FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

3292 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 06:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 44039 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101

    Giai đoạn 2017 - 2020, Fortex sẽ mở rộng hoạt động dệt nhuộm, với kế hoạch đầu tư vào một nhà máy sợi công suất tương đương 8.700 tấn/năm, vốn đầu tư 35 triệu USD.
    Năm 2017, FTM đã thực hiện ký kết hợp đồng mua bán thiết bị nhà máy dệt với Tập đoàn Tong He (Trung Quốc) chắc đợi nhà máy số 6 hoạt động ổn định là nhà máy dệt sẽ khởi động

    Mở thêm nhà máy dệt thì may ra biên lợi nhuận mới cải thiện được
  2. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    MPT của bác nay kéo trần kinh quá [​IMG]

    Tin xấu ra lại kéo mạnh :))

    Chủ tịch HĐQT CTCP May Phú Thành (MPT) muốn thoái vốn toàn bộ khỏi công ty

    Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 12/11 đến 11/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

    Giá cổ phiếu MPT trước đó không có nhiều biến động khi chỉ đi ngang trong khoảng từ mức 2.000 - 2.500 đồng/cổ phiếu và từ giữa tháng 9 năm nay cũng chỉ nhích lên ngưỡng 3.000 đồng.

    Tuy nhiên, từ cuối tháng 10, giá cổ phiếu này bật lên lên vùng 3.600 đồng, sau thời điểm MPT quyết định thoái vốn toàn bộ 720.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 48%/vốn tại CTCP Melange Việt Nam với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phần (quyết định vào ngày 22/10).

    Gần như sau đó, các giao dịch của một số lãnh đạo công ty diễn ra dồn dập. Cụ thể, ông Lê Khánh Trình, Phó tổng giám đốc đăng ký mua 500.000 cổ phiếu MPT từ ngày 8/11 sau khi mua thành công 150.000 cổ phiếu vào ngày 29/10.

    Bên cạnh đó, CTCP Trường Tiến Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Trình cũng đăng ký mua vào 860.000 cổ phiếu MPT sau khi đã mua thành công 700.000 cổ phiếu MPT vào giữa tháng 10/2018.

    Còn trong ngày 25/10, ông Cao Hoài Thanh, cổ đông lớn của MPT cũng đã kịp mua thêm 440.000 cổ phiếu MPT.

    MPT vừa thông báo tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2018 vào ngày 18/11 tới, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như thay thế Thành viên HĐQT, bầu Trưởng ban kiểm soát; bổ sung ngành nghề kinh doanh và tăng vốn điều lệ.
  3. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Ngon bằng em không bác, hàng này giờ vào nguy hiểm và rủi ro gớm
  4. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Nhìn con ACL CMX được hô hào hoành tráng mà giờ bắt đầu đi ngang, chuẩn bị đạp xả đến nơi rồi đấy các bác :)) cut loss trước khi cháy tài khoản nhé ;)
  5. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    2 em này cứ thả đi là biết ngay giá trị thật trôi về vùng xa lắm nào đấy bấc ạ. Chờ đợi gì hàng lỏm này.
  6. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Em nhìn chỉ tiếc VNM thôi. VCB chuẩn bị tăng lên, có dấu hiệu nhấp nháy lên 6x rồi.
  7. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    VNM core đang đi vào giai đoạn bão hòa mà cổ phiếu vẫn tăng mạnh. Năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng thấp 5% cho năm 2018, nhưng bà Mai Kiều Liên còn cho rằng lợi nhuận đến cuối năm 2018 khó lòng đạt được tăng trưởng 4%.
  8. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    thêm một hàng ngon của ngành dệt may lên sàn

    Cổ phiếu May Sông Hồng tăng kịch trần 20% ngày chào sàn HOSE
    Tiếp tục đẩu mạnh mảng FOB lên 80% đến 2022
    Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Việt Quang, Tổng giám đốc May Sông Hồng cho biết, đối với mảng sản xuất hàng may xuất khẩu, trước đây, hoạt động kinh doanh của May Sông Hồng tập trung vào hình thức gia công (CMT).

    Đây là phương thức sản xuất đơn giản, giá trị gia tăng thấp, doanh nghiệp nhận nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và yêu cầu cụ thể từ khách hàng, sau đó cắt may, hoàn thiện sản phẩm.

