1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

7115 người đang online, trong đó có 986 thành viên. 12:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39006 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Vâng. Bông thì được chứ nguyên phụ liệu mà cho nhập nguyên sợi về thì chết!
    --- Gộp bài viết, 25/05/2017, Bài cũ: 25/05/2017 ---
    Hàng tăng trường bền vững :)) :))
  2. MoJiNoCK

    MoJiNoCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2017
    Đã được thích:
    60
    Em vừa xúc thêm 5k FTM. Và em để ảnh của TCM ở đây và không nói gì thêm :)):)):))
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 25/05/2017, Bài cũ: 25/05/2017 ---
    Bác chủ thớt có tin gì về FTM không chia sẻ lại cho em với. Lười đọc quá :D:D:D
  3. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Ý đồng chí này là bảo FTM sẽ như TCM
    Mình biết mà =))=))=))=))
  4. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Chia sẻ lại với chú bài phân tích FTM nhé!
  5. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Nhân ngày đẹp trời, có đôi lời tản mạn với các bác về tiềm năng ngành dệt may cũng như FTM. Gạch đá bơi hết vào đây!!!!!

    Dệt may vẫn tăng trưởng ngon lành:

    Theo thông tin từ hiệp hội dệt may Việt Nam, trong quý I/2017 DMVN đã đạt 6,75 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với trên 2,721 tỷ USD, Nhật Bản 715 triệu USD, Hàn Quốc trên 617 triệu USD nhưng mức độ tăng trưởng của các thị trường truyền thống như Mỹ và EU thấp hơn trung bình toàn ngành, chỉ khoảng 6,3 -6,4%. Bù lại đó, các thị trường mới đã tăng trưởng rất tốt, như: Nga 115%, Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36%, Braxin và Ấn Độ tăng trưởng 34%, Hàn Quốc tăng 14%. Đây chính là nền tảng để Dệt may VN giữ vững phong độ trong giai đoạn tới với triển vọng tăng trưởng dệt may 2017 đạt 13 - 14%.
    Nguồn: http://www.vietnamtextile.org.vn/de...c-tang-truong-10_p1_1-1_2-1_3-597_4-2111.html

    Tại sao thế???
    Nền tảng của kết quả này trước tiên phải kể đến sự nỗ lực phát triển từ bản thân các DN trong ngành:

    Trong những năm gần đây (2013-2016), nhiều DN dệt may XK đã xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thực tiễn nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường dệt may thế giới và những chiến lược này cũng đã mang lại những thành công bước đầu.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã có nhận thức rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động chính là yếu tố tiên quyết để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, ở khu vực sản xuất nguyên liệu Sợi - dệt - nhuộm là những nghành dễ chuyển hóa phương pháp sản xuất sẽ là những ngành tiên phong trong đầu tư công nghệ tự động, tăng năng suất sản xuất theo thời gian gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm, điều này góp phần giúp DN vừa nâng cao biên lợi nhuận vừa đồng thời khắc phục tình trạng thâm dụng lao động đang diễn ra trong nền sản xuất của VN.

    Các hiệp định TM đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may:
    Trước những sóng gió khi hiệp định TPP bị nước Mỹ chính thức khai tử, một góc bức tranh tương lai của nền dệt may Việt Nam đã bị nhòe đi, còn cổ phiếu dệt may thì được tô bởi độc màu đỏ ngắt. Tuy nhiên, sau tất cả, toàn thị trường đã nhanh chóng lấy lại phong độ biểu hiện ở việc giá cổ phiếu dệt may đã trở lại vùng giá cũ, lợi nhuận các doanh nghiệp dệt may được đảm bảo và kim ngạch dệt may toàn thị trường vẫn đạt 28.5 tỷ USD.

    Các chuyên gia nhận định rằng, việc hiệp định TPP không thành công không làm ảnh hưởng tiêu cực đến XK hàng dệt may của VN sang Mỹ. Hơn nữa, ngoài TPP, VN có trên 10 hiệp định thương mại tự do đã, đang và sẽ ký, do đó chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ khai thác được nhiều thị trường khác.

    Đặc biệt hơn, việc Việt Nam đang tham gia đàm phán hai hiệp định có quy mô sâu, rộng là RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand) hay EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) rồi việc TPP sẽ được tái khởi động trong điều kiện Trung Quốc thay chân Mỹ bước vào cuộc chơi được nhận định sẽ mở ra một trang mới cho Câu chuyện dệt may Việt Nam nhờ việc thực thi các hiệp định sẽ tạo động lực lớn cho ngành dệt may với một thị trường XK lớn, DN cũng sẽ không bị nhiều rào cản thương mại ràng buộc.

    TPP thất bại, cp dệt may suy giảm hoàn toàn không phải là đòn tâm lý đối với thị trường mà có thể nói rằng trong khoảnh khắc, VN thực sự đã rất hoang mang; là NĐT và bản thân các doanh nghiệp, họ đã thực sự hi vọng và họ đã thực sự thất vọng. Nhưng rồi ngay sau đó, họ cũng đã kịp nhận ra rằng năng lực nội sinh của ngành đến nay đã được cải thiện đáng kể, rằng: "Khó khăn đã qua, câu chuyện của cổ phiếu dệt may sẽ được viết tiếp".

