FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

7018 người đang online, trong đó có 954 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43759 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Hóng tin kết quả kinh doanh ngành dệt may và thủy sản

    3 lý do góp sức giúp ngành dệt may tăng trưởng đột biến trong năm 2018

    Năm 2018, theo ông Lê Tiến Trường, TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), có thể gọi là năm tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước. Bởi ở những năm "hoàng kim" như 2007- 2008 mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của 2007.

    Ông cho biết khi xem xét các nước mạnh về dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan,… không nước nào có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong năm 2018, chủ yếu tăng trưởng dưới 5%, trong đó có hai nước suy giảm là Ấn Độ và Băngladet.

    Dù vậy, Việt Nam đã tăng trưởng trong bối cảnh không thuận lợi. Những khó khăn này được hiện hữu ở 3 khía cạnh.

    Thứ nhất, Việt Nam là nước phá giá đồng tiền ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may, tăng khoảng 3%, trong khi NDT là 9%, Rupial Ấn Độ là 15%. Như vậy, đứng trên mặt tỷ giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn hàng hóa Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn hàng hóa từ Ấn Độ khoảng hơn 12%.

    Thứ hai, từ khi bắt đầu có chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, dù đến thời điểm này chưa có sắc thuế nào đánh vào hàng hóa dệt may nhưng nó đã tác động khiến cầu trong quý IV giảm mạnh. Tăng trưởng 3 quý đầu năm tốt hơn quý IV, thậm chí đã có thời điểm dự báo cả năm ngành có thể đạt trên 37 tỷ USD, song do tác động của chiến tranh Mỹ - Trung khiến tốc độ tăng trưởng giảm, rõ rệt nhất là ngành sợi.

    Thứ ba, khi lãi suất của các quốc gia lên thì sức cầu có xu hướng giảm. Đơn cử, Mỹ tăng lãi suất đúng 1%. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản đều điều chỉnh lãi suất cũng đã ảnh hưởng đến cầu rõ rệt.

    Do vậy, năm 2018, bối cảnh đối với ngành được ông Trường nhận xét là không thuận lợi, chỉ dừng lại ở mức gọi là ổn định.Việc dệt may trong nước tăng trưởng đột biến theo ông nằm ở 3 nguyên nhân.

    Đầu tiên là sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam. Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới. Do đó, ông nhấn mạnh sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành.

    Tiếp theo, ông cho rằng sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng... chưa theo kịp như Việt Nam, dù lương thấp nhưng năng suất chỉ bằng một nửa.


    Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượng có thể có vấn đề. Vì vậy, số lượng khách hàng mong muốn đặt sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển tương đối tốt.

    Thứ ba, về mặt chủ quan, ông Trường cho biết đến thời điểm này gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh... Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành tại tất cả các nơi được khách đặt hàng là tương đối tốt.

    Bên cạnh đó, trong năm nay, ngành dệt may đã khắc phục được câu chuyện làm thêm giờ. Chính sự hấp dẫn đó đã khiến lao động tại khu vực trung tâm cũng rất dễ thu hút.

    Đối với năm 2019, TGĐ Vinatex cho rằng ngành sẽ không bừng sáng về cầu khi các dự báo cho thấy kinh tế các nước lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp. Trong bối cảnh đó, thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn là xu thế tiếp diễn.

    Mặt khác, ngành còn đối diện với những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dù chưa bị đánh thuế, nhưng cuộc chiến sẽ có nhiều phức tạp.

    Ngoài ra, Trung Quốc xuất khẩu hơn 53% vải thế giới, nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng vải, thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện nay, Việt Nam mua 45% vải từ Trung Quốc.

    Ở trường hợp cực đoan hơn, nếu Trung Quốc không bán vải cho các nước may mặc xuất khẩu, hoặc không xuất vải để cho các nước may hàng cho Mỹ. Điều đó sẽ khiến cho cả thế giới khó khăn trong việc thay thế nguồn cung, trong đó có Việt Nam.

    Dù vậy, ông Trường cũng chia sẻ lợi thế dành cho Việt Nam đến từ CPTPP với hai thị trường xuất khẩu dệt may tiềm năng là 20 tỷ USD của Canada và 40 tỷ USD của Úc. Việt Nam hiện mới chỉ có 4-5% từ các thị trường này.

