FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

3796 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 10:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43731 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Có vẻ thị trường chứng khoán của người anh em láng giềng chúng ta đang bong bóng quá nhỉ?

    Tiềm ẩn nguy cơ giải chấp 613 tỉ USD cổ phiếu khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo

    Cổ đông sáng lập và cổ đông lớn của các công ty tại Trung Quốc thường dùng cổ phiếu mà mình sở hữu làm tài sản thế chấp để vay tiền. Đây là một kênh huy động vốn khá phổ biến trong những năm gần đây.

    Nhưng nhìn vào sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua với chỉ số sàn Thẩm Quyến mất 34% giá trị so với đầu năm, nhiều người bắt đầu lo ngại số cổ phiếu kia có thể bị đem ra bán giải chấp, khiến thị trường càng thêm giảm sâu.

    Từ đầu tháng 6 đến nay, ít nhất 35 công ty có cổ phiếu thế chấp đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp, trong khi suốt 5 tháng đầu năm số các công ty chỉ là 10.

    Kết phiên giao dịch thứ Hai tuần này, có thêm ít nhất hai công ty nữa thông báo cổ phiếu công ty mình có nguy cơ bị bán giải chấp, trong đó có Jilin Zixin Pharmaceutical Industrial khi cổ phiếu công ty này giảm kịch sàn 10% trong phiên.

    Ông Yang Hai, chuyên viên phân tích của công ty chứng khoán Kaiyuan, nhận định: “Hiện đang có một cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường chứng khoán, và những cổ phiếu bị thế chấp đang là một nguy cơ đáng báo động. Nếu không có chính sách thực sự nào để giải quyết hàng loạt vấn đề của thị trường, sẽ không có ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro”.

    Theo tính toán của Bloomberg sử dụng số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung Quốc và công ty thanh toán bù trừ (Clearing Corp), giá trị cổ phiếu bị thế chấp tại Trung Quốc hiện nay là 4.240 tỉ nhân dân tệ, tương đương 613 tỉ USD, chiếm 11% vốn hóa của toàn thị trường.

    Bán giải chấp nằm trong bản danh sách dài liệt kê những vấn đề mà các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 5.300 tỉ USD của Trung Quốc đang phải đối mặt, như: căng thẳng thương mại với Mỹ, nhu cầu nội địa giảm và đồng NDT lên giá.

    Một dấu hiệu cho thấy tâm lý bi quan của thị trường là việc dư nợ vay ký quỹ đang ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

    [​IMG]
    Dư nợ vay ký quỹ (đường màu trắng, nghìn tỉ NDT) và chỉ số chứng khoán Thẩm Quyến (đường màu xanh) đang ở mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Nguồn: Bloomberg.
    Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách nhằm hạn chế bán giải chấp nhưng những nỗ lực làm chậm lại đợt bán tháo 3.000 tỉ USD năm nay đã thất bại.

    Theo thông tin của Bloomberg hồi tháng 6, các công ty chứng khoán được yêu cầu phải có sự chấp thuận của chính phủ trước khi bán giải chấp cổ phiếu, còn cơ quan quản lý tài chính đứng đầu quốc gia này hồi tháng 8 vừa qua cho biết đang theo dõi chặt chẽ việc dùng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm.

    Tuy nhiên ngay cả cuộc gặp giữa lãnh đạo cơ quan quản lý chứng khoán và nhà đầu tư cuối tuần vừa qua cũng không giúp gia tăng lòng tin vào thị trường. Chỉ số Shanghai Composite giảm 2,3% trong 2 ngày xuống mức thấp nhất 4 năm gần đây.

    Các cổ phiếu tại trung tâm công nghệ Thẩm Quyến bị thiệt hại nặng nề nhất. Chỉ số chứng khoán của thành phố này đang có nguy cơ giảm điểm mạnh nhất kể từ 2008 trở lại đây, và khoảng 1/5 trong số hơn 2.000 cổ phiếu trên sàn này đã mất ít nhất 50% giá trị so với đầu năm.

