1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5322 người đang online, trong đó có 457 thành viên. 19:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43982 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Mỹ - Trung khó lường quá, người thì bảo tốt, kẻ thì bảo tạch. Nên tốt nhát chờ xem kết quả như nào rồi xuống tiền cũng chưa muộn. Chờ KQKD Q4 nữa là vừa xinh
  2. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu Trung Quốc là rủi ro cho dệt may Việt Nam

    Dệt may cần đầu tư vào sản xuất nguyên liệu

    Thặng dư 17,6 tỷ USD
    Hoàn thành vượt chỉ tiêu xuất khẩu mà ngành được giao trong năm 2018, với giá trị hơn 36 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trên 16% so với cùng kỳ, dệt may tiếp tục giữ ngôi á quân các ngành hàng xuất khẩu lớn của nền kinh tế.

    Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho hay, con số 17,86 tỷ USD giá trị gia tăng trong cả năm 2018 là mốc cao nhất trong nhiều năm phát triển của ngành này.

    [​IMG]
    Ngành dệt may tuy đạt giá trị 36 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2018, nhưng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vải nhập khẩu. Ảnh: Đức Thanh
    “Ngành dệt may tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong những năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đã vượt 1 tỷ USD so với kế hoạch đề ra”, ông Giang thông tin.

    Xuất khẩu dệt may cũng ghi điểm về tốc độ tăng trưởng. Năm 2015, tăng trưởng xuất khẩu dệt may chỉ là 12,1% và giảm xuống còn chưa đầy 5% vào năm 2016, nhưng đã có sự bật dậy với mức gần 11% vào năm 2017, đáng ghi nhận với 16,1% của năm 2018.

    Trong số 36 tỷ USD giá trị xuất khẩu, hàng may mặc đóng góp 28,78 tỷ USD (tăng 14,45%); sản phẩm vải đạt 1,66 tỷ USD (tăng 25,5%); xơ sợi góp 3,95 tỷ USD (tăng 9,9%); vải không dệt đóng góp 528 triệu USD (tăng 15,54%) và nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD (tăng 14,59%).

    Với kết quả đạt được trong năm 2018, tín hiệu về đơn hàng cho năm 2019 cũng được cho là rất khả quan. “Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và thậm chí cả năm 2019, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may”, ông Giang nói.

    Năm 2019, ngành dệt may đặt mục tiêu phát triển ngành với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%, thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.

    Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD, Hiệp hội đưa ra khuyến nghị, các doanh nghiệp trong ngành phải chung tay thực hiện những giải pháp về đầu tư, thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, áp dụng khoa học - công nghệ, giải quyết những khâu yếu, bất cập của ngành.

    “Móng” vẫn yếu
    “Xuất khẩu 35-36 tỷ USD, nhưng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vải nhập khẩu. Lượng vải nhập năm 2017 là 6,5 tỷ mét, trong khi nhu cầu nội địa là 9,5 tỷ mét, khiến doanh nghiệp mất đi tính chủ động trong kinh doanh, hạn chế sự sáng tạo, khó nâng cao giá trị sản xuất”, là nhận xét của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA).

    Vẫn theo vị này, để đáp ứng 45% lượng vải vào năm 2020, phải sản xuất thêm 1,7 tỷ mét và để đáp ứng được 65% vào 2025, phải sản xuất thêm 10 tỷ mét nữa. Tổng số tiền để đầu tư tương ứng là 1,7 và 10 tỷ USD.

    “Ngành dệt may cần một chiến lược cho đầu tư sản xuất vải. Muốn thế thì phải có các khu công nghiệp để thu hút vốn FDI, vốn trong nước vào khâu nhuộm, có nhuộm rồi thì mới có vải. Chiến lược phát triển ngành dệt may trong thời gian tới chắc chắn phải lấy trọng tâm là sản xuất vải”, ông Tuấn đề nghị.

    Nói thêm về nguyên nhân thiếu hụt vải trầm trọng, vị này cũng cho biết, tính từ năm 2000 đến năm 2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lũy kế vào ngành dệt may đạt 18 tỷ USD, nhưng lại rót chủ yếu vào phân khúc sợi và may. Đặc biệt, theo phản ánh của một số doanh nghiệp FDI lớn, đã có doanh nghiệp Hàn Quốc có dự án đầu tư 200 triệu USD vào nhà máy dệt nhuộm tại phía Nam.

    Tuy nhiên, với nhiều bất cập trong chính sách thu hút FDI vào khâu nhuộm khi các địa phương e ngại ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp đang bị vướng trong quá trình triển khai sản xuất thực tế.

    Mục tiêu tăng thêm được kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2019 có thể không phải là “bất khả thi” với đội quân doanh nghiệp đã nhiều năm đánh chiếm thị trường dệt may thế giới, nhưng để phát triển bền vững với việc chủ động được từ sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất thì vẫn là thách thức lớn không dễ giải quyết của ngành dệt may.

