FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

2059 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43744 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    NVL sắp có game?
    CEO của Novaland dự chi khoảng 2.300 tỷ đồng mua hơn 36 triệu cổ phiếu NVL
    [​IMG]
    Tổng số tiền vị CEO này dự chi lên đến khoảng 2.300 tỷ đồng.

    Ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc của CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán NVL) vừa thông báo đăng ký mua vào 36,1 triệu cổ phiếu NVL. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/12 đến 31/12/2018. Hiện tại ông Bùi Xuân Huy sở hữu 88.862 cổ phiếu NVL.

    Trong thông báo cho biết, trong tổng số 36,1 triệu cổ phiếu đăng ký mua vào, có 2 triệu cổ phiếu ESOP giao dịch từ ngày 7/12 đến 12/12 và phần còn lại 34,1 triệu cổ phiếu đăng ký mua theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 7/12 đến 31/12/2018.

    Trước đó Novaland dự kiến phát hành 22,67 triệu cổ phiếu ESOP (tỷ lệ 2,498%) cho nhân viên công ty và các công ty con với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó có 4,5 triệu cổ phiếu ESOP không bị hạn chế chuyển nhượng và 18,17 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

    Hiện trên thị trường cổ phiếu NVL đang giao dịch quanh mức 67.400 đồng/cổ phiếu. Ngoại trừ 2 triệu cổ phiếu ESOP tương ứng số tiền bỏ ra mua 20 tỷ đồng, thì 34,1 triệu còn lại, tạm tính theo giá hiện nay, ông Bùi Xuân Huy sẽ chi khoảng 2.300 tỷ đồng.

    Thông tin thêm, trước đó Novaland thông báo ngày 17/12 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Nội dung được thông báo là để thông qua việc phát hành riêng lẻ cổ phần phổ thông để hoán đổi nợ, phát hành cổ phần phổ thông để hoán đổi trái phiếu quốc tế và phát hành riêng lẻ cổ phần phổ thông để hoán đổi cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi. Hiện tài liệu cụ thể chưa được công bố.
  2. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Câu chuyện anh Quyết bị chửi trên mọi mặt trận, ăn đất làm dự án ai chả biết.Và ai cũng biết là vì anh giàu, quan hệ rộng nên chả ai động được anh, chỉ võ mồm được bác à :) Thằng giàu làm vua mà
  3. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Báo chí lắm ý kiến trái chiều quá, lúc thì hưởng lợi lúc thì không :)

    Dệt may không dễ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

    Cơ hội có, nhưng nắm bắt không dễ
    Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 10 tháng đầu năm ước đạt 25,15 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam (chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu).
    Thực tế từ đầu năm, ngành Dệt may Việt Nam khá thuận lợi khi có nhiều đơn hàng mới từ các thị trường khó tính như Mỹ và EU. Phần lớn doanh nghiệp (DN) đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí hết năm nay. Mấy tháng gần đây, diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc, đã tạo cơ hội tốt cho các DN Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ.

    Bộ Công Thương nhận định, một phần thời cơ đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi nhiều đơn hàng xuất vào Mỹ đã rời Trung Quốc chuyển qua Việt Nam. Còn theo các chuyên gia, ngành Dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhờ 2 khía cạnh: Đồng nhân dân tệ mất giá mạnh so với USD, qua đó cũng mất giá so với đồng Việt Nam, giúp các DN nhập được vải, các nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc với giá rẻ hơn và ngành Dệt may Việt Nam có thể chiếm thêm thị phần của Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ nhờ mức giá cạnh tranh hơn.

    Tuy nhiên, thực tế không hẳn chỉ có thuận lợi. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Lương Văn Thư, Tổng giám đốc Tổng Công ty May Đáp Cầu (Bắc Ninh) chuyên xuất khẩu hàng sang Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu cho biết: Tình hình sản xuất 10 tháng đầu năm của công ty tương đối tốt, tuy nhiên trong 2 tháng cuối năm, số đơn hàng lại có dấu hiệu kém đi.

    “Khách hàng từ Trung Quốc sang công ty làm việc, chủ yếu chỉ tham quan, trao đổi, mà chưa chốt đơn hàng. Các đối tác khác thì đang thăm dò, đặt những đơn hàng nhỏ lẻ, ngắn hạn, giá giảm. Tuy nhiên, cả năm thì công ty vẫn có thể đạt kế hoạch”, ông Lương Văn Thư cho hay.

    Lý giải điều này, đại diện DN cho biết, các đối tác lo lắng nguyên liệu đặt từ Trung Quốc sẽ tăng giá do bị Mỹ đánh thuế, do vậy họ khá thận trọng. Trong khi đó, Việt Nam muốn đón được cơ hội từ dòng chuyển dịch đầu tư thì phải cạnh tranh được với các đối thủ khác trong khu vực như: Indonesia, Cambodia, Myanmar… nơi có giá lao động rẻ hơn Việt Nam.

