FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

7161 người đang online, trong đó có 1196 thành viên. 11:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43753 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    chốt phiên tăng 4,2%, FTM mạnh mẽ dữ. Hi vọng không phải là bulltrap chứ mai lại đi ngang thêm nửa năm chắc muốn giết BBs quá :)) Hàng tích lũy thế dài hơi thế này phi thì mạnh phải biết
  2. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Nhìn chart thế này khả năng lên mạnh lên cao bác nhé ;)
  3. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    FTM có vẻ vẫn ở vùng 15 - 16 thôi các bác ạ :)) không thấy sự khả quan lắm trong mã này :))
  4. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    FTM: Ông Phạm Đình Giá đã mua 361.590 cp trở thành CĐL

    Nội bộ bắt đầu gom mạnh FTM rồi, nhịp kéo trung hạn lên 2x là đẹp
  5. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    cửa cho ngành dệt may vẫn ngon lắm

    Dệt may duy trì sức hút vốn ngoại

    Nhà máy chỉ thêu đi vào sản xuất sớm

    Dự án Nhà máy sản xuất chỉ may thêu phục vụ ngành dệt may và da giày của Tập đoàn Amann (Đức) đầu tư tại Khu công nghiệp Tam Thăng (Quảng Nam), theo kế hoạch sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 6/2019, nhưng tiến độ đã được đẩy sớm hơn 2 tháng.

    Theo Ban lãnh đạo Tập đoàn Amann, việc sớm đưa giai đoạn I vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xuống vốn để làm tiếp giai đoạn II, nâng tổng công suất toàn nhà máy lên 2.300 tấn/năm.

    [​IMG]
    .
    Amann là một trong 3 tập đoàn hàng đầu về sản xuất, phân phối sản phẩm chỉ may thêu toàn cầu, phục vụ hỗ trợ trong các ngành công nghiệp từ tự động hóa, sản phẩm ngoài trời, trang phục thể thao, may mặc, túi xách, giày dép… từ các nhà máy của Amann ở châu Âu và châu Á.

    Nằm trong chiến lược mở rộng sản xuất sang các thị trường mới nổi, Tập đoàn Amann đã chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư, bên cạnh các nhà máy sẵn có tại châu Á.

    Trong vai trò là cầu nối của các doanh nghiệp, thời gian gần đây, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã đón nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ông Cẩm nhận định, chắc chắn hoạt động đầu tư vào ngành này sẽ sôi động trở lại trong năm 2019 - 2020.

    Như một phản ứng dây chuyền, khi các dự án đầu tư vào ngành dệt may gia tăng, các nhà cung ứng thiết bị, máy móc cũng nhanh nhạy nắm bắt cơ hội. Mới đây nhất, IllIES Vietnam (doanh nghiệp vốn FDI của Đức)- một trong những đại lý phân phối máy móc ngành sợi, đã mở rộng danh mục đầu tư của mình trong lĩnh vực kéo sợi.

    Theo công bố, quý I/2019, IllIES Vietnam sẽ đầu tư mở một trung tâm sửa chữa các bộ phận cơ và điện của hệ thống máy kéo sợi xơ ngắn do Tập đoàn Rieter cung cấp.

    “Khi các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP mà Việt Nam tham gia chuẩn bị đi vào thực thi, các hoạt động đầu tư sản xuất trong ngành dệt may chắc chắn tăng lên, các nhà cung cấp thiết bị có thêm cơ hội bán máy móc và Rieter không ngoại lệ…”, đại diện IllIES Vietnam nhận định.

    Tiếp tục đón vốn ngoại

    Theo số liệu thống kê của Vitas, FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 là 2.091 dự án, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,89 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, dệt may đã thu hút được 2,8 tỷ USD vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 18,69 tỷ USD.

    Thời gian qua, riêng lĩnh vực sản xuất sợi Việt Nam đã đón nhiều nhà đầu tư nước ngoài, với các tên tuổi lớn như Texhong, *******, Polytex Far Eastern, Công ty TNHH sợi Long Thái Tử…, nâng quy mô ngành sợi lên khoảng 4,5 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu cả năm 2018 dự kiến đạt 4,1 tỷ USD so với 3,6 tỷ USD của năm 2017.
    Là một trong những nhà xuất khẩu dệt may quan trọng trong khu vực châu Á, trong vòng một thập kỷ gần đây, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng gấp 3,6 lần, từ 7,78 tỷ USD năm 2007 lên đến 28,02 tỷ USD năm 2016, 31 tỷ USD năm 2017, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

    Tại thời điểm này, ngành dệt may đang dần cán đích 35 tỷ USD giá trị xuất khẩu của cả năm 2018. Hết 11 tháng, xuất khẩu đã vượt 31 tỷ USD, bằng cả năm 2017. Đóng góp vào con số xuất khẩu này, có tới 60% là khối doanh nghiệp có vốn FDI.

