FLC (Tập 1) !!!!!! Siêu đầu cơ Bất động sản !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi namoon, 10/03/2015.

5136 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 19:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 106112 lượt đọc và 1276 bài trả lời
  1. Sungudancuanhole

    Sungudancuanhole Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    230
    Bác nào nghe em chân thành vứt con cục nợ này vào sọt rác, mua 11.6 bán 11.5 lỗ 1 line nhưng nhẹ nợ. Các bác hy vọng lái nó ủn len 15 cho các bác xả vào đầu hả, sao lại ngây thơ thế. Nó chỉ giữ mục đích phát hành giấy lấy tiền thật của các bác thôi
  2. Jonny Nguyen

    Jonny Nguyen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2013
    Đã được thích:
    23.742
    @-)@-)@-)@-):-s
  3. nhankiet2013

    nhankiet2013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.813
    Game hình thành...
  4. Orientpro

    Orientpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    801
    chắc vào úp chén nên chẳng ai muốn bán, DXG nay tuyệt quá
    MEBOBO thích bài này.
  5. kunochupi

    kunochupi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2014
    Đã được thích:
    529
    Bác ngây thơ lắm . Mỗi người có 1 triết lý đánh riêng . Với em thì triết lý đơn giản lắm, hàng bác Namoon PR, không lời 10%, thì ko ra :))) e đi với bác Môon từ hồi FIT rồi qua KLF, đến DXG, bây giờ là FLC, không quan trọng là giấy hay là tài sản gì gì, chỉ cần thấy topic của bác Na lập là yên tâm rồi :)))
    CIS Vietnamnamoon thích bài này.
  6. Jonny Nguyen

    Jonny Nguyen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2013
    Đã được thích:
    23.742
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  7. Sungudancuanhole

    Sungudancuanhole Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    230
    Bộ tài chính bắt đầu soi rồi đấy, ngồi đấy mơ mộng, chạtôé khói bây giờ
    Doanh nghiệp tăng vốn “khủng”, Bộ Tài chính quan ngại
    [​IMG]
    Pháp luật sẽ buộc các DN có trách nhiệm cao nhất với đồng vốn huy động từ công chúng

    (ĐTCK) Một loạt kẽ hở trong quản lý hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn của DN trên TTCK vừa được Bộ Tài chính chỉ ra trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp bịt những kẽ hở này.
    “Loạn” tăng vốn vì quy định… thoáng
    Đánh giá về tính hiệu quả của hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn của DN hiện được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính nhìn nhận, các quy định này đang bộc lộ bất cập, nên dẫn đến nhiều DN liên tục thực hiện các đợt chào bán riêng lẻ với khối lượng lớn, làm phát sinh nhiều rủi ro liên quan đến khả năng giám sát, quản trị và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong DN.

    “Những rủi ro này xuất phát từ sự thông thoáng trong quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ và khả năng giám sát, tự bảo vệ không cao của các cổ đông”, Bộ Tài chính thẳng thắn nhận xét.

    Những hạn chế cụ thể được Bộ Tài chính chỉ ra gồm: khối lượng phát hành riêng lẻ quá lớn, dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kiểm soát DN ngoài sự nhận biết của cổ đông hiện hữu, đồng thời, tăng vốn lớn trong thời gian ngắn làm phát sinh rủi ro đối với DN, cổ đông do trình độ quản lý, quản trị không theo kịp quy mô của DN.

    Việc giám sát số vốn thực góp gặp nhiều khó khăn do không có các quy định về tài khoản phong tỏa đối với chào bán cổ phần riêng lẻ. Việc giám sát sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn chưa rõ ràng. Do không có quy định về thời hạn chào bán, dẫn đến các cá nhân trong DN lợi dụng tình hình thị trường để thực hiện chào bán cho các đối tác và người liên quan khi có lợi. Nhiều DN thực hiện hoán đổi nợ thành cổ phần, nhưng việc xác định tính xác thực của các khoản nợ gặp nhiều khó khăn...

    Liên quan đến kẽ hở trong quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề mới như: một số DN liên tục huy động vốn với khối lượng lớn; một số DN lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, nhưng thực chất là chào bán riêng lẻ cho người có liên quan thông qua việc ủy quyền cho HĐQT xử lý số cổ phiếu không được đăng ký mua hết, dẫn đến người mua không bị hạn chế chuyển nhượng và tình trạng công ty bị thâu tóm không công bằng ngoài sự nhận biết của các cổ đông. Hoạt động giám sát việc sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn gặp nhiều khó khăn...

