FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

2582 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 05:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38904 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Thanh khoản chưa cao nên đánh thế này chỉ để tạo nến thôi, Cho kỹ thuật vào soi cho đẹp :D
  2. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Theo như gia cát dự của em thì với FTM, các bác có thể không bán đúng đỉnh nhưng mua ở vùng này thì chắc chắn là bắt đúng đáy rồi đó. AHIHIHI
  3. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Từ nay tu, theo hàng cb và tránh xa QC.
    Hôm qua vào được ít dưới 12, bình quân giá thấp rồi
  4. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
  5. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
  6. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Tạo nến xong chưa? Hôm nay chạy thôi nhể!!!!
  7. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    TPP “dệt” thêm hy vọng cho ngành dệt may
    28/05/2017 03:15 CH

    Cổ phiếu ngành dệt may đã đổi chiều tăng mạnh trước thông tin về khả năng “sống lại” của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau gần 1 năm lo ngại hiệp định này “chết yểu”.


    Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thêm nguồn nguyên phụ liệu / 'Lối mở' cho dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường EU
    TPP “hồi sinh”?

    Từng được đánh giá là ngành hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP, tuy nhiên việc Mỹ bất ngờ tuyên bố rút khỏi TPP sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử khiến cho hiệp định này bị đình trệ, kỳ vọng trở thành nỗi thất vọng của ngành dệt may.

    Năm 2016 có thể nói là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may trong 10 năm trở lại đây, giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ảm đạm kéo theo giá cổ phiếu giảm sâu.

    Việc đàm phán TPP bị thất bại khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất cao hơn các nước khác. Tại thị trường châu Âu, Việt Nam phải chịu mức thuế suất từ 9-12% nhưng các nước khác như Campuchia, Lào hay Bangladesh là 0%.

    Điều đáng nói, trong năm 2016, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 43% kim ngạch, đặc biệt, thị trường này hàng năm tiếp tục gia tăng thị phần.

    Bước sang năm 2017, nhiều chuyên gia cho rằng khó khăn đối với ngành dệt may vẫn còn. Tuy nhiên, mới đây truyền thông trong nước đã trích dẫn nhận định từ tạp chí The Economist về khả năng “sống lại” của hiệp định TPP. Theo đó, 11 nước trong TPP không bao gồm Mỹ sẽ một lần nữa họp tại Hà Nội, trong cuộc họp mà Economist nhận định là có thể giúp hồi sinh TPP.

    Dù hiện tại vẫn chưa thể hy vọng nhiều vào sự kiện này, tuy nhiên thị trường đã có phản ứng tích cực trước thông tin trên. Hầu hết các cổ phiếu tiềm năng trong nhóm cổ phiếu dệt may đã tăng mạnh, trong 10 mã thì đến 8 mã tăng. Tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 5 là cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG từ mức 12.800 đồng/cổ phiếu lên 15.500 đồng/cổ phiếu (15/5), tương ứng tăng 21%. Cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 nhưng lại được quan tâm nhiều nhất từ nhà đầu tư là TCM của CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công với mức tăng từ 25.200 đồng/cổ phiếu lên 29.650 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 17,66%. Ngoài ra, cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng nhẹ 1,6%.

    Ngoài việc tác động từ thông tin TPP, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này tăng mạnh nhờ có những thay đổi trong hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cụ thể, đối với TCM việc nhà máy số 1 Vĩnh Long đã đạt điểm hòa vốn trong quý 1/2017 và doanh nghiệp này đang tái cơ cấu lại các khoản đầu tư của mình, thoái vốn khỏi những mảng hoạt động kém hiệu quả và tập trung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cốt lõi cũng như dự án TC Tower. Riêng trong năm 2016, TCM đã hoàn thiện nâng công suất mảng vải lên hơn 40%.

    Trong khi đó, VGT có kế hoạch nâng tỷ lệ hoạt động sản xuất tự thiết kế (ODM) từ 8% năm 2016 lên 20% trước năm 2020 (biên gộp của ODM có thể lên đến 30%). Ngoài ra, TNG cũng đang tích cực phát triển thương hiệu TNG Fashion.

