FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5269 người đang online, trong đó có 528 thành viên. 19:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43762 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. stockamater

    stockamater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    956
    TIN QUỸ NGOẠI BÁC CÓ Ở ĐÂU VẬY
    --- Gộp bài viết, 11/01/2019, Bài cũ: 11/01/2019 ---
    CUỐI PHIÊN LẠI KÉO LÊN
    LÁI NÀY MUỐN XÂY CẦU ********* CHART
    LIỆU CÓ PHẢI LÀ BẬC THANG BƯỚC ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG.....o:-)
  2. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập-VCCI khẳng định, việc sửa đổi pháp luật để đáp ứng tiêu chuẩn của CPTPP là công việc không dễ dàng.
    CPTPP là một hiệp định tiêu chuẩn cao nhất từ trước tới nay mà Việt Nam ký kết, tham gia. Do đó, để tham đáp ứng với các tiêu chuẩn của CPTPP đặt ra, rất nhiều chính sách của Việt Nam sẽ phải thay đổi để đáp ứng với yêu cầu này. Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

    -Theo bà, để thích ứng với các tiêu chuẩn của CPTPP, với hệ thống pháp luật hiện tại, theo bà Việt Nam sẽ phải sửa đổi những chính sách nào?

    CPTPP bao gồm nhiều cam kết mới về quy tắc, thể chế, những cam kết tác động tới hệ thống pháp luật trong nước. Do đó, khi thực thi CPTPP, hệ thống các văn bản pháp luật của chúng ta trong nhiều lĩnh vực sẽ cần được điều chỉnh cho phù hợp với cam kết, ví dụ như sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, lao động...

    Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là tất cả các lĩnh vực pháp luật nội địa liên quan tới các khía cạnh có cam kết đều sẽ phải sửa đổi. Có những cam kết dù khác biệt với pháp luật nội địa nhưng chỉ dành cho các đối tác CPTPP, đủ rõ đủ chi tiết và được Quốc hội quyết định áp dụng trực tiếp, do đó không đòi hỏi sửa pháp luật nội địa. Có những cam kết có lộ trình, Việt Nam chỉ phải thực hiện sau một vài năm (khi kết thúc lộ trình cụ thể). Do đó vào thời điểm này, việc sửa đổi pháp luật thực thi CPTPP tập trung vào các cam kết áp dụng chung và có hiệu lực ngay. Rà soát của các cơ quan Chính phủ cho thấy trước mắt chúng ta sẽ phải sửa đổi một số các quy định trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật lao động, an toàn thực phẩm…

    Việc sửa đổi các quy định pháp luật nội địa thực thi CPTPP trước hết là nhằm bảo đảm tuân thủ đúng các cam kết trong CPTPP. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng các cam kết CPTPP có nhiều khoảng không gian khá rộng để giải thích, lựa chọn cách thức thực thi thích hợp. Vì vậy, quá trình sửa đổi pháp luật lúc này không chỉ đơn thuần là việc đưa cam kết CPTPP vào thành quy định pháp luật nội địa, mà còn là quá trình phân tích cam kết, nhận diện đầy đủ các phương án khả dĩ, sau đó tham vấn, trao đổi để lựa chọn phương án thích hợp nhất với chúng ta. Đây là công việc không dễ dàng, đòi hỏi không chỉ năng lực chuyên môn mà còn có cả cái tâm của người hoạch định chính sách, cũng cần thiết phải có sự chủ động tham gia ý kiến của các chủ thể chịu tác động như các doanh nghiệp, người dân…

    [​IMG]
    Chiều 12/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

    -Sức ép lớn về cải cách thể chế cũng là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam chấp nhận tham gia vào một sân chơi chung như CPTPP. Tuy nhiên, vấn đề minh bạch trong nhiều hoạt động kinh tế, trong đó có mua sắm công và hoạt động doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất nhiều tồn tại. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

    Minh bạch là một cam kết lớn trong CPTPP. Mặc dù vậy, không có cam kết minh bạch chung chung, mà là những cam kết về các nghĩa vụ minh bạch cụ thể trong từng khía cạnh.

