FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

3744 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 13:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43712 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Xuất khẩu dệt may năm nay có thể đạt quá mức kì vọng 35 tỉ USD đấy các bác ạ. Các tin tốt về ngành đều ra hết rồi. Giờ đánh theo tín hiệu các dòng penny với mid thôi, chứ bluechips ăn không nổi nữa rồi
  2. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Trong lúc chờ dệt may chạy, các bác ngó thêm 1 số mã đang được hô hào như DST, VRE, GMD.
    Hôm qua có CRE của CENLand mới lên sàn, có bác nào múc thử 1 ít chưa?
  3. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Dệt thì cũng là một khâu trong chuỗi giá trị dệt may nhé (sợi - dệt - nhuộm - vải). Các sản phẩm may mặc đẩy mạnh nhu cầu thì kéo theo nhu cầu từ sợi tăng cao chứ doanh nghiệp dệt nào ở đây thế
    Phonglan423duongnguyen2408 thích bài này.
  4. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    CRE của shark Hưng sáng qua chào sàn đã đỏ lòm nhưng có vẻ khá hấp dẫn khi EPS gần 12k, biên ròng 2017 gần 23%, con này chủ yếu mạnh mảnh môi giới như DXG
    Phonglan423 thích bài này.
  5. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    EPS kinh hơn cả DXG, giá tăng giảm chủ yếu vẫn dựa vào kỳ vọng nhà đầu tư. Nhiều nđt chưa nhìn thấy tiềm năng dài hạn của CRE thì đương nhiên cầu auto yếu, giá đỏ
  6. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    EPS gần 12k thì quá cao nhỉ? BĐS bây giờ vẫn là hot, công ty nào cũng phải dính 1 chút BĐS vào thì mới an tâm
  7. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Điểm sáng nhất ở ngành dệt may, với sự dẫn dắt của TCM (+4,1%). Một số cổ phiếu khác trong ngành cũng diễn biến tích cực theo như TNG, VGT, EVE, FTM.
    Thị trường hôm qua đỏ, các mã trên tích cực. Nhất là TCM, chạy vù vù không thấy đâu :D Các mã khác cùng ngành chắc cũng chạy cùng thôi
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    TT hôm nay có phải nhịp hồi nhẹ để rồi lại bị đạp tiếp? mốc 1000 kể ra cũng mong manh nhỉ? lên từng chút 1, mà 4 phiên đã bay 40 điểm rồi!
  9. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Dự là thế bác ạ, em nghĩ đạp xuống chứ cửa lên không có. Để phiên chiều nay xem đạp về bao nhiêu thôi chứ chả hi vọng lên được tầm này :D
  10. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Tập đoàn Dệt may (Vinatex) tăng lãi sau soát xét, song kiểm toán đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh
    07-09-2018 - 08:19 AM | Doanh nghiệp
    [​IMG]
    Kiểm toán có đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh liên quan đến chênh lêch tỷ giá hối đoái cũng như khoản định giá lại đầu tư tài chính tại thời điểm Vinatex chuyển sang hình thức công ty cổ phần (CTCP).


    Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) đã có BCTC bán niên soát xét, trong đó doanh thu Tập đoàn ghi nhận hơn 9.392 tỷ đồng và lãi ròng 279 tỷ đồng; tăng so với báo cáo tự lập trước đó lần lượt ghi nhận 9.386 tỷ đồng và 262 tỷ đồng.

    Nhấn mạnh đến các khoản đánh giá lại

    Tuy nhiên, kiểm toán có đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng như khoản định giá lại đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển sang hình thức công ty cổ phần (CTCP).

    Chi tiết, liên quan đến việc công ty mẹ áp dụng chính sách kế toán liên quan đến việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong việc lập BCTC cho năm kết thúc ngày 31/12/2016 theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính. Chính sách kế toán này vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến BCTC cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 và có một số khác biệt so với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC giữa niên độ.

    Thứ hai, căn cứ vào công văn của Bộ Tài chính (26/11/2015) về việc xử lý tồn tại tài chính tại thời điểm chuyển sang CTCP, Vinatex đã định giá lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán đã xác định trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành CTCP. Đồng thời, ghi nhận khoản phải nộp quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tương ứng với phần giá trị tăng thêm do định giá lại các khoản đầu tư và điều chỉnh lại số liệu kế toán ngày 1/1/2015.