    Trong dòng chảy đầu tư đón lõng thị trường của ngành dệt may, Kraig Biocraft Lab Laboratory Inc., hãng sản xuất sợi tơ nhện nhân tạo của Mỹ đã bắt đầu triển khai thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Công ty và một số hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam để phát triển công nghệ và sản xuất lụa cao cấp tại Việt Nam.

    Kraig Labs sẽ thành lập công ty con tại Việt Nam và mở một trung tâm nghiên cứu lụa và sản xuất sản phẩm này. Dự kiến, 2.500 ha dâu sẽ được trồng gần nhà máy mới của Công ty, hỗ trợ sản xuất tơ nhện Prodigy dệt may trong vài năm tới.

    Lãnh đạo Kraig Biocraft cho hay, quyết định chọn Việt Nam để thương mại hóa công nghệ tơ nhện của hãng là một phần cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng sản xuất của Kraig Biocraft. Nếu quá trình triển khai thuận lợi, Kraig Biocraft sẽ duy trì các kế hoạch mở rộng trong nhiều năm tới.
  6. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    FTM chỉnh nhẹ để phi tiếp hay lại xịt đi ngang tiếp vậy :rolleyes: [​IMG]
  7. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Khả năng cao là đi ngang rồi bác. Đi từ tháng 8 đến giờ được thì từ giờ đến 2019 vẫn có thể đi tiếp nha
  8. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    FTM có vẻ lội ngược dòng, lên giá xanh trong khi cả thị trường đỏ lửa thế này thì kinh khủng quá nh. Game hay bắt đầu từ lúc thị trường hoảng loạn chứ đâu :drm4
  9. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    FTM đúng là một mình một phong cách, phiên thị trường đổ máu thì hàng lại xanh mướt
  10. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Điều gì đã tạo nên cơn sóng thủy sản, dệt may trong năm 2018?

    Bất chấp diễn biến thị trường chứng khoán có lúc giảm sâu sau khi VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.204 điểm vào tháng 4 năm nay, các cổ phiếu ngành thủy sản, dệt may vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng và liên tục lập đỉnh mới trong thời gian qua nhờ kết quả kinh doanh tích cực.

    Mặt khác, theo nhiều chuyên gia, việc nhắm vào các cổ phiếu thủy sản và dệt may của giới đầu tư trong thời gian qua đến từ tâm lý kỳ vọng vào sự hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại của các doanh nghiệp trong ngành.

    Cổ phiếu thủy sản, dệt may lội ngược dòng ngoạn mục

    Kết thúc phiên 21/12, giá cổ phiếu ACL của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang đạt 31.500 đồng/cp, tăng 300% so với thời điểm đầu năm.

    Tương tự, cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt cũng bứt phá từ mức giá 10.000 đồng/cp hồi đầu năm lên 30.000 đồng/cp như hiện tại, tương đương mức tăng 200%.

    Cổ phiếu VHC của “Nữ hoàng cá tra” Vĩnh Hoàn cũng không nằm ngoài “sóng” ngành nói chung, với mức tăng đạt 77% từ mức giá 50.400 đồng/cp hồi đầu năm lên 89.900 đồng/cp như hiện nay.

    Ngoài ra, các cổ phiếu nhóm ngành thủy sản khác như CMX của CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau; FMC của CTCP Thực phẩm Sao Ta; ABT của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre… cũng đạt mức tăng giá trung bình 30-50%.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu ACL, ANV, VHC và VN-Index từ đầu năm đến nay (Nguồn: VNDirect).
    Cũng là một hiện tượng trên thị trường chứng khoán nhờ câu chuyện chiến tranh thương mại, cổ phiếu nhóm ngành dệt may cũng tăng phi mã trong năm 2018.

    Cái tên nổi bật nhất trong ngành dệt may là TNG của CTCP Đầu tư và Thương mai TNG khi leo từ 11.700 đồng/cp lên 18.200 đồng/cp (kết thúc phiên 21/12). Cũng trong tháng 11 vừa qua, cổ phiếu này đã thiết lập được vùng đỉnh giá mới khi chạm mốc 19.000 đồng, tương đương mức tăng 65% kể từ đầu năm.

    Bên cạnh đó, dù gần đây có sự điều chỉnh về giá nhưng cổ phiếu GMC của CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn vẫn có mức tăng tốt gần 50% lên 36.000 đồng/cp.

