Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 26/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3137 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21610 lượt đọc và 1036 bài trả lời
  1. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    5. Sản xuất trong tháng 11 của Trung Quốc giảm mức kỷ lục

    Chính phủ Trung Quốc vào tháng trước đã công bố gói cứu trợ trị giá 586 tỉ đô la Mỹ nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng và lần cắt giảm lãi suất lớn nhất trong vòng 11 năm qua. Tuy nhiên, hôm nay Trung Quốc lại cho biết sản xuất trong tháng 11 giảm mức kỷ lục.

    Sản xuất đã giảm từ mức 44,3% trong tháng trước xuống chỉ còn 35,5%, trong khi đó, số lượng các đơn đặt hàng mới cũng đã giảm từ mức 41,7% trong tháng trước xuống chỉ còn 32,3% trong tháng này.

    Sản xuất tại Trung Quốc giảm mức kỷ lục và xuất khẩu cũng giảm mạnh do số lượng các hợp đồng sụt giảm. Điều này một lần nữa khẳng định rằng khủng hoảng tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản - 3 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế đang nổi.

    Theo số liệu của hiệp hội hậu cần và mua bán Trung Quốc thì chỉ số khu vực sản xuất PMI của Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm xuống còn 38,8% so với mức 44,6% trong tháng 10. Số liệu này dựa trên cuộc khảo sát của hơn 700 doanh nghiệp và 20 ngành công nghiệp mũi nhọn tại quốc gia này.

    Các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng đã giảm do khủng hoảng tài chính đã khiến nhu cầu sử dụng các mặt hàng xuất khẩu vốn là thế mạnh của Trung Quốc như đồ chơi, dệt may và máy tính giảm mạnh. Theo đó, các đơn đặt hàng xuất khẩu trong tháng 11 đã giảm xuống còn 29% so với mức 41,4% tháng 10.

    Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới này đã tăng 9% trong năm ngoái. Theo JPMorrgan Chase, tăng trưởng trong quý này của Trung Quốc sẽ giữ ở mức 4%.

    Giá bất động sản và ngành xây dựng giảm cũng góp phần làm kinh tế Trung Quốc lao đao. Theo số liệu mà Macquire Securrity (Mác quai sơ kiu ri ty) đưa ra, các hợp đồng xây dựng đã giảm một nửa, ở mức 16,6% so với mức 32,5% cùng thời điểm năm ngoái.

    Ngân hàng thế giới World bank vào tuần trước đã hạ mức dự đoán tăng trưởng trong năm 2009 của Trung Quốc xuống chỉ còn 7,5% so với mức dự kiến ban đầu là 9,2%. Đây có thể coi là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990.

    6. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 của Úc giảm

    Ngân hàng dự trữ Úc cho biết chỉ số giá tiêu dùng của Úc trong tháng 11 đã giảm lần thứ 3 liên tiếp.
    Theo đó, CPI trong tháng này của Úc đã giảm 2,7% so với mức 4,6% trong tháng 10.
    Có thể nói những ngành công nghiệp giảm mạnh nhất tại Úc trong tháng 11 là đồng, nhôm, thịt bò và vàng.


    7. Doanh số bán hàng ôtô của Mỹ trong tháng 11 giảm

    Sự suy thoái của 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới đã khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân trên thế giới đều giảm mạnh và ngành công nghiệp ôtô cũng không phải là một ngoại lệ. Hôm nay, các đại gia trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ cho biết doanh số bán hàng trong tháng 11 tại thị trường này đã giảm mạnh.

    Doanh số bán hàng ôtô của Mỹ trong tháng 11 giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế đã khiến người tiêu dùng tránh xa những showroom tại quốc gia này. Các đại gia trong ngành công nghiệp ôtô như General Motor, Ford và Chrysler đang phải đối mặt với tình trạng phá sản.

    Theo đó, doanh số bán hàng trong tháng 11 của Mỹ chỉ giữ ở mức 47%. Theo số liệu thống kê, số lượng xe hơi được bán đi tại thị trường Mỹ trong tháng này chỉ đạt con số 11 triệu chiếc, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần sụt giảm liên tiếp trong vòng 13 tháng và cũng là lần giảm mạnh nhất trong vòng 17 năm qua.

    Có thể nói giá bất động sản giảm mạnh, tình trạng thắt chặt tín dụng do kinh tế suy thoái và niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh, đã khiến nhu cầu sử dụng xe hơi tại Mỹ không mấy khả quan.

    Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, các tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật Bản mặc dù không bị liệt kê vào gói cho vay cứu trợ như Toyota và Honda cũng không tránh khỏi tình trạng này.

    Các tập đoàn sản xuất ôtô sẽ công bố kết quả kinh doanh của mình vào ngày mai. Dự tính, doanh số trong tháng này của GM sẽ giảm 33%, Ford giảm 32% và Chrysler mất 44%.

