FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

6058 người đang online, trong đó có 670 thành viên. 21:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43764 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    FTM: Ông Lâm Văn Đỉnh đã mua 189.410 cp trở thành CĐL

    FTM: Ông Lâm Văn Đỉnh - CĐL đã mua 1.668.890 cp

    FTM: Ông Lê Quốc Dân - CĐL đã mua 1.982.520 cp

    FTM: Ông Phạm Đình Giá - CĐL đã mua 1.781.190 cp

    Tranh thủ cổ phiếu giảm mạnh, cổ đông lớn đang gom hàng
  2. SkyX

    SkyX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    126
    Quan tâm. Mà Chart e này khó hiểu nhỉ
    MinhQuan1985 thích bài này.
  3. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Nhiều khi không cần hiểu bác à vì làm gì ai hiểu được ngoài MMs BBs. Cơ mà bác cứ nghiên cứu kỹ con này, cho vào watchlist chờ game tới rồi tính toán
  4. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    TT nay dự đỏ thôi, tiền đi ăn tết cả rồi. Còn chưa thấy tin bán quỹ ngoại mà sao con này đã về 15? Mình cũng không hiểu gì cả
  5. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Có thể chưa lên được?
    “Việt Nam chưa hưởng lợi nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”
    Giám đốc đầu tư của Dragon Capital cho rằng lợi ích từ chiến tranh thương mại đối với Việt Nam hiện còn ở mức thấp...


    [​IMG]
    Ông Bill Stoops, Giám đốc đầu tư Dragon Capital.


    Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhiều chuyên gia dự báo nhiều quốc gia khác có thể hưởng lợi thông qua bán được nhiều hàng hóa hơn cho hai nước này.

    Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung là một trong những nền kinh tế được dự báo hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, ông Bill Stoops, Giám đốc đầu tư công ty quản lý tài sản Dragon Capital, nhận định rằng cho đến thời điểm hiện tại, lợi ích từ chiến tranh thương mại đối với Việt Nam còn ở mức thấp.

    "Còn hơi sớm để Việt Nam hưởng lợi nhiều từ chiến tranh thương mại", ông Stoops nói.

    Cơ sở để giới chuyên gia dự báo Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là chi phí sản xuất thấp. Những báo cáo gần đây cho thấy một số công ty đã bắt đầu dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc để tránh hàng rào thuế quan do Mỹ dựng lên đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

    Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự điều chỉnh chuỗi cung ứng này trong dài hạn, theo ông Rob Koepp, Giám đốc mạng lưới của Economist Corporate Network.

    "Việt Nam có vẻ như sẽ trở thành một công xưởng sản xuất mới thay thế cho Trung Quốc, vì nhiều lý do. Và Việt Nam sẽ hưởng lợi, trong dài hạn", ông Koepp nói với CNBC.

    Các doanh nghiệp có thể vấp phải những hạn chế về hậu cần trong việc dịch chuyển và xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty ở Việt Nam thời gian gần đây đã nhận được lượng đơn hàng mới gia tăng, dẫn tới hoạt động sản xuất tăng lên - theo ông Stoops.

    "Chúng tôi đã bắt đầu thấy có những đơn hàng xuất khẩu lớn, trong những ngành như thủy hải sản, nội thất và dệt may", ông Stoops cho hay. "Tôi nghĩ xu hướng này sẽ tiếp tục, vì các công ty bắt đầu có sự dịch chuyển khỏi Trung Quốc".

    "Sự dịch chuyển đó chưa diễn ra ngay, nhưng chắc chắn là đang được chuẩn bị. Và chúng tôi bắt đầu thấy hơi hướng của sự dịch chuyển thông qua những đơn hàng xuất khẩu mới".

    Theo ông Stoops, các nhà đầu tư không thể rót vốn trực tiếp vào sự dịch chuyển thương mại nói trên, bởi không có nhiều công ty xuất khẩu trong các lĩnh vực hưởng lợi được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư này nói rằng chứng khoán Việt Nam vẫn có cơ hội tăng tốt.

    "Đối với Dragon Capital, chúng tôi vẫn quan tâm hơn cả đến nền kinh tế trong nước", ông nói.

    Các công ty niêm yết của Việt Nam có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt và có hệ số giá/thu nhập (P/E) hiện ở mức khoảng 12 lần, thấp hơn so với tại các quốc gia láng giềng - ông Stoops phát biểu.

    Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp đang được cải thiện và Việt Nam có ổn định chính trị, tiền lương rẻ, và "cấu trúc dân số hoàn hảo", ông Stoops nhấn mạnh.

    Theo ông Stoops, biến động thị trường là một nguyên nhân khiến việc bán cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và hoạt động lên sàn của các doanh nghiệp tại Việt Nam có phần chững lại trong năm ngoái. Tuy nhiên, ông cho rằng các nhà đầu tư có thể kỳ vọng Việt Nam có thêm các hoạt động cải tổ doanh nghiệp trong quý 2-3/2019.
  6. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Tiền đi ăn tết thì đúng, mà TT đỏ thì có vẻ hơi sai bác ạ :))
  7. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Lại thêm một doanh nghiệp dệt may lên sàn
    CTCP May Quốc tế Thắng Lợi giao dịch trên UPCoM với giá 17.200 đồng/cp
    Cùng ngày 25/1, 3 triệu cổ phiếu của CTCP May Quốc tế Thắng Lợi chính thức giao dịch trên UPCoM với mã giao dịch TLI. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên 17.200 đồng/cp.

    CTCP May Quốc tế Thắng Lợi thành lập tháng 7/2007 tiếp nhận toàn bộ máy móc thiết bị may, đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc ngành May và thương hiệu của CTCP Dệt May Thắng Lợi với mức vốn điều lệ là 16,9 tỷ đồng. Năm 2012, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 30 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và không thay đổi cho đến nay.

    [​IMG]
    Cơ cấu cổ đông của May Quốc tế Thắng Lợi. Nguồn: Cáo bạch niêm yết.
    Tính đến ngày 21/5/2018 ông ty có ba cổ đông cá nhân sở hữu từ trên 5% vốn cổ phần công ty. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT công ty, ông Ngô Đức Hoà sở hữu 9,1% vốn điều lệ. Bà Phạm Uyên Nguyên nắm giữ 14,46% vốn cổ phần là cổ đông lớn nhất. Ngoài ra, ông Lâm Duy Sự sở hữu 12,99% vốn điều lệ. Đáng chú ý, bà Nguyên và ông Sự không là thành viên HĐQT cũng như Ban điều hành công ty.

    Doanh thu công ty chủ yếu đến từ bán thành phẩm may (chăn, ga, gối…) và gia công sản phẩm may xuất khẩu. Nguồn thu từ xuất khẩu và bán hàng trong nước có tỉ trọng ngang nhau.

    Năm 2017, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 124 tỉ đồng, giảm 16% so với cùng kì. LNST giảm 23%, đạt 7 tỉ đồng. Đáng chú ý, năm 2017, công ty ghi nhận khoản thu nhập khác 10,6 tỉ đồng, trong đó 8,5 tỉ đến từ thu nhập hỗ trợ di dời và 1,6 tỉ tiền thanh lý máy móc thiết bị.

    [​IMG]
  8. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Chuyện lạ mà có thật ở xứ ta :) Thế này thì hưởng lợi cái gì chứ

    Lãnh đạo tỉnh từ chối nhà đầu tư vì... không biết rõ CPTPP
    Chia sẻ tại Hội thảo CPTPP với doanh nghiệp Việt lợi ích hay thách thức, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, ai cũng nói khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngành dệt may được hưởng lợi nhiều nhất, nhưng nếu không có những hỗ trợ phù hợp cơ hội sẽ biến thành thách thức.

    Dệt may Việt Nam hiện nay là ngành công nghiệp đứng đầu cả nước về thu dụng lao động với khoảng 2,7 triệu người, đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu sau điện thoại và linh kiện - năm 2018 đạt 36,1 tỷ USD, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngành nằm trong top 3 trong số các nước xuất khẩu dệt may thế giới, sau Trung Quốc, Ấn độ. Kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2018 đạt 21,8 tỷ USD.

    Điểm nghẽn chính của ngành dệt may là sự phụ thuộc của nguyên liệu đã được ông Cẩm nhắc tới nhiều lần. Tuy nhiên, đến nay, khi CPTPP đưa vào thực thi, bất cập này càng đáng lo ngại. Bởi lẽ, hiện Việt Nam phải nhập khẩu tới 99% bông, xơ sợi tới 70% và với vải 80% tổng nhu cầu của ngành đến từ nước ngoài. Bất cập nhất, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may, dù 80% vải nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ 10% trong số này từ Nhật Bản và các nước trong khối CPTPP. Trong khi đó, ưu đãi từ CPTPP chủ yếu dành cho nội khối. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh nhưng chủ yếu vẫn là hình thức gia công. Về trình độ lao động, 76% lao động trong ngành dệt may là lao động phổ thông.

