Full House 3 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 03/11/2008.

3026 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24991 lượt đọc và 993 bài trả lời
  1. phanvu2008

    phanvu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hi, Be, khỏe chứ!
  2. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    em trả lời Pm của anh rồi đấy
  3. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin buổi chiều lát em đưa nhá
    Nhiều tin lắm
    Bận việc nữa
  4. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    BẢNTIN CHIỀU 24/11

    ECB cam kết củng cố chức năng hệ thống tài chính


    Hôm thứ 6 vừa qua, giám đốc ngân hàng trung ương châu Âu ECB, ông Jean ?" Claude Trichet đã phát biểu tại hội nghị thường niên tại Frankfut rằng ECB sẽ làm hết sức mình để củng cố chức năng của hệ thống tài chính.

    ?oChúng ta đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng ghê gớm.?

    ?oCác ngân hàng trung ương nói chung và ngân hàng ECB nói riêng, có mối quan hệ hợp tác mật thiết trong khuôn khổ hệ thống tài chính chung. Vì thế chúng ta sẽ làm hết sức mình vì một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn.?

    Cũng trong hội nghị này, tổng thống Đức và Cựu Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF ông Host Koeler cũng đã có bài phát biểu về giải pháp cho vấn đề khủng hoảng hiện thời:

    ?oVấn đề lợi nhuận rõ ràng đã đặt cả lĩnh vực ngân hàng vào tình huống khẩn cấp, hoặc là mở to mắt để nhìn vào rủi ro hay cố ý phớt lờ nó.?
    Đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông Koeler đưa ra đề nghị về một Hệ thống Bretton Woods II, với một tập thể những chuyên gia giỏi nhất, tinh nhuệ và có quyết tâm để có thể giải quyết vấn đề khủng hoảng.

    Singapore cải thiện lạm phát nhờ giá dầu giảm
    Trong khi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đang phải chịu những thiệt hại do giá dầu hiện chỉ duy trì ở mức hơn 50 đô la một thùng thì Singapore lại lạc quan với tình hình lạm phát đang hạ nhiệt do giá nhiên liệu giảm mạnh.
    Theo thống kê, tình hình lạm phát trong tháng 10 của của Singapore đã được cải thiện rõ rệt ?" do chi phí nhiên liệu giảm đã làm chi phí giao thông và liên lạc theo đó cũng đã giảm đến 0,2%.
    Cục thống kê Singapore cho biết chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 10 đã tăng 6.4% so với năm ngoái, cũng giảm so với mức tăng 6.7% trong tháng 9. Mức giá cả trong tháng 10 đã giảm 0,6% so với tháng 9, không kể các điều chỉnh về yếu tố mùa vụ.
    Ông Kit Wei Zheng, nhà kinh tế hiện đang làm việc cho Citigroup tại Singapore nói rằng tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm gía các mặt hàng cơ bản và do đó làm giảm bớt gánh nặng lạm phát. Tình trạng lạm phát được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách hạ bớt lãi suất và đưa ra những biện pháp khuyến khích tiêu dùng.
    Nhằm tránh những ảnh hưởng trái chiều của tình hình đối với các lĩnh vực giao thông, tuần trước chính phủ Singapore cũng cam kết một khoản cho vay trị giá 392 triệu đô la Mỹ trong vòng 2 năm tới nhằm trợ giúp công ty nội địa trong đó có các công nhân ngành đường sắt.
    Giảm lạm phát là một ảnh hưởng mang tính tính cực của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên những ảnh hưởng do suy thoái kinh tế mang lại là vô cùng nghiêm trọng. Ngày 21.9 vừa qua, chính phủ Singapore một lần nữa đã phải giảm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng ?" lần thứ 4 trong vòng một năm nay.

    GM nỗ lực giành cơ hội nhận được khoản cho vay từ chính phủ

    Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các đại gia trong lĩnh vực sản xuất ôtô hiện cũng đang phải đối mặt với tình trạng hết sức khó khăn. Và tất cả đều đang trông đợi vào gói cứu trợ tài chính trị giá 25 tỉ đô la của chính phủ.

    Trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội may mắn đó, các tập đoàn sản xuất ôtô hiện đang rất khẩn trương hoàn thành các thủ tục để đáp ứng tiêu chuẩn được nhận trợ giúp.