    8. Yahoo gặp khó khăn khi tìm kiếm người thay thế vị trí của Jerry Yang
    Sau khi bị các cổ đông chỉ trích vì đã từ chối lời đề nghị sáp nhập của Microsoft, Giám đốc Điều hành của Yahoo ?" Jerry Yang đã phải từ bỏ chiếc ghế CEO của mình. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, hãng này lại cảm thấy khá khó khăn trong việc tìm người thay thế.
    Ông Yang, 40 tuổi, đã đồng ý rời khỏi vị trí CEO và trở về vai trò tư vấn trước đó của mình vào ngày 17/11. Triển vọng kế nhiệm người đồng sáng lập của Yahoo sẽ không dành cho những ứng viên thiếu kinh nghiệm và sự táo bạo. Theo các chuyên gia, sẽ có những vấn đề tiềm tàng đối với người thay thế vị trí này. Trong tâm trí của hội đồng quản trị và nhân viên Yahoo lúc này vẫn còn hình ảnh của Jerry Yang.
    Những khó khăn của Yahoo lớn hơn là vấn đề của Jerry Yang rất nhiều. Vị CEO kế tiếp sẽ phải tái cơ cấu lại công ty để có doanh số bán hang hiệu quả hơn. Và người đó phải là người có phong thái lãnh đạo rất khác với ông Yang.
    Theo bà Kim Rubey, người phát ngôn của hãng, ông Yang vẫn sẽ vẫn tiếp tục giữ vị trí CEO cho đến khi có một người mới thay thế.
    Còn theo blog của hãng, công việc chính dưới vị trí CEO của ông Yang ở Yahoo tập trung vào chiến lược toàn cầu, sản phẩm và công nghệ. Trong tương lai Yang cũng vẫn tiếp tục là thành viên hội đồng quản trị.
    Số liệu thống kê của Challenger, Gray & Christmas Inc. cho thấy trong năm nay có 216 CEO của Mỹ phải rời khỏi vị trí của mình, song vẫn ở lại với công ty nhưng với một vai trò khác. Con số này thấp hơn 22% so với số liệu năm 2007.

    9. Thủ tướng Ấn Độ Singh kiêm nhiệm vị trí bộ trưởng tài chính
    Thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, người đã đề ra chính sách mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ khi còn là bộ trưởng tài chính hồi đầu thập kỷ 90, hiện đang phải chèo lái để nền kinh tế nước này có thể chống đỡ được với hậu quả của các cuộc khủng bố và suy thoái trên toàn cầu.
    Ông Singh đã phải đảm nhận vị trí nhà lãnh đạo kinh tế cao nhất sau khi bổ nhiệm bộ trưởng tài chính Pa-la-niap-pan Chi-dam-ba-ram vào vị trí bộ trưởng nội vụ để đương đầu với cuộc khủng bố ở Mumbai. Và các cuộc bầu cử vào tháng 5 tới thậm chí sẽ còn làm cho nhiệm vụ của ông trở nên khó khăn hơn nhiều.
    Nền kinh tế Ấn Độ trong quý vừa qua tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2004 trở lại đây, do đang phải gánh chịu khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng cắt giảm cho vay và xuất khẩu giảm sút. Cuộc khủng bố tồi tệ nhất trong vòng 15 năm cũng sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi và rút khỏi nước này.
    Các chuyên gia cho rằng nếu như có một người có uy tín trong lĩnh vực kinh tế tài chính hơn ông Chi-dam-ba-ram thì người đó chỉ có thể là thủ tướng Singh. Họ nhận định đây là một quyết định đúng đắn.
    Chính thủ tướng là người khởi đầu các cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ, nên hơn ai hết ông biết làm thế nào để thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
    Ông Singh cũng tuyên bố với các nhà đầu tư rằng chính phủ của ông sẽ sử dụng tất cả mọi biện pháp bao gồm điều chỉnh tỉ giá hối đoái, chính sách tài chính tiền tệ và chi tiêu công để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    10. Người tiêu dùng của khối BRIC sẽ là động lực quan trọng cứu thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng
    Trong khi những nền kinh tế lớn từ Mỹ cho đến Nhật bản lâm vào suy thoái, thì sức mua của 2,8 tỉ người tiêu dùng thuộc khối BRIC gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là động lực cần thiết để khắc phục khủng hoảng.
    Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs, giới đầu tư kỳ vọng những nước thuộc khối BRIC này có thể tồn tại và vượt qua được khủng hoảng. Người dân của các quốc gia đó đang sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn và có thể cứu thế giới ra khỏi giai đoạn khó khăn này.
    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thực hiện công việc của mình. Kế hoạch kích thích nền kinh tế trị giá $586 tỉ đô la mà họ công bố ngày 9/11 đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng nội địa đồng thời đẩy lùi tình trạng trì trệ của xuất khẩu.
    Cuộc họp lần đầu tiên trong lịch sử của các bộ trưởng tài chinh của khối BRIC diễn ra vài ngày trước đây tại Sao Paulo, thể hiện một vai trò mang tính quyết định của khối.
    Cuộc khủng hoảng đã phơi bày những yếu kém trong quản lý rủi ro, luật pháp và sự giám sát các khu vực tài chính ở một số nước phát triển. Cuộc khủng hoảng toàn cầu cần có các giải pháp toàn cầu. Theo ************* Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: ?oMức tăng trưởng ổn định và khá nhanh của Trung Quốc là một phần đóng góp rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu.?
    Bằng chứng rõ rang của điều đó là doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 22% vào tháng 10, ngược lại, sức mua trong quý 3 của thị trường Mỹ giảm sút lần đầu tiên trong 7 năm nay.
    Nền kinh tế của các nước thuộc khối BRIC đang phát triển tốt hơn dự kiến của nhiều nhà kinh tế,. và hiện chiếm 15 % sản lượng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu tính đến đầu tháng 11 này, 4 quốc gia trên chiếm 41% dự trữ ngoại tệ toàn cầu.
    11.Thung lũng Silicon bắt đầu cảm nhận được tác động của khủng hoảng tài chính

