1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5392 người đang online, trong đó có 426 thành viên. 11:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43998 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Dòng tiền thông minh (17/12): Khối ngoại và tự doanh mua ròng trăm tỉ đồng tuần vừa qua, tập trung nhóm VN30

    Chuyển động dòng tiền thông minh tuần (10 – 14/12), bộ phận tự doanh mua ròng 157 tỉ đồng cổ phiếu, tập trung VIS, VNM và TCB. Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng trên cả hai sàn.

    Cổ phiếu vật liệu xây dựng và thực phẩm “hút tiền”
    Thị trường được điều chỉnh trong tuần do những lo ngại từ nhà đầu tư về những diễn biến xoay quanh căng thẳng Trung-Mỹ, lộ trình Brexit bị trì hoãn và thời điểm cuộc họp của FED với khả năng tiếp tục nâng lãi suất đang đến gần. Cụ thể, VN-Index giảm 0,4%, HNX - Index giảm 0,15%, trong khi UPCoM - Index tăng 0,23%.

    [​IMG]
    Diễn biến chỉ số thị trường tuần 10 - 14/12. Nguồn: VNDIRECT
    Một số ngành “ngược dòng” thị trường tuần vừa qua như vật liệu xây dựng dẫn đầu tăng 1,5% (VGC tăng 1,1%, VCS 5,2%), Thực phẩm tăng 1,06% (VNM - 2.5%, SAB - 1.4%), Thủy sản tăng 0,54% (VHC - 2%, ANV - 4.3%). Các ngành giảm mạnh nhất gồm Dịch vụ giảm 8,62% (MWG giảm 0,8 %, VEF giảm 15,4%), Thép giảm 2,61% (HPG -3,2%, HSG - 1%) và Chứng khoán giảm 2,56% (SSI – 0,3%, HCM - 1,4%).

    Tuần 10 – 14/12, bộ phận tự doanh mua ròng 157 tỉ đồng cổ phiếu
    Phiên giao dịch 14/12, bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán (CTCK) mua ròng trở lại gần 3,3 tỉ đồng trên toàn thị trường với khối lượng 1,1 triệu cp.

    [​IMG]
    Giao dịch bộ phận tự doanh CTCK ngày 14/12. Nguồn: Phan Quân
    Bộ phận tự doanh tập trung mua vào chứng chủ quỹ E1VFVN30 với khối lượng 916.030 CCQ, tương đương giá trị giao dịch gần 13,9 tỉ đồng. Một số cổ phiếu được mua ròng với giá trị dưới 10 tỉ đồng như MWG (9 tỉ đồng), PAN (4,7 tỉ đồng), HPG (3,7 tỉ đồng).

    Ở chiều bán ra, khối tự doanh công ty chứng khoán bán một số cổ phiếu nhóm VN30 như NVL (10,2 tỉ đồng), MSN (9,9 tỉ đồng), CTD (8,3 tỉ đồng), VIC (3,9 tỉ đồng), PLX (1,2 tỉ đồng).

    Tổng hợp tuần giao dịch 10 – 14/12, bộ phận tự doanh của CTCK bán ròng 214,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, nếu loại trừ việc bán 371 tỉ đồng chứng chỉ quỹ E1VFVN30, khối này đã mua vào 157 tỉ đồng cổ phiếu, trong đó một số mã được mua mạnh như VIS (36,8 tỉ đồng), VNM (36,4 tỉ đồng) và TCB 33 (tỉ đồng).

    Khối ngoại mua ròng trên cả hai sàn tuần qua
    Phiên giao dịch cuối tuần 14/12, tại giao dịch cổ phiếu trên HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 14,5 tỉ đồng với khối lượng 1,6 triệu đơn vị. Ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF (nội) bị bán ròng gần 15 tỉ đồng với khối lượng 966.950 đơn vị. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng lần lượt 16,6 tỉ đồng trên HNX và 16,3 tỉ đồng trên UPCoM.

    Trong ngày 14/12, thống kê HOSE chỉ có giao dịch bán ra cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu TIX – CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình của tổ chức nước ngoài quỹ PYN Elite Fund (Non – Ucits). Cụ thể, quỹ này bán ra toàn bộ hơn 2,3 triệu cổ phiếu và 2,3 triệu quyền mua cổ phiếu.

    [​IMG]
    Nguồn: Chứng khoán BSC
    Tổng hợp giao dịch tuần (10 – 14/12), nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên cả hai sàn, với giá trị 135,7 tỉ đồng trên HOSE và 25,2 tỉ đồng trên HNX. Đáng chú ý, E1VFVN30 và VNM được mua ròng với giá trị lần lượt 364,5 tỉ đồng và 120,5 tỉ đồng, trong khi bán mạnh 219 tỉ đồng HPG.

