FLC (Tập 1) !!!!!! Siêu đầu cơ Bất động sản !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi namoon, 10/03/2015.

6566 người đang online, trong đó có 712 thành viên. 17:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 106108 lượt đọc và 1276 bài trả lời
  1. BachVanThien

    BachVanThien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/12/2013
    Đã được thích:
    444
    Có lẽ, đó là lý do vì sao Thanh Hóa đang trở thành một trong những điểm nóng về phát triển bất động sản. Nhiều cái tên lớn đã và đang đầu tư vào tỉnh này như tập đoàn FLC với đại dự án FLC Samson Beach & Golf Resort, tập đoàn T&T với dự án khu du lịch sinh thái Tân Dân..., và tới đây là Vingroup.
    Thành phố du lịch biển bậc nhất miền Bắc
    Bản thân Thanh Hóa, với lợi thế về bãi biển, nhiều địa danh nổi tiếng phục vụ du lịch tâm linh, thuận lợi về giao thông cả bằng đường bộ, hàng không, từ xưa vẫn là điểm đến hấp dẫn của du lịch biển phía Bắc.
    Song, vấn đề lớn mà tỉnh này cần khắc phục là cải thiện hạ tầng du lịch, đặc biệt cho phân khúc cao cấp.
    Có lẽ đây là lý do mà FLC Samson Beach & Golf Resort, đại dự án du lịch với hạ tầng đồng bộ theo chuẩn 5 sao từ khách sạn, resort đến sân golf, khu vui chơi, giải trí được triển khai. Theo kế hoạch, đại dự án này sẽ được đưa vào sử dụng dịp 30/4 - 1/5 này để kịp phục vụ “Năm Du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015”.
    Với FLC Samson Beach & Golf Resort, lần đầu tiên Thanh Hóa có một "hệ sinh thái" dịch vụ du lịch 5 sao hoàn chỉnh. Đây cũng là khu vực du lịch đầu tiên của miền Bắc được đầu tư mạnh tay, với quy mô lên tới 5.500 tỷ đồng.
    Từ FLC, ngành du lịch của Thanh Hóa, trước đây vốn được đánh giá chỉ mang yếu tố "mùa vụ", nay đã được các nhà đầu tư lớn để ý tới.

    Sau FLC, Vingroup đang bước những bước chân đầu tiên vào lĩnh vực này tại Thanh Hóa với dự án khách sạn
    . Hệ thống Vinpearl tại Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đã ghi danh trên bản đồ thế giới, nay rất có thể sẽ có thêm một Vinpearl Thanh Hóa, đi kèm với Vinpearl Quy Nhơn, Vinpearl Hạ Long…

    http://cafef.vn/thi-truong/vingroup-vao-thanh-hoa-diem-nong-bat-dong-san-moi-20150312183842313.chn

    FLC đi trước VIC 1 bước vào Thanh Hoá
  2. choichovuivlhy

    choichovuivlhy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    10.775
    Xả 12.5 à? Hay mua 11.5 xả 11 cho các cụ nhỡ tầu hả hê?
    --- Gộp bài viết, 12/03/2015, Bài cũ: 12/03/2015 ---
    Bác cứ chịu khó làm khán giả đi nhé!
  3. Sungudancuanhole

    Sungudancuanhole Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    230
    Em cầm mỗi CDO, CII. Làm khán giả FLC.
  4. gacondaysom

    gacondaysom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    426
    Mai có thể rung lắc, có thể tăng, có thể giảm các bác nhé.
    Còn về dài hạn em nó vẫn tăng và bổ sung thêm xèng vào TK các bác đánh bạc tiếp. Ai không vào kịp tiếp tục dự khán nhé. Hành trình lên 16-20. :drm1:drm1:drm4
  5. xiclohoavien

    xiclohoavien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Đã được thích:
    6.300
    giấc mơ k tưởng (^_^)
  6. khuto

