FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5663 người đang online, trong đó có 598 thành viên. 20:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 43763 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Ký kết thêm với Amazon là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể tiếp cận thị trường nước ngoài cũng như doanh nghiệp lớn có thể xem xét mở rộng bán lẻ trên Amazon để có thể tiếp cận tới nhiều khách trên thế giới, nâng tầm thương hiệu
  2. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    FTM nặng mông quá, kéo mãi chưa thoát khỏi mốc 16, đà này thì phiên mai xanh và kéo lên rất từ từ[​IMG]
  3. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Con hàng FTM nhấc mãi mới lên được vùng 16, khéo lại đi ngang tiếp..
  4. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    FTM hôm nay đỏ kinh thế, vèo cái mất điểm cùng thị trường rồi. Giá này mua vào cho lên lại 16 được không nhỉ
  5. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    BSC: Ngành dệt may tiếp đà khởi sắc trong năm 2019, định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn

    BSC đánh giá năm 2019 tiếp tục là năm khởi sắc của xuất khẩu dệt may dựa trên những phân tích về nhu cầu dệt may toàn cầu và tại một số thị trường nhập khẩu lớn cũng như những lợi thế của dệt may của Việt Nam, động lực đến từ các hiệp định thương mại tự do và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
    Dệt may là một trong những ngành tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc ký kết các hiệp định thương mại đang mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho ngành dệt may nói chung, cũng như cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành.

    CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa có báo cáo đánh giá khả quan với ngành dệt may Việt Nam

    Nhu cầu dệt may thế giới được dự báo tăng trưởng 3,5%/năm trong giai đoạn 2019 – 2020

    Theo Statista, nhu cầu hàng may mặc thế giới sẽ đạt 1.650 tỷ USD vào năm 2020, doanh thu hàng may mặc tại một số thị trường lớn như Mỹ đạt 334,2 tỷ USD (+2,5% YoY), Top 10 thị trường lớn nhất tại EU đạt 291,5 tỷ USD (+0,4% YoY). Khoảng 90% sản xuất dệt may của Việt Nam phục vụ xuất khẩu, do đó tăng trưởng ngành có quan hệ mật thiết với nhu cầu hàng dệt may toàn cầu.

    [​IMG]
    Tăng trưởng xuất khẩu dệt may duy trì ở mức cao nhờ giành được thị phần từ các thị trường khác

    Thị phần của dệt may xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh từ 2,9% (2010) lên 5,6% (2017) nhờ vào (1) nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại; (2) sự dịch chuyển sản xuất do tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc – công xưởng dệt may của thế giới.

    BSC cho rằng Việt Nam còn dư địa để giành thêm thị phần trong xuất khẩu dệt may thế giới nhờ (1) Mức chênh lệch tiền lương công nhân dệt may của Việt Nam và các quốc gia được đánh giá là có chi phí nhân công rẻ hơn đang ngày càng thu hẹp; (2) Chênh lệch về thuế của hàng dệt may Việt Nam với Bangladesh, Campuchia…tại một số thị trường (do các quốc gia nêu trên được hưởng thuế GSP ưu đãi khi xuất khẩu sang một số thị trường) được xóa bỏ nhờ các FTA được ký kết mới (VD: EVFTA)…; (3) Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện, vị trí thuận lợi gần với Trung Quốc giúp cho dịch chuyển sản xuất dễ dàng hơn.

    [​IMG]
  6. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    2019 dự báo tiếp tục là một năm tăng trưởng mạnh của doanh nghiệp dệt may, hiện cổ phiếu đang ở mức giá rẻ có thể mua vào được. TCM TNG VGG, MSH... là những cái tên sáng trong ngành
  7. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Dệt may cơ hội thì nhiều chủ yếu do doanh nghiệp tận dụng và nắm bắt thế nào

    Dệt may Việt Nam chủ động nguyên liệu thì mới hưởng lợi từ CPTPP

    Năm 2018 được đánh giá là năm bứt phá của ngành dệt may , khi kim ngạch xuất khẩu đạt 36,164 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% (tương đương hơn 5 tỷ USD) so với năm 2017. Dệt may Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

    Với đà tăng trưởng này, lãnh đạo ngành dệt may bày tỏ kỳ vọng, năm 2019 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đặt mục tiêu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.