    Petrolimex muốn bán 12 triệu cổ phiếu quỹ
    Trong tuần vừa qua (10 – 14/12), thị trường ghi nhận hai giao dịch nội bộ đáng quan tâm. Thứ nhất, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Trịnh Văn Quyết vừa công bố thông tin đăng kí bán toàn bộ gần 26,7 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros. Bên cạnh đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) công bố nghị quyết bán 12 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian tháng 12 năm nay hoặc quý I/2019. Được biết, ngay sau khi niêm yết trên HOSE vào tháng 4/2018, Petrolimex bán ra 20 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 155 triệu cổ phiếu.

    Thống kê đăng kí giao dịch trên 2 sàn ngày 14/12, xu hướng chủ yếu trên HOSE là việc nội bộ doanh nghiệp bán ra cổ phiếu.

    [​IMG]
  2. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Sau chiến thắng hôm rồi mà vẫn không có bác nào mua ủng hộ bầu Đức mỗi người 10 cổ giá CE à :))))
  3. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    cái nào ra cái nấy bác ơi :)) không gộp làm 1 thế được =))
  4. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Nikkei: Doanh nghiệp dệt may tại Trung Quốc dịch chuyển mạnh mẽ sang Việt Nam và Bangladesh

    Đối đầu thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang mang đến những thay đổi quan trọng trong ngành dệt may tại nhiều nước ví như Bangladesh hay Việt Nam bởi ngày một nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang hai nước trên nhằm né các biện pháp trừng phạt thuế quan của Mỹ, theo bài báo mới đây được Nikkei đăng tải.

    Trung Quốc là nước xuất khẩu các sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới, tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu trong năm ngoái đạt 158,4 tỷ USD, tương đương hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu.

    Thế nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể nếu so với tỷ lệ 40% ở thời điểm đầu thập kỷ này, nguyên nhân là bởi các công ty dệt may đang dần chuyển sang những nước láng giềng có chi phí lao động thấp hơn.

    Bangladesh được coi như một trong những lựa chọn thay thế. Bangladesh đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may với 6,4% thị phần. Việt Nam đứng thứ 3 với 5,8% thị phần. Mức lương người lao động tại Việt Nam chỉ bằng chưa đến nửa so với mức lương người lao động tại nhiều thành phố như Thượng Hải hay Quảng Châu. Mức lương người lao động tại Bangladesh trong khi đó vẫn còn thấp.

    Nhiều công ty may mặc Mỹ đang đa dạng hóa nhà cung cấp ra khỏi nhóm các nhà cung cấp Trung Quốc. Xuất khẩu dệt may của Bangladesh sang Mỹ trong khoảng thời gian 1 năm tính đến cuối quý 3/2018 tăng 14%. Còn theo hiệp hội dệt may Việt Nam, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt kỷ lục mới – 36 tỷ USD. Xuất khẩu dệt may chiếm khoảng hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

    Xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian gần đây tăng chủ yếu từ những nhà máy đang hoạt động. Xu thế này sẽ còn dâng cao hơn nữa khi mà các công ty Mỹ tiếp tục chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại lên cao.

    Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện tại chưa tăng thuế với hàng dệt may, nhưng kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra bởi chính quyền Mỹ đã phát đi tín hiệu này.

    Đại diện một công ty vận tải tại Việt Nam nói: “Ngay cả những công ty trước đây từng ngại ngần nay cũng đang tính chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc”.

    Lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ khiến cho xu thế này ngày một tồi tệ hơn. Mỹ sẽ cấm các cơ quan chính phủ có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với doanh nghiệp sử dụng thiết bị từ 5 công ty Trung Quốc, trong đó phải kể đến Huawei Technologies và ZTE từ tháng 8/2020.

    Một nhà máy dệt may sử dụng thiết bị từ những công ty trên sẽ không được phép cung cấp đồng phục hoặc bất kỳ sản phẩm nào cho cơ quan chính phủ Mỹ. Và nếu một công ty bị phát hiện có nhiều tuyên bố sai về loại thiết bị mà công ty sử dụng, Mỹ sẽ có thể chặn tất cả các giao dịch bằng đồng USD trên phạm vi toàn cầu của công ty đó.

    Xét đến việc nhiều sản phẩm thuộc các công ty trong danh sách đen được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, việc chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc là cách an toàn nhất để tránh rắc rối.
  5. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Mừng cho Việt Nam có thêm vốn FDI, người dân có việc làm, tăng GDP cho đất nước song cũng là nỗi lo của doanh nghiệp dệt may khi doanh nghiệp Mỹ họ dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng nhân công giá rẻ, chính sách ưu đãi thì hàng dệt may VN càng khó cạnh tranh
  6. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung...-nganh-thuy-san-det-may-thang-lon-251875.html

    Cổ phiếu dệt may: Hiệu quả lớn trong nửa cuối năm

    Động lực tăng giá của nhóm cổ phiếu dệt may có đóng góp đáng kể từ bối cảnh ngành khả quan, đơn hàng dồi dào, giúp kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bứt phá.

    Cùng với đó, bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết cũng đem đến kỳ vọng tăng trưởng đơn hàng cho các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.