    Tại ngày 30/6/2018, giá trị sổ sách của khoản phải nộp hơn 360 tỷ đồng (vào ngày 1/1/2018 hơn 363 tỷ đồng). Cũng theo công văn trên, Vinatex có nghĩa vụ phải nộp số tiền nói trên về quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày Vinatex lập Báo cáo quyết toán tài chính để chính thức chuyển thành CTCP (trước ngày 31/5/2016).

    Đến ngày 27/4/2016, Vinatex đã gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ trình bày một số vướng mắc mà Tập đoàn gặp phải trong cách thức định giá lại các khoản đầu tư theo các văn bản hướng dẫn có liên quan. Đồng thời, Vinatex đề nghị Thủ tướng chính phủ xem xét cho phép Vinatex được chậm nộp số tiền nói trên đến khi Vinatex bán khoản đầu tư hoặc khi các đơn vị nhận đầu tư phân chia cổ tức cho các cổ đông từ khoản thặng dư đã được dùng để định giá lại các khoản đầu tư, nhưng tối đa không quá 5 năm.

    Xét đề nghị của Vinatex, vào ngày 7/6/2016, Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Vinatex thực hiện tính toán để xác định chính xác các khoản chênh lệch do định giá lại các khoản đầu tư tài chính, trên cơ sở đó xác định số tiền Vinatex phải nộp.

    Tại thời điểm phát hành BCTC hợp nhất giữa niên độ này, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đang tiến hành làm việc với Vinatex theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ. Do đó, giá trị được định giá lại của các khoản đầu tư cũng như khoản phải nộp quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp cũng như thời hạn nộp có thể thay đổi và phụ thuộc vào kết quả làm việc của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

    Ngoại trừ về khoản đầu tư vào Coats Phong Phú

    Chưa kết, kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản đầu tư vào Coats Phong Phú. Đồng thời, đồng thời cũng nhấn mạnh về phải nộp hơn 360 tỷ đồng (giá trị sổ sách 30/06/2018) vào quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

    Cụ thể, kiểm toán cho biết Vinatex đang ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty TNHH Coats Phong Phú (một công ty liên kết của Vinatex) được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ gần 437 tỷ đồng, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 30/6/2018 (tại ngày 1/1/2018 là 353 tỷ đồng).

    Phần sở hữu của Vinatex trong lợi nhuận sau thuế (LNST) cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 của Công ty TNHH Coats Phong Phú hơn 83 tỷ đồng (kỳ 6 tháng kết thúc 30/06/2017 hơn 100 tỷ đồng), đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của VGT cho kỳ 6 tháng kết thúc cùng ngày.

    Đồng thời, kiểm toán không được tiếp cận với các sổ sách và chứng từ kế toán của Công ty TNHH Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này nên không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với những vấn đề trên. Theo đó, kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết điều chỉnh các số liệu trên hay không.


    Trước đó, tại báo cáo soát xét và báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán về BCTC hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2017 và BCTC hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31/12/2017, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận và ý kiến ngoại trừ liên quan đến những vấn đề trên.

    Giải trình, Vinatex cho biết Công ty TNHH Coats Phong Phú (Coats Phong Phú ) là công ty liên kết của Tổng CTCP Phong Phú (công ty con của Vinatex). Trong đó, Tổng CTCP Phong Phú sở hữu 35% vốn điều lệ. Khi hợp nhất BCTC, Vinatex ghi nhận khoản đầu tư vào Coats Phong Phú theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ 437 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 30/6/2018 (tại ngày 1/1/2018 là 353 tỷ đồng).

    Phần sở hữu của Vinatex trong LNST cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2018 của Coats Phong Phú là 83 tỷ đồng (kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2017 là 100 tỷ đồng), đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinatex cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày cùng ngày.

    Do mức độ ảnh hưởng trọng yếu của Coats Phong Phú đến BCTC hợp nhất của Vinatex nên Vinatex đã đề nghị Tổng CTCP Phong Phú và Coats Phong Phú cho phép đơn vị kiểm toán KPMG soát xét các tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán BCTC cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 của Coats Phong Phú.

    Tuy nhiên, đến ngày 29/08/2018 là thời điểm phát hành báo cáo soát xét bán niên 2018 của VGT theo hạn định, KPMG vẫn chưa tiếp cận được các sổ sách và chứng từ kế toán của Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này. Do không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với khoản đầu tư vào Coats Phong Phú, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về các ảnh hưởng có thể có của Coats Phong Phú đến BCTC hợp nhất cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 của Vinatex.
    => LNST cũng kinh khủng, nhưng cũng có vẻ đằng sau đó vẫn là những câu chuyện cần để tâm!
    MinhQuan1985 thích bài này.

Chia sẻ trang này