FRC - Cổ phiếu ngành gỗ upcom còn sót lại!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ShalomAbba, 08/04/2021.

5725 người đang online, trong đó có 728 thành viên. 12:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 14367 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng mạnh nhưng nhiều doanh nghiệp Việt bị 'xù nợ'
    [​IMG]
    Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng mạnh so với năm ngoái, đặc biệt đi các thị trường lớn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt bị "xù nợ" với giá trị lớn, giá cước tàu tăng mạnh đẩy giá thành tăng...













    Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bình Dương - Ảnh: N.TRÍ

    Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm đi các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu... đều tăng trưởng tốt.

    Xuất siêu toàn ngành sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỉ USD
    Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỉ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023.

    Cụ thể, về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng: Mỹ đạt 5,019 tỉ USD, tăng 24%; Trung Quốc đạt 1,22 tỉ USD, tăng 37,92%; Nhật Bản đạt 949 triệu USD, giảm 2,73%, Hàn Quốc đạt 472 triệu USD, giảm 1%; châu Âu đạt 555 triệu USD, tăng 22,44% so với cùng kỳ năm trước.

    Từ chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng năm 2024 ước đạt 1,5 tỉ USD, tăng 22,3% so với năm 2023. Như vậy, với kết quả trên, xuất siêu của toàn ngành sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỉ USD.

    Nhiều chuyên gia cho rằng tình hình xuất khẩu của ngành trong 5 tháng cuối năm khả năng sẽ vẫn tốt, bởi đơn hàng về đồ nội thất bằng gỗ thường tăng khi thị trường nhà cửa bước vào giai đoạn sửa sang để đón chào năm mới.

    Nhiều doanh nghiệp Việt bị "xù nợ" với giá trị lớn
    Tuy vậy, theo nhiều doanh nghiệp, ngành sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vẫn đang và sẽ gặp nhiều thách thức lớn.


    Phát biểu tại một hội thảo liên quan đến hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ mới đây, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết thời gian qua nhiều doanh nghiệp Việt bị "xù nợ" với giá trị lớn do không ít đối tác nhập khẩu đồ gỗ tại Mỹ, châu Âu... lâm vào cảnh thua lỗ và tuyên bố phá sản.

    Mấy năm gần đây ngành gỗ Việt Nam có thể bị mất hàng trăm triệu USD vì lý do này.

    "Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc giúp doanh nghiệp có chỗ mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, cũng như hỗ trợ tìm hiểu, cảnh báo tình hình tài chính các doanh nghiệp, tập đoàn nhập khẩu, bán lẻ đồ gỗ và lâm sản. Bởi biết được khách hàng nhưng không dễ hiểu hết tình hình tài chính khách hàng, nếu đánh giá mơ hồ thì khi xảy ra rủi ro thiệt hại sẽ rất lớn" vị đại diện hiệp hội nói.

    Ngoài ra, việc Mỹ (thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam) đánh thuế rất cao lên sản phẩm đồ gỗ nhập từ Trung Quốc các năm qua, khiến Trung Quốc tìm cách "thoát" đánh thuế bằng việc gia tăng sản xuất ở các nước, trong đó có Việt Nam.

    Điều này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt ngay tại sân nhà, và có nguy cơ bị vạ lây nếu đồ gỗ Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt, hoặc lợi dụng hoạt động đầu tư để núp bóng, nhằm lấy xuất xứ Việt Nam đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 10-8, bà Lê Thị Xuyến, tổng giám đốc Công ty CP Chế biến gỗ Thuận An (Bình Dương), cho biết tín hiệu thị trường xuất khẩu tốt hơn năm ngoái, đơn hàng đi các thị trường chính như Mỹ, châu Âu... đều tăng. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn nhất định cho ngành, đặc biệt tính bền vững của thị trường chưa cao.

    "Giá cước tàu biển neo cao kéo dài khiến giá gỗ nguyên liệu nhập về tăng mạnh, giá thành sản xuất vì thế cũng tăng. Chưa kể ở chiều xuất đi, đối tác cũng gặp khó trong việc tìm những hãng tàu có giá cước cạnh tranh", bà Xuyến nói.

    Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... dù đã tốt lên so với năm ngoái nhưng còn đang tiếp tục đối diện với các khó khăn về kinh tế.