    Kết thúc nửa đầu năm 2018, cổ phiếu TNG của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG vẫn giao dịch khá ảm đạm quanh vùng giá 10.000 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7 đến nay, thị giá TNG ghi nhận chuỗi tăng giá mạnh, tiến sát ngưỡng 20.000 đồng/cổ phiếu. Dòng tiền đổ vào tích cực, giúp thanh khoản cổ phiếu tăng lên trên dưới 1 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.

    Với 228 chuyền may, TNG hiện là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, chuyên thực hiện hợp đồng gia công cho các nhãn hàng lớn như Decathlon, The Children’s Place… Kết thúc 11 tháng năm 2018, doanh thu của TNG đạt 3.320 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2017; lợi nhuận sau thuế đạt 163,4 tỷ đồng, tăng 52% và vượt xa kế hoạch 127 tỷ đồng đề ra cho cả năm.

    TNG cho biết, công tác đơn hàng có nhiều điều kiện thuận lợi, tìm kiếm được các đơn hàng số lượng lớn, dòng sản phẩm phù hợp với thế mạnh là những nguyên chính làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Báo cáo phân tích tháng 11/2018 của Công ty Chứng khoán MB dự báo, cả năm 2018, TNG có thể đạt doanh thu 3.596 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 168,5 tỷ đồng, tăng lần lượt 44% và 47% so với năm 2017.

    Tại Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM), kết thúc 11 tháng năm 2018, TCM đạt doanh thu khoảng 3.400 tỷ đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ trích lập dự phòng cho các khoản phải thu từ khách hàng Sears nộp đơn phá sản và diễn biến tỷ giá USD/VND bất lợi, nhưng TCM vẫn thu về 213,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 13% kế hoạch năm.

    Trong trường hợp của Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH), doanh nghiệp lên niêm yết cuối tháng 11/2018, mức tăng trưởng lợi nhuận 9 tháng đầu năm là hơn 100% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng quý III/2018, MSH thu về 129 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước, ghi nhận quý có lợi nhuận cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lũy kế 9 tháng đầu năm, MSH thực hiện vượt 18,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

    Ngoài tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận dựa vào tăng đơn hàng từ đối tác, một điểm tích cực với các doanh nghiệp dệt may hiện nay là xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các công đoạn cắt, may có giá trị gia tăng thấp sang tự chủ cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất đơn hàng, thậm chí tham gia thiết kết sản phẩm - các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn, giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện. Đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận bền vững hơn và tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
  7. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    có hiệu quả như nào thì em cũng ko thấy FTM chạy dù lúc nào vol cũng cao ngất. FTM chịu chơi phết đấy chứ, già thì vẫn 15 mà vol khủng thế này thì phí đâu cho lại @@
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Kể ra FTM cũng có tăng, cơ mà phiên xanh phiên đỏ đan xen. Với cả chắc con này sắp kéo giá lên để làm game với quỹ nước ngoài nếu như tin này các bác trên bảo là đúng
  9. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    So với cả ngành thì FTM chỉ là số nhỏ. Các thể loại sóng qua đi, sóng mới lại đến, chưa thấy FTM động đậy gì
  10. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    2019 triển vọng dệt may được đánh giá là vẫn ngon :)

    Triển vọng năm 2019


    Triển vọng duy trì tăng trưởng của các doanh nghiệp dệt may, thủy sản trong năm 2019 đang được đánh giá là rất sáng, với động lực quan trọng đến từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)...

    Ngày 12/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 thông qua hiệp định này.

    Việc CPTPP dự kiến có hiệu lực từ giữa tháng 1/2019 sẽ mở cánh cửa để các doanh nghiệp dệt may, thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiêu thụ gần 500 triệu dân (gồm cả Việt Nam), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới, trong đó Nhật Bản, Canada, Australia - những thị trường lớn, nhiều tiềm năng.

    Riêng với ngành dệt may, báo cáo phân tích tháng 11/2018 của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định: “Trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ, dệt may Việt Nam dự kiến tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP sau khi hiệp định này có hiệu lực từ năm 2019”.

    Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), với cam kết rộng và cao nhất từ trước tới nay, đang thực hiện các quy trình cuối cùng trước khi ký chính thức (dự kiến đầu năm 2019) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU - 1 trong 2 thị trường lớn nhất của cả doanh nghiệp dệt may và thủy sản.

    Đối với thị trường Mỹ, dù chưa tham gia CPTPP, nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo điều kiện cho các đơn hàng nhập khẩu dệt may, thủy sản chuyển dịch sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

    Triển vọng tích cực, nhưng các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức không nhỏ. Với ngành thủy sản, đó là nhiều nước đang có xu hướng tăng cường các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan như chống bán phá giá, chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh..., nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.

    Với ngành dệt may, các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA đều có yêu cầu khắt khe về nguyên tắc xuất xứ để được ưu đãi về thuế, trong khi nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước đang phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ các nước chưa phải là thành viên tham gia hiệp định. Như vậy, để hưởng lợi từ hiệp định, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuyển dịch nguồn nguyên liệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

    Bên cạnh đó là áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ đổ vốn vào Việt Nam và xây dựng nhà máy, cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chia sẻ trang này