    Và động thái nới room của các doanh nghiệp dệt may cũng thu hút thêm dòng tiền khối ngoại. Trong năm 2016, hai doanh nghiệp CTCP Everpia Việt Nam (EVE) và CTCP Mirae (KMR) đã hoàn tất nâng room sở hữu nước ngoài lên 100%. TNG cũng đã được cổ đông thông qua phương án nới room ở ĐHCĐ 2016. Một số doanh nghiệp còn lại như TCM đã có một số động thái chuẩn bị cho kế hoạch này trong năm nay.

    [​IMG]

    Cổ phiếu ngành dệt may tăng trở lại sau thông tin Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể “hồi sinh”. Ảnh: Ánh Hoa

    Những “nút thắt” chưa được tháo gỡ!

    Hiện tại, khả năng hồi sinh của TPP chưa rõ ràng, dù giá cổ phiếu ngành dệt may có sự khởi sắc hơn. Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của các chuyên viên ngành dệt may nếu TPP “hồi sinh” mà không có Mỹ thì vẫn gặp nhiều khó khăn do đây là thị trường đóng góp lớn nhất vào kinh ngạch xuất khẩu ngành với 43%.

    Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, TPP không phải là tất cả, bởi ngoài TPP còn có Hiệp định thương mại tự do với các nước châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ đầu năm 2018, kỳ vọng hỗ trợ kim ngạch xuất khẩu sang EU và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vải. EU là bạn hàng lớn thứ 2 sau Mỹ, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức 13% trong 2 năm gần đây. Ngoài việc thúc đẩy giao thương, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi sẽ là động lực để các doanh nghiệp trong ngành tháo “nút thắt cổ chai” ở khâu sản xuất vải của các doanh nghiệp Việt Nam.

    Các hiệp định thương mại tự do khác với Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) có hiệu lực từ ngày 5/10/2016 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang trong quá trình đàm phán sẽ góp phần tăng trưởng của ngành dệt may. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), VN-EAEU FTA có thể giúp kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng 50% trong năm 2017 và xấp xỉ 20%/năm trong giai đoạn 2018-2022. Tuy nhiên, nhận định từ chuyên viên của CTCP Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, thị trường này chỉ chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam nên đóng góp từ diệp định này không lớn. Về dài hạn, cả 2 hiệp định này khó có thể hỗ trợ ngành dệt may phát triển theo chiều sâu khi các quy tắc xuất xứ của VN-EAEU FTA khá “dễ tính” từ cắt và may, Việt Nam vốn đã phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu của một số quốc gia lớn trong RCEP.

    Năm qua, khó khăn cho ngành dệt may chủ yếu đến từ khó khăn của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và các nước trong khối EU. Bên cạnh đó, các đơn hàng đã dịch chuyển một phần sang các nước lân cận là Campuchia và Bangladesh. Đồng thời sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng cao.

    Riêng sự khó khăn còn nằm ở ngành như hoạt động gia công may mặc đơn giản còn chiếm tỷ lệ cao xấp xỉ 70% và “nút thắt cổ chai” ở khâu xuất khẩu vải. Đặc biệt, các doanh nghiệp lại thiếu động lực cải thiện trước nguy cơ đổ vỡ của TPP. Do vậy, TPP vẫn là “pháo cứu sinh” tốt nhất cho ngành dệt may, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần tự cải thiện mình để phát triển bằng cách đầu tư nhà máy, nâng cao năng lực sản xuất để giảm tỷ lệ gia công may mặc đơn giản hay tháo gỡ “nút thắt” ở khâu xuất khẩu vải.
    --- Gộp bài viết, 05/06/2017, Bài cũ: 05/06/2017 ---
    Hội làm may thì không ăn thua rồi
    STK giờ dệt sợi hóa học, ít được ưa chuộng. Với các FTA mà VN đang ký kết, các thị trường lớn và giàu có như vậy, theo các bác người ta có dùng vải hóa học sợi nhựa tái chế để mặc không? thế nên mặc dù rất khôn ngoan nhưng vẫn phải ngủm thôi
    có FTM làm sợi cotton ngon quá đi mà không thấy có trong danh sách =))
  8. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Bác nói quá chuẩn. Giờ sợi trên sàn chỉ có mỗi FTM là một kiểu riêng này thôi. Có thằng TCM cũng có một ít dệt sợi cotton đó
  9. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    ► CÁC NHÀ ĐÀM PHÁN TPP SẼ NHÓM HỌP VÀO GIỮA THÁNG 7 TẠI NHẬT BẢN.