    Sẽ siết chặt quản lý hơn

    Để bịt kẽ hở trong quản lý DN phát hành tăng vốn, một loạt giải pháp đã được Bộ Tài chính đề xuất khi sửa đổi Nghị định 58.

    Theo đó, để khắc phục những bất ổn mà hoạt động phát hành riêng lẻ đang bộc lộ, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 bổ sung quy định về tài khoản phong tỏa và thời gian thực hiện một đợt chào bán riêng lẻ. Cụ thể: tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Việc chuyển tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu vào tài khoản phong tỏa phải do cá nhân, tổ chức đăng ký mua cổ phiếu thực hiện. Tổ chức phát hành không được rút tiền từ tài khoản phong tỏa cho đến khi hoàn thành đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)...

    Cũng nhằm tránh DN lạm dụng phát hành riêng lẻ dẫn đến rủi ro cho các cổ đông hiện hữu, ngoài bổ sung quy định tổ chức phát hành phải là công ty đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết chứng khoán, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với các trường hợp chào bán với khối lượng lớn hơn 25% vốn điều lệ, yêu cầu xác định rõ đối tác được chào bán trong nghị quyết ĐHCĐ và không cho phép ủy quyền cho HĐQT thay đổi các đối tác này. Quy định này áp dụng đối với các trường hợp mua cổ phần không phân phối hết trong các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

    Đối với trường hợp chào bán để hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp tại DN khác, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 yêu cầu phải có xác nhận của công ty kiểm toán được chấp thuận có chức năng thẩm định giá, có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ, bên hoán đổi là DN hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành...

    Để buộc DN có trách nhiệm cao nhất với đồng vốn huy động từ công chúng, ngoài bổ sung quy định: đối với các DN đã phát hành chứng khoán để huy động vốn, yêu cầu có báo cáo về sử dụng vốn được kiểm toán và báo cáo này cần được giải trình tại ĐHCĐ gần nhất, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán của đợt chào bán ra công chúng, trường hợp đã được ĐHCĐ ủy quyền, HĐQT được chào bán số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp ĐHCĐ có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở GDCK.

    Một quy định mới nữa mà Bộ Tài chính dự kiến bổ sung là: tổ chức phát hành phải xác định tiêu chí, danh sách đối tác chiến lược được chào bán, đăng ký tỷ lệ tối thiểu của đợt chào bán. Trường hợp không huy động đủ số tiền theo tỷ lệ này, số tiền trong tài khoản phong tỏa phải được hoàn trả cho NĐT trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, để tránh trường hợp tổ chức phát hành lấy lý do đợt chào bán không thành công để hủy đợt chào bán do việc chào bán không được thuận lợi.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo UBCK và công bố thông tin về kết quả chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được từ đợt chào bán.

    Có ý kiến quan ngại, việc bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động phát hành tăng vốn như trên là quá chặt, sẽ gây khó cho hoạt động phát hành tăng vốn của DN. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58, Bộ Tài chính cho rằng, việc bổ sung các quy định mới trên là cần thiết nhằm tăng cường các biện pháp để bảo vệ cổ đông, tránh DN bị thâu tóm mà cổ đông không biết, hoặc việc sử dụng vốn huy động của DN không như mục tiêu ban đầu mà cổ đông không giám sát được. Qua đó góp phần tăng cường quản trị DN, cũng như giám sát của cơ quan quản lý.
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-...-von-khung-bo-tai-chinh-quan-ngai-114076.html

    Jonny Nguyen thích bài này.
  8. Jonny Nguyen

    Jonny Nguyen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2013
    Đã được thích:
    23.742
    :-s:-s:-s:-s:-s
  9. haophongusd

    haophongusd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2014
    Đã được thích:
    959

    đội lái và anh quyết đang ị vào đầu nhỏ lẻ vùng 11.6


    tránh xa nếu ai có ý định mua

    namoon tuổi gì mà đòi lái FLC..........

    cổ đông FLC cẩn trọng!
    jola2986 thích bài này.
  10. BMW_M3_2015

    BMW_M3_2015 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    30/01/2015
    Đã được thích:
    569
    Chiều ngày 5/3, 4 công ty quản lý quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu của Singapore là Atlantis Investment Management Pte Ltd (SAIM), Tokio Marine Asset Management International Pte. Ltd (TMAI), CIMB Securities (Singapore) Pte Ltd (CIMB) và ArkOne Capital Management Pte Ltd (ArkOne) đã đến thăm và làm việc tại trụ sở của Tập đoàn FLC để tìm hiểu các cơ hội đầu tư vào Tập đoàn.

