1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5305 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 12:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43998 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    9 tháng đầu năm VGC đạt lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty ước đạt 754,6 tỷ đồng, thực hiện hơn 79% kế hoạch. Khả năng cao VGC hoàn thành kế hoạch, cộng thêm game chuyển sàn thì anh em vào múc mạnh
  2. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Cả thị trường đỏ, FTM là 1 trong những mã hiếm hoi còn xanh. Không biết có phải nhà cái đánh FTM ngược thị trường không đây
  3. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Khó khăn chồng khó khăn
    Dệt may, da giày Việt Nam: Làm sao tránh thành "trạm trung chuyển" hàng Trung Quốc?
    Khó khăn ấy không chỉ đến từ khách quan mà còn từ thực tại nội lực doanh nghiệp.

    Cẩn trọng với gian lận xuất xứ

    Các chuyên gia cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động và làm giảm thương mại toàn cầu trong dài hạn. Vì cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều là đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Việt Nam nên cuộc chiến này tác động không nhỏ đến Việt Nam.

    Chia sẻ tại tọa đàm do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức ngày 28/9, TS. Vũ Thành Tự Anh - thành viên Nhóm chuyên gia kinh tế của Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu của khối doanh nghiệp nước ngoài trên 70% nên dễ bị tổn thương trong cuộc chiến này. Vì vậy, nền kinh tế cần phải tái cơ cấu, hạn chế dần phụ thuộc vào nước ngoài mà phải coi nội lực là chính. Đặc biệt, cần nuôi dưỡng sức cầu trong nước, đồng hành với doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn bởi đó là nhân tố thúc đẩy lực cầu trong nước đi lên.

    Cùng nhận định này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, tác động của cuộc chiến này có thể làm chao đảo dòng đầu tư vào Việt Nam. "Đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng nhưng không loại trừ có những đầu tư không mong muốn", bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

    Theo các chuyên gia, một vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm là xuất xứ nguyên liệu. Mỹ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và không loại trừ có khả năng Mỹ có động thái hạn chế các sản phẩm sản xuất ở nước khác có nguồn gốc nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Khi đó sẽ rất bất lợi với ngành dệt may vốn nhập rất nhiều nguyên liệu từ nước này.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, để đối phó với những khó khăn khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu, không loại trừ tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng bán thành phẩm sang Việt Nam gia công hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt rồi gắn nhãn mác của Việt Nam để xuất khẩu. Khi lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt còn chịu rủi ro vì Mỹ sẽ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và áp thuế bổ sung nếu sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc. Và hàng may mặc Việt Nam sẽ là đối tượng được đưa vào tầm ngắm soát xét nhiều nhất vì Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc.

    Do vậy, doanh nghiệp phải tự thân vận động, tìm hiểu quy tắc xuất xứ để đáp ứng được tiêu chí hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Quan trọng hơn, doanh nghiệp nên tăng cường chuyển hướng sử dụng nguyên liệu trong nước và các nước khác thay vì chủ yếu dựa vào nguồn từ Trung Quốc.

    Cần củng cố nội lực

    Ông Nguyễn Bình An - Tổng thư ký Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết, tỷ trọng xuất khẩu giữa doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp FDI cũng đang có sự thay đổi và dịch chuyển lớn. Cụ thể, giai đoạn năm 2000 - 2005, tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp vốn trong nước là 60% và doanh nghiệp FDI là 40%. Thế nhưng hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp vốn trong nước chỉ còn 30% và doanh nghiệp FDI là 70%, và có khả năng tỷ lệ này sẽ là 20% và 80% trong thời gian tới.

    Cùng với đó, hàng dệt may xuất đi phần nhiều là gia công đơn thuần (CMT). Các doanh nghiệp dệt may FDI "lấn át" doanh nghiệp nội do doanh nghiệp FDI có nhiều tiềm lực sẵn có tốt hơn như thị trường, nhân lực, đào tạo, công nghệ, nguồn nguyên liệu... Các doanh nghiệp FDI mang những lợi thế từ đất nước của mình để sang Việt Nam tận dụng nguồn lao động giá rẻ hơn, giá đất tốt và điều kiện về môi trường chưa siết chặt như các quốc gia phát triển.

