1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

5323 người đang online, trong đó có 571 thành viên. 23:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43963 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Đợt gần đây thấy bị CTCP Đầu tư Vina và cổ đông lớn CTCP XNK & Đầu tư Thừa Thiên Huế liên tục bán ra :) trong bán ngoài mua sao
  2. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Cổ phiếu ngành nào sẽ lên ngôi trong năm Kỷ Hợi?

    Cổ phiếu ngành dệt may, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, tiêu dùng và bán lẻ được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong năm Kỷ Hợi.

    [​IMG]
    Bà Hanz Cua, một chuyên gia phong thủy nổi tiếng của Philippines, dự đoán năm 2019 có thể sẽ còn tốt hơn so với 2018.

    "Chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội. Thế hệ trẻ sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn", bà Cua trả lời trong chương trình phỏng vấn trực tiếp với đài ANC hôm 28/12/2018.

    Đối với những người đang lên kế hoạch đầu tư vào ngành nghề mới liên quan tới yếu tố Hỏa và Thổ sẽ tạo được đột phá vượt bậc trong năm mới. 2019 cũng là một năm "tuyệt vời" cho các ngành tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, nông nghiệp và chăn nuôi.

    [​IMG]
    Trong khi đó, ông Lynn Yap - Chủ tịch Công tư tư vấn phong thủy 3P tại Singapore dự đoán, giá cổ phiếu của ngành mang hành Mộc trên thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh nhất. Theo đó, Kỷ Hợi là năm làm ăn thuận lợi cho dệt may, giáo dục, giấy và dầu cọ.

    [​IMG]
    Riêng về thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên gia phong thủy Phạm Cươngnhận định, ngoài cổ phiếu dệt may, thủy sản ăn theo Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) thì những mã khác cần quan tâm như bất động sản, đặc biệt những mã liên quan đến bất động sản ở vùng ven thủ đô hoặc TP HCM và cổ phiếu ngành bán lẻ.

    Ngoài ra cổ phiếu liên quan đến y tế, dược, chế tác vàng bạc được dự báo tăng tốt trong năm Kỷ Hợi này.

    Còn theo nhận định của các công ty chứng khoán thì dệt may, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, tiêu dùng và bán lẻ là những ngành được khuyến nghị đầu tư trong 2019.

    [​IMG]
    Dệt may hưởng lợi từ các hiệp định thương mại
    CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá 2019 sẽ là năm các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến được thông qua.

    Cùng với ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ doanh nghiệp Trung Quốc sang các thị trường lân cận sẽ gia tăng.

    Điều này sẽ làm tăng sản lượng đơn hàng dệt may gia công tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng kéo theo áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

    [​IMG]
    VDSC cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, đặc biệt từ hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và EU sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc, giúp duy trì sản lượng nhập khẩu từ các nước.

    Khi các Hiệp định thương mại tự do thông qua, các doanh nghiệp sản xuất sợi và doanh nghiệp dệt may sở hữu chuỗi cung ứng khép kín như Sợi Thế Kỷ (Mã: STK), Dệt may Thành Công (Mã: TCM), Tập đoàn Phong Phú (Mã: PPH)… sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ các hiệp định thương mại, việc cắt giảm thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

    Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu lớn tại thị trường EU như May Sông Hồng (30%), May Sài Gòn (32%), TNG (58%), May 10 (36%) và Vinatex (17%) sẽ hưởng lợi gián tiếp nhờ sự tăng trưởng đơn hàng từ các đối tác thời trang lớn.

    VDSC đánh giá lợi ích mang lại từ CPTPP sẽ không quá rõ nét do Việt Nam đã ký kết các FTA song phương và đa phương với 7/10 nước nội khối với những ưu đãi về thuế quan tương tự.

    Tuy vậy, VDSC vẫn kỳ vọng việc gia nhập CPTPP sẽ giúp mở rộng thị phần xuất khẩu dệt may sang các thị trường đầy tiềm năng như Canada, Mexico, New Zealand và Australia.

    [​IMG]
    Ngành thủy sản: Nhu cầu cao là động lực tăng trưởng chính
    Kết thúc năm 2018 đầy thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản đã báo lãi lớn, vượt kỳ vọng ban đầu.

    Điển hình như Nam Việt (Mã: ANV) với doanh thu thuần tăng 40% lên 4.118 tỉ đồng; lợi nhuận ròng 600 tỉ đồng, gấp hơn 4 lần năm trước và vượt 140% kế hoạch năm.

