FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

3827 người đang online, trong đó có 392 thành viên. 12:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38915 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. rongconlonton

    rongconlonton Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/11/2013
    Đã được thích:
    1.296
    Bổ sung cho thớt nhé.

    Khó khăn đã qua, câu chuyện của cổ phiếu dệt may sẽ được viết tiếp?
    [​IMG]

    Theo báo cáo vĩ mô QI/2017 của VEPR, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD tăng trưởng 10,2% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.
    Ngành dệt may sụt giảm mạnh cuối năm 2016 vì TPP

    Năm 2016 được coi là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may trong vòng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong ngành đã phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ và chịu áp lực cạnh tranh gay gắt.

    Đầu tiên phải kể đến việc hàng dệt may Việt Nam gặp bất lợi lớn do phải chịu mức thuế suất cao hơn so với các nước khác. Tại thị trường châu Âu, hàng dệt may Việt Nam phải chịu mức thuế suất từ 9 - 12% thì mức thuế suất áp dụng cho các hàng may mặc của các nước khác như Bangladesh, Campuchia, Lào lại bằng 0%.

    Mức lương tối thiểu tăng nhanh, công nghệ lạc hậu thâm dụng lao động và bất lợi về thuế suất đã khiến hàng dệt may Việt Nam đánh mất lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Cũng vì lý do đó mà nhiều đơn hàng dịch chuyển từ Việt Nam sang các nước khác có chi phí rẻ hơn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước rơi vào cảnh khan hiếm đơn hàng.

    Khi đó, mọi kỳ vọng lại đổ dồn về Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2025 lên đến 50 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với 27 tỷ USD năm 2015 khi TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, việc Mỹ bất ngờ tuyên bố rút khỏi TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử khiến cho hiệp định này gặp đình trệ, kỳ vọng giờ trở thành nỗi thất vọng, triển vọng ngành dệt may được đặt dưới dấu hỏi lớn.

    Đối mặt với hàng loạt tin tức xấu liên quan đến triển vọng ngành và kết quả kinh doanh, các cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán không tránh khỏi tình trạng sụt giảm thị giá.



    [​IMG]

    Tuy nhiên, xét ở nhiều khía cạnh khác lại cho thấy không có TPP, dệt may Việt Nam vẫn còn đó những tiềm năng chưa khai thác hết.

    TPP không phải là tất cả?

    Từ cái nhìn khách quan hơn, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến cho rằng, ngành dệt may không bị tác động nhiều thậm chí còn để lộ ra một số điểm sáng cho ngành dệt may Việt Nam.

    Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2016, nhóm ngành dệt may đạt tổng giá trị kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD tăng 4,6% so với năm 2015. Cụ thể, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 48% kim ngạch xuất khẩu). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, kèm theo gia tăng mức thị phần.

    Một điểm sáng khác đến từ việc nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy dệt, nhuộm mới theo cả quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đón đầu TPP về lâu dài sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu.

    Có thể kể đến một vài mức đầu tư lớn trong ngành như nhà máy số 1 tại Vĩnh Long của Công ty cổ phần Dệt May- Đầu Tư - Thương mại Thành Công (TCM- HOSE) hay dự án nhà máy dệt sợi số 4 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM -HOSE) với công suất 8.700 tấn/năm - giúp nâng tổng công suất lên 25.700 tấn/năm (vươn lên trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam về dệt sợi cotton).

    Với hàng loạt dự án hướng tới mục tiêu gia tăng quy mô và hoàn thiện chuỗi sản xuất, hướng tới những giá trị hợp đồng lớn, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo biên lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại như FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam -Hàn Quốc và hàng loạt các hiệp định thương mại khác hứa hẹn sẽ là một nguồn bổ trợ thương mại lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu Dệt May trong bối cảnh thiếu vắng TPP.

    Khó khăn qua đi, tương lai còn ở phía trước

    Theo báo cáo vĩ mô QI/2017 của VEPR, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD tăng trưởng 10,2% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.

    Năm 2017, Dệt may Thành Công (TCM) dự kiến lợi nhuận tăng trưởng tới 58% đạt 182 tỷ đồng sau khi công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm kỷ lục với mức doanh thu 346 tỷ đồng và 29,54 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng trưởng 114%). Tương tự là trường hợp của công ty Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) khi đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng tới 2.200 tỷ đồng doanh thu và 115 tỷ đồng sau thuế tăng 42% so với năm 2016. Với Sợi Thế Kỷ (STK - HOSE), mục tiêu doanh thu gần 1.915 tỷ đồng, tăng 41%. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng gấp 3 lần lên 87 tỷ đồng.

    Các dấu hiệu tích cực trên cho thấy thời kỳ khó khăn nhất đã qua đi và các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có quyền tự tin đối mặt với các thách thức sắp tới.