    Ông Shen Bifan, giám đốc chiến lược tại Shenzhen Spruces Capital Management Co., nhận xét: “Rủi ro đến từ các cổ phiếu bị thế chấp sẽ tiếp tục tăng lên nếu thị trường cứ đi xuống. Các cổ đông lớn thường có xu hướng tăng giá trị tài sản bảo đảm để tránh bị bán giải chấp. Nhưng vấn đề là một số người đi vay đã thế chấp tất cả những gì mình có”.
  2. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59


    Tin vui cho anh em

    Sàn HNX sẽ có thêm 15 phút giao dịch mỗi ngày để tăng thanh khoản


    Sở GDCK Hà Nội bổ sung phiên giao dịch sau giờ, thời gian từ 14h45-15h00 nhằm giúp gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, đồng thời gia tăng cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư tại thời điểm cuối ngày giao dịch.


    Ngày 12/10/2018, Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã ký Quyết định số 653/QĐ-SGDHN về ban hành Quy chế giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở GDCK Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên và góp phần gia tăng thanh khoản thị trường. Quy chế giao dịch mới sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11/2018 và thay thế cho Quy chế đã được ban hành tại Quyết định số 529/QĐ-SGDHN ngày 25/8/2016. Theo đó, những điểm thay đổi cơ bản tại Quy chế giao dịch chứng khoán niêm yết mới của HNX như sau:

    1. Bổ sung phiên giao dịch sau giờ

    Theo Quy chế giao dịch mới, ngoài phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa như hiện nay, Sở GDCK Hà Nội bổ sung phiên giao dịch sau giờ, thời gian từ 14h45-15h00 nhằm giúp gia tăng tính thanh khoản cho thị trường, đồng thời gia tăng cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư tại thời điểm cuối ngày giao dịch.

    2. Bổ sung lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ (PLO)

    Quy chế mới cũng bổ sung quy định về Lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ, PLO, như sau:

    - Lệnh PLO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

    - Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.

    - Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch.

    - Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.

    - Trong trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.

    - Kết thúc phiên giao dịch sau giờ, các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.

    3. Sửa quy định về giá đóng cửa và lệnh giao dịch khớp lệnh LO

    "Giá đóng cửa là mức giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch (không tính các lệnh khớp trong phiên giao dịch sau giờ). Trong trường hợp không có giá được xác định từ kết quả khớp lệnh trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó".


    Thời hiệu của lệnh giới hạn được sửa lại như sau: "Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc phiên định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ". Theo quy chế cũ, lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khikết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ".

    Việc sửa đổi quy định về giá đóng cửa và lệnh giao dịch LO là nhằm phù hợp với sự thay đổi trong kết cấu phiên giao dịch.

    4. Bổ sung quy định giao dịch lô lẻ không dùng để xác định giá đóng cửa

    Chỉnh sửa, bổ sung quy định: Các lệnh giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá đóng cửa, giá tham chiếu, giá tính chỉ số. Việc bổ sung nội dung "giá đóng cửa" nhằm đưa ra quy định chặt chẽ hơn đối với việc xác định giá đóng cửa trong ngày.
  3. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    https://vtv.vn/kinh-te/hiep-dinh-ev...o-cac-doanh-nghiep-viet-20180628005727244.htm

    Theo doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam hiện xuất khẩu vào EU với mức thuế trung bình 4,37%. Trong đó, nhiều mặt hàng mũi nhọn như thủy sản, giày dép, may mặc đang bị áp mức thuế cao từ 10 tới 12%.
    Nếu hiệp định được ký, phía EU cam kết sẽ giảm thuế cực mạnh đối với hàng hóa nhập từ Việt Nam. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

