1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

4264 người đang online, trong đó có 307 thành viên. 08:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 44021 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    FTM công nhận lạ. sóng nào cũng qua hết rồi, chỉ có mỗi anh vẫn ở lại vùng này với vol mỗi ngày 1tr cổ. Tích lũy quá lâu rồi, ko biết chiến thuật là gì nữa
  2. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Lộ diện "tay to" rồi các bác :D
    https://openstock.vn/lo-danh-tinh-n...zFiFMW2WdvG0DWDnGBmqB03QnGxslov6pAmS_c0i-nQeM
    Nhà đầu tư “bạo chi” mua trọn lô cổ phần của Vinaconex từ SCIC chiều ngày 22/11 là Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp được thành lập vào năm 2001 có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
    Hiện An Quý Hưng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc. Hiện ông Đông cũng đang là thành viên HĐQT của một doanh nghiệp bất động sản khác là CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã CK: HPX)

    Trước đó, trong giai đoạn từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017, ông Đông là Thành viên HĐQT CTCP Vimeco (Mã CK: VMC), doanh nghiệp này cũng là thành viên của Vinaconex và nằm trong danh sách thoái vốn.

    Về An Quý Hưng, hiện công ty này chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông – bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.

    Tháng 4/2017, An Quý Hưng thực hiện tăng vốn lên 360 tỷ đồng và mới đây, vào ngày 12/11/2018, An Quý Hưng đã hoàn tất tăng vốn lên 500 tỷ đồng.

    Theo giới thiệu của công ty, An Quý Hưng đã có kinh nghiệm thi công gần 60 dự án lớn, nhỏ cho các đối tác trong và ngoài nước, trong đó có tới gần 50 nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng cộng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Trước đó, An Quý Hưng cũng nổi tiếng với việc cạnh tranh với Thaigroup của “bầu” Thụy trong vụ mua cổ phần khách sạn Kim Liên nhưng đã thất bại khi Thaigroup đã “bạo tay” chi hơn 1.000 tỷ đồng.
  3. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    nay tiền vào VGC VCG hết rồi, ko thấy thủy sản dệt may lên tiếng gì nữa
  4. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Vì các nước khác chi phí gia công đắt đỏ ở chi phí lao động nên khâu nào biên lợi nhuận thấp mới đẩy qua Việt Nam

    Vì sao doanh thu bán hàng dệt may Việt Nam cao nhưng lợi nhuận vẫn thấp?

    Chia sẻ tại Hội thảo “Nghiên cứu Chiến lược Cạnh tranh Hiệu quả của các công ty may Việt Nam”, Tiến sỹ Trần Văn Ái, Phó Chủ tịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết nguyên nhân khiến ngành dệt may có lợi nhuận thấp là ở phương thức xuất khẩu.

    Ông Ái cho hay, 70% doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang áp dụng phương thức xuất khẩu CMT (Cutting – Making – Trimming). Đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Một doanh nghiệp dệt may chỉ hưởng lợi được 1 – 2% trong toàn chuỗi giá trị.

    [​IMG]
    Trong khi đó, 20% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương thức xuất khẩu OEM (Original Equipment Manufacturing) với lợi nhuận mang về là 4 – 10%.

    ODM (Original Design Manufacturing) và OBM (Original Brand Manufacturing) là hai phương thức mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng lại được rất ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam áp dụng, lần lượt chỉ chiếm 9% và 1%. Phương thức ODM có thể mang về cho doanh nghiệp mức lợi nhuận 25 – 30% và OBM là 100%.

    Mặt khác, Việt Nam chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào. Ông Ái dẫn số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu thô đầu vào trong năm 2013. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí về nhân công do thiếu đội ngũ thiết kế, công nhân kém tay nghề và không đầu tư áp dụng công nghệ trong dây cuyền sản xuất.

    Việc không chú trọng cải tiến sản xuất cũng khiến công suất sản xuất của ngành dệt may Việt Nam chưa đủ lớn.

