1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

4803 người đang online, trong đó có 485 thành viên. 23:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 43963 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Giống VHC, lợi nhuận đột biến, giá cp tăng cũng không bền được đấy bác. ra tin là tốt thì cũng bán sấp mặt
  2. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Tiền lớn hơi bị ác. Nhỏ lẻ thoát hàng ăn tết, các anh nhiều tiền đi gom cổ phiếu. Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiên đúng không các bác
    Dòng tiền thông minh (30/1): Tâm lý e ngại trước Tết, tiền lớn tranh thủ gia nhập, lãnh đạo chi trăm tỉ ‘gom’ cổ phiếu


    Chuyển động dòng tiền thông minh ngày (30/1), khối ngoại mua ròng gần 200 tỉ trên toàn thị trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến chi trăm tỉ đồng “gom” cổ phiếu điển hình là HT1, LDG.

    Dòng tiền thông minh hướng vào nhóm thủy sản, vật liệu xây dựng
    Thị trường giao dịch kém khởi sắc trong phiên sáng và lấy lại sắc xanh trong thời gian cuối phiên chiều với sự hỗ trợ của những mã cổ phiếu ngân hàng như VCB, CTG, TCB cùng một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VHM, POW. Trong khi đó, GAS, ROS, BID, VJC, giảm điểm kìm hãm đà tăng của chỉ số.

    Khối lượng giao dịch đạt 168 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 3.725 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên 24 triệu đơn vị, tương ứng 957 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu ngành thủy sản và vật liệu xây dựng, thanh khoản được cải thiện so với phiên ngày hôm qua.

    [​IMG]
    Diễn biến giá của một số cổ phiếu ngành thủy sản trong một tháng gần đây. Nguồn: VNDIRECT
    Khối ngoại mua vào gần 200 tỉ đồng
    Thống kê giao dịch, khối ngoại mua ròng gần 200 tỉ đồng trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Hoạt động mua ròng diễn ra mạnh nhất trên HOSE với giá trị gần 162 tỉ đồng. Những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong phiên giao dịch hôm qua gồm có POW (37,1 tỉ đồng), VNM (32,2 tỉ đồng), CTG (23,9 tỉ đồng). Một số cổ phiếu khác cũng được mua ròng trong phiên giao dịch hôm qua gồm VCB, VHM, NT2, DPM, SSI, VRE, VHC. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất EIB (32,8 tỉ đồng), những mã còn lại bị bán ròng dưới 5 tỉ đồng như PLX, GAS, DXG, BID…

    Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 16,8 tỉ đồng, tập trung vào PVS và VGC với giá trị lần lượt là 16 tỉ đồng và 2,7 tỉ đồng. Trong khi đó VNR bị bán ròng mạnh nhất 1,6 tỉ đồng.

    Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp nhưng giá trị giảm đi đáng kể. Cụ thể, khối này mua vào 1,1 tỉ đồng, tập trung vào HVN (1,5 tỉ đồng), VTP (1 tỉ đồng). Ngược lại, VEA bị bán ròng phiên thứ hai liên tiếp với giá trị hơn 1,1 tỉ đồng.

    Lãnh đạo Xi măng Hà Tiên 1, Đầu tư LDG chi trăm tỉ ‘gom’ cổ phiếu
    Mới đây, ông Nguyễn Văn Chuyền, thành viên Hội đồng Quản trị của CTCP Xi Măng Hà Tiên 1 vừa công bố thông tin đăng ký mua hơn 10,2 triệu cổ phiếu HT1. Thời gian giao dịch dự kiến từ 31/1 đến 28/2 theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận. Kết phiên 28/1, giá cổ phiếu HT1 ở mức 14.900 đồng/cp. Như vậy, ông Chuyền chi khoảng 150 tỉ đồng cho đợt mua vào cổ phiếu.

