1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

4586 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 19:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 44013 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Hàng quá ngon luôn nhỉ, 40% cổ tức tiền mặt

    Vừa lên sàn, May Sông Hồng tạm ứng cổ tức bằng tiền 40%

    CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) vừa thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%/mệnh giá, tương đương 1 cổ phiếu được nhận 4.000 đồng.

    Ngày đăng ký cuối cùng dự kiến vào 12/12 và ngày thực hiện theo kế hoạch là 26/12. Với 47,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự tính chi trả tổng cộng 190 tỷ đồng.
  2. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    VIC dạo này làm lớn quá. Lĩnh vực nào cũng có mặt rồi.
    Vingroup ra mắt điện thoại thông minh Vsmart vào ngày 14/12, dự kiến sẽ làm SmartHome, SmartTV
    [​IMG]
    Với việc sở hữu 51% Công ty BQ, VinSmart có thể khai thác tối đa năng lực của đội ngũ chuyên gia cao cấp của Tây Ban Nha trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như ứng dụng các công nghệ tối tân vào sản xuất.

    Tập đoàn Vingroup cho biết sẽ chính thức ra mắt 4 dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart vào ngày 14/12/2018 tại tòa tháp Landmark81, Thành phố Hồ Chí Minh.Đây là những sản phẩm đầu tiên, khởi động cho chiến lược phát triển theo định hướng công nghiệp và công nghệ của Tập đoàn trong tương lai.

    Điện thoại thông minh Vsmart được sản xuất tại Nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart, thuộc Tổ hợp VinFast, Cát Hải, Hải Phòng, sau chưa đầy 6 tháng Vingroup công bố thành lập Công ty VinSmart và gia nhập lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Nhà máy có công suất 5 triệu sản phẩm/năm cho giai đoạn 1.

    Công ty được thành lập tháng 6/2018, với mục tiêu sản xuất điện thoại thông minh thương hiệu Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế và được quản lý, vận hành theo định hướng cách mạng công nghệ 4.0.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công nghệ của VinSmart được phát triển trên nền tảng tiêu chuẩn cao của châu Âu. Trong đó, hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất các thiết bị điện tử thông minh từ thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất do Công ty công nghệ hàng đầu Tây Ban Nha là BQ phát triển. Với việc sở hữu 51% Công ty BQ, VinSmart có thể khai thác tối đa năng lực của đội ngũ chuyên gia cao cấp của Tây Ban Nha trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như ứng dụng các công nghệ tối tân vào sản xuất.

    Cùng với BQ, VinSmart cũng hợp tác chặt chẽ với các hãng công nghệ lớn nhất thế giới như Qualcomm, Google… nhằm cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực điện thoại thông minh.

    Về đội ngũ nhân sự, VinSmart đã quy tụ được đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm cao cấp, dày dạn kinh nghiệm từ các Viện nghiên cứu và các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Trong đó, có nhiều nhân sự chủ chốt có ảnh hưởng trên thị trường điện thoại.

    Thông qua việc đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại, VinSmart tiến tới sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất, tối ưu giá thành và tổ chức cung cấp ra thị trường. Với triết lý Sản phẩm tốt – Khuyến mãi tốt - Hậu mãi cực tốt và sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup, các sản phẩm Vsmart sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.

    Phát biểu về sự kiện, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: "Việc hoàn thiện và ra mắt được 4 dòng điện thoại thông minh trong vòng chưa đầy 6 tháng gia nhập lĩnh vực này thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao của chúng tôi trong việc tham gia vào lĩnh vực công nghiệp – công nghệ. Hiện tại, Vingroup vẫn đang tiếp tục làm việc với các đối tác lớn, tìm kiếm các chuyên gia giỏi, hoàn thiện dây chuyền thiết bị tiên tiến nhất. Chúng tôi kỳ vọng, cùng với ô tô VinFast, điện thoại Vsmart sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới".