    Theo ông, nếu kịch bản tốt, 6 tháng cuối năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm thị trường EU, từ đó có thể tăng thêm khoảng 1 tỷ USD. Chính vì thế đứng trong phương án giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tận dụng tốt CPTPP, ngành dệt may trong nước đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019.
  2. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95

    Thủy sản và dệt may năm nay thắng lớn luôn, nhiều doanh nghiệp 9 tháng đã vượt kế hoạch năm rồi
  3. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Giờ chờ tin kết quả kinh doanh và tin quỹ mua thôi là FTM chạy, tranh thủ múc được từ giá 15 là ngon rồi
  4. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
  5. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
  6. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    dệt may chưa vội vui mừng cho năm nay rồi

    Dệt may 2018 tăng đột biến nhưng dự báo nhiều bất ổn vào năm 2019
    Vì sao dệt may 2018 Việt Nam tăng trưởng đột biến?
    Theo Bộ Công Thương, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định 2018 có thể gọi là năm tăng trưởng đột biến của ngành dệt may Việt Nam bởi lẽ những năm “hoàng kim” như 2007-2008 mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỉ USD.

    Trong khi đó, những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5 đến 3 tỉ USD về kim ngạch.

    Chính vì vậy 5 tỉ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt.

    Ông Trường cho hay, nhìn lại các nước làm Dệt may lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Indonesia, Campuchia… không nước nào có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hai con số trong năm 2018, chủ yếu tăng dưới 5%.

    [​IMG]
    Ông Trường nhận định trong năm 2018, lợi thế khách quan về việc giảm thuế từ các Hiệp định thương mại tự do cho Việt Nam là không có, tổng cầu không tăng lên. Trong khi khó khăn hiện hữu rõ ở ba khía cạnh.

    Đầu tiên, Việt Nam là nước phá giá đồng tiền ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may, tăng khoảng 3%, trong khi Nhân dân tệ là 9%, Rupial Ấn Độ là 15%. Như vậy, đứng trên mặt tỉ giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn hàng hóa Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn hàng hóa từ Ấn Độ khoảng hơn 12%.

    Thứ hai, từ khi bắt đầu có chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dù đến thời điểm này chưa có sắc thuế nào đánh vào hàng hóa dệt may nhưng nó đã tác động khiến cầu trong quí IV giảm mạnh.

    Tăng trưởng ba quí đầu năm tốt hơn quí IV, thậm chí đã có thời điểm dự báo cả năm ngành có thể đạt trên 37 tỉ USD, song do tác động của chiến tranh Mỹ - Trung khiến tốc độ tăng trưởng giảm, rõ rệt nhất là ngành sợi.

    Cuối cùng, khi lãi suất của các quốc gia lên thì sức cầu có xu hướng giảm. Đơn cử, Mỹ tăng lãi suất đúng 1%. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản đều điều chỉnh lãi suất cũng đã ảnh hưởng đến cầu rõ rệt.

    Theo ông Lê Tiến Trường, năm 2018 xét bình diện thế giới không có nhiều thuận lợi mà chỉ được coi là ổn định. Do vậy, việc dệt may tăng trưởng 2018 đột biến do sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam.

    Trung Quốc đang xuất 250 tỉ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam.

    Bên cạnh đó, sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng... chưa theo kịp như Việt Nam, dù lương thấp nhưng năng suất chỉ bằng một nửa.

    Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượng có thể có vấn đề. Vì vậy, số lượng khách hàng mong muốn đặt sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển tương đối tốt.

    Ông Trường cho biết thêm về mặt chủ quan, đến thời điểm cuối năm gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành dệt may Việt Nam có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh... Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành tại tất cả nơi được khách đặt hàng tương đối tốt.

    Cẩn trọng trong năm 2019
    Theo ông Trường, các dự báo cho thấy kinh tế Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn so với năm 2018. Dù không tăng lãi suất nhiều nhưng Fed dự báo năm 2019 lãi suất sẽ tăng 2 đợt. Xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn.

    Thứ hai, liên quan đến chiến tranh Trung - Mỹ. Đến thời điểm này chưa có mặt hàng nào của dệt may bị đánh thuế, tuy vậy dự báo cuộc chiến còn nhiều phức tạp.