    Ví dụ trong chương về doanh nghiệp Nhà nước, yêu cầu minh bạch thể hiện qua cam kết về việc công khai danh sách các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện điều chỉnh của CPTPP. Minh bạch trong mua sắm công thể hiện qua các yêu cầu về cách thức, thời gian, hồ sơ, quyền được phản hồi/khiếu nại… trong quá trình đấu thầu các gói thầu thuộc phạm vi CPTPP đề cập…Nghĩa vụ minh bạch cũng có trong nhiều nội dung khác của CPTPP như hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, cạnh tranh…

    Không ít các yêu cầu minh bạch này chỉ phải áp dụng riêng cho một số trường hợp cụ thể. Do đó, nếu chỉ nhìn minh bạch như là một nghĩa vụ bắt buộc trong CPTPP thì có lẽ sức ép để cải cách hiện trạng có thể sẽ không lớn.

    Quan trọng hơn, chúng ta cần nhìn minh bạch như là một cách thức quan trọng để cải cách thể chế nói chung, không chỉ nhằm tuân thủ CPTPP mà để gia tăng hiệu quả của bộ máy thể chế.

    Tôi nghĩ giải pháp để minh bạch hóa không khó, đặc biệt trong thời đại công nghệ số, công nghiệp 4.0 như hiện nay. Cái khó là làm sao để vượt qua được thói quen cũ của bộ máy, vượt qua được những sự phản kháng của những chủ thể cục bộ vốn được lợi từ sự thiếu minh bạch. Minh bạch hóa cần một sự thực tâm. Minh bạch hóa cần sự triển khai đồng bộ, triệt để và toàn diện.

    - Việc Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc có ý nghĩa và ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách pháp luật về kinh tế nói chung và việc tham gia CPTPP nói riêng như thế nào, thưa bà?

    Việc Việt Nam trở thành một thành viên của UNCITRAL cho thấy thế giới ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam từ góc độ pháp luật tư liên quan tới thương mại cũng như vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Tuy nhiên, cần chú ý rằng các quy định pháp luật được xây dựng trong khuôn khổ UNCITRAL là các quy định điều chỉnh mối quan hệ tư giữa các thương nhân, chủ thể kinh doanh quốc tế (ví dụ các vấn đề về hợp đồng thương mại, về giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân, vận chuyển hàng hóa, giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế…). Trong khi đó CPTPP lại bao gồm các cam kết của các Chính phủ về việc duy trì các chính sách, quy định trong thương mại và đầu tư, điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh doanh. Do đó, về cơ bản việc Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL không có mối liên hệ trực tiếp với việc thực thi CPTPP.
  3. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Dệt may rộng cửa khi CPTPP có hiệu lực

    Ông Phạm Hồng Hải: CPTPP có hiệu lực, Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về thương mại
    Hôm nay (14/1), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương - Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30/12/2018.

    Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam), cho rằng, các doanh nghiệp chắc chắn hưởng lợi từ khả năng tiếp cận 500 triệu người tiêu dùng và từ sự rõ ràng minh bạch do hiệp định này mang lại trong bối cảnh có nhiều bất ổn về chính sách thương mại.

    Trong bối cảnh các căng thẳng thương mại chưa ngã ngũ, việc CPTPP đi vào hoạt động cho thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong định hướng mở cửa, tự do hóa và xây dựng hệ thống thương mại dựa trên luật định.

    [​IMG]
    Ông Phạm Hồng Hải, CEO HSBC Việt Nam, cho biết Việt Nam có thể hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại. Ảnh: Nhật Minh.

    CPTPP thực sự có ý nghĩa toàn diện và tiến bộ thể hiện ở cách điều phối các hoạt động thương mại và đầu tư trong thế kỷ 21 khi nó giải quyết được một số vấn đề như thương mại điện tử và an toàn dữ liệu.

    Kỳ vọng hưởng lợi thương mại

    Theo lãnh đạo HSBC, cơ bản, CPTPP sẽ giảm 95% các loại thuế quan giữa các nước thành viên. Việt Nam có thể kỳ vọng hưởng lợi ngay lập tức về mặt thương mại, đặc biệt trong các hoạt động xuất khẩu, bao gồm việc cắt giảm thuế trong lĩnh vực dệt may và giày dép từ phần lớn các nước thành viên CPTPP sau khi hiệp định có hiệu lực.

    Mặc dù sự thay đổi là không đáng kể đối với các thị trường Việt Nam đã ký thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương nhưng đối với Canada, tác động sẽ rất tích cực.

    Canada là thị trường lớn thứ hai trong số các nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Quốc gia này cam kết cắt giảm 94,9% các dòng thuế nhập khẩu, hay 77,9% doanh thu nhập khẩu từ Việt Nam.

    Đối với Mexico và Peru, tác động là khá tích cực khi việc nhập và xuất các sản phẩm từ hai thị trường này mang tính hỗ trợ rất nhiều thay vì xung đột với thị trường Việt Nam.