    Sau điện thoại di động, trong thời gian tới, nhà máy Vsmart sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh, kết nối vạn vật (IoT) như SmartHome, SmartTV… Công ty VinSmart cũng tiếp cận các hãng cung cấp chipset, linh kiện, phụ kiện trong nước và quốc tế để trực tiếp làm chủ chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng sản xuất của các thiết bị điện tử thông minh trước khi đưa ra thị trường.

    VinSmart kỳ vọng các sản phẩm điện thoại thông minh Vsmart sẽ khởi đầu cho việc phát triển hệ sinh thái các sản phẩm điện tử, công nghệ thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo IA, góp phần đem lại cuộc sống tiện ích, hiện đại cho người dân Việt Nam
    Phonglan423 thích bài này.
  3. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Một lời cảnh báo cho các doanh nghiệp khi Mỹ - Trung có thể đạt được những thỏa thuận đình chiến.
    Cần lưu ý yếu tố ổn định lâu dài, nếu không, đến thời điểm Mỹ - Trung Quốc dừng cuộc chiến thương mại, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia bị cho là "dư thừa".
    [​IMG]
    Việt Nam với tính cách là một nền kinh tế mở, không tránh khỏi tác động dài hơi, nhiều chiều của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Vì vậy, cần bám sát, nhìn nhận diễn biến với thái độ bình tĩnh để triển khai ứng phó với tinh thần linh hoạt trong ngắn hạn, nhất quán trong dài hạn.

    Đây là cảnh báo của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra và câu hỏi Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao trong cuộc chiến này bên hành lang hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam và con đường hội nhập trong không gian kinh tế toàn cầu” vừa được tổ chức gần đây.

    Ông Thành lo ngại Việt Nam có thể trở thành bãi rác công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng có nguy cơ trở thành sân sau của Trung Quốc, tiếp tay cho các doanh nghiệp nước này trốn thuế nhập khẩu vào Mỹ khi dán nhãn "made in Vietnam".

    Doanh nghiệp… đừng tham

    Còn nguyên Bộ trưởng Thương mại - ông Trương Đình Tuyển thì khuyến cáo nếu doanh nghiệp Việt "tham" thì sẽ chịu áp thuế từ Mỹ như với Trung Quốc. "Doanh nghiệp đừng “tham” khi nhập hàng Trung Quốc rồi xuất sang Mỹ, cũng không nên nhập hàng Trung Quốc về rồi gia công rồi lấy xuất xứ “made in Vietnam” để xuất sang Mỹ rồi chịu tác động khó lường", ông Tuyển nhấn mạnh.

    TS Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Đại học Fulbright Vietnam bình luận, độ mở nền kinh tế của Việt Nam lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu của khối doanh nghiệp nước ngoài trên 70% nên dễ bị tổn thương trong cuộc chiến này. Vì vậy, theo TS Vũ Thành Tự Anh, nền kinh tế Việt Nam cần phải tái cơ cấu lại, hạn chế dần phụ thuộc vào nước ngoài mà phải coi nội lực là chính. Đặc biệt, cần nuôi dưỡng sức cầu trong nước, đồng hành với doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn bởi đó là nhân tố thúc đầy lực cầu trong nước đi lên.

    Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam với tính cách là một nền kinh tế mở, không tránh khỏi tác động dài hơi, nhiều chiều. Vì vậy, cần bám sát, nhìn nhận diễn biến với thái độ bình tĩnh để triển khai ứng phó với tinh thần linh hoạt trong ngắn hạn, nhất quán trong dài hạn.

    Phân tích thêm về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động đến nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, ông Thành cho biết, về dài hạn, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang thì thương mại chịu tác động tiêu cực nhiều hơn, từ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, mà xuất khẩu lại là một trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Về đầu tư, ông Thành lạc quan khi cho rằng có thể hy vọng dòng đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển về Việt Nam. Song, ông cũng lưu ý yếu tố ổn định lâu dài trong thu hút đầu tư. Nếu không, đến thời điểm Mỹ và Trung Quốc dừng cuộc chiến thương mại, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia bị cho là "dư thừa"?

