FT1: công ty con thuộc VEA trích quỹ khen thưởng phúc lợi 54%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gaconhocchoichung, 04/04/2024.

3472 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 06:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2461 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. haosura

    haosura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2020
    Đã được thích:
    160
    Thấy bài này hay bổ ích nên xin phép bổ sung thêm. Kể cả trường hợp không vi phạm luật doanh nghiệp 2020, nếu như VEA thấy rằng người ký, lập phương án phân phối lợi nhuận mà trong đó chia khen thưởng phúc lợi quá cao, không thực chất, không thực sự đem lại hiệu quả cho phát triển (tất nhiên, đâu phải thích là ghi 1 số vào), có rủi ro làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty, giảm nguồn vốn công ty... Thì VEA vẫn hoàn toàn có thể kiện người lập kế hoạch trên, kể cả khi người đó là do VEA bầu ra, đặc biệt là khi chứng minh được người đấy hưởng lợi bất chính từ việc điều hành kém chất lượng.

    Tuy nhiên đấy là lý thuyết, còn thực tiễn thì sao. VEA đúng là có bị thiệt hại lợi ích, nhưng lợi ích này lại không đủ sức ảnh hưởng để VEA phải ưu tiên soát xét. Kể cả cổ đông cũng không thấy đủ nghiêm trọng. Giả dụ ta tính tổng khen thưởng phúc lợi của FT1 và FBC là 80-100 tỷ, kể cả tiết kiệm được toàn bộ số tiền này thì cũng chỉ ảnh hưởng tăng có 2% lợi nhuận hàng năm của VEA (từ 4800-5000 tỷ). Đây là mức tăng trưởng mà có thể không nhiều nhà quản lý mong đợi, kể cả khi cổ đông thiểu số nắm quyền.

    Việc xoát xét có dễ hay không, khi mà các công ty con này có vẻ như lại nằm ở các tỉnh vùng ven, việc có cán bộ đủ chất lượng, thành lập đoàn công tác, thanh tra xuống các tỉnh này là việc dễ mà khó, có thể những cty con đó không lớn so với cty mẹ nhưng ở địa bàn lại là cty lớn, có tiếng nói, có những mối quan hệ kể cả với hệ thống *******, công quyền, xã hội đen...

    Cổ phần hóa công ty mẹ để có 1 cơ cấu giám sát tốt hơn cũng là 1 vấn đề khó khi mà giá trị tài sản của VEA là rất lớn, khó định giá, sau khi định giá xong thì việc tìm được đối tượng có thể mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược không hề dễ. Tuy không nặng bằng 1 case tổng công ty nhà nước khổng lồ tương tự là GVR (sở hữu khoảng 1% diện tích lãnh thổ VN), nhưng cũng không ít khó khăn hơn là bao.

    Đánh giá chung thì case VEA này tính ra còn rất nhẹ nhàng, ngành cơ khí chế tạo này cạnh tranh rất cao, nên việc họ chia thưởng thế mà vẫn hoạt động được ổn định là 1 điểm để có thể chấp nhận sống chung với lũ. Thử nhìn case GVR trên kia, chỉ bằng công nghệ san lấp nền, hóa đất cao su thành đất công nghiệp mà đã rút ruột được 30-40% cổ phần các cty con, đồng thời rút ruột đến hàng nghìn, hoặc chục nghìn tỷ đồng lợi nhuận và cả tài sản mà năng lực cạnh tranh thì là 1 dấu hỏi khi ngành này có yếu tố độc quyền địa lý từ khá đến cao.

Chia sẻ trang này