1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5060 người đang online, trong đó có 519 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43963 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Đang gom mạnh cổ phiếu ngân hàng, có thể trở thành trụ đỡ nhiều phiên tiếp chăng :)

    Phiên 25/1: Khối ngoại tập trung “gom” cổ phiếu ngân hàng

    http://cafef.vn/phien-25-1-khoi-ngoai-tap-trung-gom-co-phieu-ngan-hang-20190125151250437.chn
  2. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Đây bác, tin tốt ra để đánh hàng lên rồi.
    Bất ngờ với chuyển biến nợ xấu ở nhiều ngân hàng
    [​IMG]
    Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2018, con số nợ xấu tại nhiều nơi sụt giảm đột ngột, có ngân hàng giảm tới hơn một nửa.



    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Tính đến cuối năm 2018, tính tổng nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn thành nợ xấu và nợ bán cho VAMC vẫn ở mức 6,5%.

    Như vậy, nợ xấu nội bảng đã về mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã nằm dưới ngưỡng 2% - ngưỡng mục tiêu phấn đấu năm 2019 theo Nghị quyết 01 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm.

    Còn theo loạt BCTC quý 4 vừa được các nhà băng công bố, nợ xấu đa số đã giảm đáng kể so với đầu năm. Chuyển biến này cũng gây không ít bất ngờ bởi trước đó nợ xấu có xu hướng tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm ở phần lớn các ngân hàng thương mại. Chỉ trong 3 tháng, con số tại nhiều nơi sụt giảm đột ngột, có ngân hàng giảm tới hơn một nửa.

    Theo thống kê của chúng tôi, đến cuối năm 2018, 15 ngân hàng (VPBank, Vietcombank, Sacombank, MBBank, Techcombank, VIB, LienVietPostBank, ACB, ABBank, TPBank, PGBank, BacABank, VietBank, Saigonbank, Kienlongbank) có hơn 34.810 tỷ đồng nợ xấu, giảm mạnh 17,7% so với cuối quý 3/2018.

    Theo đó, mặc dù nợ xấu có xu hướng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm nhưng nhờ chuyển biến tích cực bất ngờ trong quý IV, khối nợ xấu tại những ngân hàng này về mức thấp hơn cuối năm 2017 (giảm 4%).

    [​IMG]
    Trong đó, xét về tốc độ giảm, Saigonbank là ngân hàng gây bất ngờ nhất khi nợ xấu đột ngột giảm tới 66% trong quý 4. Cuối năm 2018, nợ xấu tại Saigonbank là 301 tỷ đồng, giảm 28% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu giảm từ mức 2,98% xuống còn 2,2%. Trước đó, tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này có lúc tăng lên trên 6%. Việc sụt giảm nợ xấu, như lãnh đạo ngân hàng nhiều lần chia sẻ với chúng tôi, là do ngân hàng tập trung xử lý nợ theo đề án đã được phê duyệt.

    Một ngân hàng nhỏ khác cũng có chuyển biến tích cực là PGBank khi đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% cuối năm 2018 mặc dù trước đó tỷ lệ này đã tăng lên tới 4,5% vào cuối tháng 9/2018.

    Loạt ngân hàng lớn như VPBank, Vietcombank, Techcombank, MBBank, ACB, Sacombank cũng đã giảm được lượng lớn nợ xấu trong những tháng cuối năm. Tại VPBank, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay sau khi leo lên tới 4,7% cuối tháng 9 đã giảm về 3,5% cuối năm. Tại ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm về dưới 3%.

    Nợ xấu nội bảng cuối năm ở Vietcombank là 6.215 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 7 tỷ so với hồi đầu năm nhờ giảm tới 1.209 tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này hiện ở khoảng 0,98%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống.

    Sacombank là ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu nhất trong năm vừa qua. Sau 1 năm, nợ xấu tại ngân hàng này đã giảm 48% xuống còn hơn 5.400 tỷ. Theo đó, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 4,7% đầu năm xuống còn 2,11%.