    Những năm gần đây, Công ty đã đẩy mạnh mảng FOB (tự chủ nguyên liệu), từ đó đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

    Cụ thể, tỷ trọng mảng FOB liên tục tăng, chiếm 72% tổng doanh thu trong nửa đầu năm 2018. Trong khi đó, tỷ trọng doanh thu mảng gia công là 23%, tiếp tục giảm so với mức 38% trong năm 2016 và những năm trước đó.

    Theo ông Quang, việc tăng tỷ trọng mảng FOB là nguyên nhân chính giúp doanh thu, lợi nhuận của Công ty tăng trưởng mạnh. Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mảng FOB, định hướng đến năm 2022, tỷ trọng mảng này chiếm khoảng 80% tổng doanh thu.

    Đối với mảng chăn ga gối đệm đang đóng góp khoảng 10-15% doanh thu. Sắp tới công ty sẽ đẩy mạnh sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Nguyên nhân là khí hậu Việt Nam được dự báo nóng lên nên công ty đang chuyển hướng sang thị trường khác.

    Ông Quang cho biết các nhãn hiệu của công ty như Doraemon, Elegance, Hello Kitty không những cạnh tranh tại thị trường trong nước, mà sản phẩm còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính, chẳng hạn Nhật Bản, Hàn Quốc.

    Lãi sau thuế 9 tháng đạt 335 tỉ đồng, tăng 106%
    May Sông Hồng tiền thân là Xí nghiệp may 1/7, được thành lập năm 1988 và đổi tên thành công ty May Sông Hồng từ năm 1993. Giai đoạn 2004 – 2018, vốn điều lệ của May Sông Hồng tăng gần 40 lần từ 12 tỉ đồng lên 476,28 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng và trả cổ tức.

    Về cơ cấu cổ đông, tính đến 1/10/2018, công ty có 4 cổ đông lớn sở hữu 53,91% vốn điều lệ. Cụ thể, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) sở hữu 21,63% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, ông Bùi Việt Quang, Thành viên HĐQT nắm giữ 10,92% vốn điều lệ.

    Cổ đông lớn Nguyễn Thị Đào sở hữu 7,77% vốn điều lệ công ty. Hiện, bà Đào không tham gia HĐQT và Ban Giám đốc công ty. Cổ đông tổ chức duy nhất là CTCP Chưng khoán FPT (FPTS) sở hữu gần 6,5 triệu cổ phiếu, tương đương 13,61% vốn điều lệ công ty.

    9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của công ty đạt 2.985 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 335 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 21% và 106%. Theo cơ cấu doanh thu của công ty, mảng FOB (tự chủ nguyên liệu) chiếm tỉ trọng lớn nhất với 70,8%.

    Theo sau đó, mảng gia công (CMT) và doanh thu khu vực nội địa chiếm tỉ trọng lần lượt là 18,71% và 10,49%.

    Tổng tài sản tính đến 30/9 đạt 2.584 tỉ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi 520 tỉ đồng. Giá trị phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 54% so với đầu năm lên 694 tỉ đồng, giá trị hàng tồn kho 563 tỉ đồng.

    Tổng nợ cuối kì 1.556 tỉ đồng, gấp 1,5 lần vốn chủ; giá trị nợ vay tài chính ngắn dài hạn khoảng 734 tỉ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối là 366 tỉ đồng.
  9. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của công ty đạt 2.985 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 335 tỉ đồng, biên lợi nhuận ròng khoảng 11% ngon quá nhỉ. Giờ chuyển hết mảng gia công sang FOB thì biên sẽ tăng mạnh, rồi dần dần từ FOB tiến tới ODM, OEM thì quá ngon nhỉ. Quy mô con này là lớn trong ngành dệt may đó, hơn đứt FTM
  10. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    ‘CPTPP không hoàn toàn màu hồng đối với ngành dệt may Việt Nam’

    CPTPP – khó hay dễ?

    Chia sẻ tại hội thảo “CPTPP và các quy tắc xuất xứ giúp thuận lợi hóa thương mại trong ngành Dệt may” ngày 22/11, bà Thùy cho biết Việt Nam đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong 12 hiệp định đã được ký, có 10 hiệp định đã được thực thi, như ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN), ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc,… và 2 hiệp định chưa có hiệu lực là CPTPP và ASEAN – Hong Kong, Trung Quốc.

