FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

2958 người đang online, trong đó có 180 thành viên. 00:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43743 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Tưởng CPTPP dễ ăn hóa ra không, có vẻ truyền thông hơi thổi phồng hiệp định này có lợi cho dệt may với các ngành xuất khẩu
  2. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Phiên nay May Sông Hồng MSH lại tăng trần rồi bác, chắc kéo vài bữa lại ra tin ban lãnh đạo nào đó muốn thoái vốn, game quen thuộc quá
  3. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Thị trường này xuống tiền đúng là rén quá, tay to kéo VNI lên 1.000 thì may ra hết ngủ đông

    Thoát trạng thái 'ngủ đông', cách nào?

    Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua có xu hướng ngược chiều với diễn biến đi xuống của thị trường thế giới, nhưng phong độ này không duy trì được tới phiên cuối tuần. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

    Thị trường chứng khoán Việt Nam có đặc điểm là dù cũng chịu tác động từ thị trường quốc tế, nhưng thời gian thường không dài và vẫn có hướng di chuyển độc lập theo bối cảnh kinh tế trong nước. Chứng khoán trong nước đi ngược trong tuần qua có một phần nguyên nhân là thị trường trong nước đã giảm đáng kể trước đó, tạo một mặt bằng giá rẻ.

    Trong bối cảnh thanh khoản cạn kiệt như hiện tại thì việc VN-Index tăng 15 - 30 điểm trong tuần đã là một cố gắng lớn, do đó, phiên đảo chiều sau đó cũng là hợp lý do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Chính vì đang ở trong điểm nghẽn thiếu tính hỗ trợ, trong khi thị trường lại khá rẻ làm cho VN-Index cứ loanh quanh vùng 900 điểm.

    Điểm chính yếu hiện tại là nhà đầu tư đang hướng sự kỳ vọng vào hoạt động kinh tế năm sau và chờ đợi một điểm sáng có thể dựa vào trước bối cảnh ảm đạm chung của chứng khoán toàn cầu.

    Các nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bất động sản nắm vai trò chủ đạo trên thị trường chứng khoán trong nước, mà hiện tại những mối quan tâm hàng đầu như giới hạn tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, thu hẹp tín dụng bất động sản… chưa có tín hiệu khởi sắc từ năm sau, vì vậy, khó kích thích dòng tiền nhà đầu tư mạnh dạn giải ngân trở lại dù trước mắt kết quả kinh doanh năm nay tốt hơn hẳn năm trước.

    Để thị trường có thể tăng tốc thì tâm lý nhà đầu tư cần một điểm tựa vững chắc là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục duy trì tăng trưởng bền vững và nền kinh tế tránh được những “cú sốc” tác động từ bên ngoài.

    Tháng 12, thị trường sẽ đón hai sự kiện quan trọng là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung cũng như khả năng tăng lãi suất của Fed. Ông đánh giá thế nào về tác động của hai sự kiện này đến thị trường chứng khoán trong nước?

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể còn tiếp tục kéo dài do còn rất nhiều bất đồng và cuộc gặp vào tháng 12 chỉ là bước khởi đầu để xoa dịu phần nào tình hình căng thẳng hiện tại. Để có thể đi đến một chính sách thương mại công bằng theo phía Mỹ đề xuất, cần một lộ trình khá dài và phía Mỹ cũng sẽ chịu nhiều mất mát để đạt được mục đích.

    Trong thời gian tới, nếu phía Mỹ chính thức áp mức thuế mới lên Trung Quốc và Fed tiếp tục tăng lãi suất thì Việt Nam bị ảnh hưởng từ phía Trung Quốc nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề về tỷ giá. Ngoài ra, những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại về lâu dài sẽ làm thay đổi dòng vốn đầu tư và cũng tạo ra sự dịch chuyển dòng vốn FDI giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Việc này có nhiều yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, nhưng cần một khoảng thời gian dài để đánh giá tổng thể.

    Cơ hội bứt phá từ đây đến cuối năm liệu có xảy ra?

    Hiện tại, có thể thấy thị trường đang khá ảm đạm và tỷ lệ tiền mặt nhà đầu tư cũng nắm nhiều hơn là cổ phiếu. Thị trường đang trong trạng thái ngủ đông. Ở đây, chúng ta có thể xem xét hai kịch bản vào giai đoạn ngắn hạn cuối năm.

    Kịch bản thứ nhất, nếu một yếu tố bất lợi xuất hiện khiến thị trường mất động lực sẽ làm các chỉ số đào sâu hơn và phá ngưỡng hỗ trợ dưới 880 điểm. Tuy nhiên, theo tôi, nếu kịch bản này xảy ra thị trường sẽ không giảm quá sâu do mặt bằng giá cổ phiếu đã khá phù hợp. Ở kịch bản ngược lại, thị trường sau khi tạo một độ nén đủ sâu sẽ tạo động lực một đợt sóng lớn vào cuối năm và có thể lan sang đầu năm.