    Ông Ái cho biết, đến năm 2017, Việt Nam có 7.000 công ty dệt may, thu hút hơn 3 triệu lao động. Ngành dệt may đóng góp 18% trong tổng GDP của Việt Nam năm 2017, tương đương khoảng 31,1 tỷ USD. Hàng dệt may của Việt Nam hiện có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
    loverain2307 thích bài này.
  5. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Con VAF vol có 40 cổ kéo trần luôn. Giá đầu vào tăng thì giá đầu ra phải tăng, biên lợi nhuận khả năng không thay đổi đâu bác. Có thể là tin bất lợi với ngành phân bón, ngoại trừ doanh nghiệp tích được nguồn đầu vào giá rẻ
  6. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Phải kéo chí ít bằng giá hôm qua đấu giá 28.900. Phiên nay VCG vẫn còn dư mua hơn 3,8 triệu cổ
  7. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Ngành nào hot quá cũng cần sự kiềm chế, quản lý đặc biệt để tránh tình trạng xuống dốc từ những sản phẩm là thế mạnh của mình :)

    Khoảng tối ẩn sau bức tranh sáng của ngành cá tra

    Cá tra là loại thủy sản có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu số 1 hiện nay, nhưng bức tranh sáng này cũng tiềm ẩn bất ổn nếu không có giải pháp quản lý...

    [​IMG]
    Trong bức tranh sáng về xuất khẩu cá tra đang tiềm ẩn những mối nguy, có thể gây bất ổn cho ngành. Trong ảnh là nhân công chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh
    Xuất khẩu đột phá, doanh nghiệp trúng đậm, người nuôi lãi lớn
    Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dự báo xuất khẩu cá tra năm 2018 của Việt Nam sẽ vượt 2 tỉ đô la Mỹ, tăng mạnh so với con số 1,75 tỉ đô la Mỹ của năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này đã đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 24% so với cùng kỳ. Đây cũng là loại thủy sản có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong khoảng thời gian này. Cụ thể, xuất khẩu tôm đạt gần 3 tỉ đô la Mỹ, giảm 5,7%; cá ngừ đạt trên 535 triệu đô la Mỹ, tăng 9,9%; nhuyễn thể đạt 619 triệu đô la Mỹ, tăng 2,3% và các loại thủy sản khác đạt gần 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,9%.

    Ngành cá tra phục hồi mạnh mẽ đã giúp không ít doanh nghiệp, nhà máy chế biến xuất khẩu thu được những kết quả hết sức ấn tượng.

    Chẳng hạn, lợi nhuận sau thuế chín tháng đầu năm 2018 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang đạt 147 tỉ đồng, tăng gấp bảy lần so với cùng kỳ.

    Cần có chính sách kiềm chế không để bùng nổ về sản lượng như đã từng xảy ra cách đây 10-12 năm. Mặt khác, cần đảm bảo chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

    Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI cũng đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỉ đồng trong chín tháng, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Công ty cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn, cho biết trong chín tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 270 triệu đô la Mỹ, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017.

    Những cái tên khác như Công ty cổ phần Thủy sản Nam Việt (NAVICO); Thủy sản số 4; Thủy sản Mekong… cũng có kết quả kinh doanh rất tốt nhờ vào sự phục hồi của những thị trường chính như Trung Quốc - Hồng Kông, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN…

    Còn đối với lĩnh vực nuôi, qua kết quả theo dõi diễn biến thị trường cá nguyên liệu của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA), ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch hiệp hội này cho biết, nhu cầu nguyên liệu từ khu vực chế biến tăng đã kéo giá cá nguyên liệu tăng mạnh theo, giúp lợi nhuận của người nuôi đạt rất cao, từ 7.000-10.000 đồng/ki lô gam. “Đây là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay”, ông nhấn mạnh. Ông Quốc cũng cho biết thêm rằng, đối với các hộ nuôi liên kết, doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng khoản tiền khoán mà người nuôi được hưởng, từ mức 3.000 đồng/ki lô gam như trước đây lên 6.000-8.000 đồng/ki lô gam.

    Những bất ổn cần được chú ý
    Trước những “điểm sáng” mà ngành cá tra đã đạt được như nêu trên, ở nhiều địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), người nuôi đã bắt đầu có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng sản xuất, dù vẫn còn khiêm tốn, nhưng có thể tạo ra những bất ổn, nếu thị trường biến động xấu.

    Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng cá tra của các địa phương ĐBSCL trong 10 tháng năm 2018 đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số địa phương nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn, như Đồng Tháp đạt 362.500 tấn, tăng 4,5%; An Giang đạt 283.900 tấn, tăng 19,3%; Bến Tre đạt 172.000 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ...

    Ông Quốc cho rằng câu chuyện cung - cầu đã trở thành vòng lẩn quẩn rất khó để kiểm soát của ngành cá tra. Do đó, về phía quản lý nhà nước, cần đưa ra những tiêu chí ràng buộc khu vực nuôi nhằm quản lý về mặt sản lượng. “Muốn nuôi phải đáp ứng được điều kiện là phải có hệ thống xử lý nước thải, chẳng hạn vậy”, ông Quốc nói.

    Về phía ngân hàng, ông Quốc đề xuất chỉ nên khuyến khích cho vay theo mô hình chuỗi liên kết, hạn chế cho vay tự phát bên ngoài. “Ví dụ, chỉ cho doanh nghiệp và nông dân vay khi có tham gia liên kết chuỗi nhằm hạn chế nuôi tự phát, có thể dẫn đến mất kiểm soát nguồn cung”, ông nói.

    Trong khi đó, ông Ong Hàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang, cảnh báo thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm mua. Bởi, giá cá tra xuất khẩu tăng rất mạnh, trong khi đồng nhân dân tệ mất giá. “Nếu cá tra Việt Nam không tăng giá, thì bán vào Trung Quốc cũng đã cao hơn trước 10% do nhân dân tệ mất giá. Nhưng, thực tế hiện nay giá đã tăng thêm, cho nên, giá bán vào đây tăng rất mạnh”, ông cho biết và dẫn chứng trước đây giá bán vào Trung Quốc chỉ hơn 2 đô la Mỹ/ki lô gam, thì nay đã là 3,3 đô la Mỹ/ki lô gam.

    Theo ông Văn, giá cá tra duy trì ở mức cao có thể dẫn đến việc Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sản xuất loại thủy sản này. “Mức độ nuôi của Trung Quốc hiện còn nhỏ lẻ, nhưng nếu tiếp tục duy trì mức giá này họ sẽ nuôi nhiều hơn”, ông nhận định và cảnh báo nếu trong nước cũng gia tăng sản lượng thì nguy cơ ngành cá tra gặp khó sẽ không tránh khỏi.

    Ông Hòe cho biết VASEP đang nghiên cứu, đánh giá tình hình nuôi của Trung Quốc để xác định khả năng ảnh hưởng đến thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. “Hiện nay họ bắt đầu nuôi, họ cũng đã nuôi lên thương phẩm rồi, nhưng điều đó có làm cho thị phần mình giảm xuống hay không thì cần phải đánh giá kỹ”, ông nói.

    Ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký VINAPA, cũng cho rằng cần có chính sách kiềm chế không để bùng nổ về sản lượng như đã từng xảy ra cách đây 10-12 năm. Mặt khác, cần đảm bảo chất lượng thay vì chạy theo số lượng. Đó là bài học của mỗi doanh nghiệp, cũng là bài học chung của ngành.
  8. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    FTM ảo diệu quá, bác nào có tin gì về FTM không? xem bao giờ nó chạy để em vào hàng với?
  9. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Game muốn kéo mà chưa có tin gì hỗ trợ bác ơi. Tình hình FTM vẫn án binh bất động lắm. Quý 4 này nhà máy số 6 với công suất 8.700 tấn/năm, dự kiến chạy thử nâng tổng công suất lên gần 26.000 tấn/năm mà chưa thấy phía doanh nghiệp công bố thông tin gì cả
  10. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Nhà máy số 6 đi vào hoạt động thì doanh thu tăng khoảng 500 tỷ/năm cũng khá khủng cho FTM, còn cả vụ xây dựng nhà máy dệt lấy đầu vào từ nhà máy sợi nữa

Chia sẻ trang này