FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

4363 người đang online, trong đó có 486 thành viên. 10:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38914 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Đơn giản là có mối kiếm lời rồi :D
  2. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Nhật Bản phát triển mạnh mẽ ở mảng hàng tiêu dùng và rô bốt, hàng tiêu dùng NB được đặc biệt ưa chuộng tại các nước trên thế giới (ví dụ là VN đi) vì sản phẩm mang tính thiết thực cao, chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe, đặc biệt tốt với trẻ em. Mặt hàng sữa và Bỉm của NB cũng đặc biệt được ưa chuộng vì Nhật vốn là quốc gia đặc biệt quan tâm đến sự phát triển thể lực, tầm vóc cũng như trí lực của trẻ.

    Mặt ngược lại, NB vốn là nước có thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, cơ cấu dân số già, do đó tham gia vào TPP Nhật sẽ tận dụng được các nguồn nhập khẩu giá rẻ từ các nước. Dệt may từ VN vì có lao động giá rẻ nên cũng là một mục tiêu mà anh Abe nhắm tới
    --- Gộp bài viết, 26/04/2017, Bài cũ: 26/04/2017 ---
    Đầy đủ chưa nhỉ?
  3. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    hiện tại nguyên liệu cho dệt may là rất thiếu hầu như là nhập khẩu, cho nên thị phần FTM lớn chả sợ gì
  4. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Không những với VN, Nhật bửn còn muốn làm ăn với Tung Của nữa. Tài nguyên, lao động,... cái gì TQ chả có :))
  5. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    Nếu nhắm vào tài nguyên thì VN vẫn tiện hơn bác ạ, vì quy mô khai thác ở VN vẫn lớn, trữ lượng quặng có khả năng xuất khẩu. TQ giờ nó khôn lắm, không xuất khẩu và khai thác tài nguyên nữa rồi. Bjo nó còn đẩy mạnh đi nhập khẩu của các nước láng giềng về tích trữ cho nó nữa đấy. ví dụ như vụ nhập than ở VN chẳng hạn
  6. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Hay quá. Nhưng dù thế nào thì dệt vẫn ngon nhể :D :D
  7. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Tại sao Nhật Bản nóng lòng với TPP?
    Chia sẻ
    >> Ông Trump tuyên bố sẽ rút khỏi TPP ngay ngày nhậm chức
    >> Chính quyền Obama từ bỏ nỗ lực thông qua TPP trước khi hết nhiệm kỳ[/paste:font]


    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters)
    Tại Tokyo, Liên minh cầm quyền của Nhật Bản vừa quyết định kéo dài kỳ họp Quốc hội hiện nay thêm nửa tháng, một phần vì đảng cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn còn hy vọng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cùng lúc, tại Washington, Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ Kenichiro Sasae tuyên bố sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống đắc cử Donald Trump đảo ngược cam kết rút Mỹ ra khỏi TPP.

    Lợi ích chiến lược

    Ông Abe từng ca ngợi TPP là "một chính sách nhìn xa trông rộng”, trong đó cho phép tất cả các nước tham gia chia sẻ các giá trị và cố gắng xây dựng một khu vực kinh tế tự do và công bằng.

    TPP ngay từ khi bắt đầu hình thành đã được xác định rất thận trọng về quy mô và tầm vóc. TPP bao trùm 40% kinh tế toàn cầu, sẽ xoá bỏ hầu hết các loại thuế và các rào cản thương mại khác trong khối 12 nước - bao gồm cả Canada, Australia, New Zealand, Singapore và một số nước thành viên khác ở châu Mỹ. Hiệp định cũng bao gồm các điều luật về quyền của người lao động và môi trường làm việc.

    TPP là trọng tâm của chiến lược "tái cân bằng" của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang châu Á, vì nó sẽ cho phép Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ thiết lập các "luật lưu thông" cho thương mại tự do và công bằng trong các khu vực kinh tế năng động nhất thế giới này.