    Ngoài ra, ông Trường cho biết Trung Quốc xuất khẩu hơn 53% vải thế giới, nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng vải, thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện nay, Việt Nam mua 45% vải từ quốc gia này.

    Trường hợp cực đoan hơn, ông Trường giả định, nếu Trung Quốc không bán vải cho các nước may mặc xuất khẩu, hoặc không xuất vải để cho các nước may hàng cho Mỹ, thế giới khó khăn trong việc thay thế nguồn cung, trong đó có Việt Nam.

    Hiện nay, 90% hàng dệt may Việt Nam phục vụ xuất khẩu thì ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ chiếm 40 tỉ USD hàng hóa dệt may. Trong khi nhu cầu nội nhu của họ là 400 tỉ so với 5 - 6 tỉ nội nhu của Việt Nam. Đối với Việt Nam không tăng trưởng được xuất khẩu dệt may là vấn đề rất nghiêm trọng còn Trung Quốc thì không.

    Dù vậy, ông Trường cũng chia sẻ lợi thế dành cho Việt Nam đến từ CPTPP với hai thị trường xuất khẩu dệt may tiềm năng là 20 tỉ USD của Canada và 40 tỉ USD của Australia.

    Việt Nam hiện mới chỉ có 4 - 5% thị phần từ các thị trường này. Ông Trường cho rằng nếu kịch bản tốt, nửa cuối năm 2019 sẽ có thêm thị trường EU, từ đó có thể tăng thêm khoảng 1 tỉ USD.

    Ông Trường nhận định, trong phương án giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tận dụng tốt CPTPP, ngành dệt Việt Nam có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 40 tỉ USD trong năm 2019.
  7. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Nên trước đó Việt Nam cứ hơi ảo tưởng về chiến tranh thương mại, TQ chỉ cần không xuất vải cho mình thì đương nhiên là ngành dệt may chết ngay. Như hiện nay thì nhiều khả năng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ nguội khi hai bên đàm phán
  8. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Hé lộ thông tin đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Bắc Kinh
    Các cuộc thảo luận được tiến hành đối với các nhóm khác nhau để giải quyết vấn đề liên quan đến phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, mua bán nông nghiệp và công nghiệp.

    Phái đoàn Mỹ, dẫn đầu bởi Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jeffrey Gerrish, đã đến Trung Quốc ngày 6/1 để hội đàm với các đối tác cấp thứ trưởng của Trung Quốc.

    Hình ảnh bị rò rỉ từ cuộc họp ngày 7/1 tại Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy các nhà đàm phán được hộ tống bởi một nhóm lớn các trợ lý, đặc biệt là về phía Trung Quốc.

    Phó Thủ tướng Lưu Hạc, nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc với các đối tác Hoa Kỳ, đã có mặt để chào đón phái đoàn Mỹ nhưng ông không trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận kéo dài 2 ngày.
    [​IMG]
    Một số quan chức trong phái đoàn thương mại của Mỹ, trong đó có ông Ted McKinney, Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ngoài cùng bên phải)


    Bất chấp sự vắng mặt của ông Lưu và các quan chức cấp cao khác, như Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, những cuộc đàm phán diễn ra trong ngày 7 và 8/1 sẽ có ý nghĩa rất lớn, góp phần rút ngắn sự cách biệt giữa hai bên trong bối cảnh chỉ còn 52 ngày nữa là hết thời gian “đình chiến” thương mại Mỹ- Trung.

    Hai nước cần phải đạt được thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3, hoặc nếu không, Mỹ có thể tăng mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25%.

    [​IMG]
    Phó Đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 7/1 rằng hai nước đã cùng bày tỏ ý muốn hợp tác để thực hiện sự đồng thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các phóng viên rằng, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng.

    Trong khi đó, ông Trump phát biểu ngày 6/1 (theo giờ Mỹ) rằng các cuộc đàm phán thương mại sẽ diễn ra rất tốt và sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc đã cho Bắc Kinh một động lực để hướng tới một thỏa thuận.

    Kể từ sau cuộc gặp cấp cao Mỹ- Trung tại Argentina, Bắc Kinh đã thực hiện các bước để giải quyết căng thẳng thương mại, bao gồm việc nối lại nhập khẩu đậu nành của Mỹ và giảm thuế quan đối với xe hơi nhập khẩu của Mỹ.