    Thủy sản Cửu Long An Giang (Mã: ACL) có doanh thu tăng 42% lên 1.689 tỉ đồng; lãi sau thuế 236 tỉ đồng, gấp 11 lần năm 2017.

    Không thể không kể đến "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn khi lãi sau thuế 2018 đạt gần 1.500 tỉ đồng, gấp 2,4 lần so với năm trước.

    Thực phẩm Sao Ta cũng có kết quả kinh doanh tích cực với việc báo lãi 176,9 tỉ đồng, tăng 59% so với năm trước.

    [​IMG]
    Bước sang 2019, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản được các công ty chứng khoán nhận định tiếp tục tăng trưởng nhờ cơ hội đầu tư vào ngành thủy sản lớn khi nhu cầu ngày càng tăng.

    Nếu EVFTA ký kết vào 2019, thuế nhập khẩu sẽ được giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong ba năm đối với cá philê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá philê đã chế biến. Theo đó, nhu cầu về cá tra tại EU kỳ vọng sẽ tăng mạnh.

    Lâu nay, Mỹ và Trung Quốc được xem là hai thị trường trọng tâm của ngành thủy sản Việt Nam. Bởi vậy, khi ngành thủy sản của các quốc gia này bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, việc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào là vấn đề rất được quan tâm.

    Theo một số doanh nghiệp ngành thủy sản, Việt Nam sẽ ít chịu ảnh hưởng, bởi quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực thủy sản chủ yếu tập trung vào sản phẩm có giá trị cao như tôm hùm, tu hài, mực ống..., trong khi đa số sản phẩm thủy sản từ Việt Nam có giá trị thấp, nên nằm ngoài sự tác động.

    Dù sản phẩm thuỷ sản mà Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc đang bị áp thuế trả đũa không phải là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng việc giá các mặt hàng này tăng lên do thuế có thể khiến người tiêu dùng Trung Quốc cân nhắc hơn trong việc lựa chọn sản phẩm thay thế khác, trong đó có thể có cá tra của Việt Nam.

    “Như vậy, nhìn chung nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang cả hai thị trường này”, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết trong một báo cáo gần đây.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp bất động sản: Hấp dẫn phân khúc khu công nghiệp
    Theo báo cáo phân tích chiến lược đầu tư 2019 của VDSC, Việt Nam sở hữu những lợi thế hấp dẫn, bao gồm vị trí chiến lược tại khu vực châu Á và đường biên giới đất liền với Trung Quốc – thuận lợi cho lưu thông đường bộ.

    Hơn nữa, không có khu công nghiệp nào nằm sâu trong đất liền, các cụm khu công nghiệp chính được kết nối với cảng biển bởi hệ thống đường lớn, cao tốc đang được tăng cường đầu tư.

    Mặt khác, môi trường kinh doanh cải thiện đáng kể khi Việt Nam nhảy vọt 24 bậc trong ba năm, lên vị trị 69 theo World Bank.

    Chi phí lao động trung bình tại Việt Nam ước tính thấp hơn 43% và 10% so với Thái Lan và Indonesia.

    Tính đến quý II/2018, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại Việt Nam ghi nhận khoảng 73% trong khi hơn 90% đất thương phẩm tại Thái Lan đã đi vào khai thác.

    VDSC nhận định, lực lượng lao động đồng bộ và sự thuận lợi tiếp cận các nhà cung ứng đã tạo ra nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất tại khu vực. Điều này khuyến khích nhà cung cấp đặt nhà máy sản xuất gần với khách hàng của họ.

    Tiềm năng cho thuê lớn có thể xuất phát từ kế hoạch tăng sản xuất màn hình OLED từ Samsung Display và LG Display; đầu tư năng lượng mặt trời và hoạt động sản xuất ô tô của Vinfast trong thời gian tới.

    Mặc dù vậy, những tập đoàn lớn thường được ưu đãi với giá thuê thấp hơn thị trường; trong khi các nhà cung ứng của họ kỳ vọng mang lại mức sinh lời cho thuê cao hơn cho các chủ đầu tư.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp tiêu dùng và bán lẻ chiếm lĩnh những "vùng đất mới"
    Thị trường tiêu dùng và bán lẻ Việt Nam luôn rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài do dân số trẻ, thu nhập khả dụng và tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng.