    Nợ xấu luôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức khỏe của các ngân hàng. Bên cạnh việc lãi khủng, sự chuyển biến tích cực của nợ xấu trong thời gian qua càng khẳng định bức tranh nhiều điểm sáng của ngành ngân hàng. Nhiều nhà băng đã xóa sạch nợ tại VAMC trong 2 năm qua như Vietcombank, Techcombank, MB, VIB, OCB, Vietinbank.

    Bên cạnh việc các ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tự xử lý nợ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; hoạt động của VAMC cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Được biết, năm 2018, VAMC đã triển khai hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường đạt 2.819 tỷ đồng giá mua nợ; mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 29.812 tỷ đồng giá mua nợ. Kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong năm 2017 và 2018 đạt 68.103 tỷ đồng, bằng gần 1/2 tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ 2013 đến nay.

    Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng lưu ý các ngân hàng bên cạnh việc xử lý nợ cũ thì cũng phải kiểm soát chất lượng tín dụng, không để nợ có vấn đề phát sinh thêm. Công tác xử lý nợ xấu mặt dù đã được gỡ rối tương đối nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, phía NHNN trong 1 năm qua cũng liên nhắc nhở các TCTD phải luôn "để mắt" tới nợ xấu.
  3. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Con TCM nhân 1 ngày đẹp trời lại cắm đầu xuống đất à?
  4. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Năm 2018 giá bông tăng cao do chiến tranh thương mại gây khó khăn cho FTM. Quý 4 tình hình kinh doanh không khả quan, gây lỗ
    Last edited: 28/01/2019
  5. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    dự báo được kết quả kinh doanh quý 4 không khả quan nên cổ phiếu mới giảm mạnh mấy phiên nhưng nền 15 của FTM quá mạnh không thủng được
  6. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Lợi nhuận năm 2018 đạt kỷ lục, điều gì khiến cổ phiếu Vĩnh Hoàn (VHC) bị bán mạnh ngay khi ra tin?


    [​IMG]
    Năm 2019, Vĩnh Hoàn được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn khi áp lực cạnh tranh gia tăng, cũng như mức giá khó có thể tốt như năm trước.

    Lộ diện những khoản lỗ lớn nhất 2018
    Năm 2018, ngành thủy sản Việt Nam ghi nhận những tín hiệu hết sức tích cực khi kim ngạch xuất khẩu thiết lập mốc kỷ lục 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Trong đó, nổi bật nhất là xuất khẩu cá tra khi tăng trưởng 26,4% lên 2,26 tỷ USD.

    Với sự khởi sắc của ngành thủy sản, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt những doanh nghiệp đầu ngành như Vĩnh Hoàn (Mã CK: VHC) đã có một năm kinh doanh ngoạn mục.

    Theo số liệu mới được công bố, trong năm 2018, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 9.323 tỷ đồng – tăng 14%; Lợi nhuận sau thuế 1.452 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2018 đạt 15.585 đồng. Đây đều là những con số kỷ lục từ trước tới nay mà công ty đạt được. Thậm chí, lợi nhuận Vĩnh Hoàn đạt được trong năm vừa qua tương đương lợi nhuận trong 3 năm 2015; 2016 và 2017 cộng lại.

    [​IMG]
    Lợi nhuận Vĩnh Hoàn năm 2018 bằng 3 năm trước cộng lại

    Mặc dù kết quả kinh doanh đạt được rất tích cực, tuy nhiên cổ phiếu VHC bất ngờ bị bán mạnh và giảm 6.100 đồng (6,3%) xuống 90.200 đồng ngay khi thông tin lợi nhuận năm 2018 được công bố. So với đỉnh được thiết lập từ cuối tháng 11/2018, cổ phiếu VHC đã mất đi khoảng 18% giá trị.

    Điều gì khiến cổ phiếu VHC bị bán mạnh khi công bố lợi nhuận kỷ lục?

    Trong năm 2018, mức thuế POR13 làm các nghiệp thủy sản (trừ Vĩnh Hoàn, Biển Đông vẫn hưởng mức thuế 0%) gặp khó trong việc xuất khẩu vào Mỹ khiến nguồn cung bị thu hẹp. Nhờ đó, Vĩnh Hoàn nhanh chóng tăng được giá bán và chiếm lĩnh thị phần tại Mỹ.

    Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi khác như Trung Quốc, Asean vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, trong khi nguồn cung trong nước thiếu hụt khiến giá bán trung bình tại các thị trường này tăng 25 – 30%.

    Những yếu tố trên đã giúp Vĩnh Hoàn có năm tăng trưởng thần tốc. Tuy vậy, sang năm 2019, Vĩnh Hoàn sẽ khó có thể duy trì được những thuận lợi như năm trước và điều này khiến giới đầu tư đẩy mạnh bán cổ phiếu ngay khi ra tin lợi nhuận kỷ lục.

    Yếu tố đáng lo ngại đầu tiên với Vĩnh Hoàn trong năm 2019 là việc mức thuế POR 14 được áp dụng. Đối với sản phẩm cá tra, ngày 13/9/2018, Bộ Thương mại Hoa kỳ thông báo kết quả sơ bộ kỳ POR14 đối với cá tra bình quân còn 0,41 USD/kg, thấp hơn rất nhiều so với mức 3,87 USD/kg kỳ trước (POR 13). Mức thuế thấp như vậy sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cá tra xuất khẩu trở lại Mỹ và điều này sẽ gây nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, làm giảm thị phần của Vĩnh Hoàn.

    Theo ước tính của CTCK BSC, thị phần của Vĩnh Hoàn tại Mỹ sẽ giảm từ mức 50% về 45% như năm 2017 – năm có mức thuế CBPG tương đương với mức thuế sơ bộ POR 14.

    [​IMG]
    Yếu tố đáng lo ngại tiếp theo trong năm 2019 với Vĩnh Hoàn là mức giá bán khó có thể tiếp tục tăng trưởng. Năm 2018, mức giá bán cá tra của Vĩnh Hoàn vào các thị trường đều tăng trưởng 25 – 30%, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây, vượt cả dự báo của chính công ty (Vĩnh Hoàn kỳ vọng mỗi năm tăng giá bán khoảng 7,5%/năm).

    [​IMG]
    Với mức giá này, cá tra đang tiệm cận với mức giá xuất khẩu vào Mỹ của cá hồi – sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn. Do đó, CTCK BSC cho rằng giá xuất khẩu trung bình năm 2019 sẽ khó có đà tăng trưởng tiếp, thậm chí có thể giảm khi nguồn cung tăng.

    Ngay trong quý 4/2018, biên lãi gộp của Vĩnh Hoàn cũng giảm mạnh xuống 21%, từ mức 30% trong quý trước đó và điều này cũng góp phần khiến cổ phiếu VHC bị bán mạnh ngay khi ra tin.
  7. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Chưa gì đã có tin thế này thì làm sao mà VHC lên được nữa. Giá chưa kịp lên đã khó tiếp tục tăng trưởng thế này thì chắc đánh về số lượng hoặc phân khúc khác thôi
  8. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Cơ hội cho dệt may, thủy sản và ngành xuất khẩu đang rất lớn, quan trọng là phía dn Việt tận dụng như thế nào

    Thủy sản, đồ gỗ, dệt may rộng cửa đi thế giới

    Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuế về 0%

    Ngay khi CPTPP có hiệu lực, các mặt hàng cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều của VN khi xuất khẩu vào các nước thành viên sẽ được miễn thuế ngay (trừ Mexico áp dụng theo lộ trình). Đặc biệt, với Canada, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, đồ gỗ nội ngoại thất, gạo… của VN đều được xóa bỏ thuế quan; 78% kim ngạch xuất khẩu giày dép được hưởng thuế suất 0%.

    Hay những sản phẩm trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định VN - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản, trong đó một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua... hoặc giày da lần đầu tiên được nước này giảm dần thuế nhập khẩu.

    Ông Trần Việt Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM(HAWA), nhận định hiệp định này sẽ giúp làm tăng lượng đơn hàng cho doanh nghiệp (DN) gỗ của VN. Nhưng chính điều đó cũng tạo ra thách thức khi sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Vì vậy DN phải có những bước chủ động ứng phó, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư vào công nghệ để giảm lệ thuộc vào lao động.

