FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

6007 người đang online, trong đó có 840 thành viên. 16:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38873 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    TCM vào đúng điểm cũng được x2 rồi đó! Ngon vãi, nhưng đang trên đỉnh rồi, chưa biết bao giờ lên đỉnh thành công :v
  2. batdaoroi

    batdaoroi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2012
    Đã được thích:
    156
    TCM cơ bản tốt hơn FTM nhiều đấy!
    (*) EPS cơ bản (nghìn đồng): 2.85
    EPS pha loãng (nghìn đồng): 2.85
    P/E : 10.39
    Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng): 19.47
    (**) Hệ số beta: 1.08
    KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 1,371,415
    KLCP đang niêm yết: 49,199,951
    KLCP đang lưu hành: 49,099,501
    Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 1,453.35
    (*) Số liệu EPS tính tới Quý I năm 2017
  3. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Sắp tới VN cập nhật 4.0, thằng nào lệ thuộc nhân công giá rẻ chết hết. May mặc chết đầu tiên.
    Ngành sơi đỡ thâm dụng lao động hơn thì lại ngon
  4. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Chuẩn luôn. kế toán lại thất nghiệp nhan nhản :)) :))
  5. batdaoroi

    batdaoroi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2012
    Đã được thích:
    156
    VN đợi ngày đó còn xa lắm, các chú cứ mèo khóc chuột làm cái gì
  6. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    hum qua mới làm thêm mớ, nhiều người chốt lỗ nhĩ
  7. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Em có mấy ông bạn mua được 12.55 h thì không lo gì nữa luôn
  8. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Ngày ấy không còn xa nữa đâu các bác ơi. Khi mà thế giới đã rục rịch chuẩn bị rồi. Khi mà các đối thủ cạnh trnah của VN đều sử dụng công nghệ, tăng năng suất lao động và đưa ra thị trường sản phẩm giá thành rẻ hơn rất nhiều so với VN thì liệu châm 1 bước VN còn có thể giữ lại được thị phần vốn có của mình?
    Cuộc đua KHCN rất khốc liệt, nếu không nhanh chân sẽ phải trả giá rất đắt đó thưa bác!
  9. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    11 nước TPP nhất trí thúc đẩy thỏa thuận không có Mỹ
    Tuy nhiên, 11 nước vẫn tiếp tục hy vọng Mỹ có thể sẽ thay đổi quyết định rời TPP...
    [​IMG]
    Các đại biểu trao đổi sau cuộc họp 11 nước thành viên còn lại của TPP bên lề hội nghị MRT trong khuôn khổ APEC tại Hà Nội ngày 21/5 - Ảnh: Reuters.

    BÌNH MINH
    Nhật Bản và các thành viên còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 21/5 đã nhất trí theo đuổi thỏa thuận này mà không cần có sự tham gia của Mỹ. Sự nhất trí này được đưa ra tại hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết”.

    Theo tin từ Reuters, những xáo trộn trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu đã lộ rõ tại hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại (MRT) trong khuôn khổ hội nghị APEC. Với sự phản đối của Mỹ, tuyên bố chung của hội nghị đã không thể đưa ra được nội dung chống chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại.

    Hội nghị này là cuộc họp thương mại lớn nhất kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và đảo ngược các trật tự đã có trước đó với lập luận rằng các thỏa thuận tự do thương mại đa phương khiến nước Mỹ mất việc làm. Ông Trump cũng rút Mỹ khỏi TPP và tuyên bố sẽ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới có lợi hơn cho Mỹ.

    Bên lề hội nghị MRT, 11 nền kinh tế còn lại trong TPP, trong đó có Việt Nam, nhất trí sẽ tìm cách thúc đẩy thỏa thuận mà không có Mỹ, quốc gia vốn giữ vai trò đi đầu trong thỏa thuận này. Ngoài ra, 11 nước vẫn tiếp tục hy vọng Mỹ có thể sẽ thay đổi quyết định rời TPP.

    Trong khi đó, ông Robert Lighthizer, tân đại diện thương mại Mỹ, nói sẽ không có chuyện Mỹ trở lại thỏa thuận và ông tin rằng Washington sẽ đạt được hàng loạt thỏa thuận song phương với các nước trong khu vực.