    Trong khi các “đại gia” ngoại như AEON, Lotte và BJC đang chiếm ưu thế tại phân khúc Đại siêu thị và Trung tâm thương mại, các doanh nghiệp nội vẫn thống lĩnh phân khúc cửa hàng quy mô vừa và nhỏ - mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam do mật độ dân cư cao và điều kiện giao thông chưa phát triển.

    Theo nhận định của các công ty chứng khoán, trong phân khúc này, ngoại trừ lĩnh vực hàng điện tử đang dần bão hòa, phần còn lại vẫn rất phân mảnh và thị phần chủ yếu nằm trong tay các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ.

    Đây là những “vùng đất” đầy tiềm năng để khai phá, đi kèm với cơ hội tăng trưởng rất lớn dành cho các nhà bán lẻ như Thế giới Di động (Mã: MWG), FPT Retail (Mã: FRT) và PNJ.

    [​IMG]
    Dự báo của The Economist Intelligence Unit cho biết, tỉ trọng gia đình có thu nhập hơn 10.000 USD tại Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 12% năm 2016 lên 17% năm 2021. Do đó chi phí và chất lượng rổ hàng hóa tiêu dùng trung bình sẽ tăng lên khi người tiêu dùng ngày càng trở nên giàu có và mua nhiều xa xỉ phẩm.

    Hơn nữa, dân số đang già hóa với lượng người trên 60 tuổi gia tăng từ 6,9 triệu người năm 2000 lên đến 12,3 triệu người năm 2020, chiếm 12,5% tổng dân số. Tuổi thọ người dân được cải thiện tạo ra những sản phẩm giúp mở rộng cuộc sống của con người.
  3. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Dệt may vẫn hưởng lợi tích cực thôi, cái chính là phải biết tận dụng cơ hội của mình
  4. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    thầy phong thủy nói hưởng lợi, chuyên gia phân tích cũng bảo năm nay ngành thủy sản, dệt may vẫn tiếp tục phất :) Lại review ngành thôi
  5. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    chuẩn bị hầu bao xem xét giải ngân thôi

    Chuyên gia: Dòng tiền sau Tết sẽ cải thiện
    Thị trường chứng khoán sắp bước vào phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền. Dòng tiền trên thị trường sẽ diễn biến ra sao, đâu là động lực tăng trưởng và ngành nào sẽ thu hút được dòng tiền sau Tết? NDH đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia chứng khoán về các vấn đề này.

    Dòng tiền sau Tết diễn biến như thế nào?

    Ông Huỳnh Minh Tuấn (Giám đốc Môi giới CTCP Chứng khoán VNDirect): Thị trường năm nay là một năm "bình thường” đúng nghĩa theo tính mùa vụ, tức dòng tiền trước và sau Tết Âm đều yếu và dè dặt. Nguyên nhân là bởi kỳ nghỉ lễ dài và các nhà đầu tư (NĐT) chờ đợi kết quả kinh doanh quý IV/2018 cũng như kế hoạch 2019 của các doanh nghiệp trụ cột trên sàn.

    Năm nay hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, các quỹ quản lý tài sản lớn đều chung nhận định tăng trưởng kinh tế năm nay suy giảm tổng thể, các lo ngại trọng yếu về chiến tranh thương mại cũng như nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng" là điểm chính của giới đầu tư.

    Vì vậy, ông Tuấn cho rằng bức tranh chung vẫn thể hiện sự thận trọng và chiến lược trọng yếu là phân bổ vào các tài sản bớt rủi ro hơn như trái phiếu hay ngành phòng thủ. Thị trường sau Tết năm nay sẽ mang tính phân hoá cao độ chứ không tạo ra một đợt tăng dàn trải như các năm trước.

    Ông Trương Hiền Phương (Giám đốc CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam): Dòng tiền sau Tết luôn luôn tăng dần. Điều này dễ hiểu khi các NĐT có khuynh hướng rút tiền ra chi tiêu ngay trước Tết và sau Tết sẽ bắt đầu tham gia lại thị trường để tìm kiếm lợi nhuận mới.

    Thông tin về kết quả kinh doanh có kiểm toán và mùa Đại hội thường niên tiếp sau đó cũng là cơ sở để thu hút dòng tiền và sự quan tâm của NĐT tăng dần.

    Dòng tiền sau tết sẽ tham gia một cách tích cực hơn dựa trên các yếu tố thông tin đưa ra, thông tin càng tích cực thì dòng tiền gia nhập thị trường càng tăng.