    Tôi cho rằng, với những diễn biến như hiện tại, thị trường như đang chờ thông tin để bứt phá khỏi trạng thái hiện tại. Vì vậy, ngay khi thị trường còn điều chỉnh, nhà đầu tư đã có thể bắt đầu lựa chọn cổ phiếu tích lũy dần.

    Nhà đầu tư nên lựa chọn những nhóm ngành nào để có cơ hội tăng trưởng giá trị tài khoản trong năm 2019, theo ông?

    Có những ngành thuộc lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt trong năm nay và dự báo còn tiếp tục khả quan trong năm sau như thủy sản, dệt may, điện, thương mại, hàng tiêu dùng… có thể đưa vào danh mục theo dõi bên cạnh hai nhóm ngành chính ngân hàng và bất động sản.

    Mặt khác, lãi suất chung đang có dấu hiệu tăng lên cho thấy sự thiếu hụt về dòng vốn và điều này tạo điều kiện thúc đẩy một số ngành như bất động sản nổi lên lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý lãi vay là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.

    Theo thống kê, năm nay, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay phải trả của các doanh nghiệp niêm yết ở mức 6 lần. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 10 năm gần đây trong khi ở giai đoạn khó khăn nhất - năm 2012, tỷ lệ này chỉ khoảng 3,5.

    Trong bối cảnh lãi suất đang tăng lên, những doanh nghiệp ít vay sẽ dễ thở hơn nhiều. Trong khi đó, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ lớn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do phải chạy đua tạo lợi nhuận khi giai đoạn lãi suất thấp đã không còn.
  4. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Có những ngành thuộc lĩnh vực sản xuất tăng trưởng tốt trong năm nay và dự báo còn tiếp tục khả quan trong năm sau như thủy sản, dệt may, điện, thương mại, hàng tiêu dùng… có thể đưa vào danh mục theo dõi bên cạnh hai nhóm ngành chính ngân hàng và bất động sản.

    Mặt khác, lãi suất chung đang có dấu hiệu tăng lên cho thấy sự thiếu hụt về dòng vốn và điều này tạo điều kiện thúc đẩy một số ngành như bất động sản nổi lên lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý lãi vay là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.

    Sắp có sóng bất động sản à, dòng BĐS im lìm lâu quá rồi
    loverain2307 thích bài này.
  5. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Tín dụng bất động sản bị siết chặt, lạm phát lại đang tăng thì 2019 tín dụng càng tăng chậm lại, cửa nào cho sóng bất động sản chứ
  6. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Ngày ông Hà bị bắt, BID cũng bốc hơi nghìn tỉ :) dù ông Hà không còn là CTHĐQT nữa nhưng cứ tin ra là ta táng luôn. Thế này thì không biết bao giờ VNIndex mới lên được 1000 :)
    Ghi nhận phiên giao dịch 29/11, cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đóng cửa ở 31.250 đồng/cp, giảm 300 đồng/cp, tương đương tỉ lệ giảm gần 1%.

    Hiện, tổng số cổ phần lưu hành của Ngân hàng BIDV là gần 3,4 tỉ cp. Như vậy, ước tính vốn hóa trị trường của Ngân hàng BIDV giảm khoảng 1.025 tỉ đồng trong phiên giao dịch hôm nay.

    Về cơ cấu cổ đông hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cổ đông lớn nhất sở hữu 95,28% vốn điều lệ Ngân hàng BIDV. Ngoài ra, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sở hữu 0,27% vốn điều lệ.

    Chiều hôm nay (29/11), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ ******* (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 4 bị can có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

    4 cá nhân gồm ông Trần Bắc Hà (61 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV), Trần Lục Lang (nguyên Phó Tổng Giám đốc), Kiều Đình Hòa (nguyên Giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (nguyên Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).

    Bốn cựu cán bộ BIDV này bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015. Trong đó, chỉ có bà Vân Anh được tại ngoại, ba cá nhân còn lại gồm ông Bắc Hà, ông Lục Lang và ông Đình Hoà bị tạm giam.
  7. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    có vẻ sắp tới lại là dầu khí, PVS PVD vẫn có trend tăng dù đợt rồi giá dầu giảm nhé ;)
  8. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Sóng sắp về, các bác lên tàu ngồi yên đừng để say sóng nhé
    Nga sẵn sàng giảm sản lượng cùng OPEC, giá dầu tăng

    (NDH) Giá dầu ngày 29/11 đảo chiều và tăng tới 2% sau khi các nguồn tin cho biết Nga đã chấp thuận giảm sản lượng cùng OPEC tại cuộc họp ở Vienna, Áo, tuần tới.