    Không nằm ngoài xu hướng đó, tập đoàn sản xuất ôto hàng đầu thế giới General Motors cũng đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp nhằm giành lấy cơ hội này.

    Hiện nay, các khoản nợ của GM đã lên tới 43 tỷ đô la và hãng buộc phải giảm đáng kể tỉ lệ nợ đó để có thể đáp ứng tiêu chuẩn mà chính phủ đưa ra. Tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ này cũng đang cố gắng đàm phán với một quỹ hưu trí nhằm trì hoãn khoản thanh toán trị giá 7 tỷ đô la. Bên cạnh đó, hãng cũng tạm dừng một số dự án sản xuất, và tái khởi động lại hiệp định đã ký với tổ chức cho vay GMAC LLC để chứng tỏ rằng nó có thể vượt qua khó khăn và đủ khả năng hoàn trả lại khoản vay cho chính phủ.

    Giám đốc điều hành của hãng, ông Rick Wagoner hiện đang đau đầu với kỳ hạn ngày 2/12 Chủ tịch hạ viện Mỹ bà Nancy Pelocy và Thượng nghị sĩ Harry Reid ?" lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ đưa ra. Đến ngày này, Quốc hội sẽ xem xét cách thức GM tái tổ chức lại hoạt động của hãng nếu như nhận được gói cứu trợ của chính phủ.

    Tâm lý lo ngại về nguy cơ sụp đổ của GM gia tăng khiến cổ phiếu của hãng này rớt giá nghiêm trọng, giảm đến 88% trong vòng năm nay, mức thấp nhất trong số 30 công ty hàng đầu của chỉ số công nghiệp Dow Jone.

    Đánh giá về phiên điều trần của các hãng sản xuất ôto sẽ diễn ra vào tháng tới, Ông Steny Hoyer lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Mỹ nói rằng các hãng phải trả lời được 2 câu hỏi then chố: thứ nhất là về trách nhiệm và thứ 2 là về phương hướng hoạt động trong dài hạn.

    Sẽ không phải là bài toán dễ đối với GM trong nỗ lực đạt được khoản cho vay cứu trợ của chính phủ trong tình trạng gần như cạn kiệt tiền mặt như hiện nay. Hy vọng là tình hình sẽ diễn biến khả quan đối với GM cũng như ngành công nghiệp sản xuất ôtô nói chung sau phiên điều trần trước quốc hội vào tháng tới.


    Đức: Lòng tin vào môi trường kinh doanh giảm mạnh

    Thị trường chứng khoán rớt điểm nghiêm trọng, giá nhiên liệu giảm mạnh? là những điều dễ nhận thấy nhất trong tình hình khủng hoảng và suy thoái hiện nay. Nhưng vẫn còn một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là lòng tin vào thị trường.
    Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới - Đức đang phải đối mặt với thách thức như thế.
    Chỉ số đánh giá lòng tin vào môi trường kinh doanh của Đức đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lên tình hình xuất khẩu của nước này.

    Theo Info Institute chỉ số tín nhiệm môi trường kinh doanh của Đức tháng 11 đạt 88.7 điểm so với mức 90.2 điểm vào tháng 9. Đây là mức thấp nhất tính từ tháng 4/2003. Nguyên nhân là do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu lớn của nước này.

    Ông Andreas Shchuerle, nhà kinh tế học tại Dekabank cho biết: ?o Triển vọng của tình hình xuất khẩu không mấy khả quan khi các nước là bạn hàng lớn của Đức lâm vào tình trạng khó khăn do khủng hoảng tài chính.?

    Các công ty lớn của Đức như BASF SE, - tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới và tập đoàn sản xuất ôtô Bayerischer Motoren Werke AG và Daimler AG đã phải thu hẹp sản xuất do suy giảm nhu cầu xuất khẩu. Tình trạng gia tăng thất nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng trầm trọng hơn đến nhu cầu tiêu dùng.?

    Nền kinh tế Đức hiện đã chính thức rơi vào tình hình suy thóai trầm trọng nhất trong vòng 12 năm gần đây. Chỉ số DAX đã giảm đến 50% trong năm nay. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đã hạ thấp 0.8% trong mức tăng trưởng dự đoán của Đức vào năm tới.