    Mục tiêu này được Chủ tịch Vitas, ông Vũ Đức Giang nhìn nhận rằng khá khả quan, khi mà ngay ở thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng sản xuất cho 6 tháng đầu năm 2019. Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư đổ vào ngành dệt may đã và đang dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may trong nước, từ đó tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.

    [​IMG]
    Ngành dệt may đã và đang chủ động để tăng sức cạnh tranh và tận dụng cơ hội khi các FTA được thực thi.

    Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Song điều này chỉ đúng nếu các doanh nghiệp đáp ứng được quy tắc về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ… đặc biệt là xuất xứ nguyên liệu đầu vào.Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành may, năm 2019 là năm Việt Nam bắt đầu thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), ngành dệt may có thêm nhiều cơ hội cũng như thách thức để tăng trưởng. Thách thức ở chỗ, nếu các doanh nghiệp trong ngành không đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ khó cạnh tranh được với các sản phẩm đến từ các nước tham gia Hiệp định.

    Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas Trương Văn Cẩm, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu sẽ giải quyết nỗi lo phụ thuộc nguyên phụ liệu từ ngoại khối và giúp dệt may hưởng lợi từ CPTPP và các FTA khác.

    Có cùng cách nhìn nhận, ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phân tích, với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và con người, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thiết lập chuỗi sản xuất từ sợi - vải - may mặc tại Việt Nam. Điều này vừa để tận dụng các lợi thế miễn giảm thuế từ các FTA, vừa để tránh, giảm ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc đang có nhiều diễn biến khó lường.


    “Nếu như vậy kịch bản tăng trưởng của toàn ngành vẫn sẽ tốt nhưng tăng trưởng khu vực doanh nghiệp nội sẽ là đáng quan ngại. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đưa ra các giải pháp cụ thể với từng kịch bản thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp may cần làm việc chặt chẽ với khách hàng cũng như doanh nghiệp sợi vải, liên kết chuỗi để cùng vượt qua các khó khăn thách thức mà biến động thị trường gây ra”, ông Hiếu nhận định.

    Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

    Đưa ra những cơ sở để khẳng định ngành dệt may đã và đang chủ động để cạnh tranh khi các FTA được thực thi, ông Hiếu cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang chủ động liên kết, bắt tay nhau để tận dụng hiệu quả nhất các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

    Các doanh nghiệp dệt may đã phát triển công nghệ, quản trị tiên tiến, coi đây là biện pháp cốt lõi cho toàn ngành từ khâu đầu tới khâu cuối; xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế để sản xuất theo hình thức FOB (tự chủ nguyên liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất); liên kết chặt chẽ để giải quyết nguồn cung thiếu hụt; tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đưa sản phẩm Việt Nam, thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.

    Tuy nhiên, theo đề xuất từ phía các chuyên gia trong ngành cũng như các doanh nghiệp cho thấy, để các doanh nghiệp ngành dệt may có những điều kiện thuận lợi tăng sức cạnh tranh, tận dụng các cơ hội từ các FTA, nhà quản lý cần tiếp tục kiên trì thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

    Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may trong việc xây dựng nhà xưởng, thuê mặt bằng làm sao để có chi phí thấp, từ đó có thể tăng sức cạnh tranh.

    Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong năm 2019, ngoài câu chuyện về ảnh hưởng từ các FTA, doanh nghiệp trong ngành dệt may cần theo sát diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc. Thách thức chính là khi Mỹ đánh thuế cao vào hàng sản xuất tại Trung Quốc, khả năng các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam để “lách luật” về nguồn gốc xuất xứ, tạo thêm sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp phải chủ động lường trước khả năng xảy ra và xây dựng các kịch bản ứng phó./.
  8. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Hôm qua nhìn FTM đạp sàn xong có hẳn 5 giao dịch củ CĐL, hơn hoành tráng quá nhỉ @@
  9. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Con này dị mà, vol ngày nào cũng khủng nhưng giá thì TC. Hôm nọ lên được vùng 16 mà phiên qua sàn, lại về loanh quanh 15 15.5 rồi @@ FTM thừa tiền thật sự đi nuôi phí
  10. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Phiên nay lại giật về 15 rồi. Đánh khó hiểu quá @@

Chia sẻ trang này