    khuto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2010
    Đã được thích:
    823
    Cứ có game, dòng tiền khỏe là chiến...FLC đang thay da đổi thịt...lên nó có lý của nó cả...mai FLC mà tăng mạnh thì chính thức xác nhận game luôn...kéo theo 1 loạt dòng khác chạy theo
    namoon thích bài này.
  7. dragon stock

    dragon stock Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    78


    Các bác sắp bị lùa gà đợt kế tiếp nữa rồi -------- FLC tăng vốn tiếp có mà tiền ngàn tấn hiện nay đa số các ngân hàng muốn tăng vốn cũng không xong thế mà FLC nổ cái bùm tăng vốn khủng khiếp lên chỉ trong vòng khoảng 12 tháng -------- lấy gì làm ra lãi với tốc độ nhanh thía . ???? cân nhắc và thận trọng nhé các bác .
  8. gago111

    gago111 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/12/2014
    Đã được thích:
    800
    Bãi tắm Sầm Sơn được khai thác khá sớm, từ năm 1906 do người Pháp tìm thích những ưu điểm thích hợp cho nghỉ dưỡng, vì đó Sầm Sơn đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cho cả Đông Dương.

    Từ những thập niên trước đây, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát đã được xây cất cạnh bờ biển. Vua Bảo Đại cũng có biệt thự riêng. Có khá nhiều cảnh đẹp như ở hòn Trống Mái, đền Độc Cước, núi Cô Tiên,.v.v...
    Giỏi hơn cả người Pháp. Quyết còi đầu tư sân gôn, nghỉ dưỡng quanh năm. mõi ngày thu 1 triệu, năm 1.000 tỷ, các con trời đánh gôn ở nhiệt độ hơn 40 độ C, mùa đông mặc áo mưa ...
    Họ rất hạnh phúc... Mặc mưa phùn gió bấc, nắng cháy da... Họ vẫn dành ty cho gôn và mang tiền cho quyết còi xơi.
    --- Gộp bài viết, 12/03/2015, Bài cũ: 12/03/2015 ---
    Bạn biết cái giá cam kết vay vốn....
    vimexcon thích bài này.
  9. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    Mai chắc chắn là 1 phiên sôi động của FLC bác à :-bd:-bd
    CIS Vietnamnamoon đã loan bài này
  10. BMW_M3_2015

    BMW_M3_2015 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    30/01/2015
    Đã được thích:
    569
    ĐTCK - Chỉ trong vòng hơn 1 năm, quỹ dự án bất động sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã tăng vọt, với tổng mức đầu tư dự kiến cho các dự án sở hữu nhờ M&A là 6.000 tỷ đồng. Con số này đủ để FLC ghi tên mình vào danh sách ông lớn lĩnh vực M&A dự án bất động sản.

    Và hơn tất cả, đó là sự mạnh dạn của FLC trong việc triển khai một hướng đi nhanh hơn trong con đường tìm kiếm lợi nhuận từ phát triển dự án bất động sản.

    Danh mục bất động sản khổng lồ từ M&A

    Không phải ngẫu nhiên trong những ngày qua, cái tên Tập đoàn FLC được nhắc đến trong gần như tất cả các thống kê về thị trường M&A bất động sản năm 2014 của cả nước. Không phải là doanh nghiệp sở hữu thương vụ M&A có giá trị mua cao nhất, nhưng trong lĩnh vực M&A các dự án bất động sản bị treo để triển khai với mức giá được cho là thấp, quy mô đầu tư dự án lớn, FLC đang là số 1.

    Đầu tháng 8/2013, FLC công bố mua lại dự án Alaska Garden City, và sau đó đổi tên thành FLC Garden City, tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội có tổng mức đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng. Mua vào dự án giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng tưởng chừng là quyết định mang tính chơi ngông của FLC, nhưng đến nay đã cho thấy tính hợp lý của quyết định này.

    [​IMG]
    Phối cảnh FLC Star Tower.