    Ngoài ra, tình hình chính trị thế giới thiếu ổn định cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng.
  2. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Một thứ ở VN bị bão Yagi tàn phá có thể "tái chế" thành mặt hàng tỷ đô, nên xử lý ngay để giảm thiệt hại
    17-09-2024 - 06:20 AM | Thị trường

    Bán thứ này có thể mang về cho Việt Nam nhiều tỷ USD.


    [​IMG]
    Dăm gỗ của Việt Nam là mặt hàng được nhiều quốc gia trên thế giới tìm mua.

    Đó là dăm gỗ và viên nén gỗ. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính tới hết tháng 8 năm 2024, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 10,4 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, bên cạnh những mặt hàng chính như ghế gỗ, nội thất... các doanh nghiệp xuất khẩu "gỗ vụn" như dăm gỗ và viên nén gỗ thu về được gần 2 tỷ USD chỉ trong 7 tháng đầu năm nay.

    Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dăm gỗ của nước ta đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 3 trong ngành lâm sản, chỉ sau đồ gỗ nội thất và ghế khung gỗ. Cùng thời gian trên, gỗ viên nén của nước ta có kim ngạch xuất khẩu đạt 422,5 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.

    Mới đây, trong cuộc họp thông tin nhanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về một số giải pháp để khắc phục sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3 (Yagi), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, cơn bão càn quét khiến cho nhiều diện tích rừng tại một số tỉnh miền Bắc bị gãy đổ, gây thiệt hại đáng kể.

    Một thứ ở VN bị bão Yagi tàn phá có thể "tái chế" thành mặt hàng tỷ đô, nên xử lý ngay để giảm thiệt hại (cafef.vn)
  3. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Cổ đông gỗ đâu hết cả rồi nhỉ, người trước thấy các cụ xôm lắm cơ mà
  4. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Cty có 1600 ha rừng trong khi đó nhà nước lấy 14ha đã phải đền bù 8 tỷ ==> riêng rừng thôi đã là hơn 800 tỷ trong khi vốn có 30 tỷ
  5. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Nhóm ngành gỗ tăng ác

    10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

    14:02:43 | 30/9/2024

    [​IMG]



    Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]

    10 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,40 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 5,89 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,23 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,92 tỷ USD; dệt may tăng 1,82 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,61 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,59 tỷ USD; rau quả tăng 1,18 tỷ USD; cà phê tăng 1,05 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo tăng 1,03 tỷ USD.

    Như vậy, riêng 10 nhóm hàng chủ lực có kim ngạch tăng thêm tới 29,72 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 81,5% mức tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

    Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng trên chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN…

    Về thị trường xuất khẩu, cập nhật hết tháng 8, 10 thị trường lớn nhất đều tăng trưởng mạnh.

    Trong đó có 6 thị trường tăng từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Hoa Kỳ đạt 78,2 tỷ USD, tăng 16,08 tỷ USD; EU đạt 34,08 tỷ USD, tăng 5,08 tỷ USD; Trung Quốc đạt 38,1 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD; ASEAN đạt 24,45 tỷ USD, tăng 2,84 tỷ USD; Hàn Quốc đạt 16,83 tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD; Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 8,1 tỷ USD, tăng tăng 2,27 tỷ USD.
    tichcocphongco đã loan bài này
  6. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Ngành gỗ phục hồi, lợi nhuận MDF tăng so với cùng kỳ

    [​IMG]
  7. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Xuất khẩu gỗ của FRC là chủ lực mà giá Usd lại tăng phi mã thế này, quá ngon
  8. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16.25 tỷ USD, xác lập kỷ lục mới

    Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16.25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Sự tăng trưởng này đến từ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

    [​IMG]
    Ngành gỗ cần chuẩn bị kỹ để vượt qua thách thức và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường quốc tế. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
    Xuất khẩu gỗ năm 2024 tăng hơn 20%

    Tổng cục Hải quan ước tính trong quý 4/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4.5 tỷ USD, tăng 7.4% so với quý 3/2024 và tăng 17.3% so với quý 4/2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3.2 tỷ USD, tăng 6.8% so với quý 3/2024 và tăng 17.4% so với quý 4/2023.

    Tính chung, trong năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16.25 tỷ USD, tăng 20.3% so với năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 11.2 tỷ USD, tăng 21.9% so với năm 2023.