    Bên cạnh đó, Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Đầu tư LDG (Mã: LDG) vừa đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu của công ty nhằm gia tăng tỉ lệ sở hữu lên 6,38% vốn điều lệ. Kết phiên 29/1, giá cổ phiếu LDG ở 14.700 đồng/cp. Như vậy, dự kiến ông Nguyễn Khánh Hưng chi khoảng 147 tỉ đồng đợt này.

    [​IMG]
    Đăng kí giao dịch của nội bộ doanh nghiệp và người có liên quan. Nguồn: PQ tổng hợp
    Về giao dịch bán, ông Lê Việt Anh, con trai bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT của Hàng không Vietjet đăng kí bán ra 420.000 cổ phiếu VJC trong khoảng thời gian từ ngày ½ đến ngày 1/3. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP cũng đăng kí bán toàn bộ hơn 7,3 triệu cổ phiếu ACC của CTCP Bê tông Becamex.
  3. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Các ông chơi thế này thì nhỏ lẻ nào mà theo được chứ nhỉ @@ đánh ác quá @@ khối ngoại ko đi sắm tết có khac, mua vào ác liệt @@
  4. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Nước ngoài sau kỳ nghỉ đông có Noel và Năm mới thì họ quay lại làm việc nghiêm túc lâu rồi, chính ra dân mình giờ tuần cận Tết bận mải nên đa phần rút tiền ra chi tiêu, thanh khoản giảm sút, thị trường rập rình thì NĐTNN tranh thủ mua gom
  5. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    [​IMG]
    Kỳ vọng nào cho em nó lên giá
  6. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Vì sao bức tranh về chuỗi dệt may trong nước vẫn ảm đạm?
    Nói về điểm nghẽn chính của ngành dệt may Việt Nam, ông Nguyễn Sơn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết, chúng ta chưa xây dựng được chuỗi cung ứng cho ngành dệt may để phát triển hiệu quả.

    Theo ông Sơn, tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, doanh nghiệp lớn đều xây dựng chuỗi cung ứng từ trồng bông, sản xuất sợi tổng hợp cho tới sản phẩm may mặc và tiêu thụ ra nước ngoài. Ngoài ra, họ còn có những khu công nghiệp với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Khi tập trung về một khu vực, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực khác... Việt Nam cần nghiên cứu, ứng dụng mô hình này.

    Cũng theo ông Sơn, một phần chính sách phát triển ngành này hiện cũng có một số bất cập. “Chúng ta có ưu đãi, nhưng đó là những ưu đãi chung chung không có trọng điểm. Có những vấn đề, những mảng cần ưu đãi nhiều thì lại không có. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận được các doanh nghiệp sản xuất vải lớn trong nước, dẫn đến phải nhập khẩu đến 12,8 tỷ USD vải năm 2018. Chính phủ cần có chính sách để doanh nghiệp tiếp cận đất đai dễ dàng hơn.

    Đầu tư dệt nhuộm cũng có những yếu tố kỹ thuật riêng chứ không khó như chúng ta nghĩ. Chúng ta hoàn toàn có thể đầu tư những khu quy hoạch riêng như các nước. Tuy nhiên nhiều địa phương không đồng ý cho các doanh nghiệp dệt nhuộm đầu tư vào địa phương mình vì lo ngại về khâu xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường… Hiện có đến 80% các địa phương nói không với các doanh nghiệp đầu tư dệt nhuộm. Tôi cho rằng đó là sự đối xử không công bằng” – ông Sơn chỉ ra.

    Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi, câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút doanh nghiệp, trong đó, giải pháp tốt nhất là xây dựng các khu công nghiệp tập trung.

    Ông Sơn cho biết, hiện vấn đề thu hút nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế, bởi các trường đại học ít đào tạo ngành này, các ngành cũng chưa có chính sách để thu hút sinh viên. Ông nêu ví dụ về một nhà máy dệt ở khu công nghiệp Bảo Minh (Nam Định) mới khánh thành có công suất lên đến 3 triệu mét vải một năm. Do không có nguồn nhân lực, công ty này phải thuê nhân lực từ nước ngoài nhưng vẫn không đạt yêu cầu.