    Nâng cao chất lượng để tăng sức cạnh tranh

    Về phía doanh nghiệp, ông Lê Phú Toàn, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu THT Việt Nam chia sẻ, về mặt tích cực, cơ hội cho hàng Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ là rất lớn, các doanh nghiệp nên nhân cơ hội này để mở rộng thị trường sang Mỹ bởi doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá cả với những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.

    Ở chiều ngược lại, ông Toàn lo ngại, do một lượng hàng rất lớn không xuất khẩu được bởi những rào cản của Mỹ đưa ra, Trung Quốc sẽ phải tìm cách giải phóng lượng hàng tồn này đến các quốc gia mà nước này có ưu thế cạnh tranh để tiêu thụ hàng hóa. Do vậy sẽ gây ra hiện tượng phá giá và bóp méo thị trường, ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm trong nước.

    Để ứng phó với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Toàn cho biết, Công ty sẽ đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh để tăng uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng sức cạnh tranh.

    Ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn phát triển và Thương mại Phúc Lâm thì cho rằng, các rào cản về thuế quan từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho sản phẩm Việt Nam mất lợi thế, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán sản phẩm cao, không thể tiếp cận được đối tượng tiêu thụ tại hai thị trường đối đầu trực tiếp cũng như các thị trường mà sản phẩm đó đang hiện diện. Điều này khiến quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thu nhỏ, thậm trí đóng cửa nếu không tìm được thị trường mới để duy trì, phát triển.

    Các chuyên gia kinh tế nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là cuộc chiến dài hơi và chưa biết khi nào sẽ kết thúc, do vậy, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tăng tỷ giá của đồng USD và Nhân dân tệ để có ứng phó kịp thời.
  4. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    các bác có thấy con VNM kinh quá không, tăng 9 - 10% rồi @@ tây lông vẫn mua ròng đều đều. Em đặt target 130.x giờ đạt luôn được trong vòng 1 tuần @@
  5. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Tây vẫn miệt mài múc VNM ko ngừng nghỉ @@ Con hàng vẫn bốc đầu chạy ko ngừng @@ có khi nào đánh trần luôn không các chứng sĩ?
  6. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Trong bối cảnh thị trường sôi sục, FTM lại đi đỏ lửa. Con này lái đánh kỳ diệu thật :)) bái phục :))
  7. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    POW cũng có dấu hiệu được đánh lên, nhưng để view về doanh nghiệp thì cơ bản là chưa có nhiều triển vọng.
    Tcty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, UPCoM: POW) sẽ chuyển sang niêm yết tại sàn HoSE với 2,34 tỷ cổ phiếu nhằm thoái bớt phần vốn Nhà nước và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
    Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay của POW là rủi ro đến từ các khoản vay ngoại tệ…

    Nhà nước sẽ thoái vốn tại POW xuống 51% trong năm 2018 và từ năm 2019 sẽ thoái xuống dưới mức chi phối tùy theo tình hình tái cấu trúc các khoản tín dụng liên quan đến Nhiệt điện Vũng Áng 1.

    [​IMG]
    Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của POW

    Lợi nhuận sụt giảm

    Là một trong 3 “trụ cột” của ngành điện Việt Nam, hàng năm POW đóng góp 13% sản lượng điện thương mại toàn quốc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

    POW tập trung vào 3 nhóm chính: Thủy điện, nhiệt điện chạy than và nhiệt điện chạy khí. Hiện tại, POW đang quản lý 4 nhà máy điện khí: Cà Mau 1 và Cà Mau 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), với tổng công suất 2.700 MW.

    Ngoài ra, POW cũng chú trọng phát triển các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, cung ứng than và các dịch vụ khác có liên quan. Đây cũng là nhóm được đánh giá cao về hiệu quả hoạt động khi một trong các thành viên là CTCP Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (NT2) duy trì lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng/năm.