    Một tuyên bố do ông Lighthizer đưa ra nói rằng tự do thương mại đòi hỏi phải giải quyết “những biện pháp bóp méo thương mại” dẫn tới “mất cân đối thương mại khổng lồ của Mỹ”. Tuyên bố này được xem có thể là một sự ám chỉ đến thặng dư thương mại “khủng”, lên tới 350 tỷ USD trong năm 2016, của Trung Quốc.

    “Tôi mong muốn làm việc với các đối tác thương mại để mở rộng sự tiếp cận thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Mỹ và giải quyết những hoạt động thương mại bất bình đẳng tồn tại dai dẳng”, ông Lighthizer nói.

    Mặc dù nhất trí giữ thỏa thuận, một số nước thành viên TPP tỏ ra thiếu quyết tâm thúc đẩy thỏa thuận này - một thỏa thuận được xem như một biện pháp tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.

    Trong bối cảnh sự rút lui của Mỹ, Trung Quốc - nước đang chứng tỏ mình là người đi đầu trong việc thúc đẩy tự do thương mại trên toàn cầu - đang mời gọi các quốc gia tham gia vào một thỏa thuận có tên hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là một thỏa thuận dự kiến có sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Á.

    “Chúng tôi tập trung vào việc làm thế nào thúc đẩy thỏa thuận giữa 11 quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand Todd McClay nói.

    Theo Reuters, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đối với TPP là giữ được Việt Nam và Malaysia, hai quốc gia tham gia thỏa thuận và hứa thực hiện những cải cách lớn chủ yếu nhằm đạt được sự tiếp cận rộng mở hơn với thị trường Mỹ.

    “Chúng tôi sẽ cần phải đảm bảo rằng lợi ích của mình vẫn được bảo vệ, và những lợi ích mà thỏa thuận mang lại là nhiều hơn chi phí”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed phát biểu.

    Kim ngạch thương mại giữa các quốc gia còn lại trong TPP chỉ bằng khoảng 1/4 so với mức khi thỏa thuận còn có sự tham gia của Mỹ.

    Ông McClay cho biết, quan chức các nước thành viên TPP còn lại sẽ tiếp tục có cuộc gặp tại Nhật vào tháng 7 và đưa ra các đề xuất của mình vào tháng 11.

    Nỗi lo về chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng mạnh kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền. Tuyên bố chung của hội nghị MRT đã không xoa dịu được những nỗi lo này. Nguồn tin là quan chức tham dự hội nghị nói rằng Mỹ phản đối đưa vào tuyên bố chung nội dung ủng hộ thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ.

    Một tuyên bố của Việt Nam, nước chủ trì hội nghị, “cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư”. Tuy nhiên, tuyên bố chung của tất cả các quốc gia tham dự hội nghị không có nội dung nào như vậy, mà chỉ đề cập đến những chủ đề như tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp nhỏ và hợp tác kỹ thuật.
    Theo Reuters, điều này cũng tương tự như những gì đã diễn ra ở các cuộc gặp của bộ trưởng bộ tài chính các nhóm G20 và G7. Các tuyên bố chung của các hội nghị này đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với chương trình nghị sự mới của Mỹ.

    Giải thích về việc Mỹ phản đối việc đưa chống bảo hộ thương mại vào tuyên bố chung, ông Lighthizer nói nội dung này gây nhầm lẫn với những bước tiến thực sự cần thiết để thúc đẩy tự do thương mại.

    “Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi muốn tự do thương mại, chúng tôi muốn thương mại bình đẳng, chúng tôi muốn một hệ thống dẫn tới hiệu quả thị trường cao hơn trên toàn thế giới”, ông Lighthizer nói.
    --- Gộp bài viết, 22/05/2017, Bài cũ: 22/05/2017 ---
    haizzzz
  10. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Trump có thể đảo ngược quyết định về TPP?
    Trump đã thay đổi lập trường chính sách trong nhiều vấn đề, liệu sự thay đổi tiếp theo có diễn ra với TPP?...
    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AP.

    BÌNH MINH
    Từ NATO tới y tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy ông không ngại thay đổi lập trường chính sách.

