FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

4628 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 20:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38882 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. diquathoigian

    diquathoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    12.503
    Tôi thỉnh thoảng chơi ít FLC chưa bao giờ thua cả....thế mới hài
  2. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    FLC vốn dĩ lái cũng có tâm, lên xuống hầu như có nhịp.
    Nhưng dù sao thế là bác cũng may mắn rồi. Chúc mừng bác nha :)
  3. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    TT hôm nay lại đỏ rồi!
  4. MoJiNoCK

    MoJiNoCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2017
    Đã được thích:
    60
    Em thấy nhiều doanh nghiệp than ko có đơn hàng mà bác, khó khăn vẫn còn đó chứ ?
    Cũng muốn tìm cơ hội đầu tư nhưng em không thấy chạy gì cả, em chán cái hàng đứng im lắm rồi
  5. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Bác soi số liệu thống kê sẽ thấy ngay thôi mà.
    Bác xem tin kia ở đâu ấy chứ. từ đầu năm đến giờ là dệt may tử tế rồi
  6. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2
    [​IMG]
    [​IMG]
    ĐHĐCĐ Gemadept: Dự kiến chia cổ tức đặc biệt 85% bằng tiền

    Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, hiện nay hầu hết các đơn vị trong ngành đều mở máy sản xuất như Tổng công ty May Đức Giang, Tổng công ty May Hưng Yên, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, Công ty cổ phần May Nam Định… Các doanh nghiệp dệt may cũng đi vào sản xuất ổn định, số lượng công nhân không biến động so với năm cũ.
    Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, thông tin từ các doanh nghiệp cho thấy về sản xuất năm nay có khả quan hơn năm trước, các doanh nghiệp năm nay có đơn hàng khá ổn định đến hết quý I và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý II.

    Cũng theo ông Trương Văn Cẩm, kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2017, ngay từ những ngày đầu năm, tất cả lao động ngành dệt may đã bắt tay ngay vào lao động sản xuất với khí thế làm việc sôi nổi, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra cho năm 2017.

    Tại Tổng Công ty May 10, hơn 12.000 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty ở các đơn vị thành viên trực thuộc, đóng tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước đã bắt tay ngay vào làm việc. Số lượng công nhân của công ty không biến động so với năm cũ và điều này cho thấy, năm nay sẽ tiếp tục là một năm kinh doanh hiệu quả và ổn định của Tổng công ty.

    Năm nay, May 10 quyết tâm doanh thu đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận 62,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 7,3 triệu đồng/người/tháng, chia cổ tức 15% trở lên.

    Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đánh giá cao những kết quả đạt được cũng như đóng góp của Tổng Công ty May 10 đối với sự phát triển kinh tế cũng như công tác an sinh xã hội trong nhiều năm qua. Đặc biệt năm 2016, trong tình hình kinh tế khó khăn, nhưng May 10 vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định và cải thiện hơn cuộc sống cho người lao động. Với những kết quả đạt được, May 10 là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành dệt may.

    Hòa chung khí thế ra ra quân của người lao động trong ngành dệt may, tất cả cán bộ công nhân viên Nhà Máy Sợi Vinatex Nam Định đã có mặt đông đủ ngay từ ngày làm việc đầu tiên với khí thế hết sức sôi động và khẩn trương.

    Ông Lê Tiến Trường cũng đánh giá cao những nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên công ty; trong đó có đội ngũ lãnh đạo trẻ, có trình độ chuyên môn và đầy nhiệt huyết. Đội ngũ này đã đưa Nhà Máy Sợi Vinatex Nam Định vượt qua những khó khăn, thử thách trong năm 2016 và trong năm 2017, Nhà máy sẽ nỗ lực hơn nữa để hoàn thành kế hoạch được giao.

    Còn tại Công ty cổ phần May Nam Định (Nagaco), ông Phạm Minh Đức, Giám đốc công ty cho biết, năm 2016, mặc dù ngành dệt may phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn ổn định sản xuất và hoàn thành kế hoạch được giao. Hiện tại, công ty đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 6/2017 và nhiều xí nghiệp có đơn hàng đủ cả năm 2017.

    Chính vì vậy, ngay trong ngày làm việc đầu tiên, công ty đã phát động phong trào thi đua lao động sản xuất đến toàn bộ cán bộ công nhân viên để hoàn thành các kế hoạch năm 2017.

    Năm 2016, thị trường dệt may thế giới có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của ngành dệt may nhưng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống, Tổng công ty May Đức Giang đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra với doanh thu đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, Tổng công ty phấn đấu giữ chỉ tiêu tăng trưởng 10%.