    Theo Diplomat, gần đây, Trung Quốc xúc tiến xây dựng các thể chế tài chính, trong đó phải kể đến Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) - động thái khiến Mỹ và Nhật Bản lo ngại. Họ sợ những lựa chọn thay thế này của Trung Quốc có thể làm mờ nhạt đi tính minh bạch, quyền của người lao động và các tiêu chuẩn môi trường mà hai nước này đã nỗ lực tạo ra thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

    Thay vì một lần nữa thụt lùi, Nhật Bản và Mỹ thời Tổng thống Barack Obama nhận ra rằng, cần phải dẫn trước trong cuộc chơi này.

    Tuy nhiên, TPP và những mục tiêu của TPP không còn được "đặt trên bàn" kể từ ngày 8/11 vừa qua, sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử.

    Stratfor cho rằng việc Nhật Bản nỗ lực hồi sinh TPP còn với mong muốn giúp nước này nâng cao vị thế trước Trung Quốc khi bước vào các cuộc đàm phán về việc hình thành một nhóm thương mại Đông Á, được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ngay sau khi có kết quả bầu tổng thống Mỹ, Trung Quốc đã thông báo về ý định thúc đẩy cuộc thương lượng cho đến nay vẫn diễn tiến rất chậm chạp.

    Lợi ích cụ thể

    Theo Diplomat, ngoài các lợi ích chiến lược và phi vật thể, Nhật Bản cũng có những lợi ích cụ thể từ TPP.

    Trước hết, các quy định đối với công ty nước ngoài tham gia thị trường sẽ được nới lỏng, và điều này sẽ mang lại những cơ hội mới cho các công ty Nhật Bản mở rộng hoạt động ở nước ngoài.

    Thứ hai, ngành công nghiệp ô tô sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế đối với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, họ sẽ được phép mua thêm các linh kiện cho sản phẩm của mình từ châu Á, trong đó đáng kể là từ các nước không thuộc TPP. Có thể mua các phụ tùng rẻ hơn từ các nước như Trung Quốc, và sau đó bán xe với mức thuế quan được cắt giảm sang những thị trường như Mỹ rất có lợi cho ngành ôtô Nhật Bản.

    Thứ ba, giảm thuế quan với các sản phẩm nông sản, sản phẩm từ sữa và các sản phẩm khác sẽ giúp giảm chi phí cho những mặt hàng này khi đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Mặc dù mức thuế quan đối với các mặt hàng nông sản như vậy chỉ giảm chứ không được bãi bỏ, nhưng TPP vẫn có thể vấp phải sự phản đối của những người nông dân cho rằng sản phẩm của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu rẻ hơn.

    Thứ tư, hoàn thành các cuộc đàm phán TPP sẽ mang đến cho Nhật Bản đòn bẩy để nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại với các nước khác. Ví dụ, các cuộc đàm phán của Nhật Bản với EU có thể được tăng tốc vì bản thân EU cũng mong muốn không bị gạt ra ngoài rìa.

    Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với một số khó khăn trong việc phê chuẩn TPP. Theo Thời báo phố Wall, các đảng đối lập cho rằng ông Abe đang đi quá nhanh trong tiến trình phê chuẩn. Tuy nhiên, TPP có thể sẽ được thông qua tại Nhật Bản vì đảng của Thủ tướng Abe kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện và Hạ viện đã thông qua TPP hồi tháng trước.

    Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 21/11 tuyên bố ông sẽ ban hành chỉ thị rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày nhậm chức 20/1 tới. Ông cũng cho biết chính quyền của ông dự định sẽ thiết lập các hiệp định thương mại song phương khác công bằng hơn nhằm giúp đưa việc làm trở lại nước Mỹ.

    TPP là hiệp định thương mại lớn nhất hơn 1 thập niên qua giữa 12 quốc gia chiếm hơn 40% GDP toàn cầu.
  8. Black_Money

    Black_Money Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/01/2017
    Đã được thích:
    380
    À há, còn ngành ô tô nữa
  9. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    TPP thực chất chỉ có Mỹ muốn rút chân thôi, không có Mỹ thì Nhật sẽ thay thế làm nước chủ đạo, ngành dệt được hưởng lợi thế rất lớn khi TPP ổn định lại
  10. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Dệt may ngon thế này thì TCM là ngon nhất rồi. Vừa sợi, vừa dệt, vừa may :D trúng miếng nào nó chả ăn ngon

Chia sẻ trang này