể bơi vô cực ngay trong khuôn viên dự án. Đây cũng là địa điểm check – in yêu thích bậc nhất của du khách nhờ tầm nhìn rộng mở cùng những khung cảnh ấn tượng.

    FLC Grand Villa Halong chú trọng từ những không gian nhỏ, gắn kết gia đình bè bạn như công viên cát với muôn vàn trò chơi lý thú và hấp dẫn, mở ra thế giới sáng tạo đầy màu sắc cho trẻ nhỏ thỏa sức khám phá, những khu vườn bậc thang với muôn loài hoa cỏ rực rỡ.

    Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tái tạo năng lượng của du khách cũng sẽ được đáp ứng nhờ những phương pháp trị liệu độc đáo tại Grand Spa, hay những món ăn mang phong vị Á - Âu đặc trưng được cập nhật đầy đủ trong menu mới nhất tại các nhà hàng 5 sao. Tất cả sẽ được gói gọn trong một hành trình trải nghiệm đáng sống, đáng thử khi đến với FLC Grand Villa Halong.
    --- Gộp bài viết, 05/11/2021, Bài cũ: 05/11/2021 ---
    Các bác nghĩ sao nếu hôm nay cả dòng họ FLC dắt tay nhau cùng tím trần :-bd:-bd:-bd
    --- Gộp bài viết, 05/11/2021 ---
    CHẦN CHỪ LÀ MẤT CƠ HỘI, TRỞ THÀNH KẺ ĐỨNG NGOÀI
    TVSIABSSSI thích bài này.
    Purple79 đã loan bài này
  6. TVSIABSSSI

    TVSIABSSSI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Chuyện gì đến cũng phải đến thôi bác :p
    Purple79 thích bài này.
  7. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Sếp Quyết đã vừa ký xong các hợp đồng quan trọng ở nước Mỹ, nước Anh và nước Pháp
    Giờ là lúc sếp Quyết tranh thủ nghỉ ngơi và kéo hàng đó bác
    :-bd:-bd:-bd
    TVSIABSSSI thích bài này.
  8. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Giao dịch chứng khoán sáng 5/11: Thị trường rung lắc, nhóm cổ phiếu FLC dậy sóng

    Thị trường vẫn diễn biến giằng co nhẹ quanh vùng giá tham chiếu với diễn biến phân hóa mạnh. Bên cạnh sự trở lại của nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón, nhóm cổ phiếu họ FLC cũng đang dậy sóng trong phiên sáng nay.
    Phiên ngày hôm qua (4/11), thị trường đã có tín hiệu "bình tâm" trở lại khi lực bán tháo nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, đặc biệt là cổ phiếu bất động sản đã tạm ngưng. Đây là phiên quan trọng bởi nếu có thêm một nhịp xả thì thị trường sẽ chuyển biến xấu bởi đây là dấu hiệu phân phối - theo cách thức chia nhiều phiên. Tuy nhiên, điều đó không diễn ra.

    Về kỹ thuật, các chỉ báo xu hướng như ADX hay MACD vẫn chưa có tín hiệu tiêu cực, nhưng vẫn đang giảm nhịp độ tăng điểm. Như vậy, chỉ số sẽ vẫn tiếp tục đi ngang trong vùng 1.440-1.455 điểm trong phiên tiếp theo để tích lũy cho xu hướng tăng.

    Bước vào phiên giao dịch sáng nay, dù tâm lý nhà đầu tư đã trở lại ổn định nhưng có một mối lo khác đó ngày đầu tuần tới, lượng cổ phiếu có giá trị lên tới hơn 40.000 tỷ đồng phiên ngày 3/11 sẽ về tài khoản. Sự thận trọng khiến cho thanh khoản phiên buổi sáng hôm nay có chút giảm so với những phiên trước đó, với những cổ phiếu có thanh khoản đột biến ngày 3/11, nhà đầu tư buộc phải tính giá "đu đỉnh" hay "bắt đáy" phiên hôm thứ Tư là bao nhiêu để ra quyết định mua bán.

    Về diễn biến chi tiết, thị trường hôm nay vẫn mở cửa trong sắc xanh dưới sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip. Tuy nhiên, diễn biến vẫn giống với phiên giao dịch sáng qua khi sự phân hóa mạnh trên thị trường khiến VN-Index tiếp tục trong trạng thái giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu.

    Trong khi nhóm bluechip cũng không nằm ngoài xu hướng phân hóa chung, thì dòng tiền mạnh tiếp tục dẫn dắt đà tăng cho các cổ phiếu vừa và nhỏ. Điển hình là HAI, IDI, KHP vẫn duy trì sắc tím, hay HU1, ST8, CCI, VGC… tăng mạnh.