    Từng được xem là đối trọng đối với CPTPP, RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) cũng được thành lập với 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác mà ASEAN đã có sẵn FTA. Hiện tại, RCEP đang đi tới những phiên đàm phán cuối cùng, có thể được ký vào đầu năm sau và có hiệu lực từ đầu năm 2020. RCEP ra đời như là một hiệp định để đồng bộ hóa về các quy định biểu thuế, xuất xứ,… mà không làm mất đi tính hiệp lực của các hiệp định hiện có.

    Theo bà Thùy, việc tham gia đa dạng FTA như hiện nay giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lựa chọn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ví dụ, khi xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hoặc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Nhật Bản về, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tới 4 lựa chọn xuất/nhập khẩu thông qua FTA ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, RCEP và CPTPP.

    [​IMG]
    CPTPP không phải là toàn một màu hồng đối với ngành dệt may Việt Nam. Ảnh: Frontera.

    Trong đó, bà Thùy cho rằng CPTPP có quy định khó khăn nhất đối với ngành dệt may khi thiết lập quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì vải như trong FTA ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản. Quy định khó khăn này, cùng với việc Mỹ rút khỏi TPP, sẽ khiến doanh nghiệp “xa lánh” CPTPP. Nếu RCEP đàm phán thành công, quy tắc xuất xứ đối với ngành dệt may thậm chí sẽ lỏng hơn.

    CPTPP hiện quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị sợi trở đi, tức là sợi phải được nhập từ các nước thành viên CPTPP. Mặt khác, CPTPP vẫn cho phép các nước thành viên khi đàm phán có thể đề xuất danh mục hàng hóa mà họ cho là quá khó để tìm được nguồn cung ngay tại thời điểm hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, điều kiện này chỉ được áp dụng cho một số mã hàng hóa và quốc gia nhất định và chỉ kéo dài trong 5 năm.

    Trong khi đó, FTA ASEAN – Nhật Bản hay Việt Nam – Nhật Bản đưa ra quy tắc xuất xứ từ đơn vị vải trở đi. Trong một số trường hợp ngoại lệ, một số mã HS có 1 công đoạn được diễn ra ngoài FTA, như biến từ vải thô thành vải thành phẩm.

    Hiệp định có quy tắc lỏng nhất đối với ngành dệt may đó là ATIGA, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Những FTA này chỉ yêu cầu công đoạn cuối cùng, cắt – may – khâu thành sản phẩm, được thực hiện tại Việt Nam, và nguyên liệu đầu vào có thể nhập từ bắt kỳ quốc gia nào.

    Tương tự, FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu cũng quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị vải trở đi. Tuy nhiên, hiệp định này linh hoạt hơn vì cho phép doanh nghiệp cộng gộp từ bên thứ ba, là một quốc gia cùng lúc có FTA với Việt Nam và Liên minh châu Âu. Ví dụ, Hàn Quốc đang có FTA với cả Việt Nam và Liên minh châu Âu nên nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc được xem là có xuất xứ từ Việt Nam.

    Đối với Hiệp định Việt Nam – Australia, New Zealand, FTA này không đòi hỏi về xuất xứ của nguyên liệu đầu vào nhưng yêu cầu hàm lượng giá trị thành phẩm được tạo ra trong phạm vi FTA là 40%. Tuy nhiên, công đoạn cắt – may - khâu thành sản phẩm có thể diễn ra ở nhiều hơn một nước thành viên của hiệp định.

    Mặc dù có những điều kiện khá thuận lợi như vậy nhưng tỷ lệ tận dụng 8 FTA của Việt Nam đang ở mức khá thấp. Tỷ lệ cao nhất ghi nhận được là 69% đối với FTA Việt Nam – Chilê, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều rất nhỏ.

    “Điều này chứng tỏ, nếu sau này CPTPP có hiệu lực, thì với những quy định khó như vậy, hiệp định này cũng không phải là một màu hồng như báo chí hiện nay đưa tin. Nói cách khác, nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp cũng khó tận dụng được tối đa ưu đãi từ các FTA”, theo bà Thùy.

    Vì vậy, doanh nghiệp cần phải so sánh từng hiệp định để tìm ra FTA nào có lợi nhất vào từng thời điểm, bà Thùy nhận định.

Chia sẻ trang này