    Cơ quan lập pháp Trung Quốc cũng đã đưa ra dự thảo luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục giảm các chính sách công nghiệp liên quan chiến lược “Made in 2025”.

    Tuy vậy, các nhà quan sát lo ngại những hạn chế về thời gian và một loạt các vấn đề còn nhiều bất đồng giữa hai nước sẽ gây khó khăn cho việc đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
  9. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Khả năng cao là Mỹ được lợi hơn, khi mà Tàu đang ở thế khó. Chờ tin xem thế nào để đánh chứng Vịt :D
  10. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Đàm phán Mỹ-Trung kéo dài thêm 1 ngày, có dấu hiệu tích cực
    Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục vòng đàm phán thương mại ở Bắc Kinh thêm một ngày, thay vì kết thúc sau hai ngày họp như dự kiến ban đầu...


    [​IMG]
    Những container hàng hóa tại một bến cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.


    Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục vòng đàm phán thương mại ở Bắc Kinh thêm một ngày, thay vì kết thúc sau hai ngày họp như dự kiến ban đầu, trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy tiến bộ trong một số vấn đề gồm việc Trung Quốc mua hàng nông sản và năng lượng Mỹ và tăng cường mở cửa thị trường.

    Theo hãng tin Reuters, thông tin về việc Mỹ-Trung kéo dài đàm phán đã được công bố bởi ông Steven Winberg, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ, một thành viên của phái đoàn tới Bắc Kinh dự đàm phán.

    "Tôi xin được xác nhận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày mai", ông Winberg nói với báo giới vào buổi tối ngày thứ Ba.

    Nguồn thạo tin thì tiết lộ rằng ngoài bước tiến trong một số vấn đề nêu trên, các quan chức Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa tìm được điểm chung trong vấn đề cải cách cơ cấu của Bắc Kinh, trong đó chính quyền Tổng thống Donald Trump đòi Trung Quốc dừng đánh cắp tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ.

    "Đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter ngày 8/1, nhưng không nói cụ thể hơn.

    Nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận nào trước ngày 2/3, thì ông Trump sẽ thực hiện kế hoạch nâng thuế quan bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25%, từ mức 10% hiện nay. Một động thái như vậy sẽ diễn ra vào lúc nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc mạnh.

    Nhận định về việc cuộc gặp ở Bắc Kinh kéo dài, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin, viết trên mạng xã hội Twitter rằng điều này "gửi đi một tín hiệu: hai bên đang rất nghiêm túc và cố gắng giải quyết bất đồng".

    Trong một động thái được xem là bày tỏ thiện chí, Trung Quốc ngày 8/1 đã cấp phép nhập khẩu được mong chờ từ lâu đối với 5 sản phẩm biến đối gen từ Mỹ. Việc cấp phép này sẽ đẩy mạnh việc Trung Quốc nhập ngũ cốc từ Mỹ, khuyến khích nông dân Mỹ trồng các nông sản này trong vụ tới.

    Trước đó, vào hôm thứ Hai, Trung Quốc mua thêm một lô đậu tương lớn của Mỹ, đánh dấu đợt mua thứ ba trong vòng 1 tháng trở lại đây.

    Việc tăng mua đậu tương, dầu, khí đốt và dịch vụ tài chính Mỹ được xem là dễ dàng đối với Trung Quốc hơn so với việc có những điều chỉnh mạnh tay về chính sách công nghiệp.

    "Nhìn chung, đàm phán đang diễn ra với tính chất xây dựng. Chúng tôi cảm thấy có tiến bộ tốt về vấn đề Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ", nguồn thạo tin nói.

    Ông Scott Kennedy, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington, nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên hai bên thảo luận những chủ đề mà chính quyền ông Trump quan tâm nhất. Những chủ đề đó bao gồm Trung Quốc mua hàng Mỹ, bảo vệ tài sản trí tuệ Mỹ, những hạn chế trong chính sách công nghiệp của Trung Quốc, thực thi và kiểm chứng những lời hứa của Trung Quốc.

    "Tiêu chuẩn tối thiểu để đánh giá mức độ thành công của lần đàm phán này là liệu họ có thảo luận sâu về những lĩnh vực đó hay không", ông Kennedy phát biểu.

Chia sẻ trang này