    Tuy nhiên, điểm sáng thị trường thuộc về nhóm cổ phiếu dầu khí. Sau ngân hàng, chứng khoán, các cổ phiếu họ P đang là điểm đến của nhà đầu tư trong phiên hôm nay. Chỉ sau hơn 1 giờ giao dịch, cổ phiếu PVD đã tăng trên dưới 6% với thanh khoản trong top dẫn đầu khi đạt gần 10 triệu đơn vị.

    Bên cạnh đó, cổ phiếu đầu ngành là PLX và GAS cũng đang ghi nhận mức tăng tốt nhất trong rổ VN30. Cụ thể, PLX tăng 3,8%, GAS tăng 1,5%, hay các mã họ P khác như PVS, PVC hay BSR, OIL cũng ghi nhận mức tăng trên dưới 3%.

    Điều này cho thấy sự vận động của dòng vốn diễn ra rất nhanh, các nhóm ngành trụ đều thăng hoa chỉ được 1 phiên rồi đều chững lại và phân hóa. Thậm chí khối cổ phiếu ngân hàng hôm nay lại là nhóm hàng đầu níu VN-Index với những cái tên như VCB, BID, TCB, CTG...

    Dòng tiền vẫn chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhưng với tâm lý thận trọng khiến thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm khá mạnh. Chỉ số VN-Index rung lắc nhẹ và may mắn có được sắc xanh với điểm sáng là nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón.

    Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 212 mã tăng và 223 mã giảm, VN-Index tăng nhẹ 1,1 điểm (+0,08%) lên 1.449,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 509,78 triệu đơn vị, giá trị 14.198,85 tỷ đồng, giảm 13,14% về khối lượng và 19,43% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 11,75 triệu đơn vị, giá trị 580,2 tỷ đồng.

    Nhóm VN30 vẫn phân hóa với 12 mã tăng và 14 mã giảm, trong đó cổ phiếu dầu khí PLX vẫn ghi nhận mức tăng tốt nhất là 3%, chốt phiên sáng nay tại mức giá 54.300 đồng/CP; ngoài ra, GAS, FPT, MWG có mức tăng hơn 1,5%.

    Trong khi đó, sắc đỏ trong nhóm VN30 chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng, cùng một số mã lớn như VHM giảm hơn 1%, HPG, VRE, VIC, SAB giảm nhẹ trên dưới 0,5%.

    Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, điểm đáng chú ý là họ FLC đồng loạt tăng mạnh, bên cạnh cặp AMD và HAI cùng tăng trần với lượng dư mua trần trên dưới 2 triệu đơn vị, thì ROS và FLC cũng ghi nhận mức tăng khá tốt, thậm chí có thời điểm kéo trần.

    Không chỉ tăng mạnh về giá, các mã này cũng có thanh khoản ấn tượng, với ROS dẫn đầu khi khớp lệnh hơn 21 triệu đơn vị và chốt phiên tăng 6% lên 6.180 đồng/CP, FLC tăng 3,7% lên 12.650 đồng/CP và khớp 14,77 triệu đơn vị, AMD khớp gần 11 triệu đơn vị, HAI khớp 7,64 triệu đơn vị…

    Xét về nhóm ngành, dầu khí vẫn là điểm sáng với PLX tăng 3% lên 54.300 đồng/CP, GAS tăng 1,6% lên 119.000 đồng/CP, PVD tăng 5,7% lên 29.650 đồng/CP và thuộc top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường, đạt 11,6 triệu đơn vị.

    Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu phân bón cũng trở lại với các mã đua nhau tăng mạnh như DPM tăng 4,6% lên 49.200 đồng/CP, DCM tăng 6,4% lên 35.000 đồng/CP, BFC tăng 3,4% lên 34.900 đồng/CP, PCE tăng 4% lên 25.800 đồng/CP, LAS tăng 3,5% lên 23.500 đồng/CP, PMB, TSC, VAF đều tăng hơn 1,5%, PSW tăng kịch trần.

    Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vua tiếp tục đi lùi với sắc đỏ bao phủ. Cụ thể, nhóm ngân hàng chỉ VPB, STB, OCB, EIB nhích nhẹ, còn lại đều giảm trên dưới 1%.

    Nhóm cổ phiếu thép vẫn đồng loạt giao dịch dưới mốc tham chiếu với HPG, HSG, TLH, POM, NKG, SMC giảm trên dưới 1%.

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau nhịp rung lắc đầu phiên cũng đã hồi nhẹ, bên cạnh mã lớn SSI và VCI lấy lại mốc tham chiếu, HCM nhích nhẹ, VND tăng 1,3%, CTS tăng 4,9%...