    Tình hình xuất khẩu giảm sút khiến nền kinh tế Đức phải lao đao. Cải thiện tình hình xuất khẩu cũng có nghĩa là làm thế nào để tăng chi tiêu ?" một bài toán khó không chỉ dảnh cho Đức - mà cho nền kinh tế toàn cầu trong tình hình suy thoái hiện nay.


    Tổng thống mới đắc cử Obama nhấn mạnh tập trung vào kinh tế, đưa ra kế hoạch tao mới 2.5 triệu việc làm

    Trong khi nền kinh tế đang rơi tự do, tổng thống mới Obama đã có những nỗ lực để bình ổn thị trường và làm yên lòng người dân Mỹ. Sau một loạt các động thái bổ nhiệm thành viên nội các mới như dự định đề cử ông Timothy Geithner, chủ tịch ngân hàng dự trữ New York lên làm bộ trưởng bộ tài chính, ông Lawrence Summers, 53 tuổi, người đã từng giữ vị trí chủ tịch bộ tài chính dưới thời ông Clinton, cũng sẽ tham gia quá trình cải tổ lại chính sách với việc đảm nhận vị trí chủ tịch của hội đồng kinh tế quốc gia tại Nhà trắng, ông Ôbama cũng đưa ra một kế hoạch tạo việc làm mới có quy mô lớn.

    Trong những ngày gần đây, đã có quá nhiều tin tức xấu giáng xuống thị trường Mỹ, với những báo cáo lợi nhuận yếu kém, tình hình ảm đạm của những công ty lớn trong lĩnh vực chế tạo ô tô, hay các thể chế tài chính phải tuyên bố phá sản.
    Trước đó, các nỗ lực của chính quyền tổng thống Bush nhằm khích lệ các nhà đầu tư rằng thị trường sẽ được bình ổn, đã không thể làm yên lòng họ. Và sự thay đổi bất ngờ trong mục tiêu của gói cứu trợ trị giá $700 tỉ đô la đã bị rất nhiều thành viên nghị viện chỉ trích.

    Vào hôm thứ 7 vừa qua ngày 22.11, Tổng thống mới của mỹ - Barack Obama đã công bố kế hoạch tạo ra 2.5 triệu việc làm mới, bằng cách đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng lại đường xá, cầu cống, hiện đại hóa trường học, phát triển những nguồn năng lượng thay thế, và xe hơi sử dụng năng lượng hiệu quả.

    Trong một bài phát biểu trên đài phát thanh, ông Obama nói:
    ?oĐây không phải là những giải pháp chỉ để kéo bản thân chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng trước mắt. Đây là những khoản đầu tư lâu dài cho tương lai của nền kinh tế của chúng ta, và điều này đã bị quên lãng quá lâu rồi?.
    Ông cũng hy vọng kế hoạch đầy tham vọng này của mình có thể được thông qua nhanh chóng ở Nghị viện sau khi ông nhận chức vào ngày 20 tháng 1.