    Ông Võ Văn Cường (Giám đốc đầu tư CTCP Chứng khoán Everest): Theo quan sát của tôi, thường sau Tết Âm lịch một thời gian, dòng tiền đầu tư vào kênh chứng khoán sẽ khá tích cực. Tuy nhiên, dòng tiền vào kênh này mỗi năm mỗi khác, tùy thuộc vào triển vọng và đánh giá của nhà đầu tư từng năm.

    Ông Cường cho rằng dòng tiền sau Tết Âm lịch năm nay sẽ diễn biến tích cực hơn so với thời gian trước Tết, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp hơn so với mức bình quân.

    Tâm lý NĐT nội và ngoại

    Ông Huỳnh Minh Tuấn: Tâm lý hai khối này bao giờ cũng khác nhau bởi tính kỉ luật và sự chuyên nghiệp, nên có thể nói người chủ động luôn là ngoại khối và bị động là nội khối.

    Dịp Tết thì khối ngoại chỉ suy giảm giao dịch và tái cơ cấu danh mục theo chiến lược mới, còn nội khối thì gần như thu hẹp giao dịch và chờ đợi kết quả kinh doanh cũng như kế hoạch tương lai mà ít có dự phóng cho chính mình.

    Ông Trương Hiền Phương: Tâm lý NĐT giữa khối nội và khối ngoại có sự khác biệt. Các NĐT nội hoàn toàn hưng phấn và nhiệt tình giải ngân sau Tết bởi văn hóa đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cho năm mới.

    Tuy nhiên với các định chế tài chính nước ngoài thì họ lại đầu tư bài bản hơn, có chiến lược giải ngân cụ thể và cân nhắc yếu tố thị trường. Do đó, các NĐT nước ngoài sẽ không quan tâm đến chuyện trước hay sau Tết.

    Thanh khoản sau Tết sẽ cải thiện nhưng khó tăng cao

    Ông Huỳnh Minh Tuấn: Thanh khoản chắc chắn sẽ cải thiện sau mùa Tết. Tuy nhiên, để đạt lại mức kỷ lục trong 2018 là một điều tương đối khó do kênh chứng khoán không phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của giới đầu tư trong năm 2019, cũng như thiếu những thương vụ bom tấn.

    Ông Võ Văn Cường: Theo thống kê của tôi, thanh khoản bình quân trong tháng 1/2019 đạt mức quanh 2.500 tỷ đồng/phiên, đây là mức rất thấp so với bình quân 5.200 tỷ đồng/phiên năm 2018. Dù vậy, dòng tiền sẽ được cải thiện sau mùa Tết.

    Động lực tăng trưởng và ngành dẫn sóng thị trường

    Ông Huỳnh Minh Tuấn: Thị trường sẽ phân hoá rất mạnh cho giai đoạn 2019. Động lực tăng trưởng chung cho thị trường vẫn là câu chuyện nền kinh tế duy trì một tốc độ tăng trưởng tương đối cao, sự định vị lại của Chính phủ hướng tới đẩy mạnh thoái vốn và cổ phần hoá. Những yếu tố này sẽ thu hút các nhà đầu tư lớn và siêu lớn vào những doanh nghiệp có tài sản chất lượng.

    Điểm sáng của thị trường là dòng vốn FDI và FII dự kiến tiếp tục gia tăng nhờ các hiệp định thương mại song phương, đa phương như FTA hay CTPPP.

    Nước ngoài đang thay đổi khẩu vị đầu tư hướng vào nhóm thị trường mới nổi, cận biên và Việt Nam là một trong số đó. Tiêu điểm dòng tiền khối ngoại này sẽ định hướng dòng tiền nội khối đi theo.

    Các ngành “hot” của giai đoạn tăng trưởng mạnh trước đó sẽ được chuyển dịch sang các ngành hưởng lợi trực tiếp từ CTPPP như thuỷ sản, dệt may, khu công nghiệp. Và nếu chịu khó quan sát sẽ thấy tỷ trọng danh mục của khối ngoại cũng đang dịch chuyển theo hướng này. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu được Nhà nước lên kế hoạch thoái vốn cũng đáng chú ý.

    Ông Trương Hiền Phương: NĐT nhìn chung vẫn quan ngại lớn về các chính sách vĩ mô khi nhìn vào bối cảnh chiến tranh thương mại và việc Fed tăng lãi suất.

    Dù vậy, thị trường vẫn có những ngành sẽ thu hút dòng tiền sau mùa Tết. Đầu tiên, những ngành được hưởng lợi từ CPTPP sẽ là các ngành thu hút được sự quan tâm của NĐT vì cho dù có chiến tranh thương mại thì Hiệp định này mở ra vẫn giúp các doanh nghiệp được hưởng lợi.