    Đại diện cho TMAI là ông Fong Wai Cheong - Giám đốc cao cấp danh mục đầu tư; cho SAIM là ông Joseph Wat - Giám đốc điều hành; cho ArkOne là Ông Simon Deng Jiewen – Giám đốc điều hành và cho CIMB là Ông Jason Saw – Giám đốc khối tổ chức.

    Tiếp đón đoàn các công ty quản lý quỹ Singapore có ông Lê Thành Vinh, Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC; bà Trần Thị My Lan và ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC.

    [​IMG]

    Tại buổi làm việc, sau khi các bên giới thiệu sơ lược về đơn vị mình, các lãnh đạo Tập đoàn FLC đã lần lượt giới thiệu sâu hơn về các lĩnh vực hoạt động, quá trình phát triển, chiến lược và thế mạnh của Tập đoàn. Đặc biệt, Lãnh đạo Tập đoàn đã phân tích hiệu quả kinh tế, dự kiến dòng tiền, doanh thu và lợi nhuận của từng dự án bất động sản trọng điểm mà Tập đoàn hiện đang triển khai.

    “Tập đoàn FLC đang sở hữu một danh mục dự án bất động sản lớn, có khả năng sinh lời cao, đang và sẽ triển khai, nên cũng cần huy động thêm nguồn vốn, đặc biệt là vốn cổ phần”, ông Lê Thành Vinh chia sẻ với các đối tác đến từ Singapore. “Trong năm 2015 này, chúng tôi dự định sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi để đáp ứng nhu cầu đầu tư mới”.

    [​IMG]
    Lãnh đạo FLC làm việc với đại diện 4 công ty quản lý quỹ đầu tư cổ phiếu Singapore.

    Sau khi nghe giới thiệu chi tiết về Tập đoàn FLC, các đại diện quỹ Singapore đánh giá cao những thành quả mà Tập đoàn đã đạt được, đặc biệt là việc duy trì một tốc độ phát triển rất ấn tượng liên tục qua nhiều năm. Các đại diện cũng cho biết, các quỹ đã có một thời gian theo dõi hoạt động của FLC và có mối quan tâm đặc biệt đến cơ hội đầu tư tại Tập đoàn.

    Kết thúc buổi làm việc, thay mặt Tập đoàn, ông Lê Thành Vinh cảm ơn các quỹ đã quan tâm đến FLC, đặc biệt dành thời gian đến Hà Nội thăm và làm việc tại trụ sở Tập đoàn. Ông Vinh cho biết, Tập đoàn luôn coi trọng việc công khai, minh bạch hoạt động của mình và do vậy luôn dành thời gian để có thể gặp gỡ, trao đổi và giải đáp mọi vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm.


    SAIM được thành lập năm 1994 nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư với độ linh hoạt cao vào các cổ phiếu ở khu vực châu Á. SAIM chuyên tìm kiếm đầu tư vào các công ty bị thị trường định giá dưới giá trị thực, có lợi nhuận hấp dẫn trong trung hạn và triển vọng tăng trưởng tốt.

    TMAI ra đời năm 1997, là thành viên của Tokio Marine Asset Management. Lĩnh vực hoạt động cốt lõi của TMAI là đầu tư chiến lược vào các thị trường ở châu Á. TMAI tin rằng, việc định giá ở các thị trường cổ phiếu châu Á là không hiệu quả và đó là cơ hội để đầu tư vào các công ty bị định giá thấp.


    CIMB là thành viên của Tập đoàn CIMB Securities, chuyên thực hiện các giao dịch và phân phối các sản phẩm thị trường vốn cho các nhà đầu tư. Khách hàng của CIMB bao phủ từ các nhà đầu tư mới cho đến các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.

Chia sẻ trang này