  5. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    APEC:Khủng hoảng tài chính sẽ kết thúc trong 18 tháng nữa
    Ngày hôm qua, 23.11, hội nghị thượng đỉnh của khối hợp tác kinh tế châu á thái bình dương APEC được tổ chức tại Peru đã kết thúc.
    Ngoài những cam kết cam kết hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn tình hình suy thoái kinh tế ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo của khối hợp tác kinh tế này còn đưa ra dự đoán rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ kết thúc trong vòng 18 tháng nữa
    Theo tin từ thủ đô Lima, Peru, khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh APEC kéo dài trong hai ngày, các nhà lãnh đạo của khu vực châu Á ?" Thái Bình Dương cho biết họ tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể sẽ đi đến hồi kết vào giữa năm 2010.
    Tuyên bố được đưa ra vào hôm chủ nhật của 21 nước thành viên APEC đã khẳng định một cách chắc chắn về điều này: "Chúng tôi đã có những bước đi và những động thái khẩn cấp, quan trọng để bình ổn khu vực tài chính và tăng cường tỉ lệ tăng trưởng kinh tế" .
    Vào buổi sáng chủ nhật, những từ ngữ đầy tự tin nay đã được bổ sung thêm vào tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo khối hợp tác kinh tế châu Á thái bình dương đã đưa ra vào hôm thứ 7. Dự đoán về triển vọng kết thúc khủng hoảng trong 18 tháng đã được thêm vào theo đề nghị của tổng thống nước chủ nhà, ông Alan Garcia.
    Các nhà lãnh đạo cũng cho biết họ sẽ gửi các bộ trưởng của nước mình đến Geneva vào tháng tới để khởi động vòng đàm phán Doha của tổ chức thương mại quốc tế. Những mối lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tăng thêm tính khẩn cấp cho các cuộc đàm phán này.
    Chính phủ Mỹ đã đồng ý bảo đảm hơn 300 tỉ đô la tài sản xấu của Citigroup
    Như thông tin sáng nay chúng tôi đã đưa, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup và chính phủ Mỹ đang rất khẩn trương đàm phán nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho một kế hoạch cứu trợ đối với tập đoàn đang chìm sâu vào khủng hoảng này.
    Chính phủ Mỹ đã đồng ý bảo đảm hơn $300 tỉ đô la các tài sản có vấn đề của Citigroup, bao gồm các khoản cho vay và chứng khoán liên quan đến bất động sản thương mại, và của người dân, với những điều kiện đi kèm.
    Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đầu tư 20 tỉ đô la từ chương trình ?oGiảm bớt gánh nặng của các tài sản có vấn đề ? (TARP) vào Citigroup để đổi lại các cổ phiếu ưu tiên với 8% cổ tức..
    Bộ tài chính, Cục dự trữ liên bang FED và Công ty bảo hiểm tiền gửi lien bang Mỹ FDIC ra tuyên bố chung: ?oChính phủ Mỹ đang thực hiện những hành động cần thiết để củng cố hệ thống tài chính và bảo vệ những người đóng thuế cũng như nền kinh tế Mỹ".
    Tuy nhiên, không có kế hoạch nào về việc chính quyền liên bang sẽ tiếp quản Citi. Các quan chức chính phủ Mỹ đã quyết định không tiếp quản Citigroup theo kiểu họ đã tiếp quản AIG: cho hãng này vay một khoản tiền lớn và đổi lại là nắm giữ một phần cổ phần lớn trong hãng.
    Trong tình cảnh khó khăn Citigroup đã cắt giảm nhân công từ 375,000 xuống còn 350,000 người, và đã công bố kế hoạch sẽ cắt giảm 50,000 việc làm vào đầu năm 2009.
    Các quan chức chính phủ đang lo ngại rằng nếu tiếp quản Citigroup thì sẽ tạo ra một tiền lệ, bởi không giống như AIG, bảng cân đối kế toán của Citigroup là khá lành mạnh, với nguồn vốn đầu tư khá mạnh so với hầu hết những đối thủ khác của mình. Hiện nay, cả bộ tài chính và Citigroup vẫn chưa biết có thể làm cách nào để khôi phục lại niềm tin vào tập đoàn này.

    HP sẽ công bố lợi nhuận trong quý 4 tài chính.

    Trước tình trạng các tập đoàn lớn trên thế giới nhu Yahoo, SunMicrosoft, Intel, Dell? công bố mức doanh thu không được như mong đợi do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hôm nay tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới HP lại cho biết mức doanh thu của hãng sẽ cao hơn mức dự đoán của các chuyên gia phân tích.

    Tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới HP sẽ công bố lợi nhuận ròng trong quý 4 tài chính này. Bất chấp việc giá cổ phiếu của hãng giảm mạnh trong thời gian vừa qua, HP một lần nữa tái khẳng định mức doanh thu trong quý đạt hơn mức mong đợi.

    Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, doanh số bán hàng của HP sẽ đạt khoảng 33,3 triệu đô, tương đương với 1,01 đô la Mỹ một cổ phiếu. Trong khi đó, HP lại mong đợi sẽ thu được 33,6 triệu đô, tương đương với 1,03 đô la Mỹ một cổ phiếu. HP cho biêt hãng sẽ công bố số liệu cụ thể trong thời gian ngắn nhất.

    Cổ phiếu của HP đã tăng gần 20% giá trị ngay sau khi thông tin này được đưa ra.

    Trung Quốc có thể sẽ thay đổi lãi suất nếu cần

    Trước tình trạng các ngân hàng TW trên thế giới thi nhau thay đổi mức lãi suất hiện tại nhằm đối phó với khủng hoảng tín dụng, hôm nay ngân hàng nhân dân Trung Quốc PBOC khẳng định rằng mức lãi suất hiện tại của quốc gia này là tương đối thích hợp, tuy nhiên sẽ có sự điều chỉnh khi cần thiết.