    Theo trang CNBC, cú đảo ngược chính sách mới nhất của ông chủ Nhà Trắng diễn ra vào tuần trước, khi một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá, cho dù một lời hứa chủ chốt mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm ngoái là đưa Trung Quốc vào danh sách nước thao túng tỷ giá ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống.

    Vậy đâu là vấn đề tiếp theo mà Trump có thể thay đổi quan điểm? Một số nhà phân tích hy vọng đó sẽ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới mà ông Trump rút Mỹ ra khỏi hồi tháng 1 năm nay với lý do hiệp định này sẽ khiến ngành sản xuất của Mỹ tổn thương.

    “Ai mà nghĩ được là ông Trump sẽ để Trung Quốc, một nước đối thủ, thoát khỏi các mác thao túng tỷ giá? Nếu ông ấy có thể làm điều đó với một quốc gia rõ ràng không phải là bạn bè của Mỹ, thì ông ấy hoàn toàn có thể đảo ngược quyết định về TPP vì một nước bạn bè như Nhật Bản”, ông Sean King, Phó chủ tịch cấp cao của Park Strategies, nói với CNBC ngày 18/4.

    Nhật Bản được dự báo sẽ là một nước hưởng lợi chính trong TPP nếu hiệp định này được thực thi, đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô của Nhật sẽ được tiếp cận thị trường Mỹ với cánh cửa rộng mở.

    Từ lâu đã nói rằng TPP sẽ là vô nghĩa nếu không có Mỹ, Tokyo quyết định tiếp tục thúc đẩy TPP với 10 quốc gia thành viên còn lại, bao gồm Việt Nam, nhưng nhiều người lo ngại liệu TPP có còn là một thỏa thuận mang tính thay đổi cuộc chơi nếu vắng mặt Mỹ.

    Ông King nói ông Trump vẫn còn thời gian để thay đổi quan điểm về TPP, nhấn mạnh rằng nội dung thỏa thuận TPP hiện nay có giá trị cho tới tháng 2/2018.

    “Trump nói TPP là một thảm họa, nhưng tôi tin chắc rằng các thành viên khác sẵn sàng nhượng bộ để đưa Mỹ trở lại, giống như Hàn Quốc sẵn sàng nhượng bộ để [Tổng thống Barack] Obama phê chuẩn [hiệp định tự do mậu dịch] Mỹ-Hàn”, ông King nói.

    “Trump đã thực hiện những cú đảo ngược lớn hơn và tuyên bố chiến thắng. Tại sao không làm điều này vì những nước bạn bè muốn sát cánh cùng Mỹ chứ? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đó”.

    Lập trường thay đổi của Tổng thống Trump trong các vấn đề chính sách đã thổi vào nền chính trị Mỹ một sự khó lường lan tới cả căng thẳng chính trị ở Syria và Triều Tiên. Điều này cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của Trump tại nước Mỹ. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Gallup thực hiện từ ngày 5-9/4, chỉ 45% người Mỹ tin Trump giữ lời hứa, giảm từ mức 62% hồi tháng 2.

    Thương mại được nhận định là vấn đề bàn thảo chính khi Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có cuộc gặp với Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso tại Tokyo ngày 18/4 trong chuyến công du châu Á kéo dài 10 ngày của ông Pence. Theo dự báo, ông Pence sẽ tập trung vào triển vọng về một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Mỹ-Nhật, nhưng Tokyo có thể không quan tâm.

    “Mỹ đang cố gắng đưa ra cho Nhật, một nước theo đuổi TPP, một ý tưởng về FTA, nhưng tôi không cho rằng Nhật có bất kỳ mối quan tâm nào đối với một thỏa thuận như vậy. Họ muốn giữ vững như ý tưởng và nguyên tắc đã đạt được trong TPP”, ông King nói, nhấn mạnh vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường.

    “Tôi nghĩ ông Aso sẽ lắng nghe ông Pence để thể hiện lịch sự với ông Trump. Nhưng tôi không kỳ vọng sẽ có nhiều kết quả trong những cuộc trao đổi này. Đó sẽ là những cuộc trao đổi thân tình, nhưng sẽ không có kết quả thực sự nào”, ông King nhận định.

Chia sẻ trang này