    Theo Ngân hàng Thế giới, CPTPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, và gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại.

    Từ CPTPP, các nước có cơ hội tham gia cũng mở cửa cho các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh Quốc, các thị trường đang thể hiện sự quan tâm đối với hiệp định này.

    [​IMG]

    Đây là thời điểm phù hợp nhất để các doanh nghiệp tìm hiểu và tối đa hóa các lợi ích từ CPTPP. Ảnh: HSBC.

    Dịch chuyển thương mại

    CPTPP không chỉ thúc đẩy thương mại của các nước thành viên - ước tính đến 2030 xuất khẩu của các nước CPTPP sẽ tăng hơn 6%, đặc biệt là 8% đối với Việt Nam. CPTPP còn dẫn đến sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các dòng thương mại hướng về các nước thành viên, nhờ vào sức cạnh tranh tăng khi cơ hội tiếp cận thị trường cải thiện.

    Việc áp dụng CPTPP sẽ mang đến nhiều lợi ích trong thập kỷ tới khi các dòng thuế quan còn lại sẽ giảm dần. Theo kết quả khảo sát HSBC Navigator, 39% các doanh nghiệp tại các nước thành viên CPTPP (cả doanh nghiệp tại Việt Nam) tin rằng hiệp định này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ.

    Lãnh đạo HSBC Việt Nam đánh giá, các hiệp định tự do thương mại như CPTPP giúp đơn giản hóa quy trình xuất nhập khẩu và giảm chi phí thương mại. Các doanh nghiệp trong các thị trường CPTPP có thể sử dụng nguồn sản phẩm dịch vụ từ các thị trường CPTPP khác để có thể đạt đủ tiêu chuẩn được hưởng chế độ ưu đãi trong khu vực.

    "Với việc CPTPP bắt đầu có hiệu lực, đây là thời điểm phù hợp nhất để các doanh nghiệp tìm hiểu và tối đa hóa các lợi ích từ hiệp định", ông Hải nhận định.

    Ngoài ra, CPTPP đi vào hoạt động cũng góp phần đẩy mạnh thương mại tự do trong khu vực.
  4. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Tin đồn mà bác, đồn tầm hơn tháng rồi, có vẻ Tây đang mua gom, tới lúc đủ tỷ lệ thì sẽ công bố thôi
  5. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Tin này có đồn lâu rồi nhé. Cũng như bác lầu trên nói, quỹ ngoại đang bắt đầu gom. Hôm qua CPTTP có hiệu lực, 1 số ngành được hưởng lợi, trong đó có cả FTM. Cái chính là mình có tiềm lực thế nào thôi
  6. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Cơ hội đến thì thách thức cũng đến theo. CPTPP mở ra cho mình cơ hội kinh tế lớn thì bản thân doanh nghiệp trong nước cũng phải thay đổi tư duy, phương thức để phù hợp với thị hiếu của thế giới.
  7. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Nhóm công nghệ dẫn dắt thị trường, Dow Jones tăng 155 điểm

    [​IMG]
    Dẫn đầu mức tăng điểm trong đêm qua là cổ phiếu của Netflix sau khi hãng này công bố việc tăng phí sử dụng của người dùng.
    Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 155,75 điểm lên 24.065,59 trong khi đó S&P 500 đã tăng 1,07%, đóng cửa ở mức 2.610,30 khi lĩnh vực công nghệ tăng 1,5%. Phiên giao dịch đêm qua cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 12 chỉ số S&P 500 đóng cửa trên 2.600, một mức quan trọng được các nhà giao dịch theo dõi. Nasdaq Composite cũng tăng 1,7% lên 7.023,83.

    Mức tăng của nhiều cổ phiếu đã bị co hẹp sau khi các nhà lập pháp Anh quốc bỏ phiếu chống lại các kế hoạch Brexit của Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May, khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.

    Cổ phiếu của Netflix đã tăng 6,5% sau khi một báo cáo cho biết công ty sẽ tăng giá thành viên hàng tháng từ 13-18%. Đây sẽ là lần tăng giá lớn nhất của Netflix khi kể từ khi hãng ra mắt dịch vụ phát trực tuyến hơn một thập kỷ trước.

    Doug Mitchelson, một nhà phân tích tại Credit Suisse cho biết, các nhà đầu tư có thể sẽ thấy mức tăng ước tính này khá tích cực, củng cố niềm tin vào xu hướng tăng của số lượng người dùng, tốc độ tăng trưởng doanh thu và sự cải thiện về lợi nhuận biên. Ngoài Netflix thìFacebook, Amazon, Apple và Alphabet đều tăng hơn 2%.