    [​IMG]

    Thêm một động thái tích cực khác thắp sáng lại cơ hội TPP cho ngành dệt may Việt Nam là việc Nhật Bản đang nỗ lực thay thế Mỹ tái khởi động lại hiệp định này. Như vậy, tiềm năng phát triển cho ngành dệt may vẫn còn nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có uy tín, đầu tư mở rộng sản xuất và giảm thiểu chi phí nhờ áp dụng công nghệ hiện đại cho nhà máy mới như TCM, GIL, FTM và các doanh nghiệp dệt may khác.
  2. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    FTM ngon quá luôn. Giá đang chỉnh thế này chắc mua được rồi
  3. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Hàng ngon. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2020, trong khi ngành dệt may lại là mang về kim ngạch xuất khẩu tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ sẽ phải phát triển
    Việt Nam phải thay đổi vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu!
  4. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Like bác!
    Muốn hội nhập sâu, rộng hơn với thế giới thì Việt Nam chắc chắn phải có lộ trình cho phát triển công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt trong ngành dệt may:
    Việt Nam hiện chỉ chủ yếu phát triển mảng may mặc nhờ tận dụng lợi thế chủ yếu từ nhân công giá rẻ mà chưa trú trọng đến các mảng trong ngàh nghề có thể phát triển nhờ máy móc., thiết bị, tiến bộ KHCN...
    Vì thế
    Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần như hoàn toàn từ Trung Quốc từ kim, chỉ, cúc áo, khóa áo... Và tất nhiên vải và sợi thì cũng được nhập khẩu rồi. Thật sự rất đáng buồn
    Việt Nam muốn tránh được cái bóng của Trung Quốc, cần phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình!
  5. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Ngành may ở thị trường Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang gặp khó khăn chung đó là tiền công trung bình của người lao động tăng, trong khi chi phí chủ yếu cho một DN may mặc là chi phí nhân công từ đó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong ngành.

    Ngành dệt cũng như may mặc vì cần sử dụng lao động chân tay, tuy nhiên số lượng lao động trong ngành dệt được giảm thiểu so với may mặc nhờ việc áp dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất. Các phân đoạn sản xuất bắt buộc cần lao động thủ công thì mới phát sinh nhiều nhân sự
  6. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Việt Nam phải cố gắng nhiều để thay đổi vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu
  7. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Yêu cầu nội địa hóa từ sợi trở đi thì ngành sợi chắc chắn hót chứ nói loanh quanh gì nữa!
    Múc
  8. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Có một điều nữa khi TPP phẩy tái khởi động, điều làm em đánh giá cực kỳ cao với cổ phiếu ngành dệt:
    Khi TPP phẩy tái khởi động, sản phẩm sợi có nguồn gốc (làm từ) Việt Nam xuất sang một số nước sẽ được miễn thuế, từ đó khiến cho các DN FDI sẽ tập trung vào VN trong mảng phát triển các ngành chủ đạo (chủ yếu là ngành dệt).
    Trong một số trường hợp để đáp ứng nhanh yêu cầu tại nước nhận đầu tư, các DN FDI thương mong muốn tìm kiếm các đối tác tốt trong nước để đầu tư thêm, M&A. Vừa đỡ tốn chi phí set up, xây nhà máy, tuyển công nhân mà lại nhanh chóng, kịp thời các đơn hàng, có lợi cho cả đôi bên.
    Liệu FTM có đang là mục tiêu của một chiến dịch M&A khủng nào đó???
  9. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Ngành may VN đã phát triển rất mạnh mẽ trong các năm trước. Cũng chính vì lý do đó mà mảng May giờ đây đã gần như bão hòa và hết dư địa tăng trưởng.
    - Việt Nam nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, cũng muốn phấn đấu lên thứ 1 thứ 2 lắm nhưng khổ nỗi chỉ mỗi may cái áo cái váy thôi là chưa đủ.
    Để nâng tầm dệt may của nước ta thì tối cần thiết là phải phát triển các nguồn cung nguyên liệu, phụ liệu lên tới ít nhất 50% sản lượng tiêu thụ trong nước
    Thế nhưng thói đời trêu ngươi, mấy chục năm nay VN chỉ phát triển được 35% thôi, mà đã ít người ta còn đem đi xuất khẩu, rồi thị trường trong nước lại đi mua của anh hàng xóm TQ dùng cho qua ngày.
    - Nói đi nói lại thì tóm lại là may sắp hết thời rồi. Nếu như bộ mặt ngành dệt và các ngành liên quan khác không thay đổi thì sớm muộn niềm tự hào về may mặc VN cũng sớm tiêu tan thôi
    Các bác chính quyền đang ráo riết đẩy mạnh rồi đó các bác ơi!
  10. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Cơm vàng cơm bạc đây không ăn, cứ phải đi ăn cơm hẩm cháo hoa ở đâu@@
    Nhể!!!

Chia sẻ trang này