    Ngay cả những công ty đang đặt trụ sở tại Trung Quốc cũng cân nhắc kỹ trước khi chọn rời bỏ thị trường này. “Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ 17% trên mỗi đồng xuất khẩu cho DN. Do vậy, họ sẽ tính toán, nếu sang Việt Nam đầu tư mà lợi nhuận tương đương với sản xuất tại Trung Quốc thì họ mới lựa chọn”, ông Thư phân tích.

    Phụ thuộc nguyên liệu, khó đón thời cơ
    Theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong số hàng hóa mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, chủ yếu là các mã hàng sợi dệt chứ chưa có hàng may mặc. Hàng sợi dệt chưa phải thế mạnh của Việt Nam nên sẽ khó tận dụng cơ hội này để vào Trung Quốc. Do đó, để DN Việt Nam hưởng lợi thực sự thì phải chờ đợi thêm việc áp thuế lên hàng may mặc Trung Quốc.

    Tuy nhiên, hiện vẫn có khoảng 20 mặt hàng dệt may Việt Nam có thể có cơ hội chiếm thị phần tại Mỹ, tập trung vào các loại thảm, sợi PE đơn độ co giãn cao, xơ viscose rayon, vải dệt kim, vải canvas...

    Được biết, sản phẩm vải sợi có xuất xứ từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị áp thuế tới 25% từ đầu năm 2019. Theo ông Nguyễn Hồng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, không loại trừ khả năng các nhà sản xuất nước ngoài, trong đó phần nhiều là các DN Trung Quốc, sẽ thiết lập chuỗi sản xuất từ sợi - vải - may mặc tại Việt Nam, để tránh ảnh hưởng từ đòn trừng phạt thương mại của Mỹ.

    Trong trường hợp này, các DN nội địa Việt Nam không được hưởng lợi nhiều, bởi hầu hết các DN trong nước chỉ có thế mạnh và kinh nghiệm về khâu may. Hiện nguồn nguyên liệu phục vụ ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu, một phần lớn nhập từ Trung Quốc.

    Theo ông Lương Văn Thư, DN đã chủ động nhập các nguồn nguyên liệu từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… để đáp ứng yêu cầu của khách, tránh rủi ro từ nguồn nguyên liệu Trung Quốc.

    Cẩn trọng hơn, ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Sợi Thế Kỷ phân tích: Có rủi ro nếu phía Mỹ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm may mặc nhập khẩu từ các quốc gia khác và áp thuế bổ sung nếu sản phẩm may mặc từ quốc gia đó có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, hàng may mặc Việt Nam sẽ là đối tượng vào tầm ngắm kiểm soát nhiều nhất vì Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc. Vì vậy, các DN Việt Nam cần chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ nguồn trong nước và các nước khác, thay vì chủ yếu dựa vào nguồn từ Trung Quốc.
  4. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    OIL lại cũng có game thoái vốn nhé

    PV Oil (OIL) muốn thoái vốn Nhà nước theo lô lớn

    Theo chia sẻ mới của ông Cao Hoài Dương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOil, OIL), Công ty đã xây dựng phương án và báo cáo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phương án sẽ thoái vốn Nhà nước theo lô lớn, không thoái lẻ tẻ.

    Được biết, trong phương án cổ phần hóa OIL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVN sẽ nắm giữ 35,1% vốn điều lệ tại OIL, 20% vốn điều lệ bán đấu giá công khai và bán cho nhà đầu tư chiến lược 44,72% vốn điều lệ.

    Trong đó, đến nay OIL đã hoàn thành nội dung IPO là bán ra 20% vốn điều lệ, được cổ đông và nhà đầu tư rất đón nhận. Còn lại phần thoái khoảng 45% vốn cho các cổ đông chiến lược chưa thực hiện được. Về việc này, ông Dương cho biết có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm muốn trở thành cổ đông chiến lược của OIL như Vietjet, HD Bank, SK Energy (Hàn Quốc) và Idemitsu (Nhật Bản), tuy nhiên do cần thêm thời gian để hoàn tất các thủ tục nên OIL đã bị quá hạn so với quy định của Nhà nước là trong 4 tháng. Trong quá trình đó, OIL đã báo cáo lên Chính phủ, các Bộ ngành và không được chấp thuận cho gia hạn thời gian, dẫn đến việc bán cho các cổ đông chiến lược không thành.

    Mặc dù vậy, với mong muốn trở thành công đông lớn của OIL, vừa qua SK Energy (Hàn Quốc) đã thu gom cổ phiếu OIL trên sàn UpCOM, chính thức trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ nắm giữ 5,23% vốn.