    Tin hôm nay: http://vneconomy.vn/the-gioi/thu-tuong-nhat-van-mong-my-quay-lai-tpp-2017051611159694.htm
    Bác Trump cũng đã nói: "Tất cả các lựa chọn đều được đặt lên bàn để xem xét", điều này chứng tỏ khả năng Mỹquay trở lại TPPTrung Quốc sẽ bị hất cẳng ra khỏi cuộc chơi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. NĐT CN và ngành dệt may có thể lai một lần nữa được hi vọng, mặc dù tỷ lệ vẫn là mong manh nhưng không ai đánh thuế chúng ta về điều đó, đúng không các bác???

    Đằng sau những chiến công, Dệt may VN đang cần sự bứt phá!
    Có một yếu tố bất di bất dịch trong hầu hết các hiệp định lớn mà dệt may VN đang theo đuổi, bao gồm cả RCEP, EVFTA hay TPP tái khởi động đó là đều có sự quy định bắt buộc về nguyên tắc xuất xứ sản phẩm dệt may - Quy tắc từ sợi trở đi. Nếu theo quy tắc này từ nội dung của hiệp định TPP cũ, hàng may mặc được sản xuất với nguyên liệu dệt đầu vào nhập khẩu từ các nước không nằm Hiệp định TPP sẽ không đủ điều kiện để miễn thuế.

    Vấn đề của Việt Nam nằm ở chỗ mặc dù phát triển dệt may thành ngành cạnh tranh mũi nhọn nhưng lại chưa phát triển quy mô các ngành phụ trợ tương ứng. Nguyên phụ liệu cho dệt may hầu hết nhập khẩu từ nước ngoài. Theo ước tính cho thấy khoảng 88% các loại sợi và vải sử dụng được nhập từ các nước khác trong đó chỉ có 8% tỷ trọng nhập khẩu sợi và vải của Việt Nam là từ các đối tác TPP trong năm 2014. Điều này một phần làm giảm thế chủ động của Việt Nam trong hoạt động sản xuất, vừa là cản trở lớn nhất khi Việt Nam khó có thể một sớm một chiều chủ động được nguyên phụ liệu cho các FTA sắp tới.

    Nhiều chính sách mới được đưa ra, nhiều doanh nghiệp đăng kí xây dựng nhà máy, mở rộng quy mô nhằm phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, phục vụ dệt may trong nước và xuất khẩu. Mọi sự cố gắng tuy không phải sớm sủa nhưng cũng đã mang cho VN những hi vọng vọng lớn. TPP thất bại, những đơn vị đang tiên phong hối hả chạy đua cho kịp "Deadline TPP" bỗng dưng bị dội một gáo nước lạnh, cảm giác hụt hẫng bao trùm; TPP lại tái khởi động, Trung Quốc - nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về dệt đã bước chân vào cuộc chơi => sự cố gắng kia lại càng trở nên nhỏ bé và cảm tưởng rằng vô nghĩa hơn bao giờ hết.
    Có lẽ khi có sự góp mặt của Trung Quốc, gánh nặng quy tắc xuất xứ đã nhẹ bớt phần nào. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, một bộ phận không nhỏ của dệt may VN - Ngành Dệt liệu có còn đất để sinh tồn khi cây tầm gửi lại một lần nữa được bám vào thân cây mẹ?
    Ngành dệt chưa bao giờ hết vai trò!
    Làm ăn với Trung Quốc chưa bao giờ là phương án hoàn hảo mà các Doanh nghiêp VN muốn áp dụng. Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế giá rẻ, nhưng đi kèm với đó là chất lượng không cao dẫn đến chất lượng sản phẩm dệt may VN giảm sút. Hơn nữa, TQ cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn, nhu cầu nguyên liệu cung ứng cho thị trường nội địa của họ vẫn rất lớn, nếu cứ hoàn toàn phụ thuộc, đôi khi VN sẽ phải khốn đốn do thiếu NVL hay khủng hoảng do chính sách điều chỉnh tỷ giá từ phía TQ. Đáp ứng được nguồn NVL Trong nước sẽ giúp cho DMVN có lợi thế với chất lượng sản phẩm cao, chi phí vận chuyển rẻ và không chịu rủi ro tỷ giá.

    Hơn nữa,Có thể các bác chưa quên, ngoài TPP mới hay RCEP có sự góp mặt của TQ, VN còn tham gia vào EVFTA - FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP cũ), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Một hiệp định lớn ngang tầm với TPP và không có sự tồn tại của Trung Quốc, lại là một cơ hội và cũng lại là một thách thức cho các ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và ngành dệt nói riêng. EVFTA sẽ sớm triển khai, và vì thế có thể khẳng đinh: Những "cuộc đua Deadline TPP" hoàn toàn không vô nghĩa!