    Xếp thứ hai là nhiệt điện than với Nhà máy Vũng Áng 1 (1.200 MW) và xếp thứ ba là nhóm thủy điện với 3 nhà máy: Hủa Na, Đak Đrinh và Nậm Cắt, tổng công suất 308,2 MW.

    Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018 cho thấy POW đạt doanh thu 24.789 tỷ đồng, tăng 10,6%, nhưng lãi sau thuế 1.652 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

    “Sống nhờ” mảng nhiệt điện

    Theo báo cáo kiểm toán qúy 3/2018, lợi nhuận của POW chủ yếu tới từ các nhà máy nhiệt điện, chiếm từ 91- 95% tổng lợi nhuận trước thuế của POW. Tuy nhiên, mức đóng góp vào lợi nhuận của từng nhà máy nhiệt điện cũng thay đổi qua các năm.

    Về mảng nhiệt điện khí, nhà máy NT 1 ghi nhận mức lỗ 99 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2017, trong khi các nhà máy Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 2 đóng góp lần lượt 871 tỷ đồng và 853 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận trước thuế của POW (tương ứng tỷ trọng 31,1% và 30,4%). Tới tháng 01/2018, nhà máy Nhơn Trạch 1 đã hoạt động trở lại bình thường và dự kiến sẽ đóng góp khoảng 339 tỷ đồng vào lợi nhuận trước thuế của POW trong năm 2018, tương ứng tỷ trọng 11,7% tổng lợi nhuận.

    1.652 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế của POW trong 9 tháng đầu năm 2018, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2017.

    Về mảng thủy điện, nhà máy thủy điện ĐakĐrinh đóng góp chủ yếu lợi nhuận của mảng này. Tuy nhiên năm 2018, tình hình thủy văn không thuận lợi khiến kế hoạch sản lượng điện của nhà máy sụt giảm 24%. Điều này đã ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của Cty trong năm 2018

    Rủi ro vay nợ ngoại tệ

    Hiện nay, giá cổ phiếu POW đang giao dich quanh mức 14.900 đồng/cp trên sàn UPCoM, tương ứng với P/E và P/B lần lượt là 12,6 và 1,1 lần. Trong khi đó, P/E và P/B của ngành lần lượt ở mức 8,9 và 1,2 lần. Đây cũng là hợp lý vì POW là Cty đầu ngành với năng lực sản xuất điện vượt trội.

    Theo ông Nguyễn Văn Hải- Chuyên viên kiểm toán KPMG, giá trị hợp lý của cổ phiếu POW khoảng 19.800 đồng/cp. Tuy nhiên, khi sở hữu cổ phiếu này, nhà đầu tư cần chú ý tới các rủi ro tỷ giá do các khoản vay của POW chủ yếu bằng đồng USD (Dư nợ USD tính tới cuối quý 3/2018 khoảng 664 triệu USD), trong khi từ đầu 2018 tới nay, tỷ giá đồng USD đã tăng khoảng hơn 2% và có xu hướng tiếp tục tăng cho tới cuối năm nay.

    Ngoài ra, POW cũng có khoản vay lớn gồm có với HSBC Bank USA NW (9.296 tỷ đồng) tài trợ dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, Citibank (3.202 tỷ đồng), Ngân hàng Credit Agricole Corporation and Investment (2.764 tỷ đồng), Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (gần 1.700 tỷ đồng)…

    Theo kế hoạch đã được phê duyệt, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ cổ phần từ 100% xuống còn 51% bằng các chào bán cổ phiếu trong ba đợt tái cơ cấu: Chào bán 468,37 triệu cổ phiếu ra công chúng, tương đương 20% vốn cổ phần, với mức giá khởi điểm 14.400 đồng/cp; Chào bán cho 676 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược, tương đương 28,882% cổ phần; Chào bán cho nhân viên 2,76 triệu cổ phiếu tương đương 0,118% cổ phần. Điều này sẽ làm pha loãng cổ phiếu POW.

    Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích của Cty Chứng khoán Vietinbank (VietinbankSc) nhận định, với vốn hóa và thanh khoản hiện tại, POW có thể sẽ nằm trong VN30 vào kỳ đánh giá tháng 7/2019, từ đó sẽ hấp dẫn được nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    Thiếu hụt nguồn cung điện

    Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2018 được công bố mới đây cho biết, nhu cầu năng lượng của Việt Nam có thể tăng từ 54 MTOE năm 2017 lên mức 81,9 MTOE cho kịch bản kém khả quan, 89 MTOE cho kịch bản thông thường và 93,3 MTOE cho kịch bản khả quan trong năm 2025. Đến năm 2035, nhu cầu năng lượng của Việt Nam cho các kịch bản trên có thể đạt lần lượt là 112 MTOE, 134,5 MTOE và 156,5 MTOE.

    Trong giai đoạn 2018 - 2035, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng thêm 4,7%/năm cho kịch bản thông thường. Còn đối với kịch bản kém khả quan và khả quan, con số này lần lượt là 3,7%/năm và 5,5%/năm.
    Trong số rất nhiều nguồn cung ứng năng lượng, nhu cầu năng lượng từ điện tăng trưởng cao nhất với tốc độ 7,9%/năm trong giai đoạn 2018 - 2035 cho kịch bản thông thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2026 - 2035, nhu cầu về điện sẽ tăng trưởng chậm lại với tốc độ là 4,3%/năm.

    Trong khi đó, theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét triển vọng đến năm 2030, đến năm 2020 tổng công suất nguồn của hệ thống điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và tới năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn toàn hệ thống mới có 45.000 MW do thiếu than, nghĩa là tốc độ tăng trưởng nguồn điện để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế giai đoạn tới là vô cùng lớn và hiện vẫn chưa đảm bảo lộ trình đề ra, dẫn tới mất cân đối nguồn cung theo vùng miền của hệ thống điện. Điều này sẽ là cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành điện nói chun
  8. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Dự là TT hôm nay sẽ có phiên chỉnh, anh em xem xét có thể vào hàng nhé. Nhưng cần cẩn thận TT phân hóa mạnh, không nhắm mắt mua bừa được
  9. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Phiên này FLC giao dịch cả 3tr cổ đến nơi rồi bác. Sắp đến lịch bay của Bamboo rồi, xem có bay được đúng dự kiến ko
  10. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Bamboo sắp bay, Vietnam Airlines đổi sang niêm yết HOSE. HVN phải tìm cách cạnh tranh mạnh mẽ với những hãng hàng không giá rẻ cả trong và ngoài nước. Dù mình đánh giá cao dịch vụ VNA nhưng quả thực đa số dân mình vẫn nghĩ đến việc "giá rẻ" dù VJC add phí vào thì đôi khi còn đắt hơn HVN
    Financial Times: Vietnam Airlines có thể niêm yết trên sàn HOSE vào quý I/2019

    Thông tin trên được Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành trao đổi với tờ Financial Times.

    Tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – Mã: HVN) đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) trong quý I/2019, động thái nhằm nâng cao vị thế của hãng hàng không quốc doanh trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không giá rẻ, tờ Financial Times đưa tin.

    “Chúng tôi sẽ niêm yết trên HOSE vào quý đầu tiên trong năm tới, điều này là khả thi”, ông Dương Trí Thành – Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết. Ban quản trị công ty rất muốn thực hiện điều này, tuy nhiên quyết định cuối cùng sẽ nằm ở phía Chính phủ, ông Thành cho biết thêm.

    [​IMG]
    Cổ phiếu của hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines sẽ niêm yết trên HOSE vào quý I năm tới
    Khi lên sàn, Vietnam Airlines sẽ trở thành một trong những công ty có giá trị niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách đầu tư vào Việt Nam, với thị trường du lịch quốc tế và các địa phương đang phát triển nhanh.