    Một điểm đáng chú ý khác của thị trường là cổ phiếu DBC bất ngờ tăng kịch trần lên 63.800 đồng/CP, cùng thanh khoản đột biến, đạt xấp xỉ 4,4 triệu đơn vị.

    Trên sàn HNX, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip, thị trường vẫn tiếp tục tăng tốc.

    Chốt phiên sáng, sàn HNX có 83 mã tăng và 123 mã giảm, HNX-Index tăng 3,2668 điểm (+0,87%), lên 426,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 96,3 triệu đơn vị, giá trị 2.136,27 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,73 triệu đơn vị, giá trị 25,4 tỷ đồng.

    Cũng thuộc thành viên FLC, cổ phiếu KLF cũng nhanh chóng kéo trần và kết phiên tại mức giá 5.600 đồng/CP với thanh khoản vươn lên dẫn đầu thị trường, đạt 10,73 triệu đơn vị.

    Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng đã đảo chiều hồi phục tích cực như ART, APS, MBS, PSI, BVS… đều khởi sắc trở lại.

    Tuy nhiên, lực đỡ chính của thị trường đến từ nhóm HNX30 khi sắc xanh đậm đang lan rộng, đặc biệt là sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng với IDC tăng tốt nhất rổ này, đạt 6,1% lên mức giá cao nhất phiên 85.000 đồng/CP, NRC tăng 5,8% lên 32.600 đồng/CP, L14 cũng hồi phục sau 2 phiên lao dốc khi tăng 3,4% lên 201.800 đồng/CP, ngoài ra DTD, VC3, THD cũng tăng nhẹ.

    Trái lại, chỉ có 10 mã trong nhóm HNX30 giao dịch trong sắc đỏ, với VMC giảm mạnh nhất khi để mất 2,3% xuống 12.700 đồng/CP, tiếp theo là TVC và SHN giảm hơn 1%.

    Trên UPCoM, sau nhịp tăng mạnh đầu phiên, thị trường đã trở nên rung lắc và may mắn có được sắc xanh nhạt.

    Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,02%) lên 107,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 112,25 triệu đơn vị, giá trị 1.310,27 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,66 triệu đơn vị, giá trị 72,97 tỷ đồng.

    Cũng như thị trường niêm yết, cổ phiếu nhỏ cũng là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường UPCoM. Điển hình là PVX chốt phiên tại mức giá trần với thanh khoản vượt trội, dẫn đầu thị trường, đạt 12,16 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 5,75 triệu đơn vị.

    Bên cạnh đó, DPS cũng tạm dừng tại mức giá cao nhất với khối lượng khớp gần 5 triệu đơn vị, đứng thứ 3 về thanh khoản trên UPCoM cùng lượng dư mua trần hơn 2,27 triệu đơn vị. Ngoài ra, nhiều mã khác như SGO, VLF, SSN, HLA, G20 cũng tăng trần và khớp 1 vài triệu đơn vị.

    Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, BSR tăng 1,7% lên mức 24.100 đồng/CP và khớp 7,68 triệu đơn vị, còn OIL tăng 3,7% lên 17.000 đồng/CP và khớp gần 3 triệu đơn vị.

    [​IMG]
  9. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Chúc mừng các bác đang nắm hàng HAI và AMD, hai cổ phiếu tím trần.
    Các hàng còn lại trong họ F xanh lá mạnh.
    Không cần nhiều, cứ vậy mà đi lên. :-bd:-bd:-bd
  10. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Bất động sản ven biển Quy Nhơn bứt phá hậu giãn cách

    Vùng trũng hút lực đầu tư

    Những năm gần đây, trong làn sóng dịch chuyển về các thị trường mới, Bình Định nổi lên như một “ngôi sao” khi nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đều quy tụ về đây với những dự án đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Ngay cả khi chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Covid – 19 trong giai đoạn 2020 - 2021, sức hút của thị trường địa ốc Bình Định vẫn không hề suy giảm.

    Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, trong 9 tháng của năm 2021, tỉnh đã thu hút 68 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 39.237 tỷ đồng. Đứng đầu là nhóm lĩnh vực bất động sản, xây dựng, hạ tầng có 21 dự án; lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch có 9 dự án. Nhiều dự án được đầu tư quy mô tập trung chủ yếu ở TP. Quy Nhơn.