    Chỉ ra thực tế công tác đào tạo nhân lực hiện nay tại các trường đại học trong nước, ông Sơn cho biết, trường Đại học Bách khoa Hà Nội mỗi năm đào tạo khoảng 100 kỹ sư lĩnh vực thời trang, may mặc – những khoa rất “hot”, nhưng lại không có ai đăng ký vào lĩnh vực dệt nhuộm. “Với nguồn nhân lực èo uột như vậy, chúng ta không thể phát triển ngành này được. Trước đây Chính phủ có những ưu đãi, ví dụ ngành sư phạm muốn thu hút nhiều sinh viên thì miễn học phí, hoặc điểm đầu vào thấp hơn so với mặt bằng chung. Nhưng ở khoa dệt nhuộm, điểm đầu vào vẫn cao như các khoa thời trang thì ai đăng ký học. Trường hợp con em bà con nông dân vùng sâu vùng xa muốn vào khoa này thì điểm lại không đạt nên không các em không có cơ hội...” – ông Sơn thẳng thắn nêu ví dụ.

    Vì vậy theo ông Sơn, để phát triển ngành dệt nhuộm, Việt Nam nên hợp tác với những nước phát triển có thế mạnh để học kinh nghiệm và được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Thuế VAT cũng là vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp Việt. Ông Sơn cho biết, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vải vào Việt Nam để gia công may mặc thì được miễn thuế, còn các doanh nghiệp sản suất vải trong nước, cung ứng cho ngành dệt may Việt thì phải nộp thuế VAT 10%, và lúc hoàn thuế thì vô cùng gian nan…

    Đồng quan điểm với ông Sơn, ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, hiện ngành dệt may trong nước đang gặp một số khó khăn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

    “Ngành dệt may của một nước có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (xuất khẩu tới 36,1 tỷ USD năm 2018) như Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu từ nước ngoài. Điểm nghẽn chính của chúng ta là sự phụ thuộc của nguyên liệu. Đến nay, khi CPTPP đưa vào thực thi, bất cập này càng đáng lo ngại” – ông Cẩm cho biết.

    Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu tới 99% bông, xơ sợi tới 70% và với vải 80% tổng nhu cầu của ngành đến từ nước ngoài. Bất cập nhất theo ông Cẩm, dù 80% vải nhập khẩu từ nước ngoài, thì chỉ 10% trong số này từ Nhật Bản và các nước trong khối CPTPP. Trong khi đó, ưu đãi từ CPTPP chủ yếu dành cho nội khối.

    "Điểm nghẽn lớn nhất là Việt Nam chưa sản xuất được vải để xuất khẩu. Đây là lĩnh vực ngành đang rất yếu. Ngành cũng đã tìm mọi cách đưa ra giải pháp cho khâu vải nhưng mức độ thành công chưa được như mong muốn" - ông Cẩm phân tích.

    “Để ngành dệt may phát triển, Chính phủ nên phê duyệt cụm công nghiệp tập trung, trong đó có khu xử lý nước thải. Để làm được điều này cần có sự đồng hành của Chính phủ và các địa phương, đặc biệt là các bộ, ngành cùng tham gia tháo gỡ các rào cản, cơ chế chính sách. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải tự thân vận động. Có như vậy các doanh nghiệp trong nước mới phát triển và bắt kịp được với nền công nghiệp 4.0” – ông Cẩm nói.
  7. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Mấy bác lãnh đạo thế này thì doanh nghiệp có nát không nhỉ

    Trước Tết, UBCK xử phạt loạt chủ tịch, giám đốc giao dịch ‘chui’ cổ phiếu

    Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với hàng loạt cá nhân và doanh nghiệp do có hành vi không đăng kí chào mua công khai, chậm báo cáo giao dịch hoặc