    Kế đến là các ngành, các doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh tốt. Tiếp nữa là các doanh nghiệp mà có khả năng sẽ trả cổ tức cao cho năm 2018, NĐT cũng đón đầu các doanh nghiệp đó để giải ngân vào.

    Ông Võ Văn Cường: Về các yếu tố tác động từ bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ Trung, nếu hai bên tìm được giải pháp chung hoặc ít nhất là không gia tăng căng thẳng sẽ có tác động tâm lý tích cực đến NĐT trên thị trường chứng khoán khi thời hạn 1/3/2019 đến gần.

    Sức tiêu thụ và dịch vụ của người tiêu dùng quanh mùa Tết sẽ tăng trưởng rất cao, điều đó sẽ tác động tích cực đến các cổ phiếu thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng, trong đó gồm thực phẩm và đồ uống, bán lẻ và phân phối sẽ là ngành dẫn dắt dòng tiền nhà đầu tư sau Tết. Ngoài ra, các cổ phiếu với kết quả kinh doanh quý IV/2018 và năm 2018 tăng trưởng tích cực cũng sẽ thu hút dòng tiền nhà đầu tư sau Tết.
  6. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Cả dòng dầu khí cũng đang lên tiếng các bác nhé
    Cổ phiếu dầu khí: Đã đến lúc “bắt đáy”?

    [​IMG]
    Việc giá dầu hồi phục mạnh những năm gần đây sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Các cổ phiếu doanh nghiệp thượng nguồn sẽ được hưởng lợi không nhỏ.

    Trong báo cáo được công bố, CTCK VNDIRECT cho rằng giá dầu đã thoát khỏi thị trường "con gấu" kể từ đợt sụt giảm mạnh vào Q4/2014 do nguồn cung dư thừa từ cuộc cách mạng dầu đá phiến. Thị trường dầu thô đã bắt đầu phục hồi từ năm 2016 nhờ nguồn cung được cắt giảm và nhu cầu tăng mạnh hơn từ khu vực Châu Á TBD. Theo đó, giá dầu Brent trung bình đạt 54,1 USD/thùng trong năm 2017 (+24,0% so với cùng kỳ) và 71,2 USD/thùng trong năm 2018 (+31,5% so với cùng kỳ).

    Mặc dù đợt điều chỉnh trong Q4/2018 làm dấy lên lo ngại về việc giá dầu quay trở lại xu hướng giảm, nhưng điều này chủ yếu đến từ tâm lý tiêu cực chung của thị trường chứng khoán và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại chứ không xuất phát từ những yếu tố cơ bản của thị trường dầu thô.

    [​IMG]
    Giá dầu Brent giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm 2018 đến từ yếu tố tâm lý

    Về cơ bản, thị trường dầu thô toàn cầu vẫn sẽ duy trì ổn định trong năm 2019. Những lo ngại về gia tăng nguồn cung và tồn kho dầu thô sẽ giảm xuống sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu thô (OPEC) chính thức có hiệu lực. Nếu nền kinh tế thế giới không sụt giảm quá nghiêm trọng thì nhu cầu dầu trên thế giới vẫn sẽ tăng trưởng với tốc độ như những năm gần đây với động lực chính là các nền kinh tế mới nổi có nội lực tốt, ngoài Trung Quốc. VNDIRECT dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì ở mức trên 60 USD/thùng trong giai đoạn 2019-22.

    Việt Nam thiếu hụt nguồn cung trong trung hạn?

    Sản lượng khai thác dầu khí Việt Nam đang suy giảm khoảng 8% mỗi năm trong thời gian gần đây. Sự suy giảm mạnh về sản lượng chủ yếu do PVN giảm đầu tư vào hoạt động thăm dò kể từ năm 2015 trong bối cảnh giá dầu thô giảm. Việc hạn chế thăm dò đã dẫn đến việc không có thêm nhiều mỏ dầu mới và gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm chỉ còn 4 triệu tấn dầu trong năm 2017, mức thấp nhất từ trước đến nay.

    Trong khi đó, phần lớn các mỏ dầu hiện tại ở Việt Nam đang trong giai đoạn cuối, với sản lượng sụt giảm 15%-30% mỗi năm. Nếu không có mỏ dầu mới, nguồn cung dầu thô nội địa sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu từ nhà máy lọc dầu Bình Sơn kể từ năm 2020. Lưu ý rằng BSR hiện phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu dầu thô trong nước.