    Hiện Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp may lớn nhỏ đặt trong các khu công nghiệp, nhưng lại rất thiếu các khu công nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của ngành nhuộm, hoặc dệt - nhuộm - hoàn tất vải.
  3. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78

    vẫn kỳ vọng ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng, tận dụng được thị trường Mỹ và các nước trong FTA và CPTPP, năm nay lại sóng dệt may hoành tráng
  4. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Top 3 thế giới về xuất khẩu mà rủi ro nguyên liệu cực kỳ cao

    Năm 2018, xuất khẩu dệt may Việt Nam thuộc Top 3 thế giới, Vinatex (VGT) thu về 1.533 tỷ lợi nhuận

    Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 và kế hoạch năm 2019 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) ghi nhận xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 ước đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2017, nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

    Riêng Vinatex, lợi nhuận Công ty mẹ ước đạt 345 tỷ đồng, vượt hơn 13% kế hoạch, tăng 35% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân người lao động đạt 7,55 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,3% so cùng kỳ. Chi tiết, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2018 ước đạt 46.100 tỷ đồng, tương đương 103% kế hoạch năm 2018, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu tính đủ ước đạt 3.050 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm 2018, tăng 10,9%. Kết quả, VGT ước đạt hơn 48.658 tỷ đồng doanh thu và 1.532,9 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt hơn 16% kế hoạch cả năm. So với năm ngoái, hai chỉ tiêu trên lần lượt tăng 6,6% và 6,2%.

    Nói về việc kinh doanh, ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, năm 2018 là một năm biến động đối với dệt may toàn cầu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng… Trước bối cảnh này, "Năm 2018 là năm tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước. Bởi lẽ, những năm "hoàng kim" như 2007-2008, mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007", ông Trường nói thêm.

    Bước sang năm 2019, dự báo ngành dệt may sẽ không khởi sắc về cầu khi các dự báo cho thấy các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn. Trong bối cảnh đó, xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn. Mặt khác, ngành còn đối diện với những tác động của chiến tranh thương mại phức tạp Mỹ – Trung. VGT kỳ vọng năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5% so với năm 2018; Kim ngạch xuất khẩu tăng 6-8%; doanh thu theo đó ước tăng 5-7% ; lợi nhuận tăng 12% và mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

    Tuy đạt lợi nhuận khả quan, song giá cổ phiếu VGT trên thị trường biến động mạnh theo chiều hướng đi xuống. Hiện, thị giá VGT giảm mạnh về giao dịch tại mức 10.300 đồng/cp.
  5. stockamater

    stockamater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    956
    FTM BAY HAY LẠI TÍCH LŨY TIẾP ĐÂY TRỜI
    BA CÂY NÊN TĂNG VỚI VOL TĂNG SÁT NHAU NHƯ BA TÒA CAO ỐC
    NHỜ CÁC BÁC LÁI CHO NÓ BAY CAO NÀO
  6. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    em cũng chỉ mong nó bay dùm, các anh lái đánh bài kì quá :((
  7. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do "triển vọng kinh tế thế giới tối dần"


    ENTERNEWS.VN Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo năm nay, GDP toàn cầu chỉ tăng 2,9%, chậm hơn so với 3% năm ngoái. Nguyên nhân là căng thẳng thương mại leo thang và thương mại quốc tế chậm lại.
    "Đầu năm 2018, kinh tế toàn cầu vẫn đang khởi sắc. Nhưng nó đã mất đà trong năm nay, và sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm tới", Giám đốc điều hành WB Kristalina Georgieva nhận xét.

    [​IMG]
    WB dự báo GDP toàn cầu chỉ tăng 2,9%.

    "Triển vọng kinh tế tối dần"
    Theo đó, các nền kinh tế mới nổi được dự báo tăng trưởng 4,2% năm nay. Trong khi đó, các nước phát triển có thể chỉ tăng 2%. Tốc độ chậm lại chủ yếu nằm ở các nước giàu, như Mỹ, Eurozone hay Nhật Bản.

    Theo WB, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang có thể tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế thế giới và làm gián đoạn chuỗi giá trị liên kết toàn cầu.

    Rủi ro nợ ở các quốc gia có thu nhập thấp đang tăng lên. Mặc dù vốn vay có vai trò hiệu quả trong việc hỗ trợ nhiều quốc gia đối phó với các nhu cầu phát triển quan trọng, tuy nhiên tỉ lệ nợ so với GDP ở các quốc gia này đang leo thang, và tỉ trọng nợ đang nghiêng dần về các nguồn vốn thị trường có chi phí cao.

    Đồng thời, việc thực hiện nhiều hoạt động phát triển cùng lúc có thể làm chậm tốc độ phát triển. Chi phí vốn vay thắt chặt ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn chảy vào và tốc độ tăng trưởng ở nhiều quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi. Nợ công và nợ tư nhân leo thang trong thời gian qua có thể làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của những thay đổi trong điều kiện tài chính và tâm lý thị trường.

    Các chuyên gia WB cho rằng, việc duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức thấp và ổn định như thời gian trước sẽ không còn dễ dàng đối với các quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi. Duy trì tỉ lệ lạm phát toàn cầu ở mức thấp trở thành thách thức khó khăn không kém việc đạt tỉ lệ này trước đây.