    Các bác có thể biết hoặc chưa :DFTM cũng là một trong những ông tiên phong hối hả đuổi Deadline TPP từ những năm 2014. Với 3 nhà máy trang bị máy móc hiện đại đang hoạt động cho năng suất cao, nhà máy FTM số 4 với quy mô lớn và hiện đại hơn nữa cũng sẽ sớm đi vào hoạt động. Khi đó, FTM sẽ cung cấp cho thị trường VN và các thị trường nhập khẩu khoảng 25.700 tấn sợi/ năm, là một trong những nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam.
    Và điều này có thể các bác chưa biết: Trong tương lai FTM đang có kế hoạch đầu tư một nhà máy dệt vải và nhuộm hoàn thiện với công suất 10 triệu m2/năm. Tổng vốn đầu tư cho nhà máy này dự kiến 55 triệu USD.

    => Với sự sôi động của ngành dệt may + Tầm quan trọng của NVL nội địa (đặc biệt là sợi) + chưa kể đến nhu cầu về sợi trên thế giới vẫn ở mức cao => Lý do gì để ngành Dệt không phát triển?
    => Với quy mô hàng đầu thị trường + Với một ngành vĩ mô phát triển => Lý do gì để FTM không tăng trưởng?


    P/s: Chắc hẳn nhiều bác vẫn còn những băn khoăn về vấn đề VN ngồi chung mâm với TQ trên TPP và combo thêm Ấn Độ trên mâm RCEP. Liệu đứng trước các quốc gia lớn, thị trường VN có phát huy được lợi thế? Liệu sản phẩm dệt may VN có thể cạnh tranh tốt? Liệu FTM có bị ảnh hưởng bởi những điều đó?
    Giải tỏa mối lo ngại trên, tất cả sẽ có ở Part 2 nhé!
  6. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu ngành dệt may từ đầu năm đến giờ là sự ghi nhận chuẩn xác của thị trường rằng năm khó khăn nhất (2016) đối với ngành dệt may đã qua đi. Còn nhớ thời điểm cuối năm 2016, hàng loạt tin bài ra chê ngành dệt may đủ thứ. Nào là công nghệ lạc hậu tốn nhiều nhân công. Đã thế lại còn chuyện thuế phí bên trời Âu không thuận khiến khả năng cạnh tranh về giá bị loại bỏ. Cú đấm đau nhất phải kể đến là việc anh Trump lên và Mỹ rút khỏi TPP. Cái phao cứu sinh được trông chờ bấy lâu bỗng chốc biến mất khiến ngành dệt may phải lao đao. Tuy nhiên, thời điểm đó ai mà tỉnh táo đi sâu vào phân tích thì đã lồi mồm rồi.
  7. MoJiNoCK

    MoJiNoCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2017
    Đã được thích:
    60
    TCM vừa cởi truồng khiến bác Black money nổi hứng à =))))
  8. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Bác xem lại link này nhé!!!;););)
    Ngành dệt may sụt giảm mạnh cuối năm 2016 vì TPP

    Năm 2016 được coi là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may trong vòng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong ngành đã phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ và chịu áp lực cạnh tranh gay gắt.

    Đầu tiên phải kể đến việc hàng dệt may Việt Nam gặp bất lợi lớn do phải chịu mức thuế suất cao hơn so với các nước khác. Tại thị trường châu Âu, hàng dệt may Việt Nam phải chịu mức thuế suất từ 9 - 12% thì mức thuế suất áp dụng cho các hàng may mặc của các nước khác như Bangladesh, Campuchia, Lào lại bằng 0%.

    Mức lương tối thiểu tăng nhanh, công nghệ lạc hậu thâm dụng lao động và bất lợi về thuế suất đã khiến hàng dệt may Việt Nam đánh mất lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Cũng vì lý do đó mà nhiều đơn hàng dịch chuyển từ Việt Nam sang các nước khác có chi phí rẻ hơn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước rơi vào cảnh khan hiếm đơn hàng.

    Khi đó, mọi kỳ vọng lại đổ dồn về Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2025 lên đến 50 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với 27 tỷ USD năm 2015 khi TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, việc Mỹ bất ngờ tuyên bố rút khỏi TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử khiến cho hiệp định này gặp đình trệ, kỳ vọng giờ trở thành nỗi thất vọng, triển vọng ngành dệt may được đặt dưới dấu hỏi lớn.

    Đối mặt với hàng loạt tin tức xấu liên quan đến triển vọng ngành và kết quả kinh doanh, các cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán không tránh khỏi tình trạng sụt giảm thị giá.
    http://cafef.vn/kho-khan-da-qua-cau...t-may-se-duoc-viet-tiep-20170418135551436.chn
  9. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Bài này hay đấy! Câu chuyện của FTM sẽ được viết tiếp :-bd
    --- Gộp bài viết, 25/05/2017, Bài cũ: 25/05/2017 ---
    Tăng nóng quá. Khả năng lên 750 rồi rơi về 720 cũng nên.
    BJo mà rơi về 720 thì anh em tha hồ mà vào hốt đáy!
  10. batdaoroi

    batdaoroi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2012
    Đã được thích:
    156
    FTM đi ngược thị trường hay sao ý bác thớt ạ o_Oo_Oo_O

Chia sẻ trang này