    Về phía Công ty, kế hoạch thời gian tới, đại diện OIL khẳng định đã xây dựng phương án và báo cáo PVN thoái vốn theo lô lớn, không thoái lẻ tẻ. Trên UpCOM, cổ phiếu OIL đang giao dịch tại mức 14.500 đồng/cp.
  5. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    OIL phiên nay phi mạnh :) sóng thoái vốn mạnh
  6. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Ai không cạnh tranh được thì tất yếu bị đào thải thôi, bao năm phụ thuộc nguồn nguyên liệu, đơn hàng từ Trung Quốc thì CPTPP có ý nghĩa đâu.
  7. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    NVL tính tạo game, bo cung lại để kéo cổ phiếu cho dễ à :) Lại chuẩn bị bài phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư chiến lược
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    tín dụng bất động sản đang siết chặt nên các anh bất động sản giờ chỉ còn cửa phát hành trái phiếu cho nước ngoài hoặc chọn cách lên sàn. Đa phần là trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, giá chuyển đổi thì siêu thấp nên để tăng hấp dẫn cho nhà đầu tư lúc đó thì doanh nghiệp lại phải kéo giá cổ phiếu :) Game từ đây mà ra
  9. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    game gì thì game, cp mà dởm thì muôn đời vẫn thế mà :D ko khá lên đc
  10. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    VIC dạo này chơi lớn quá các bác @@
    Vingroup đầu tư 4,5 triệu USD nghiên cứu giải mã gen người Việt


    [​IMG]
    Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn thuộc Vintech (Tập đoàn Vingroup) vừa công bố dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt. Với mức đầu tư lên tới 4,5 triệu USD, nghiên cứu nhằm tạo ra hệ cơ sở dữ liệu cảnh báo, điều trị sớm một số bệnh, cũng như giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hướng đến từng cá nhân. Đây là dự án về hệ gen có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, tính đến thời điểm hiện tại.

    Thông tin được Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn công bố tại hội thảo quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu y sinh với sự tham dự của các nhà khoa học Việt kiều Mỹ vừa tổ chức đầu tuần qua tại Hà Nội.

    Theo đó, Tập đoàn Vingroup sẽ đầu tư 4,5 triệu USD cho dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền cho quần thể người Việt" dựa trên việc giải trình tự toàn bộ hệ gen của 1.000 người. Với quy mô này, dự án sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu biến dị di truyền lớn nhất từ trước tới nay và tạo nguồn dữ liệu nền tảng cho các nghiên cứu về gen người Việt cho cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu sẽ được khởi động vào đầu năm 2019, kéo dài trong vòng 5 năm.

    Trong 3 năm đầu (giai đoạn 1), các nhà khoa học sẽ triển khai thu thập mẫu của 1.000 người Việt và phối hợp với các đối tác quốc tế ở Mỹ, Đức, Singapore, và Nhật Bản... để giải trình và phân tích toàn bộ hệ gen với độ bao phủ cao, từ đó, lập cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt.

    Từ cơ sở dữ liệu này, các nhà khoa học sẽ xây dựng thêm các danh sách biến dị (panel) tham chiếu phục vụ các nghiên cứu tương quan trên toàn hệ gen, các nghiên cứu về bệnh di truyền và về dược học hệ gen (PGx). Dữ liệu hệ gen sau giải trình tự với độ bao phủ lớn và các dữ liệu sau khi phân tích sẽ cần hàng trăm Terabytes bộ nhớ để lưu trữ. Để phục vụ nghiên cứu, Tập đoàn Vingroup cũng sẽ đầu tư các hệ thống phân tích hiện đại và hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn để đáp ứng nhu cầu phân tích và lưu trữ trên.

    [​IMG]
    Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn vừa tổ chức hội thảo quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu y sinh với sự tham dự của các nhà khoa học Việt kiều Mỹ

    GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn nhấn mạnh: "Đây không chỉ là tiền đề cho nghiên cứu trong giai đoạn 2 mà còn là nền tảng cho các nghiên cứu về gen khác ở Việt Nam. Do tính phức tạp và đòi hỏi nguồn kinh phí lớn của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về gen, dự án sẽ đóng có góp rất lớn đối với cộng đồng nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến gen ở Việt Nam"

    Ở giai đoạn 2, dự án tập trung vào các nghiên cứu tương quan trên toàn hệ gen để phát triển các phương pháp xét nghiệm cho một số bệnh di truyền và phản ứng có hại của thuốc.

    Hiện nay nhóm nghiên cứu của dự án đã và đang hợp tác với các nhà nghiên cứu về hệ gen và các bệnh di truyền tại Mỹ, Đức, Nhật… Với lĩnh vực PGx, nhóm nghiên cứu cũng đang hợp tác với các nhóm nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á trong dự án "1.000 Pharmacogene Resequencing", trong đó Singapore, Thái Lan, Nhật Bản - những nước tiên phong trong ứng dụng PGx trong lâm sàng. Để giải trình tự và phân tích dữ liệu trên toàn hệ gen ở độ bao phủ lớn cho hàng nghìn hệ gen, dự án cũng hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới của Illumina.


    Việc triển khai các dự án này với sự kết nối với các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp xây dựng đội ngũ làm nghiên cứu y sinh, hệ gen, và khoa học dữ liệu trong nước và tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu mới nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Xây dựng và phân tích hệ gen người có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là y học, dược học, công nghệ sinh học và nhân chủng học. Đặc biệt các nghiên về gen giúp đưa ra các phát hiện, cảnh báo, và điều trị sớm một số bệnh, cũng như giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hướng đến từng cá nhân (Y học cá thể hóa). Vì vậy dự án sẽ có tầm ảnh hưởng xã hội rất lớn.

Chia sẻ trang này