    Và đáng nói hơn, không chỉ ghi điểm với FLC Garden City, FLC còn lập luôn cú hat-trick M&A dự án bất động sản khi thực hiện mua vào thêm 2 dự án khác là Ion Complex Tower (nay là FLC Complex Tower) tại 36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội và The Lavender (nay là FLC Star Tower) trong năm 2014, đưa tổng mức đầu tư các dự án bất động sản M&A lên mức 6.000 tỷ đồng.

    Như vậy, ngoài các dự án bất động sản tự phát triển có quy mô đầu tư lên tới hơn 12.000 tỷ đồng tại khắp các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Bình, dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa quy mô 7.000 tỷ đồng, M&A đã giúp Tập đoàn tăng quy mô đầu tư danh mục dự án của mình lên con số hơn 28.000 tỷ đồng.

    Dường như, thay vì phải mất 5 - 10 năm để sở hữu danh mục dự án lớn như vậy, FLC đã lựa chọn M&A là công cụ để đưa Tập đoàn trở thành một ông lớn thực sự trong ngành bất động sản nhà ở tại Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.

    Lợi ích nhân đôi từ M&A dự án

    Chỉ cách đây gần 1 tháng, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà công bố thông tin bán hơn 89.000 m2 đất dự án Nam An Khánh cho đối tác với giá 1.218 tỷ đồng chưa bao gồm các loại thuế và phí. Mức giá bán này chỉ tương đương chưa đến 14 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư theo dõi Sudico đủ lâu sẽ thấy, chỉ 2 năm trước, Ban lãnh đạo công ty này còn kỳ vọng, bán rẻ cũng thu được 20 triệu đồng/m2 hoặc hơn thế nữa.

    Căng thẳng về nguồn lực tài chính, bao gồm cả sức ép và trả nợ và thiếu tiền triển khai hạ tầng cũng như phát triển tiếp dự án có lẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến Sudico phải bán rẻ 1 phần dự án mà Công ty đã theo đuổi tới hơn… 10 năm.

    [​IMG]
    Phối cảnh FLC Complex 36 Phạm Hùng.

    Sức ép tài chính của các doanh nghiệp có dự án bị đình trệ lâu ngày dẫn đến việc chấp nhận bán lỗ bằng mọi giá, miễn là có thể thu vốn về làm các dự án khác đã diễn ra trên diện rộng. Đó là lý do vì sao FLC mua được FLC Complex 36 Phạm Hùng với mức giá chỉ bằng hơn 40% mức giá mà một doanh nghiệp khác trước đó đề nghị trả cho chủ đầu tư cũ.

    Và rõ ràng, khi mà danh sách các dự án bị tồn đọng lên tới con số hàng nghìn, với nhiều dự án đã xong được các khâu vốn rất mất thời gian là giải phóng mặt bằng và quy hoạch chi tiết được chủ đầu tư cũ sẵn sàng cắt lỗ, thì FLC được hưởng lợi ngay lập tức lợi ích từ việc mua dự án giá rẻ và tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

    Theo thống kê, thời gian để chuẩn bị phát triển 1 dự án bất động sản có thể kéo dài trung bình từ 5 - 10 năm, thì việc mua một dự án đủ khả năng triển khai và bán sản phẩm ngay như của FLC đã giúp Tập đoàn tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng so với phát triển từ đầu một dự án tương tự.

    Thêm vào đó, việc các dự án này đang là tâm điểm của thị trường thời gian gần đây, với số lượng sản phẩm được thị trường quan tâm đặt mua từ trước khi mở bán cũng cho thấy mức độ đúng đắn và tính hiệu quả của các dự án mà FLC đã thực hiện M&A.

    Bài toán lợi ích quá rõ ràng, ai cũng nhìn ra, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, vì nó còn đòi hỏi nguồn vốn đủ lớn để mua và phát triển dự án, cùng sự chuẩn bị tâm thế của người đi mua để nắm lấy cơ hội ngay khi nó xuất hiện.

    Theo Đầu tư Chứng khoán
    vimexcon, uptrend2013namoon thích bài này.
    namoon đã loan bài này

Chia sẻ trang này