    Các khâu như thiết kế - khả năng R&D phải nâng tầm, thiết kế phải phù hợp cho sản xuất máy móc để có giá thành tốt nhất, mẫu mã phải đẹp và phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ. Một thách thức nữa là cộng đồng gỗ Việt cam kết với cộng đồng quốc tế việc sử dụng gỗ hợp pháp để xuất khẩu lẫn tiêu thụ trong nước và các DN phải tuân thủ nếu muốn hàng được chấp thuận thâm nhập vào thị trường các nước.

    Riêng đối với hàng dệt may, 42,9% kim ngạch xuất khẩu có xuất xứ từ VN vào Canada được giảm ngay về thuế 0% và số còn lại sẽ có thuế 0% vào năm thứ 4 sau khi hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, hàng dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong các nước nội khối CPTPP. Đây là một thách thức rất lớn để hàng dệt may VN có thể được hưởng thuế suất 0%.

    Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM, khẳng định CPTPP tạo thêm cơ hội mở thị trường mới cho các DN dệt may, đặc biệt các DN trong lĩnh vực vali - túi xách hay sản xuất quần áo trẻ em vào Canada hay Mexico. Từ đó cũng tạo ra hiệu ứng lan tỏa ở một số thị trường truyền thống khác. Nhưng thị trường hàng dệt may của Canada hay Mexico không phải quá lớn nên sẽ không tác động nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của VN trong thời gian đầu. Đó là chưa kể, quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi cũng là một “rào cản” mà không nhiều DN của VN có thể đáp ứng được ngay để mở rộng xuất khẩu.

    Người Việt được mua sữa, thịt ngoại giá rẻ?

    Ở chiều ngược lại, VN cũng xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 - 10 năm.

    Tuy nhiên theo phân tích từ Bộ Công thương, trong CPTPP chỉ có 3 đối tác mới là Canada, Mexico và Peru nhưng các nước này không xuất khẩu nhiều vào VN. Trong khi đó, các nước như Nhật Bản, Úc, Chile, Malaysia... đều đã có các hiệp định thương mại song phương với VN nên việc xóa bỏ thuế không lớn.

    Hay một số sản phẩm nông sản mà các nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà nhưng với hai mặt hàng này, VN áp dụng lộ trình thực hiện giảm thuế tương đối dài (một số chủng loạt thịt gà trên 10 năm) nên sức ép trong thời gian đầu cũng sẽ không lớn.

    PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phân tích điểm yếu lớn nhất của nông nghiệp VN là chăn nuôi vì giá thành chăn nuôi của VN đang cao hơn mức bình quân của thế giới. Chính vì vậy, các sản phẩm thịt ngoại sẽ vào VN nhiều hơn khi thuế nhập khẩu được giảm dần.

    Điều này trước mắt là bất lợi lớn với người chăn nuôi nhưng về lâu dài và nhìn vấn đề ở góc độ tích cực nó sẽ giúp VN từng bước cải thiện ngành chăn nuôi trong nước bằng việc áp dụng các tiến bộ của thế giới. “Hay như lĩnh vực rau quả, chúng ta hiện xuất khẩu khá lớn (khoảng hơn 3 tỉ USD) nhưng chủ yếu xuất qua Trung Quốc. Nay cơ hội thị trường mở ra sẽ giúp hàng hóa mở rộng sang nhiều nước khác. Ở chiều ngược lại, các mặt hàng rau quả của thế giới cũng đang vào VN ngày càng nhiều và sắp tới sẽ còn nhiều hơn với giá cả cạnh tranh hơn. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng được hưởng lợi”, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi nói.
  9. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Lợi nhuận đột biến thì không bao giờ bền, một khi khoản này đã phản ánh vào giá, cổ phiếu tăng tới vùng hợp lý thì chốt lời là đương nhiên
  10. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Tin có quỹ ngoại rót vốn hay mua cổ phần tới giờ vẫn im lìm nhỉ :) không biết chỉ là dự định hay đã thỏa thuận xong rồi mà chưa công bố

Chia sẻ trang này