    Sự cạn kiệt về sản lượng khí tự nhiên còn đáng lo ngại hơn vì nhu cầu khí tự nhiên ước tính tăng 50% vào năm 2025 khi ba nhà máy điện chạy bằng khí mới bắt đầu đi vào hoạt động.

    Hoạt động thăm dò dầu khí đang được đẩy mạnh

    Theo VNDIRECT, việc giá dầu thô phục hồi mạnh cho đến trước đợt điều chỉnh gần đây đã giúp Việt Nam có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hoạt động thăm dò dầu khí sau nhiều năm trì trệ. Chi phí khai thác dầu thô bình quân tại Việt Nam là 45 USD/thùng, thấp hơn ước tính giá dầu Brent ở mức 65-70 USD/thùng trong năm 2019. Với các vấn đề về an ninh năng lượng đã đề cập ở trên, hoạt động thăm dò dầu khí tại Việt Nam có thể sẽ được đẩy mạnh trong trung hạn.


    Theo kế hoạch kinh doanh của PVN đến năm 2020, gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm dự kiến đạt 20-40 triệu tấn dầu. Mục tiêu này cao gấp 2-4 lần so với mức gia tăng trữ lượng ước tính trong năm 2018 ở là 10 triệu tấn dầu. Đây cũng là một mục tiêu tương đối tham vọng do chi phí thăm dò dầu khí tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao.

    Với áp lực gia tăng thăm dò tìm kiếm và chi phí thăm dò dầu khí ngày càng cao hơn, VNDIRECT dự báo mức đầu tư vào hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam sẽ tăng thêm trung bình 50% mỗi năm cho đến năm 2020 để bổ sung trữ lượng hiện tại, thúc đẩy sản lượng khai thác.

    [​IMG]
    Trong trung hạn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang lên kế hoạch cho các dự án dầu khí lớn như Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh và Lô B – Ô Môn. Các dự án này đều có tiềm năng về sản lượng dầu khí ở mức lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay.

    Trong khi đó, dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt và các mỏ dầu khác đang được phát triển song song với giai đoạn 2 của dự án Sư Tử Trắng để đảm bảo đủ nguồn cung khí thô cho khu vực miền Nam khi hai nhà máy điện khí mới là Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đi vào hoạt động vào năm 2021.

    [​IMG]
    Đầu tư cổ phiếu dầu khí nào?

    Thông thường, biến động giá dầu thô ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp dầu khí trung và thượng nguồn. VNDIRECT đánh giá lợi nhuận của Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) có xu hướng tương tự với biến động giá dầu thô so với cùng kỳ.

    TCTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS,) và TCTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) đã ghi nhận những suy giảm đáng kể về EPS từ khi giá dầu thô sụt giảm vào cuối năm 2014. Dù PVS vẫn giữ được lợi nhuận ở mức tương đối, PVD đã ghi nhận lỗ hoạt động từ cuối năm 2017 do hiệu suất và giá cho thuê dàn khoan giảm mạnh (do giá dầu giảm). Khác với GAS, kết quả tài chính của PVS và PVD hiện chưa cải thiện rõ rệt theo đà hồi phục của giá dầu từ cuối năm 2017. Thông thường phải mất 1-2 năm để các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí bắt đầu hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá dầu thô do có độ trễ lớn giữa giá dầu và sự phục hồi của hoạt động thăm dò tìm kiếm dầu khí.

    Trong khi đó, VNDIRECT cho rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí hạ nguồn như TCT Vận tải Dầu khí (PVT), Lọc dầu Bình Sơn (BSR), và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) có mối tương quan khá thấp với biến động giá dầu thô.
  7. trangnguyen1983

    trangnguyen1983 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/01/2019
    Đã được thích:
    385
    PVS sắp thể hiện đẳng cấp rồi các đó anh nhé.
    Đọc thêm
  8. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Giá dầu khó dự báo lắm :) dự báo chuyên gia chỉ mang tính chất tham khảo, cổ phiếu thuộc dạng đầu cơ chứ đầu tư năm dài hạn thì khó vì rủi ro quá cao lại phụ thuộc vào giá dầu
    trangnguyen1983 thích bài này.
  9. trangnguyen1983

    trangnguyen1983 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/01/2019
    Đã được thích:
    385
    PVS 6 tháng nữa có giá 3x đó
  10. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    [​IMG]

    PVS đang uptrend nhưng thanh khoản chưa cao lắm nhỉ

Chia sẻ trang này