    “Triển vọng kinh tế thế giới tối dần, do đó cần ưu tiên đẩy mạnh hoạch định rủi ro, thúc đẩy thương mại và tăng cường tiếp cận tài chính nhằm định hướng bối cảnh không rõ ràng hiện nay và tạo đà cho tăng trưởng”, Phó Chủ tịch Khối Tăng trưởng bình đẳng, tài chính và định chế của WB, bà Ceyla Pazarbasioglu nhận định.

    Báo cáo được công bố trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc mắc kẹt trong căng thẳng thương mại, khiến các thị trường tài chính chao đảo nhiều tháng qua. WB dự báo tăng trưởng tại Mỹ có thể chỉ còn 2,5% năm nay, giảm so với 2,9% năm ngoái. Trong khi đó, con số này của Trung Quốc được dự báo là 6,2%, thấp hơn so với 6,5% năm 2018.

    Hai nước này đã làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu, khi áp thuế nhập khẩu lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. WB tính toán 2,5% thương mại toàn cầu đã bị ảnh hưởng vì thuế nhập khẩu được áp năm ngoái. Con số này có thể còn tăng gấp đôi nếu các loại thuế bổ sung được áp thêm.

    Dù vậy, hai bên vẫn đang nỗ lực tìm cách giải quyết căng thẳng. Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh vừa kết thúc sau 3 ngày, dài hơn một ngày so với dự kiến, với nhiều dấu hiệu tích cực.

    Thúc đẩy thương mại, đầu tư nhân lực
    Đặc biệt, thị trường xuất khẩu giảm dần, chi phí vốn vay tăng lên và chính sách thiếu ổn định sẽ là gánh nặng đối với viễn cảnh của các quốc gia đang phát triển và các quốc gia mới nổi. Tăng trưởng cho nhóm này được kỳ vọng mức 4,2% trong năm nay, thấp hơn so với dự báo trước đó.

    Đông Á- Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng khu vực được kỳ vọng duy trì ở mức 6% trong năm 2019, với giả định giá cả hàng hóa giữ ở mức ổn định, thương mại và sức mua toàn cầu tăng trưởng trung bình và các điều kiện tài chính toàn cầu dần thắt chặt.

    Do đó, các chuyên gia của WB cho rằng, để duy trì tăng trưởng, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần xây dựng lại vùng đệm chính sách và tăng năng suất lao động. Trong đó, đẩy mạnh huy động các nguồn lực trong nước, tăng hiệu quả quản lý nợ và đầu tư, đồng thời xây dựng các khung chính sách vĩ mô – tài khóa có khả năng kháng cự tốt hơn.

    Cụ thể, cần ưu tiên đẩy mạnh hoạch định rủi ro, thúc đẩy thương mại và tăng cường tiếp cận tài chính. Cùng với đó, để giữ vững đà tăng trưởng, các quốc gia đang phát triển cần chú trọng đầu tư nhân lực, tăng trưởng bao trùm và tăng cường khả năng kháng cự cho cộng đồng.

    Trước đó, tại Báo cáo về phát triển kinh tế Việt Nam cuối tháng 12/2018, World Bank dự báo, về trung hạn, đà tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ theo xu hướng toàn cầu – giảm dần xuống mức 6,6% và 6,5% cho các năm 2019 và 2020, chủ yếu do sức cầu bên ngoài suy yếu. Lạm phát dự kiến vẫn không đáng kể, xoay quanh chỉ tiêu 4% của NHNN trong điều kiện chính sách tiền tệ dự kiến sẽ được thắt lại trong trung hạn.

    Mặt khác, báo cáo của World Bank cũng cho biết thị trường trong nước bắt đầu cảm nhận tác động lan tỏa do biến động tài chính toàn cầu tăng lên và chỉ ra một số rủi ro trong năm 2019.

    Cụ thể, công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng chậm lại có thể làm suy giảm viễn cảnh tăng trưởng và làm tăng nghĩa vụ cho khu vực công. Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động bên ngoài do thương mại đã được mở cửa mạnh mẽ trong khi dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn hạn chế.

    Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh theo định hướng xuất khẩu của Việt Nam và sức cầu bên ngoài giảm xuống có thể làm cho vị thế kinh tế đối ngoại yếu đi và tăng trưởng GDP giảm xuống.
  8. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    TT lại dự báo tăng trưởng chậm lại, quá buồn :(
  9. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95

    Thị trường này khó kéo bác ơi, cầu không có, thanh khoản mấy phiên trước còn đạt mốc thấp 2 năm trở lại đây. Đoạn rồi bulltrap nhiều quá, nhà đầu tư vào hàng toàn thua lỗ nên hiện thanh khoản lại đang thấp quá. FTM không giảm mà đi ngang lâu quá, chờ thị trường vượt 1.000 mà vol cải thiện thì may ra cầu khỏe mới kéo lên tiếp
  10. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Thanh khoản hiện vẫn loanh quanh 3.000 tỷ, khi nào VNI vượt 1.000 mà thanh khoản toàn thị trường trên 5.000 tỷ thì lúc đó mới bùng nổ, cầu yếu quá

Chia sẻ trang này