    Thống đốc ngân hàng TW Trung Quốc, ông Yi Gang cho biết mức lãi suất hiện tại của Trung Quốc là tương đối thích hợp. Tuy nhiên, mức lãi suất này có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu về chính sách tiền tệ của quốc gia này.

    Tính đến nay, Trung Quốc đã 3 lần cắt giảm lãi suất kể từ giữa tháng 9, lần cắt giảm gần đây nhất là ngày 29 tháng 10, nhằm trợ giúp nền kinh tế của nước này trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.

    Nhiều chuyên gia phân tích mong đợi ngân hàng nhân dân Trung Quốc PBOC cắt giảm thêm lãi suất. Tuy nhiên, Ông Yi Gang lại cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất này sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi chung của thị trường tiền tệ cũng như nhu cầu cấp thiết của các ngân hàng, đối tác kinh doanh và các hộ gia đình.

    Các đơn đặt hàng xuất khẩu của Đài Loan giảm do những lo ngại rằng nền kinh tế sẽ đi vào suy thoái
    Kinh tế trong quý này của Đài Loan tiếp tục đi vào suy thoái, tiếp theo sau các nền kinh tế khác tại Châu Á như Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông sau khi các quốc gia này công bố mức suy giảm kinh tế trong 3 tháng liên tiếp. Hôm nay, bộ trưởng bộ kinh tế Đài Loan cho biết các đơn đặt hàng xuất khẩu của quốc gia này giảm hơn so với mong đợi.
    Các đơn đặt hàng xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 10 giảm lần đầu tiên trong vòng 6 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính đã khiến nhu cầu sử dụng laptop, điện thoại và chip điện tử giảm mạnh.
    Bộ trưởng bộ kinh tế Đài Loan cho biết các đơn đặt hàng xuất khẩu trong vòng 1 đến 3 tháng tới tại Đài Loan đã giảm 5,56% so với năm trước sau khi đã tăng 2,28% trong tháng 9.
    Điều này cũng khiến một số hãng tên tuổi trên thế giới tại thị trường này tạm ngừng kế hoạch phát triển kinh doanh và cắt giảm nhân công. Theo đó, hãng sản xuất tấm nền thuỷ tinh dành cho màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn Corning sẽ tạm ngừng kế hoạch mở rộng việc kinh doanh tại thị trường này và nhà sản xuất linh kiện bán dẫn theo hợp đồng gia công lớn nhất thế giới TSMC cũng cho biết sẽ cắt giảm việc thuê nhân công tại Đài Loan và công bố doanh thu trong quý giảm hơn so với mong đợi.

    Ả Rập Xê Út buộc phải cắt giảm lãi suất do khủng hoảng


    Trước cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện nay, chính phủ các nước đang nỗ lực đưa ra các động thái nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế. Ả rập xê út cũng không phải là một ngoại lệ.

    Theo bước ngân hàng trung ương các nước, Ả rập xê út đã phải cắt lãi suất lần thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 10, đưa mức lãi suất hiện tại xuống còn 3%.

    Ả rập xê út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã cắt giảm 1% tỷ lệ lãi suất, đưa mức lãi suất hiện tại xuống còn 3%, nhằm giữ vững hoạt động của thị trường tín dụng và thúc đẩy tính thanh khoản trong nước. Ngân hàng Trung ương nước này cũng hạ yêu cầu dự trữ bắt buộc từ 10% xuống còn 7%. Giới phân tích kinh tế cho rằng hai động thái trên có thể đồng nghĩa với việc Chính phủ nước này đã nhận ra ?onhững tín hiệu suy thoái nghiêm trọng trong khu vực kinh tế tư nhân?. Tuy nhiên, các nhà làm luật thuộc vùng vịnh Ả rập lại cho rằng ngân hàng trung ương đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế.

    Trước đây, một cuộc suy thoái tín dụng kéo dài 5 năm cũng đã khiến ngành bất động sản của các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất lao đao. Các hãng cho vay tại khu vực này cũng đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ thị trường tài chính khó khăn và giá bất động sản giảm mạnh.