    Ông Hoàng Vệ Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty may Đức Giang cho biết, để hoàn thành mục tiêu trên, Tổng Công ty đã đặt ra 6 nhóm giải pháp gồm: tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại và tăng cường làm hàng FOB, ODM và tập trung vào những sản phẩm trọng tâm; tiếp tục mở rộng thị trường nội địa và phát triển các hệ thống phân phối.

    Đồng thời, đầu tư mở rộng đi vào chiều sâu; tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với các đơn hàng mới. Ngoài ra, tiết kiệm chi phí, tăng quy mô và năng suất lao động./.
  7. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Sắp hoạt động rồi!
  8. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Ngành Dệt may hướng tới thị trường 'nội': Bằng sản phẩm mũi nhọn
    21/05/2017 04:34 CH

    Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt, đơn hàng sụt giảm thì thị trường "nội" với mức tiêu thụ tăng trung bình 10-15% đang là mục tiêu được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hướng tới. Tuy nhiên, hiện nay, quy mô thị trường "nội" nhỏ hơn nhiều so với năng lực của ngành nên để tháo gỡ “nút thắt”, doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang tập trung vào sản phẩm mũi nhọn.

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành Dệt May Việt Nam / Xuất khẩu dệt may sang Mỹ vẫn đứng số 1 toàn thị trường
    [​IMG]

    Sản xuất tại Tổng công ty May 10. Ảnh: Viết Thành

    Quy mô nhỏ so với năng lực

    Báo cáo của Tập đoàn Dệt may (DM) Việt Nam cho thấy, ngành DM đang bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, dẫn đến lượng đơn hàng giảm đi. Nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết thời gian qua, nhưng thực tế doanh nghiệp (DN) trong nước chưa thể tận dụng được lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu. Đáng chú ý, từ cuối năm 2016, nhiều đơn hàng của Việt Nam đã bị dịch chuyển sang một số nước cùng sản xuất hàng DM như Campuchia, Myanmar, Bangladesh…, kéo theo những áp lực về việc tìm khách hàng của DN Việt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nguyệt Hùng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, DN buộc phải ký đơn giá thấp hơn, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe về chất lượng của khách hàng...

    Nhìn lại kim ngạch xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt 28,2 tỷ USD, thấp hơn 1,7 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm, ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn DM Việt Nam cho biết, tăng trưởng 5,2% của năm 2016 là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay của ngành DM Việt Nam. Dự báo, năm 2017 áp lực cạnh tranh của ngành DM trong nước sẽ còn lớn hơn. Đáng chú ý, trong khi năng lực xuất khẩu của Trung Quốc lên tới 260 tỷ USD, thì thị trường nội địa của họ còn lớn hơn khi đạt con số 270 tỷ USD; Ấn Độ có thị trường nội địa lớn gấp 3 lần xuất khẩu; Indonesia có thị trường nội địa lớn gấp 2 lần xuất khẩu…

    Như vậy, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, các nước này vẫn có cơ sở để lui về phát triển thị trường nội địa. Trong khi đó, thị trường "nội" với quy mô 4,5 tỷ USD của Việt Nam là quá nhỏ so với năng lực sản xuất đã lên tới 35 tỷ USD của ngành. Điều này gây thế mất cân bằng cho hoạt động xuất khẩu. Theo ông Lê Tiến Trường, một thực tế nữa khiến thị trường "nội" chưa là điểm tựa vững chắc cho ngành DM Việt Nam, đó là tại khu vực nông thôn, các sản phẩm DM Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu không rõ nguồn gốc, trong khi ở đô thị, sản phẩm của DN “nội” còn phải chạy đua về thị phần với hàng hóa nhập khẩu từ khu vực ASEAN.

    Tập trung vào mũi nhọn

    Những khó khăn trên cho thấy, ngành DM cần có mũi nhọn nhất định trong việc duy trì thị trường "nội". Mũi nhọn mà ngành DM hướng đến là tập trung vào những DN có thị phần tốt ở thị trường trong nước, thúc đẩy DN tăng quy mô để giảm giá thành và phương án sử dụng chung hệ thống phân phối nhằm khai thác tối đa hiệu suất tài sản cố định. Chẳng hạn, hệ thống phân phối của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chỉ có quần áo, nhưng có tới 3.000 cửa hàng trên cả nước, do đó phương án sử dụng chung hệ thống phân phối các sản phẩm bổ sung, không cạnh tranh nhau như đồ lót, chăn ga của các thương hiệu khác... là lựa chọn hợp lý.