    Giá dầu Brent tương lai ngày 29/11 tăng 75 cent, tương đương 1,3%, lên 59,51 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,16 USD, tương đương 2,3%, lên 51,45 USD/thùng.

    Giá dầu đã mất gần 22% trong tháng 11, trên đà có tháng giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

    Sản lượng tăng tại Mỹ cùng việc Arab Saudi nhấn mạnh sẽ không tự giảm sản lượng để ổn định thị trường gây áp lực lên giá dầu. Giá dầu Brent trước đó đã chạm đáy năm 2018, xuống dưới 58 USD/thùng.

    Giá dầu phục hồi sau thông tin Nga sẽ cân nhắc tham gia cùng Arab Saudi và các thành viên OPEC trong nỗ lực giảm sản lượng. Bộ Năng lượng Nga ngày 27/11 đã tổ chức họp với lãnh đạo các nhà sản xuất dầu trong nước, trước khi Moscow dự họp OPEC tại Vienna, Áo, vào ngày 6 – 7/12.

    “Nội dung tại cuộc họp là Nga cần giảm sản lượng. Câu hỏi là giảm bao nhiêu và giảm nhanh thế nào”, theo một nguồn thạo tin.

    Thị trường đang kỳ vọng OPEC cùng đồng minh sẽ giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày, John Kilduff, thuộc Again Capital, New York, nói.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/11 nói ông đã liên hệ với OPEC và sẵn sàng hợp tác trong cung ứng dầu nếu cần. Tuy nhiên, ông cũng hài lòng với giá 60 USD/thùng.

    Dự trữ dầu thô Mỹ đang cao nhất một năm, chỉ thấp hơn 80 triệu thùng so với mức kỷ lục 535 triệu thùng hồi tháng 3/2017, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).

    Nhà đầu tư hiện tập trung sự chú ý vào hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 1/12 để bàn về thương mại.

    “Chúng ta đã chứng kiến nguồn cung tăng mạnh trong khi lực cầu không vững chắc. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác định một số xu hướng thương mại toàn cầu từ cuộc gặp G20 bắt đầu từ ngày 30/11”, Michael McCarthy, chiến lược gia tại CMC Markets & Stockbroking, cho biết.
  9. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Dòng dệt may gãy cánh rồi nhỉ, giảm kinh quá. Giá dầu tăng là sắp có sóng dầu khí rồi
  10. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Sóng thuỷ sản, dệt may đã qua, anh em chuẩn bị tâm thế đón sóng dầu khí

    Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tâp Cận Bình được dự kiến sẽ gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina.

    Buổi gặp mặt mang tới cơ hội cho hai nhà lãnh đạo giải quyết các tranh chấp thương mại, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cơ hội thảo luận chính sách dầu thô với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman.

    [​IMG]
    Ảnh: Daniel Acker/Bloomberg/Getty Images
    "Rất nhiều bất ổn chính trị ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường hàng hóa có cơ hội lớn được giải quyết tại Buenos Aires, Argentina", các chuyên gia phân tích cho biết.

    "Điều này gồm một số cải thiện về mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc và giống như buổi gặp mặt G20 năm 2016, khả năng giảm sản lượng của OPEC sẽ phần nào trở nên rõ ràng hơn".

    Trong danh sách 10 ý tưởng thương mại hàng đầu cho năm 2019, Goldman Sachs dự báo sự phục hồi đối với dầu thô Brent khi OPEC triển khai chính sách giảm sản lượng.

    Giá dầu tăng trong ngày 26/11, phục hồi phần nào sự sụt giảm lớn trong phiên giao dịch trước đó, nhưng những lo ngại về nguồn cung toàn cầu gia tăng vẫn đeo bám thị trường và tăng trưởng kinh tế chậm lại đã kìm hãm đà tăng.

    Giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 60,24 USD/thùng vào trưa ngày 26/11, tăng khoảng 2,5% trong khi giá dầu thô ngọt, nhẹ WTI của Mỹ đạt 51,24 USD, tăng 1,6%.

    Trong phiên giao dịch ngày 23/11, giá dầu thô giảm gần 7%, mức giảm nhiều nhất trong hơn một năm. Sự suy yếu đã gia tăng áp lực lên OPEC trước buổi gặp mặt của tổ chức và các đồng minh tại Vienna, dự kiến diễn ra vào ngày 6/12.

    OPEC được dự báo tuyến bố sẽ hạn chế sản lượng, mặc dù triển vọng về một đợt giảm sản lượng mới không tác động nhiều tới việc tăng giá trong những tuần gần đây.

    Cả giá dầu Brent và dầu WTI đã giảm hơn 20% trong năm nay. Và, trừ khi chúng tiếp tục phục hồi trong suốt tuần này, sự suy yếu trong tháng đánh dấu mức giảm lớn nhất trong hơn 10 năm.

Chia sẻ trang này