    Xử phạt 100 triệu đồng Chủ tịch HĐQT có hành vi mua ‘chui' cổ phiếu
    [​IMG]
    Ông Phạm Minh Phúc (Đứng giữa) vừa bị UBCK xử phạt
    Ngày 29/1, UBCK ban hành quyết định xử phạt đối với ông ông Phạm Minh Phúc (Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà CMVietNam, ô 60A, Khu ĐGQSD đất, 3ha, phường Phúc Diễm, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) – Chủ tịch HĐQT của CTCP Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (Mã: CMS) do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể, ông Phúc đã không đăng ký chào mua công khai cổ phiếu theo quy định pháp luật.

    Được biết, từ ngày 2/11 đến ngày 17/11/2016, ông Phúc đã thực hiện giao dịch mua gần 2,7 triệu cổ phiếu CMS, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên gần 4,7 triệu cổ phiếu, tương đương 27,16% vốn điều lệ.

    Như vậy, ông Phúc đã sở hữu trên 25% số lượng cổ phiếu lưu hành của CMS nhưng không đăng ký chào mua công khai theo quy định của pháp luật.

    Với hành vi trên, ông Phạm Minh Phúc bị xử phạt 100 triệu đồng.

    Xử phạt 125 triệu đồng Giám đốc Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây vì mua ‘chui’ cổ phiếu
    Cùng ngày 29/1, UBCK ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Ngọc Nghĩa (địa chỉ: làng Cao Cương, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Cụ thể, ngày 29/1 đến ngày 30/1/2018, ông Nghĩa đã mua 43.561 cổ phiếu STU làm tăng tỉ lệ sở hữu từ 24,11% lên 26,43% vốn điều lệ, tương ứng 495.804 cổ phần nhưng không đăng ký chào mua công khai theo quy định.

    Theo đó, ông Vũ Ngọc Nghĩa - thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây (Mã: STU) là cá nhân chịu mức phạt tiền 125 triệu đồng vì đã không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.

    Ngoài ra, UBCKNN buộc ông Nghĩa từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm và phải chuyển nhượng số cổ phần đó để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới 25% số cổ phiếu đang lưu hành của Công trình Đô thị Sơn Tây trong thời hạn tối đa 6 tháng.

    Cổ đông lớn Thông Quảng Ninh bị xử phạt vì chậm báo cáo giao dịch
    Bà Phan Thị Thành, cổ đông lớn của CTCP Thông Quảng Ninh (Mã: TQN) có tỉ lệ sở hữu 15,8% vốn điều lệ bị phạt tiền 12,5 triệu đồng vì báo cáo không đúng thời hạn khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.

    Cụ thể, ngày 28/5/2018, bà Thành đã gia tăng tỉ lệ sở hữu tại Thông Quảng Ninh lên 16,07% vốn cổ phần thông qua mua vào 10.000 cổ phiếu TNQ. Tuy nhiên, đến ngày 29/6/2018, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) mới nhận được công văn giải trình và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn của bà Thành.

    [​IMG]
    Tập đoàn Dầu khí An Pha bị UBCK xử phạt. Ảnh: ASP
    Hai tổ chức bị UBCK ‘tuýt còi’
    Bên cạnh ba cá nhân trên, hai tổ chức cũng bị UBCK xử phạt do có hành vi vi phạm hành chính gồm CTCP 28 Đà Nẵng và CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha.

    Theo đó, CTCP 28 Đà Nẵng (Địa chỉ: 67 Duy Tân, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) chịu mức phạt tiền 200 triệu đồng do đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 9 tháng đến 12 tháng.

    Về phía Tập đoàn Dầu khí An Pha, doanh nghiệp này bị phạt tiền 50 triệu đồng vì đã công bố thông tin không đúng thời hạn về Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm và Báo cáo tình hình quản trị công ty trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 29/1.
  8. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
  9. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
  10. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706

Chia sẻ trang này