    Ngành da giày cũng thế, thời điểm trước năm 2010, tăng trưởng của ngành là 15 - 21%. Thế nhưng, hiện nay tăng trưởng trung bình chỉ còn 10 - 12%.

    Bất lợi về nguồn cung nguyên phụ liệu là một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may và da giày mặc dù còn dư địa phát triển nhưng vẫn chưa thể bứt phá. Nguyên phụ liệu dệt may thiếu nhiều nhất hiện nay là vải vì Việt Nam chưa chủ động được nguồn cung. Năm 2017, các doanh nghiệp ngành may có nhu cầu 9 tỷ m2 vải nhưng trong nước chỉ cung ứng được hơn 4 tỷ m2, còn lại phải nhập khẩu. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ giúp ngành dệt may phát triển chuyển từ gia công sang những công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn.

    Theo ông Nguyễn Bình An, hiện các doanh nghiệp gia công chỉ đơn giản là cắt vải, ráp và xuất khẩu, còn nguồn nguyên phụ liệu thì bị đối tác chỉ định mua. Vì vậy, "nếu có nguồn vải tại nội địa, doanh nghiệp chủ động nguồn vải thì toàn bộ giá trị đó sẽ ở lại Việt Nam, tăng giá trị cạnh tranh và lợi thế cho doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam", ông Nguyễn Bình An cho biết.

    Tương tự, nguồn nguyên liệu chính của sản xuất da giày là da nhưng phải nhập khẩu từ 75 - 80%, đế giày cũng nhập 30%. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan. Nguồn nguyên liệu chậm phát triển do các địa phương từ chối ngành thuộc da vì ô nhiễm.

    Trong khi đó, ngành thuộc da hoàn toàn có thể xử lý được tình trạng ô nhiễm nhưng các doanh nghiệp không chịu làm. "Khó khăn lớn nhất của ngành da giày là nguồn nguyên phụ liệu. Ngành đã phát triển gần 30 năm mà nguồn nguyên phụ liệu vẫn cứ èo uột, chạy đầu này đầu kia để tìm chỗ sản xuất nguyên phụ liệu", ông Nguyễn Văn Khánh đánh giá.

    Bên cạnh nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp Việt Nam còn bất lợi khi trình độ tay nghề của công nhân ngành may mặc và da giày còn thấp. Với công nghệ máy móc hiện đại, đòi hỏi công nhân phải có kỹ thuật nhất định để sử dụng máy có tính tự động cao. Ông Nguyễn Bình An cho rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dịch chuyển từ nơi có lao động giá cao sang nơi có lao động giá hợp lý hơn và Việt Nam là nơi lý tưởng để các doanh nghiệp dệt may dịch chuyển về.

    Thế nhưng, trước dòng đầu tư quá nhanh và quá mạnh thì Việt Nam lại thiếu lao động có tay nghề. "Chúng ta nói nhiều đến tự động hóa, về công nghệ 4.0 và ngày càng có nhiều công nghệ hiện đại, máy móc tân tiến được đưa vào sản xuất. Chính vì vậy, ngành dệt may rất cần lao động có kỹ năng. Ngày xưa, một công nhân có thể ngồi một máy nhưng giờ đây một công nhân phải ngồi 2 - 3 máy", ông Nguyễn Bình An cho biết.

    Hiện tại, hệ thống đào tạo nhân lực dệt may, da giày chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, máy móc mới. Đã vậy, thu nhập của lao động ngành da giày đang giảm mạnh. Nguyên nhân là do trước đây, nguồn cung sản phẩm da giày chỉ có Việt Nam, Ấn Độ nhưng hiện nay còn có thêm Bangladesh, Myanmar, Campuchia nên "miếng bánh" phải chia đều dẫn đến sản lượng giảm, mà sản lượng giảm thì mức lương của người lao động cũng giảm theo.