    Vào hôm chủ nhật vừa qua 23/11, Bộ trưởng Bộ tài chính Ả Rập Xê út đã công bố hai trong số các hãng cho vay thế chấp lớn nhất các Tiểu Vương quốc Ả rập đang trong quá trình đàm phán sát nhập, sẽ được một trong những ngân hàng nhà nước hỗ trợ. Đây là tín hiệu can thiệp đầu tiên của các tiểu vương quốc Ả rập đối với lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn tại Dubai.

    Thủ tướng Anh nỗ lực vực dậy nền kinh tế

    Hôm nay, ông Gordon Brown, thủ tướng Anh, cho biết đang cố gắng vực dậy nền kinh tế nước này bằng cách lên kế hoạch cắt giảm hàng loạt các khoản thuế trị giá hàng tỷ bảng, Đây cũng là một động thái nhằm ngăn chặn khả năng cuộc suy thoái sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự.
    Theo kế hoạch của Thủ tướng Anh, gói cứu trợ ước tính trị giá 20 tỷ bảng Anh, tương đương 30 tỷ đô la Mỹ này cũng sẽ được sử dụng vào việc chi tiêu công nhằm tra thêm dầu vào bánh xe của nền kinh tế nước này.
    Phát biểu với BBC, ông Brown cho biết: ?oTôi không nghĩ đây là một ván bài may rủi. Tôi cho đây là hành động cần thiết và có trách nhiệm?.
    Nước Anh đang lâm vào suy thoái khi giá nhà đất giảm mạnh, sản lượng sản xuất giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ông Brown tranh luận rằng chính phủ phải hành động ngay tức thời để ngăn ngừa những thiệt hại vĩnh viễn đối với nền kinh tế.
    Nhiều người hi vọng gói cứu trợ này sẽ bao gồm việc cắt giảm thuế bán hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp, những người có thu nhập thấp và những người sở hữu nhà đất đang gặp khó khăn.

    UBS cần thêm hỗ trợ tài chính của Chính phủ

    Không miễn dịch với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS đã sụt giảm mạnh trong tháng 11. Lãnh đạo UBS không muốn bất cứ một sự tiếp quản hay sáp nhập nào, vì vậy họ đang trông đợi chính phủ sẽ bơm một khoản tiền nhằm giúp ngân hàng giải quyết khó khăn hiện nay.

    Tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ - UBS có thể sẽ cần đến một khoản hỗ trợ vốn nữa từ phía chính phủ, sau khi cổ phiếu của ngân hàng này sụt giảm đến 50% trong tháng 11 này.

    Chủ tịch Uỷ ban Liên ngân hàng Thuỵ Sĩ, ông Daniel cho biết, UBS sẽ không bị tiếp quản mặc dù cổ phiếu của ngân hàng này đang bị mất giá, và cũng không có việc UBS sáp nhập với ngân hàng nội địa Credit Suisse.

    Việc đầu tư rủi ro của UBS đã buộc ngân hàng này phải ghi nhận một khoản bút toán giảm gần 49 tỷ đô-la, đồng thời buộc chính phủ phải công bố bơm một khoản tiền trị giá 6 tỷ francs Thuỵ Sĩ hôm 16/10 (tương đương 4,88 tỷ đô-la) nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của ngân hàng quản lý tài sản lớn nhất thế giới này.

    Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng đã gây ra nhiều áp lực cho cổ phiếu của UBS, và chính phủ có thể sẽ cung cấp thêm vốn cho ngân hàng này.

  6. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    dạo này lắm tin mà tin dài dã man
    Nhìn cứ ngán ngán
  7. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thư Bibi ơi, tôm cua ghẹ sò lông đâu hết òy, xèm hải sản quá chẹp chẹp
  8. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    hôm qua không thấy ai hỏi nên trưa nay ăn hết òy
    chỉ có tôm, cá thu, mực, gà nấu đông mẹ mang lên cho ăn dần hết tuần
    Không có ghẹ hay sò lông đâu
    Muốn ăn ghẹ hay Sò mời lên quán Cay
  9. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến hải sản lại xem òy, chẹp chẹp
  10. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0

    Ko thích thì đổi cái khác

    Được chjpbomb sửa chữa / chuyển vào 19:33 ngày 24/11/2008

Chia sẻ trang này