    Tuy không bằng những cổ phiếu nói trên, nhưng MPT của CTCP May Phú Thành, GIL của CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, VGC của Vinatex, TCM của Dệt may Thành Công cũng có mức tăng giá khá tốt so với đầu năm.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu TNG, GMC và VN-Index từ đầu năm đến nay (Nguồn: VNDirect).
    Liệu thủy sản, dệt may có đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại?
    Theo thống kê, trong 11 doanh nghiệp thủy sản chỉ có CTCP Thực Phẩm Sao Ta (Mã: FMC) và CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (Mã: IDI) báo lãi sau thuế quý III giảm nhẹ so với cùng kì năm trước. Những doanh nghiệp còn lại đều có mức tăng trưởng dao động từ 30% đến 1.144%. Thậm chí có doanh nghiệp còn lãi lớn mặc dù cùng kì năm ngoái báo lỗ.

    Tượng tự, các doanh nghiệp dệt may cũng có một năm kinh doanh thắng lợi. Các doanh nghiệp như May Thành Công, TNG, May Sài Gòn, Gilimex (Mã: GIL),…hầu hết đều hoàn thành vượt kế hoạch năm 2018 chỉ sau 3 quý.

    Bên cạnh yếu tố nội tại về quản lý nhân sự, tiết kiệm chi phí góp phần vào kết quả kinh doanh tích cực thì các doanh nghiệp thủy sản, dệt may đều được đánh giá là đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.

    Về ngành thủy sản, theo Seafoodnews - một trang uy tín về thông tin thủy sản cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến giao dịch thương mại thủy sản toàn cầu giảm sút và một lượng lớn hàng hóa sẽ bị tồn đọng tại thị trường nội địa. Đáng chú ý, thủy sản là hàng hóa có tỷ lệ giao dịch toàn cầu cao nhất và cũng rất dễ bị hư hỏng.

    Lâu nay, Mỹ và Trung Quốc được xem là hai thị trường trọng tâm của ngành thủy sản Việt Nam. Bởi vậy, khi ngành thủy sản của các quốc gia này bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, việc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào là vấn đề rất được quan tâm.

    Theo một số doanh nghiệp trong ngành thủy sản, Việt Nam sẽ ít chịu ảnh hưởng, bởi quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thủy sản chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao như tôm hùm, tu hài, mực ống..., trong khi đa số sản phẩm thủy sản từ Việt Nam có giá trị thấp, nên nằm ngoài sự tác động.

    Mặc dù sản phẩm thuỷ sản mà Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc đang bị áp thuế trả đũa không phải là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam nhưng việc giá các mặt hàng này tăng lên do thuế có thể sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải cân nhắc hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thay thế khác, trong đó có thể có cá tra của Việt Nam.

    “Như vậy, nhìn chung nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang cả hai thị trường này”, CTCP Bảo Việt (BVSC) cho biết trong một báo cáo gần đây.

    Cũng theo BVSC, kết hợp với đề xuất của Bộ nông nghiệp Mỹ mới đây về việc công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ sẽ là những thông tin mang tính hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cá tra.

    Đối với ngành dệt may, theo nhận định của BVSC, các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia… sẽ được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.

    Đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh khiến các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, thị phần xuất khẩu ngành hàng dệt may tại thị trường Mỹ có thể tăng lên nhờ mức giá cạnh tranh.

    Thông tin Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại kỳ họp cuối năm diễn ra vào tháng 10 tới cũng được các nhà đầu tư cho rằng là tin tốt cho các doanh nghiệp dệt may.

    Theo các chuyên gia dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 16% lên kỉ lục 36 tỉ USD vào năm 2018. Trong đó, may mặc chiếm hơn 10% tổng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

    Sự gia tăng gần đây trong xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam dường như đến từ việc thúc đẩy sản xuất tại các nhà máy hiện tại. Và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng tốc khi các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

    Tuy vậy, theo BVSC, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ, do đó, nhà đầu tư cần có chiến lược cụ thể cho danh mục.

    Ngoài ra, tại một hội thảo gần đây, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên hiệp quốc cho biết nhiều doanh nghiệp lớn ngành dệt may tỏ ra lo ngại về khả năng tận dụng cơ hội từ CPTPP và chiến tranh thương mại. Bởi hiện nay, nguyên liệu vải mà các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam sử dụng đa phần nhập từ Trung Quốc, trong khi nước này không tham gia CPTPP và đang khá căng thẳng với Mỹ nên những sản phẩm dệt may có vải xuất xứ từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định này.

Chia sẻ trang này