    Nếu so sánh với con số kỷ lục cũ được xác lập năm 2022 (15.8 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đã vượt khoảng 500 triệu USD. Cùng với gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp 1.04 tỷ USD trong năm 2024, giúp tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 17.3 tỷ USD.

    Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, vượt qua nhiều thách thức để tiến gần đến mục tiêu đề ra.

    Kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành gỗ, chủ động tìm kiếm thị trường, tham gia hội chợ triển lãm và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tiêu dùng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu phục hồi, đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ, đã tạo cơ hội cho ngành gỗ tăng tốc xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quan trọng và mở rộng hiện diện tại các thị trường mới nổi như UAE, Ấn Độ.

    Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức như yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp từ các thị trường xuất khẩu chính, nguy cơ gian lận thương mại, áp lực cạnh tranh và biến động kinh tế toàn cầu.

    Những thách thức thị trường mà ngành gỗ phải đối mặt như: Các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ… ngày càng thắt chặt yêu cầu về xuất xứ gỗ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao kiểm soát chuỗi cung ứng; các thị trường như Indonesia, Thái Lan và Malaysia đều là các đối thủ cạnh tranh mạnh trong khu vực; nguy cơ suy giảm kinh tế tại các thị trường lớn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy, ngành gỗ cần chuẩn bị kỹ để vượt qua thách thức và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường quốc tế.

    Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, hiện Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự nỗ lực của các doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý, ngành gỗ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới, củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

    [​IMG]
    Xuất khẩu gỗ trong năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường... Ảnh: VGP/Đỗ Hương
    Dự báo xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD năm 2025

    Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025 được dự báo tích cực, với mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỷ USD.

    Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, chính sách thương mại, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.

    Các thị trường xuất khẩu chính mang lại triển vọng xuất khẩu cho ngành gỗ, trong đó, dẫn đầu là thị trường Hoa Kỳ, nhưng áp lực cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp khác như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, điều này yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng.

    Tiếp theo là thị trường EU, Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) tiếp tục mang lại lợi thế thuế quan, mở rộng cơ hội cho gỗ và sản phẩm chế biến. Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu tăng cao do sự phát triển đô thị hóa và xây dựng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được yêu cầu khắt khe hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

    Để đạt được kết quả con số xuất khẩu 17.5 - 18 tỷ USD, ông Ngô Sỹ Hoài cho rằng, công tác xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

    Do đồ gỗ là dạng sản phẩm cồng kềnh, việc tham gia các trang thương mại điện tử như Alibaba,… còn ít và khó thực hiện, do vậy, đề nghị Cục Xúc tiến thương mại quan tâm tới công tác thương mại điện từ cho ngành gỗ.

    Ngành gỗ là ngành tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để đáp ứng với các quy định của các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ,… Do đó, ông Ngô Sỹ Hoài cũng muốn Bộ Công Thương phát đi thông điệp "ngành gỗ Việt nói không với gỗ bất hợp pháp" với thị trường thế giới.

    Về việc này, theo ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho rằng, yếu tố xanh sẽ là một trong những tác động lớn đến xu hướng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong dài hạn, khi mà nhiều quy định của các thị trường đang được triển khai, thực thi như quy định chống phá rừng (EUDR) hay Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu.

    Do đó, bên cạnh việc xây dựng các khu chế biến công nghệ cao, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính, phát triển bán hàng qua các kênh thương mại điện tử, ngành gỗ cần quan tâm hơn và đầu tư vào vùng nguyên liệu. Cụ thể, là phát triển nhiều hơn những rừng trồng gỗ lớn, rừng được quản lý bền vững và cấp chứng chỉ (FSC hoặc PEFC).

    Cục Lâm nghiệp đã phối hợp các đơn vị thực hiện thí điểm việc cấp mã số vùng trồng rừng tại một số tỉnh phía Bắc, tiến tới mở rộng ra toàn quốc. Nhiệm vụ của mã số này là phát triển chuỗi cung gỗ hợp pháp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ thích ứng với các yêu cầu quốc tế, cũng như phát triển phương pháp đo đếm, báo cáo và thẩm định (MRV) để xác định khả năng hấp thụ, lưu trữ carbon rừng trồng.

    "Tiêu chuẩn rừng trồng của Việt Nam càng cao, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ càng dễ thâm nhập vào những thị trường khó tính", ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh.

Chia sẻ trang này