    Đón dòng vốn khủng, hạ tầng Quy Nhơn đã khoác lên mình “tấm áo mới” khi loạt dự án trọng điểm hoàn thành như: tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1D đi qua địa bàn TP. Quy Nhơn, tuyến Quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với Khu kinh tế Nhơn Hội. Dự án tuyến đường ven biển tỉnh Bình Định ĐT 639 dài 117,96 km từ Quy Nhơn đến Tam Quan có tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

    Theo lộ trình phát triển giai đoạn 2021 – 2030, Bình Định cũng đang đề xuất nâng cấp sân bay Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế, quy mô tăng lên gấp 3 lần để đáp ứng nhu cầu vận chuyển.

    [​IMG]
    Các công trình kiến trúc điểm nhấn của thành phố như FLC City Hotel Beach Quy Nhơn đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho Quy Nhơn

    Hạ tầng du lịch Bình Định cũng không kém phần sôi động với ngày càng nhiều các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng 5 sao có khả năng đáp ứng nhu cầu của dòng khách cao cấp, khách có nhu cầu chi tiêu cao. Đáng chú ý mới đây, Tập đoàn FLC khai trương khách sạn 5 sao thứ 3 FLC City Hotel Beach Quy Nhơn tại trung tâm thành phố Quy Nhơn, sau khi đã vận hành thành công 2 khách sạn 5 sao tại quần thể FLC Quy Nhơn quy mô hơn 2.500 phòng.

    Thị trường bất động sản Quy Nhơn, đặc biệt phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng biển gần như miễn nhiễm với Covid khi nhiều dự án lớn tiếp tục tăng tốc triển khai như: Ocean Suite Kỳ Co, Hải Giang Merry Land, Laimian Quy Nhơn, FLC Quy Nhơn mở rộng…

    Là bệ đỡ cho thị trường bất động sản Bình Định sau giãn cách là những chỉ số vĩ mô khá lạc quan mà hiếm địa phương có được, đơn cử như tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) đứng thứ hai Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong 6 tháng đầu năm 2021 và dẫn đầu về chỉ số này trong cả năm 2020 (vượt qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Cũng trong 2020, Bình Định đã trở thành “ngôi sao sáng” khi là địa phương đóng góp ngân sách nhà nước cao nhất của miền Trung; đồng thời đứng đầu khu vực này về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.Những chỉ số này không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ của tỉnh mà còn là đòn bẩy để thị trường bất động sản ven biển Quy Nhơn, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trở thành điểm đến giàu tiềm năng trong mắt nhà đầu tư.

    Điểm đến hàng đầu về du lịch biển đảo hậu Covid

    Tại diễn đàn Singaporeimagine Global Conversations thảo luận về tương lai ngành du lịch hậu đại dịch, các chuyên gia nhận định khách du lịch sẽ chủ yếu được chia thành 3 nhóm dẫn dắt: nhóm wander must – yêu thích trải nghiệm; nhóm mindful explorer khám phá bền vững và nhóm slowpeacer - đối tượng du lịch đặt trọng tâm vào việc chữa lành.

    Điểm chung của các nhóm là đều tìm về các điểm đến nguyên sơ, độc bản, mới lạ. Do đó, những thắng cảnh hấp dẫn tại Quy Nhơn như Eo Gió, Kỳ Co, Cù Lao Xanh… với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thú vị như một phương thức trị liệu sức khỏe, tinh thần độc đáo sẽ là điểm đến lý tưởng đối với lớp du khách mới này.

    [​IMG]
    Những điểm đến mới với thiên nhiên hoang sơ như Eo Gió, Kỳ Co... trở thành lựa chọn hàng đầu của khách du lịch sau đại dịch

    Ưu thế du lịch của Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung đã được cộng đồng trong nước và quốc tế công nhận khi Quy Nhơn liên tiếp đón nhận danh hiệu điểm đến hàng đầu Đông Nam Á do tạp chí Rough Guiledes bình chọn, Thành phố du lịch sạch ASEAN 2020…

    Hiện tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Bình Định đạt bình quân trên 15% một năm. Hầu hết sau các đợt dịch bùng phát, Quy Nhơn vẫn là một trong số ít tỉnh thành có khả năng phục hồi nhanh và trở thành điểm sáng về du lịch trên cả nước. Ở thời điểm hiện tại, Quy Nhơn đang tiến hành tiêm chủng diện rộng, và đã sẵn sàng cho các kế hoạch đón khách trong nước cũng như quốc tế.

    Theo lãnh đạo tỉnh, với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định đang tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư các dự án du lịch có quy mô và chất lượng đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế với các nhà đầu tư có thương hiệu mạnh, uy tín của Việt Nam và thế giới.

    Trong thời gian tới, Quy Nhơn - Bình Định sẽ đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí về đêm, hình thành các khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp, khác biệt, hứa hẹn tạo lực hút đầu tư mạnh mẽ.

Chia sẻ trang này