    Các chỉ số trung bình cũng tăng khi J.P. Morgan Chase tăng gần 1%, xóa đi những mất mát trước đó. Đầu phiên, cổ phiếu này đã sụt giảm khi gã khổng lồ ngân hàng báo cáo lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong quý IV. Đây là lần đầu tiên sau 15 quý JP Morgan không thể đạt được mức lợi nhuận dự kiến.

    Trong khi đó, Wells Fargo đã công bố mức lợi nhuận vượt kỳ vọng. Tuy nhiên, doanh thu của ngân hàng này có sự sụt giảm trong kỳ. Ngân hàng cũng cho biết họ sẽ hoạt động dưới mức tăng trưởng trần của Cục Dự trữ Liên bang lâu hơn dự kiến. Các ngân hàng khác, bao gồm Bank of America, Goldman Sachs và Morgan Stanley dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận hàng quý vào cuối tuần này.

    Các nhà đầu tư bước vào mùa báo cáo tài chính một cách bồn chồn sau khi đợt bán tháo ồ ạt vào tháng 12 khiến các nhà phân tích cắt giảm ước tính lợi nhuận trong quý 4 cũng như năm 2019. Cho đến nay, chỉ 4,75% của các công ty S & P 500 đã đăng lịch báo cáo lợi nhuận quý IV. Trong số các công ty đó, 87,5% đã công bố mức lợi nhuận vượt ước tính.

    Chỉ số Dow giao dịch thấp hơn trong phiên thứ 2 trong bối cảnh lo ngại về thương mại Mỹ-Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Chuck Grassley cho biết hôm thứ Ba rằng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã thấy rất ít tiến triển trong cuộc đàm phán tuần trước với Trung Quốc.
  9. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    DJ xanh, VN mình cx lóp ngóp xanh tí rồi lại đỏ lè. Trụ thì xả, mấy mã nhỏ nhỏ không kéo lại được
  10. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Thêm một sân chơi mới cho doanh nghiệp dệt may tiếp cận với khách hàng khắp thế giới, thay vì chỉ mỗi xuất khẩu

    Sếp Amazon: 'Dệt may, da giày Việt Nam có thể bán tốt'
    Tại buổi công bố hợp tác chiều 14/1, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, việc tham gia vào chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon (Amazon Global Selling) giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên toàn cầu của tập đoàn này, đồng thời là cơ hội tăng cường xuất khẩu sản phẩm qua kênh thương mại điện tử này ra toàn thế giới.

    Cụ thể, phía Amazon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận thị trường thế giới, phát triển thương hiệu trên Amazon.com. Cùng đó, đơn vị này cũng giúp phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử và đào tạo các doanh nghiệp Việt về thương mại điện tử, để xuất khẩu hàng hoá và học kỹ năng bán hàng trên Amazon.

    [​IMG]
    Kênh bán hàng trực tuyến Amazon vào Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt kỹ năng bán hàng trên kênh thương mại điện tử này. Ảnh: EPA

    Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á - Bernard Tay đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu khu vực có khả năng xuất khẩu hàng hóa trên Amazon.

    "Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng như đồ gia dụng, may mặc, giày da, thủ công... là những mặt hàng có thể bán rất tốt trên Amazon. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa qua Amazon", ông Tay nói.

    Tuy nhiên, ông Bernard Tay cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng xu hướng hàng hóa trên thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng xây dựng thương hiệu.

    Trong khi đó, tuân thủ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm cũng là những yêu cầu, thách thức đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn xuất khẩu, bán hàng trên các kênh thương mại điện tử toàn cầu. "Các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật... đều có quy định nghiêm ngặt về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Hàng hoá, sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hoặc bán ra nước ngoài đều buộc phải tuân thủ", ông Vũ Bá Phú nói.

    Việc hợp tác với Amazon lần này, theo ông Phú cũng là kênh xúc tiến thương mại mới bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, khi các chi phí tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế thường đắt đỏ, không phải đơn vị nào cũng "gánh" được.

    Tháng 3/2018, những thông tin đầu tiên vê việc Amazon đổ bộ vào Việt Nam được phát đi, song đây là những hợp tác chính thức đầu tiên được các bên công bố. Việt Nam hiện là thị trường thu hút nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Trước Amazon, Alibaba của tỷ phú Jack Ma cũng lấn sâu hơn vào Việt Nam qua việc mua lại Lazada.

Chia sẻ trang này