    Các nhà đàm phán chủ chốt của 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự định nhóm họp vào giữa tháng Bảy này tại Hakone, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản), để thảo luận về tương lai của TPP không có sự góp mặt của Mỹ. Thông tin trên được đưa ra sau khi bộ trưởng thương mại 11 nước tham gia TPP ngày 21/5 đã nhất trí hoàn tất công việc chuẩn bị nhằm thúc đẩy Hiệp định. Vào tháng 11 tới, các quan chức của 11 nước tham gia TPP sẽ họp bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra tại Việt Nam . Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút Mỹ ra khỏi TPP sau khi ông lên nắm quyền vào tháng 1/2017, 11 quốc gia tham gia TPP còn lại đến nay chưa thống nhất quan điểm với nhau về việc liệu có thể tiếp tục thực hiện TPP mà không có Mỹ hay không. Nhật Bản, cùng với Australia và New Zealand, muốn thúc đẩy thực hiện sớm Hiệp định. Theo các quy định hiện hành, để TPP có hiệu lực đòi hỏi sự phê chuẩn của các nước chiếm tới 85% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của 12 nước thành viên ban đầu, trong đó có Mỹ. Tuy vậy, việc Mỹ - chiếm tới 60% GDP của tất cả 12 nước tham gia TPP - rút khỏi hiệp định đã làm cho tiến trình thực hiện TPP bị đình lại./. (Nguồn: Vietnamplus)

    ► KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-NHẬT BẢN TIẾP TỤC TĂNG.
    Thị trường Nhật Bản tiếp tục là bạn hàng lớn của Việt Nam và là một trong những thị trường “dễ tính” nhất trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan từ nước này. Kim ngạch thương mại tăng 16% Báo cáo của Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, 4 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 10,1 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,061 tỷ USD, tăng 16,9%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 5,062 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản đạt 29,6 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2015. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản đều có xu hướng tăng. Cụ thể, hàng dệt may đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,5 tỷ USD, tăng 10,9%; hàng thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; giầy dép các loại đạt 674,8 triệu USD, tăng 12,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 654 triệu USD, tăng 25,1% so với năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2016 đạt 15 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2015. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 2,8 tỷ USD, tăng 23,7%); linh kiện, phụ tùng ô tô (788 triệu USD, tăng 6,3%); sản phẩm từ chất dẻo (660 triệu USD, tăng 4%); vải các loại (637 triệu USD, tăng 12,3%). Hai hiệp định thương mại lớn Hiện Việt Nam đang có hai hiệp định thương mại (FTA) lớn với Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). AJCEP có hiệu lực vào tháng 10/2010. Theo đó, năm 2016 Việt Nam đưa 2.880 số dòng thuế về thuế suất 0% (tương đương 30% tổng biểu thuế). Năm 2018 Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan với 62,2% số dòng thuế, tập trung vào các mặt hàng như hóa chất, máy móc, dụng cụ, thiết bị, máy tính, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm tân dược...

    Đến cuối lộ trình vào năm 2025 Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 26,4% số dòng thuế áp dụng với các mặt hàng ô tô nguyên chiếc, phụ tùng linh kiện, máy móc thiết bị… Về phía Nhật Bản, tính tới năm 2016, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 7.503 dòng thuế (khoảng 80%), trong đó có 817 dòng thuế sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2023 sẽ có 1.100 dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ. Các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam phần lớn được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cuối năm 2023, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan với 96,45% tổng số các dòng thuế với các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam như: Nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ… VJEPA có hiệu lực từ 1/10/2009. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế. Đến năm 2019 con số này sẽ là 40,3%. Tính đến cuối năm 2016, tổng số dòng thuế về 0% trong hiệp định VJEPA của Việt Nam là 3.234 trên tổng số 9.487 dòng thuế, chiếm 34%. Tỷ lệ này tương ứng lần lượt là 37%, 38% và 43% trong 3 năm tiếp theo. (Trích nguồn: Báo Chính phủ)
    --- Gộp bài viết, 05/06/2017, Bài cũ: 05/06/2017 ---
    Vẫn là những cái lâu nay nói thôi. Tin chính phủ, ngon lành luôn nhé!
  10. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    TN của bác @MrPretender bị làm sao thế kia???????????
    --- Gộp bài viết, 05/06/2017, Bài cũ: 05/06/2017 ---
    TN của bác @MrPretender bị làm sao thế kia???????????

Chia sẻ trang này