    Theo Bộ Công Thương, năm 2019 sẽ là một năm đầy thách thức đối với ngành dệt may, da giày trong giai đoạn cần sự bứt phá, chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, hội nhập vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Điều này đỏi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển từ sản xuất gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng với mong muốn mang lại giá trị tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng.
    ngoctrinhxxx, FranklinVinhbinbo thích bài này.
  4. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu đi gia công của Trung Quốc. Những khâu nào tốn nhân công, biên lợi nhuận thấp họ không sản xuất mà sẽ chuyển sang Việt Nam có chi phí lao động rẻ, kể cả có xuất lại TQ thì họ vẫn có lãi.
    ngoctrinhxxxFranklinVinh thích bài này.
  5. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Việt Nam không có gì ngoài lao động phổ thông quá nhiều, mấy ngành thâm dụng lao động như dệt may, điện tử kiểu Samsung thì Việt Nam quá lý tưởng. Lương cơ bản của người lao động vẫn thấp, môi trường mở, nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, tội gì không tận dụng mở nhà máy hoặc thuê doanh nghiệp Việt gia công
    ngoctrinhxxx thích bài này.
  6. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Việt Nam chi 1,4 tỷ USD để nhập nguyên, phụ liệu dệt may, da giày từ Trung Quốc 8 tháng đầu năm

    Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của Việt Nam trong tháng 8 đạt 463 triệu USD, giảm 7,8% so với tháng trước đó nhưng tăng 7,24% với cùng tháng năm ngoái.

    Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 4,49% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Bằng chứng của Việt Nam - đất nước gia công cho Trung Quốc đây
    ngoctrinhxxx thích bài này.
  7. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    http://cafef.vn/1-nam-co-the-la-kho...t-nam-de-ftse-nang-hang-20181009093304827.chn

    Dệt may thu hút dòng tiền

    Vốn hóa của nhóm ngành Dệt may tăng thêm 21% chỉ riêng trong tháng 9. Ngành dệt may đang được hưởng lợi từ tăng trưởng số lượng đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu.

    Tăng trưởng đơn hàng của ngành dệt may được giải thích nhờ vào hai yếu tố. Thứ nhất là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Hoa Kỳ áp thuế suất 10% đối với nhiều sản phẩm dệt may từ Trung Quốc khiến nhiều khách hàng Hoa Kỳ có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng may mặc của Việt Nam. Thứ hai là Việt Nam tham gia vào các FTAS như VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc) và sắp tới đây là CPTPP, EVFTA. Các hiệp định này sẽ giúp ngành dệt may được hưởng lợi lớn từ mức thuế suất thấp, khiến cho các sản phẩm dệt may cạnh tranh hơn nếu so sánh với các nhà sản xuất khác tại Trung Quốc. Ví dụ đối với sợi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, thuế suất đối với sản phẩm Việt Nam là 0% trong khi sản phẩm Trung Quốc là 8%.

    Tăng trưởng từng doanh nghiệp đã được phản ánh vào giá rồi, 2 tháng ăn ~50% vậy là quá khủng cho sóng dệt may
    vhdung10 thích bài này.
  8. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Hết sóng dệt may, giờ là sóng cảng biển vận tải rồi bác HAH GMD VSC đang được hưởng lợi từ điều chỉnh khung giá vận tải

    http://cafef.vn/co-phieu-cang-bien-...chinh-khung-gia-dich-vu-20181004220748776.chn
    vhdung10loverain2307 thích bài này.
    vhdung10 đã loan bài này
  9. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    HAH có phiên thứ 6 táng 1 cây nến xanh vol khủng, hôm nay hàng chưa kịp về đã nến đỏ dài như này thì ăn bô cả làng rồi.
  10. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Mai có bán hết HAH lỡ mua hôm thứ 6 thì vẫn lỗ, nếu có lãi thì cũng đủ bù phí thôi bác ạ. Lái đánh đấm chán quá

Chia sẻ trang này