1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

4696 người đang online, trong đó có 454 thành viên. 23:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 43967 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Thanh khoản mà cao thì ai cũng vào hàng rồi bác ạ :D
  2. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Dệt may phiên nay nổi sóng quá GMC GIL trần cứng còn TCM TNG VGG xanh ngát luôn
  3. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Bán nốt 35 triệu cổ phiếu còn lại, Vntex không còn là cổ đông chiến lược của Vinatex

    [​IMG]
    Trước đó Vntex đã bán đi một nửa số cổ phần Vinatex sở hữu để giải quyết nhu cầu tài chính.



    CTCP Đầu tư phát triển Vntex vừa thông báo đã bán hết toàn bộ 35 triệu cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tương ứng 7% vốn điều lệ Vinatex và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 30/1/2019.

    Trong đợt cổ phần hóa, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã chào bán 120 triệu cổ phần tương ứng 24% vốn điều lệ công ty cho 2 nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Vingroup và VIDGROUP (nay là Vntex), trong đó Vingroup sở hữu 50 triệu cổ phần và VID sở hữu 70 triệu cổ phần. Mức giá đầu tư vào Vinatex của cổ đông chiến lược khoảng 11.100 đồng/cổ phần. Toàn bộ số cổ phần này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày phát hành.

    Tuy nhiên sau khi hoàn tất cổ phần hóa, đưa cổ phiếu lên sàn Upcom giao dịch, Vinatex đã lấy ý kiến cổ đông, thống nhất cho 2 cổ đông chiến lược là Vingroup và VID được "cởi trói", có thể chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn.

    Ngay sau quyết định được thông qua, VID đã bán bớt 35 triệu cổ phần, tương ứng một nửa số cổ phần Vinatex đang nắm giữ, hiện thực hóa số lãi.


    Cũng trong giai đoạn này, một doanh nghiệp Nhật Bản là Itochu thông báo đã chi khoảng 47 triệu USD để mua vào 50 triệu cổ phần Vinatex tương ứng 10% vốn điều lệ công ty. Giá trị thỏa thuận 50 triệu cổ phiếu nói trên đạt 810 tỷ đồng, tương ứng 16.200 đồng/cp, tương ứng VID đã thoái vốn ở mức giá cao hơn rất nhiều so với giá đầu tư vào Vinatex.

    Với việc bán nốt 35 triệu cổ phần còn lại lần này, Vntex không còn là cổ đông của Vinatex, thoái sạch vốn sau 2 năm làm cổ đông chiến lược. Giá bán thỏa thuận ở mức 11.000 đồng/cổ phiếu, thu về 385 tỷ đồng. Mức giá này còn thấp hơn mức giá Vntex đầu tư vào Vinatex 2 năm trước.

    [​IMG]
  4. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Con TCM TNG vẫn khoẻ, sóng dệt may đang vào đà rồi đó
  5. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    mấy phiên bốc đầu, phiên nay thị trường lình xình quá, bứt mốc 1.000 ngay trong tháng thì ngon
  6. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Sắp tới Donald Trump và Kim về Việt Nam họp thì thị trường chứng khoán chắc sẽ bốc đầu, vì riêng việc Mỹ chọn Việt Nam rất có lợi, củng cố uy tín và thể hiện sự thân cận của Mỹ và Việt Nam
  7. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Mỹ chọn |VN chỉ vì 1. Ổn định chính trị. 2. Là minh chứng cho việc vết thương chiến tranh được hàn gắn. Về cơ bản thì nền kinh tế phụ thuộc nhiều ýêu tố, chứ riêng việc Trump và Kim gặp nhau thì mình thấy chưa đủ thuyết phục
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Ông Trịnh Văn Quyết: Lãnh đạo tỉnh Thái Bình không dưới ba lần đến FLC mời gọi đầu tư

    Sáng nay 14/2 tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Tập đoàn FLC đã tổ chức Lễ khởi công dự án bệnh viện đa khoa quốc tế với qui mô 1.000 giường, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 3.722 tỉ đồng.

    [​IMG]FLC sắp khởi công dự án bệnh viện hơn 3.700 tỉ đồng tại Thái Bình
    Tham dự sự kiện có nhiều lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Chính phủ như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, ...

    Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ, ...

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Lãnh đạo nhiều địa phương khác như Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, … cũng tham dự sự kiện này.

    Về phía Tập đoàn FLC có sự tham gia của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, và các lãnh đạo khác.

    Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Trịnh Văn Quyết cho biết: Đến với tỉnh Thái Bình, Tập đoàn FLC đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự mến khách của người dân địa phương, sự nhiệt tình mời gọi đầu tư của lãnh đạo tỉnh. Đặc biệt, trong hai năm qua, trên cương vị Chủ tịch UBND rồi Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, ông Nguyễn Hồng Diên đã không dưới ba lần dẫn đầu đoàn lãnh đạo của tỉnh đến tận trụ sở Tập đoàn FLC để giới thiệu, quảng bá tiềm năng đầu tư phát triển tỉnh Thái Bình, kiên trì thuyết phục và mời gọi FLC về tỉnh đầu tư.
    Theo kế hoạch ban đầu, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 500 giường bệnh dự kiến được xây dựng từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2022. Giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2024 sẽ vận hàng khai thác 500 giường bệnh, hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.

    Tuy nhiên phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết: "Chúng tôi cam kết sẽ tập trung nhiều nguồn lực để triển khai và hoàn thành dự án quan trọng này ngay trong đầu năm 2020."

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết phát biểu tại Lễ khởi công.
    Ông Quyết cũng cho biết tỉnh Thái Bình là một trong những địa bàn đầu tư chiến lược của FLC trong năm 2019 và những năm tới đây. Ngoài dự án bệnh viện đa khoa quốc tế được khởi công ngày hôm nay, FLC sẽ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để triển khai sớm đồng loạt các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực như phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ, du lịch, đô thị, giáo dục, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ...

    Ông Quyết còn khẳng định đây cũng là dự án đặt dấu ấn cho kế hoạch đầu tư chuỗi bệnh viện quy mô lớn trên cả nước của Tập đoàn FLC trong nhiều năm tới.

    Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ cam kết tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách, đào tạo cán bộ, cơ chế tài chính, hợp tác quốc tế để đưa bệnh viện này vào hoạt động.

    Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ông Đặng Trọng Thăng đề nghị chủ đầu tư Tập đoàn FLC tập trung nguồn lực tài chính, phát huy kinh nghiệm đầu tư xây dựng công trình, chỉ đạo đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn thực hiện nghiêm túc về trình tự thủ tục đầu tư, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

    “UBND tỉnh Thái Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư sớm hoàn thành dự án và đưa vào vận hành hiệu quả đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của nhân dân trong tỉnh”, ông Thăng nói.

    Ông Thăng cũng đề nghị chủ đầu tư Tập đoàn FLC sớm có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân lực giỏi và tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp của Đại học Y dược Thái Bình vào làm việc, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt.

    Tại sự kiện này, đại diện Bộ Y tế, tỉnh Thái Bình và Tập đoàn FLC kí biên bản ghi nhớ hợp tác về việc triển khai xây dựng dự án bệnh viện đa khoa quốc tế tỉnh Thái Bình:

    [​IMG]
    Đại diện Bộ Y tế, tỉnh Thái Bình và Tập đoàn FLC kí biên bản ghi nhớ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các phương tiện thi công có mặt tại lễ khởi công. Tòa nhà cao tầng phía sau là Bệnh viện Nhi Thái Bình, thuộc Khu Trung tâm Y tế tỉnh. Ngoài ra, quanh khu vực này còn có nhiều bệnh viện khác như bệnh viện phụ sản An Đức, bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, ...
    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu bấm nút khởi công xây dựng dự án bệnh viện đa khoa quốc tế tỉnh Thái Bình.
    Dự án bệnh viện đa khoa quốc tế tỉnh Thái Bình được xây dựng tại Khu Trung tâm Y tế tỉnh tại phường Trần Lãm và xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình. Dự án có quy mô 12ha và tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 3.722 tỉ đồng. Trong đó, vốn góp là 818 tỉ đồng - chiếm 22% tổng mức đầu tư; vốn huy động là là 2.903 tỉ đồng - chiếm 78%.

    Dự án sẽ bao gồm 9 hạng mục chính, trong đó có khu nhà khám liên khoa; khu vực khoa truyền nhiễm và khoa chống truyền nhiễm; khu công trình hạ tầng kỹ thuật; nhà dịch vụ tổng hợp và bán trú; cây xanh cảnh quan…

    Dự án được xây dựng với mục tiêu trở thành một bệnh viện đa khoa hạng I với số lượng 1.000 giường bệnh và các chuyên khoa sâu tương đương bệnh viện tuyến Trung ương. Với quy mô này, đây là dự án bệnh viện đa khoa lớn nhất tại tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh lân cận, đồng thời cũng là bệnh viện được xây theo mô hình bệnh viện – khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu tại địa phương.

    Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, tỉnh hiện có 10 bệnh viện tuyến tỉnh gồmBệnh viện Đa khoa Thái Bình, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phong da liễu Văn môn Thái Bình và Bệnh viện Tâm thần.
  9. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Tự doanh mua ròng trăm tỉ cổ phiếu FLC, thị trường khởi sắc tuần đầu năm Kỷ Hợi, dòng tiền thông minh trở lại?

    Chuyển động dòng tiền thông minh tuần (11 - 15/2), khối tự doanh của công ty chứng khoán bán ròng hơn 246 tỉ đồng tuần qua. Diễn biến trái chiều, khối ngoại mua ròng hơn 1.929 tỉ đồng trên toàn thị trường.

    Thanh khoản cải thiện trong tuần đầu năm Kỷ Hợi, dòng tiền thông minh gia nhập thị trường?
    Tuần vừa qua, thị trường giao dịch khởi sắc với những thông tin tích cực từ cuộc đàm phám thương mại Mỹ - Trung và nghị viện chính phủ Mỹ sẽ không đóng cửa. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index ở 950,89 điểm, tăng 2,68% so với đầu tuần; HNX – Index cũng tăng 0,82% lên 106,11 điểm. Diễn biến trái chiều, UPCoM – Index giảm 0,67% xuống còn 55,24 điểm.

    [​IMG]
    Diễn biến các chỉ số thị trường trong tuần giao dịch đầu năm Kỷ Hợi. Nguồn: VNDirect
    Những cổ phiếu tác động lớn nhất đến đà tăng của thị trường trong tuần giao dịch đầu năm Kỷ Hợi gồm có VIC (12,84 điểm), GAS (3,5 điểm), VCB (3,17 điểm). Ngược lại, với giao dịch kém khởi sắc, một số mã cổ phiếu kìm hãm đà tăng của chỉ số gồm có VJC, BHN, HPX, NBB…

    Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần vừa qua gồm có Thép (11,56%), bất động sản (7,42%), Dầu khí (5,67%), Dịch vụ tài chính (5,13%).

    Thanh khoản thị trường tăng mạnh trở lại đồng thuận với đà mua ròng của khối ngoại trên cả 2 sàn cho thấy dòng tiền đang quay trở lại thị trường. Cụ thể, thanh khoản thị trường tăng mạnh đồng thuận với xu hướng tăng điểm, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt mức trung bình 3,168 tỷ, tăng 55,2% so với tuần trước tết.

    Khối tự doanh bán ròng hơn 246 tỉ đồng tuần vừa qua

    Thống kê giao dịch tuần 11 – 15/2, khối tự doanh bán ròng 246,6 tỉ đồng. Hoạt động bán ròng diễn ra trong ba phiên giữa tuần trong khi khối này mua ròng trong phiên đầu tuần và cuối tuần. Đáng chú ý, bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán mua ròng hơn 120 tỉ đồng cổ phiếu FLC tuần vừa qua.

    [​IMG]
    Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh công ty chứng khoán phiên cuối tuần (15/2), Nguồn: PQ
    Phiên giao dịch cuối tuần (15/2), bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng nhẹ 2,3 tỉ đồng. Hoạt động mua ròng diễn ra ở một số mã cổ phiếu như VHM, VIC, MSN, TCB, VJC. Trong khi khối này bán ròng mạnh chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 với giá trị 44,4 tỉ đồng. Cổ phiếu HPG và POW cũng bị bán ròng lần lượt 30,4 tỉ đồng và 13,4 tỉ đồng.

    Khối ngoại mua ròng 1.929 tỉ đồng, đột biến từ giao dịch cổ phiếu MSN

    Tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên cả hai sàn. Tuy nhiên, giao dịch đột biến, khối ngoại mua ròng gần 1930 tỉ đồng trên HOSE. Cổ phiếu MSN được mua ròng nhiều nhất với giá trị hơn 1.402 tỉ đồng. Phiên ngày 14/2, thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận 14 triệu cổ phiếu MSN. Nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận tại mức giá 84.000 đồng/cp, tương ứng hơn 1.175,3 tỉ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: Chứng khoán BSC
    Hai cổ phiếu HPG và VCB được mua ròng với giá trị mua ròng lần lượt 351 tỉ đồng và 105,8 tỉ đồng. Một cổ phiếu ngân hàng khác là STB cũng được mau ròng 105,8 tỉ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 cũng được mua ròng gần 62,2 tỉ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng được mua ròng với giá trị dưới 100 tỉ đồng gồm có VNM, CTI, VIC, SSI.

    Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VHM bị bán ròng mạnh nhất, gần 210 tỉ đồng. Cổ phiếu DHG tiếp tục bị bán ròng hơn 105 tỉ đồng. Diễn biến mới đây, tổ chức Taisho Pharmaceutical đăng kí mua 925.200 cổ phiếu DHG của CTCP Dược Hậu Giang. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 20/2 đến 21/3/2019. Nếu giao dịch thành công, Taisho sẽ sở hữu hơn 45,7 triệu cổ phần DHG, tương ứng tỉ lệ 34,99% vốn điều lệ.

    Bộ đôi cổ phiếu HDB và VJC bị bán ròng lần lượt 84,4 tỉ đồng và 52,5 tỉ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng bị bán ròng với giá trị dưới 50 tỉ đồng như DQC, CII, LDG, BID, GAS.

    Trên HOSE, khối ngoại mua ròng nhẹ 540 triệu đồng. Trong đó, cổ phiếu PVS được mua ròng nhiều nhất với giá trị 56,5 tỉ đồng, ngược lại VGC bị bán ròng 22,64 tỉ đồng.

    Về trạng thái của những quỹ ETF ngoại tuần vừa qua, FTSE ETF giảm quy mô về mức 8,66 triệu chứng chỉ quỹ. VNM ETF tăng lên mức 22,5 triệu chứng chỉ quỹ. Theo dự báo cửa Chứng khoán BSC, FTSE ETF thêm mới cổ phiếu POW, trong khi V.N.M ETF loại bỏ cổ phiếu BVH khỏi danh mục trong kì cơ cấu danh mục quý I/2019.
  10. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Thông tư 21, hứa bỏ mà lại không :D
    Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa lên tiếng về việc hứa xem xét bỏ Thông tư số 21/2017 nhưng không thực hiện.

    Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết đã có trao đổi với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các viện nghiên cứu chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp và đơn vị tổ chức có liên quan, thông tin về phát sinh chi phí từ quá trình áp dụng Thông tư số 21/2017 so với Thông tư 37/2015 của Bộ Công Thương là không có cơ sở, không đúng với thực tế.

    Đối với thông tin Bộ Công Thương đã hứa xem xét về việc bỏ Thông tư số 21 tuy nhiên không thực hiện, việc nghiên cứu xem xét bỏ Thông tư số 21 "chỉ là ý kiến đề xuất ban đầu của một số doanh nghiệp, không phải ý kiến chính thức của Bộ Công Thương".

    "Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe những ý kiến phản hồi về việc thực hiện Thông tư 21 để kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc phát sinh nếu có. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát và có phương án xử lý thích hợp trên cơ sở đảm bảo lợi ích người tiêu dùng", Bộ Công Thương cho hay.

    Để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thực hiện quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với xu thế phát triển của thế giới theo hướng chuyển phương thức quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tại Thông tư số 21/2017 thay thế Thông tư 37/2015.

    Tuy nhiên, sau gần 2 tháng triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã nhận được một số phản hồi từ Hiệp hội Dệt may, doanh nghiệp, các cơ quan,… Theo kế hoạch, Bộ Công Thương đã tổ chức làm việc với Hiệp hội Dệt may, các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu chuyên ngành và các đơn vị có liên quan về việc thực hiện Thông tư 21. Tại cuộc họp này, các bên đã thống nhất sự cần thiết ban hành Thông tư 21 để kiểm soát hàm lượng formaldehyde và các amin thơm trong sản phẩm dệt may.

    Bộ này khẳng định sự cần thiết của việc kiểm soát hàm lượng formaldehyde để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

    Cụ thể, theo các nghiên cứu khoa học, formaldehyde có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như có khả năng gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi...

    "Chính vì những tác hại nêu trên mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các Luật, Quy chuẩn kỹ thuật quy định chặt chẽ để kiểm soát mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm tiêu dùng. Việt Nam cũng đã ban hành quy định kiểm soát này tại Thông tư 37/2015/TT-BCT", Bộ Công Thương cho hay.

    Trước đó, ngày 12/10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Thông tư bãi bỏ quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

Chia sẻ trang này