    Đại diện Hiệp hội Dệt may nhấn mạnh, khi tham gia CPTPP, Việt Nam phải giải quyết được khâu sản xuất vải. Khâu sợi cũng khó nhưng không khó bằng dệt vải. Ông Cẩm kiến nghị nên phê duyệt cụm công nghiệp tập trung trong đó có khu xử lý nước thải.

    Đồng tình với kiến nghị của ông Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam Nguyễn Sơn chia sẻ để xây dựng được chuỗi cung ứng cho ngành dệt may, Hàn Quốc, Trung Quốc đã xây dựng các mô hình khu công nghiệp hỗ trợ hiệu quả.

    Theo ông Sơn, tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, doanh nghiệp lớn đều xây dựng chuỗi cung ứng, khu công nghiệp với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Khi tập trung về một khu vực, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực khác... Việt Nam cần nghiên cứu, ứng dụng mô hình này.

    Trước đây, ông cho rằng một phần chính sách phát triển có vấn đề, những mảng cần ưu đãi nhiều lại không có. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận được các doanh nghiệp sản xuất vải lớn trong nước, dẫn đến phải nhập khẩu đến 12,8 USD vải.

    [​IMG]
    Ngành dệt may được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, nhưng với điều kiện là xuất xứ nguyên liệu từ các thành viên nội khối
    Ông kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách để doanh nghiệp tiếp cận đất đai dễ dàng hơn. Nhiều nơi có thể phát triển mô hình này nhưng hiện các tỉnh mới nhận thức có mức độ, 80-90% nói không với dệt nhuộm bởi lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường.

    Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi, câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút doanh nghiệp, trong đó, giải pháp tốt nhất là xây dựng các khu công nghiệp tập trung.

    Hiện, vấn đề thu hút nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế bởi các trường đại học ít đào tạo ngành này, các ngành cũng chưa có chính sách để thu hút sinh viên. Ông nêu ví dụ về một nhà máy dệt ở khu công nghiệp Bảo Minh (Nam Định) mới khánh thành có công suất lên đến 3 triệu mét vải một năm. Do không có nguồn nhân lực, công ty này phải thuê nhân lực từ nước ngoài nhưng vẫn không đạt yêu cầu. Vì vậy, Việt Nam nên hợp tác với các nước có thế mạnh để hỗ trợ nhau đào tạo nhân lực.

    Thuế VAT cũng là vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp. Theo ông Sơn, các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được miễn thuế nhưng các công ty trong nước cung ứng cho nhau lại mất thuế VAT. Vấn đề này cần được nghiên cứu và làm rõ.

    Chia sẻ thêm về khó khăn của ngành dệt may, bà Bùi Kim Thùy, nguyên thành viên Đoàn đàm phán các FTA của Việt Nam chia sẻ câu chuyện lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có mời bà về trình bày về CPTTP.

    Bà Thùy cho hay, khi bà nói về ngành dệt may, lãnh đạo tỉnh rất tiếc vì đã không cấp phép, không chào đón nhiều nhà đầu tư đến Bắc Giang để đầu tư các mảng thiếu, yếu của ngành dệt may vì chưa biết đến các yêu cầu, các quy tắc khó của CPTTP.

    Ngành sản xuất vải liên quan nhiều đến yếu tố sản xuất, xả thải nên nhiều nhiều tỉnh không ưu ái vì còn lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường. Bà Thùy kiến nghị, Chính phủ cần đưa ra những chính sách minh bạch, ổn định, nhất quán, tạo đường cho các doanh nghiệp để họ bắt kịp với nền công nghiệp 4.0.
  9. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Cơ hội thì có mà không biết nắm bắt :) chỉ có thể là dân xứ ta. Lãnh đạo Bắc Giang chắc không đọc báo, xem tin tức kinh tế bao giờ
  10. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Hôm qua con TCM trần, FTM thì có sàn. Mấy con này đánh sợ quá

Chia sẻ trang này