    [​IMG]
    Tốc độ phát triển thị trường hàng không Việt Nam
    Hiện cổ phiếu của Vietnam Airlines đang được giao dịch trên thị trường UPCoM, giá trị vốn hóa 42.350 tỉ đồng. Nhà nước Việt Nam là cổ đông lớn nhất nắm 86% vốn điều lệ công ty và có kế hoạch giảm sở hữu xuống 51% vào năm 2020.

    Năm 2016, ANA Holdings, công ty mẹ của hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways đã bỏ ra 108 triệu USD để mua lại 8,8% vốn điều lệ tại Vietnam Airlines. Hãng hàng không quốc gia cho biết quá trình phát hành thêm 191 triệu cổ phiếu đang được đẩy mạnh, dự kiến hoàn thành trong tháng 12 này.

    [​IMG]
    Top 5 hãng hàng không cung cấp dịch vụ tại Việt Nam
    Vietnam Airlines là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, công ty sở hữu 51% một hãng hàng không giá rẻ là Jetstar Pacific, một liên doanh cùng Quantas của Úc. Theo ông Dương Trí Thành, Jetstar Pacific đã nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận từ khi ra mắt vào năm 1991, công ty đang đi đúng hướng trong năm 2018 này. Sau 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đạt doanh thu thuần 73.504 tỉ đồng và lãi sau thuế 1.969 tỉ đồng, kết quả lần lượt tăng trưởng 18% và giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Công ty đã chứng kiến việc các đối thủ cạnh tranh vươn lên chiếm thị phần trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt với trường hợp của Vietjet Air . Người chơi mới nhất trong lĩnh vực vận tải hàng không là Bamboo Airways, thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn FLC, dự kiến sẽ bay chuyến đầu tiên vào cuối năm nay. Các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài bao gồm AirAsia và Lion Air cũng đang cạnh tranh trực tiếp với Vietnam Airlines, hãng phản ứng lại bằng cách bổ sung nhiều chuyến bay cả trong và ngoài nước.

    Theo CAPA Centre for Aviation, một tổ chức tư vấn hàng không đến từ Sydney, thị trường hàng không quốc tế của Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự phát triển du lịch, đã tăng trưởng hơn 30% một năm. Tuyến bay giữa TP HCM và Hà Nội nhộn nhịp thứ 5 trên thế giới.

    Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không phải đối mặt với những khó khăn để tăng trưởng, bao gồm việc tắc nghẽn cảng hàng không tại TP HCM, nơi Việt Nam có kế hoạch chi 16 tỉ USD cho một sân bay quốc tế mới.

    Chính phủ Việt Nam đang tăng cường việc thoái vốn tại các công ty Nhà nước trong một nỗ lực tăng thu ngân sách Nhà nước và thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.

    "Đây là một doanh nghiệp lớn của Việt Nam tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán, điều này là có lợi cho các nhà đầu tư quốc tế, đồng thời cho phép Vietnam Airlines tăng vốn dễ dàng hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ như Vietjet hay Bamboo Airways", Tony Foster, đối tác về luật của Freshfields tại Hà Nội cho biết.

    Các nhà quản lý quỹ đồng tình quan điểm, tiềm năng của cổ phiếu HVN sẽ được đánh giá cao hơn sau khi thực hiện niêm yết. “Trường hợp của CTCP Hàng không Vietjet – Vietjet Air đã chỉ ra rằng, trong một thị trường tăng trưởng cao, cổ phiếu ngành hàng không tỏ ra khá hấp dẫm”, ông

    “VietJet đã chỉ ra rằng trong một thị trường tăng trưởng cao, cổ phần của hãng hàng không khá hấp dẫn”, ông Fiachra MacCana, giám đốc phân tích của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC) cho biết.

    “Vietnam Airlines sẽ có tiềm lực lớn hơn trong cuộc chiến giành lại thị phần, không có lý do gì khiến doanh số của họ không thể cải thiện”.
    binbo thích bài này.

Chia sẻ trang này