FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

4269 người đang online, trong đó có 455 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43707 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Lại một phiên tiếp tục đè giá 15. Đoạn này chắc tiếp tục sideway tích lũy chờ cầu để bung lụa[​IMG]
    ngoctrinhxxx thích bài này.
  2. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Sideway chờ tin tốt để kéo lên à, target bao nhiêu
    MrPretenderduongnguyen2408 thích bài này.
  3. Kingkong2018

    Kingkong2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2018
    Đã được thích:
    458
    Lái còn đạp về 12 để gà chạy té khói đã, 15 mới là trạm dừng lần 1 thôi, 12 - 9 đang chờ!kaka
  4. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Nghe bảo kéo lên 2x
    Thanhquang123 thích bài này.
  5. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Thị trường phiên nay giật kinh quá, sáng bay hơn 11 điểm giờ xanh luôn được. Bank lại leader, penny có FLC, TNI, OGC khỏe thật, FTM phiên nay lại loanh quanh 15
    MrPretender thích bài này.
    MrPretender đã loan bài này
  6. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    FTM đang tích lũy mạnh vùng giá 15, có tin tốt chắc sẽ bật mạnh, giờ cầm em này phải kiên nhẫn. Con TNI phiên nay khỏe đó, khả năng nếu cầu mạnh thì 2x
  7. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Kiên nhẫn quan sát động thái của BBs, thấy có tín hiệu break thì múc :)):)) không thể theo kịp BBs thì phải biết nắm bắt thời cơ ăn được phát nào hay phát đó. Múc được thì phải xả được, kỷ luật là số 1
  8. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Thật ra ngành dệt may của VN làm ăn vẫn tốt, năm nay dự định tăng trưởng 2 con số. Năm ngoái 9,8% rồi, năm nay sẽ cho >10% thôi. Bao nhiêu hiệp định, kí kết, thuận lợi mở đường chẳng nhẽ không thể cho ngành ăn nên làm ra được hở các bác?
    Phonglan423 thích bài này.
  9. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    TQ và Mỹ làm quả chiến tranh thương mại, VN nhỏ con lom dom tận dụng được cơ hội thì sẽ ăn nên làm ra trong hoàn cảnh này thôi.
  10. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    =>> Cơ hội nhiều nhưng thách thức không kém

    Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay động lực tăng trưởng chính đối với ngành dệt may Việt Nam là các hiệp định thương mại tự do các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đồng thời ngành dệt may được kỳ vọng hưởng lợi từ các FTA lớn như CPTPP hay EVFTA dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

    “Trước đây, việc xuất khẩu sang Australia hay Canada rất khó khăn nhưng kể từ khi ký CPTPP, số lượng đơn hàng từ hai thị trường này tăng rất nhanh. Ngành dệt may Việt Nam đã thực sự bước vào sân chơi lớn”, ông Giang nhận định.

    Đồng thời, các FTA đã tạo ra sức hút lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ông Giang cho hay Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất vào ngành dệt may Việt Nam, thứ hai là Đài Loan. Một số nước khác như Indonesia và Malaysia bắt đầu đầu tư vào ngành này của Việt Nam.

    Ngoài FTA, bước phát triển về công nghệ cũng là động lực làm thay đổi năng lực cạnh tranh, tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu trong 6 tháng. Theo ông Giang, hiện nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, giảm thiểu hàng trăm lao động trong khi chất lượng được cải thiện.

    Tuy nhiên, theo ông Giang các hiệp định vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành dệt may, đặc biệt là đối với hàng rào kỹ thuật về đảm bảo quy tắc xuất xứ.

    Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu, nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác thì FTA cũng trở nên vô nghĩa.

    Ngoài ra, phí logistics cũng là một thách thức đối với ngành dệt may. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chi phí logistics của Việt Nam hiện nay cao hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, so với Thái Lan, phí logistics cao hơn 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12% và cao tới gấp 3 lần so với Singapore. Điều này làm giảm cạnh tranh của hàng dệt may so với các nước trong khu vực dù Việt Nam được cho là quốc gia có chi phí nhân công thấp hơn.

    “Doanh nghiệp phải đàm phán giảm từng cent một với các đơn vị vận chuyển”, ông Giang chia sẻ.

    Để giải quyết những tồn tại trên, tận dụng lợi thế của các FTA, ông Vũ Đức Giang cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này giúp đảm bảo quy tắc xuất xứ của các FTA.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo nhân lực, và áp dụng công nghệ cao giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Đối với với hoạt động logistics, các doanh nghiệp vận tải trong nước cần xây dựng theo chuỗi, giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp dệt may.

    Thị trường xuất khẩu dệt may khối CPTPP tăng mạnh
    Thông tin từ ông Cẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với tốc độ tăng 10,43% của cùng kỳ năm 2017.

    Cụ thể, mặt hàng may mặc đạt 12,86 tỷ USD, tăng 15,27%, tăng khá so với mức tăng 8,32% của năm 2017. Mặt hàng vải đạt 787 triệu USD với mức tăng trên 31,8%; các mặt hàng có giá trị gia tăng cao cũng có mức tăng trưởng tốt như xơ sợi tăng 19%; vải địa kỹ thuật tăng 11,8%; phụ liệu dệt may tăng 19,1%.

    Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 10,78 tỷ USD, tăng 15,99% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị thặng dư đạt 7,6 tỷ USD, tăng 13,78% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Về thị trường xuất khẩu, những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối CPTPP, EU, Hàn Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là vải, áo thun, áo khoác, váy.

    https://vietnambiz.vn/fta-tro-nen-v...-may-khong-dap-ung-quy-tac-xuat-xu-61792.html

Chia sẻ trang này