    Nếu FTM mà làm sản xuất chuỗi dệt may khép kín, xuất khẩu sang châu Âu thì thuế suẩt giảm, cơ hội cực lớn khi mình kí EVFTA với EU.
  4. vhdung10

    vhdung10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2015
    Đã được thích:
    933
    Vậy là tiền rút khỏi việt nam qua bắt đáy Trung Quốc he
  5. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    BID kìa các bác ơi :)) ngưỡng 32 không bị xuyên thủng, giờ xem ngưỡng 35 này nữa thôi
  6. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Thêm 15 phút giao dịch là thanh khoản thị trường đã tăng lên rất nhiều, anh em lại có thêm thời gian đánh đấm :) Thị trường này hiện khá rủi ro, nhà đầu tư vẫn đang chờ kết quả kinh doanh quý 3, nhóm ngành nào khởi sắc thì sẽ có nhiều hàng ngon
  7. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Mai thị trường có rung lắc tiếp không?

    Nhà đầu tư chú ý: Quỹ ETF nội với quy mô hơn 4.000 tỷ đồng sẽ thực hiện cơ cấu danh mục trong phiên 19/10

    CTCK Yuanta Việt Nam vừa đưa ra báo cáo cập nhật danh mục mới của quỹ VFMVN30 ETF. Theo ước tính, VFMVN30 ETF sẽ mua vào 592 nghìn cổ phiếu GMD, 483 nghìn cổ phiếu MSN, 118 nghìn cổ phiếu PNJ, 32 nghìn cổ phiếu SBT, 639 nghìn cổ phiếu VIC, 375 nghìn cổ phiếu VNM và 2 triệu cổ phiếu VPB. Trong khi đó, các cổ phiếu còn lại trong danh mục đều bị VFMVN30 ETF bán giảm tỷ trọng.

    [​IMG]
    Dự kiến danh mục VFMVN30 ETF (Nguồn: Yuanta Việt Nam)

    VFMVN30 ETF hiện là quỹ nội lớn nhất đang hoạt động trên TTCK Việt Nam với giá trị danh mục khoảng 4.200 tỷ đồng. Với quy mô không thua kém là bao so với các ETFs ngoại (VNM ETF, FTSE Vietnam ETF…), các đợt cơ cấu danh mục gần đây của VFMVN30 ETF đều có ảnh hưởng nhất định tới thị trường.
  8. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Phiên nay tâm lý bất ổn thị trường đã đạp mạnh rồi, phiên mai thêm review quỹ nội chắc lại về dưới 950 thôi
  9. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Thị trường đang bất ổn, chỉ mong chờ tin kết quả kinh doanh quý 3 mà có vẻ kết quả đi ngược mong đợi của nhà đầu tư. Thị trường lại càng có thêm xúc tác xấu để giảm điểm

    http://cafef.vn/don-nhan-ket-qua-qu...ang-nhieu-co-phieu-nong-20181018174846154.chn
    Đón nhận kết quả quý 3 không như mong đợi, nhà đầu tư vội vàng “thoát hàng” nhiều cổ phiếu “nóng”
    Nhiều cổ phiếu "nóng" trên thị trường như VCS, SKG, CAP...đã bị bán mạnh ngay khi công bố KQKD quý 3 kém khả quan.
  10. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    [​IMG]

    Hiện đã có một vài cú "sốc" về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Vicostone (VCS) là cái tên đáng chú ý nhất khi lợi nhuận sau thuế quý 3 chỉ đạt 269 tỷ đồng, không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

    Trên thực tế, con số lợi nhuận như trên cũng không quá tệ, nhưng với một doanh nghiệp nhiều năm liên tiếp tăng trưởng hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm cả về doanh thu và lợi nhuận như Vicostone thì kết quả quý 3 vừa qua đã khiến giới đầu tư thất vọng.

    Có vẻ nhà đầu tư bắt đầu lo ngại VCS đã hết thời hoàng kim

Chia sẻ trang này