    Có thể thấy, những năm gần đây các DN DM Việt Nam đã chuyển hướng tích cực sang phát triển thị trường "nội", đặc biệt là phân khúc quần áo đồng phục và bảo hộ lao động. Những DN tiên phong tìm hướng đi mới và được người tiêu dùng "định vị" phải kể đến các thương hiệu như: Việt Tiến, May 10, Đức Giang… Điển hình như, Tổng công ty May 10 khá thành công trên thị trường nội địa với các dòng sản phẩm như May 10 M Series, May 10 Expert, May 10 Classic, Eternity GrusZ…

    Các sản phẩm mang thương hiệu May 10 hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Ngoài các sản phẩm truyền thống phục vụ chủ yếu phân khúc thị trường phổ thông và thu nhập trung bình khá, May 10 còn cho ra mắt dòng thời trang cao cấp phục vụ tầng lớp trung lưu, doanh nhân và giới văn nghệ sĩ… Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến đã thâm nhập vào lĩnh vực đồng phục y tế, đồng phục học sinh, một số ngành giao thông, xây dựng, ngân hàng… Tổng công ty May Đức Giang sản xuất quần áo đồng phục và bảo hộ lao động cho một số khách hàng lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Vận tải Hà Nội…

    Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn DM Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đức Giang cho biết, coi trọng thị trường "nội" chính là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu, vì làm tốt thị trường trong nước DN sẽ xây dựng được thương hiệu của riêng mình, có giá trị gia tăng. Hơn nữa, chúng ta đang ở thời điểm thuận lợi để tập trung vào thị trường trong nước vì người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sản phẩm "Made in Vietnam".

    Theo Tập đoàn DM Việt Nam, với tổng cầu trong nước lên tới khoảng 40 triệu bộ quần áo/năm, Tập đoàn đang xây dựng lộ trình nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa và thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong điều kiện kinh tế thế giới còn khó khăn, đơn hàng xuất khẩu giảm thì việc xây dựng chỗ dựa vững chắc tại thị trường nội địa là chiến lược quan trọng đối với các DN DM.
    --- Gộp bài viết, 26/05/2017, Bài cũ: 26/05/2017 ---
    Câu chuyện nâng tỷ lệ nội địa hóa, tăng mức độ nội địa hóa!
    Vải may là yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguyên phụ liệu ngành may, và nguyên phụ liệu nếu được tính là nội địa thì phải bắt nguồn từ sợi vải
    Thật tuyệt vời cho FTM
  9. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    tin rành rành như thế này thì 1 tháng nữa thôi 30x
  10. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Vinatex được vinh danh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam năm 2017”
    (Lượt xem:590)
    Tối 20/5/2017, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô đã diễn ra Chương trình “Vinh quang Việt Nam năm 2017” với chủ đề “Dấu ấn 30 năm đổi mới”. Trước đó, chiều 20/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật 30 đại biểu đại diện các tập thể, cá nhân được tôn vinh.
    [​IMG]

    Chương trình được tổ chức nhằm vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm đổi mới. Từ 183 hồ sơ giới thiệu của các cá nhân, tập thể đại diện các tỉnh, thành phố và 15 bộ, ngành, đoàn thể trung ương, qua 5 vòng thẩm định xem xét kỹ lưỡng, Hội đồng bình chọn bỏ phiếu kín thống nhất lựa chọn 12 tập thể, 18 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hành trình 30 năm đổi mới của đất nước do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần quan trọng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) với thành tích đưa thương hiệu Việt Nam đến các thị trường trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu đạt gần 30 tỷ USD (đứng thứ 4 trong các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới), giải quyết việc làm cho 2,5 triệu lao động, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước đã vinh dự là 1 trong 30 tập thể, cá nhân được tôn vinh lần này.

    [​IMG]
    Phát biểu tại Chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các tập thể, cá nhân được vinh danh đều là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần lao động năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, giành thành tích cao trong lĩnh vực hoạt động, công tác của mình. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia ở khu vực và trên thế giới. Không chỉ có 30 tập thể, cá nhân được vinh danh hôm nay, chúng ta còn có hàng ngàn, hàng vạn tấm gương tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Mỗi người dân Việt Nam đều góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.Trong thời gian tới, các tập thể, cá nhân được vinh danh lần này cần tiếp tục phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, chủ động, sáng tạo, giữ vững thương hiệu, uy tín trên thương trường, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chia sẻ trang này