    Suy thoái kinh tế cuối cùng cũng đã bắt đầu tấn công thung lũng Silicon, nơi cư ngụ của những công ty công nghệ lớn nhỏ của Mỹ. Những công ty này đã phải giảm nhân công trước thềm một năm mới được dự đoán là rất khó khăn.
    Tình cảnh này khiến người ta nhớ lại thời gian năm 2001 và 2002 khi bong bóng Internet nổ tung và khiến hang trăm nghìn kỹ sư tại khu vực này lâm vào tình trạng thất nghiệp.
    Tình hình hiện nay rất khác so với năm 2001 và 2002. Vấn đề là ở khu vực tài chính và nhà đất chứ không phải là lĩnh vực kỹ thuật.
    Khi việc ngừng sản xuất mới chỉ bắt đầu ở thung lũng Silicon, nhiều người cho rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ không quá cao như hồi năm 2001.
    Tỉ lệ thất nghiệp ở hạt Santa Clara thuộc thung lũng Silicon đã tăng từ 6.5 lên 6.9% trong tháng 9, và con số này có nhiều khả năng còn tăng lên. Vài tuần vừa qua, rất nhiều công ty đã thông báo cắt giảm việc làm hàng ngày, như Sun Microsystems Inc, Applied Materials Inc, KLA-Tencor Corp?
    Các doanh nghiệp nhỏ cũng phải thực hiện chính sách tương tự trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Tesla Motors mạng xã hội LinkedIn.
    Năm tới sẽ là một năm khó khăn cho thung lũng Silicon với dự báo sẽ có nhiều trường hợp ngừng sản xuất hơn. Một nghiên cứu gần đây đối với hơn 500 giám đốc điều hành cho thấy 40% trong số họ có kế hoạch cắt giảm nhân công trong vòng 6 tháng tới.

    12.Mỹ: Mua sắm trong kỳ nghỉ lễ

    Khi đi mua sắm trong dịp nghỉ lễ, những người Mỹ tại New York thường dốc sạch túi cho việc mua những món hàng. Tuy nhiên năm nay họ đã có một thói quen mới khi đi mua hàng, đó là mặc cả. Sự suy thoái kinh tế trong thời gian qua đã buộc những người dân Mỹ phải chú ý hơn đến thói quen chi tiêu của mình.

    Bạn không thể nói rằng nền kinh tế Mỹ đang lâm vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua nếu như nhìn vào đám đông tụ tập bên trong cửa hàng Macy?Ts tại New York vào ngày hôm 28/11 vừa qua. Đó được gọi là ngày Thứ 6 Đen - một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất của nước Mỹ.

    Tuy nhiên ở bên ngoài những cửa hiệu, nỗi lo lắng về vấn đề kinh tế vẫn luôn thường trực trong tâm trí những người mua hàng.

    [Terry Johnston - Người mua hàng]

    ?oĐiều đó đã tác động đến tôi vì tôi không có tiền để làm việc gì cả. Tôi không thể mua sắm bởi vì tôi đang thất nghiệp?
    [Margaret Lopez - Người mua hàng]
    ?oTôi cần phải mua một chiếc áo khoác nên tôi đã mua nó. Đó là thứ tôi thực sự cần. Tôi không mua những thứ tôi muốn, mà chỉ mua thứ tôi cần thôi?
    Mùa mua sắm truyền thống thường bắt đầu vào Thứ 6 Đen, ngày mà những người bán lẻ có thể kiếm nhiều lợi nhuận nhất trong năm.
    Tuy nhiên năm nay mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như mọi năm. Niềm tin của người tiêu dùng đã xuống đến mức thấp kỷ lục, và các con số về tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng thấy trong vòng 1 thập kỷ qua.
    Sự xáo trộn trong việc mua hàng thời gian qua đã khiến những người mua hàng tin rằng họ có thể mặc cả tốt hơn nếu họ tỏ ra kiên nhẫn hơn.
    Hầu hết các cửa hàng lớn đều đưa ra những chương trình giảm giá mạnh vào ngày thứ 6 Đen, với hy vọng có thể thu về hàng tỷ đô la vào thời điểm cuối năm, hoặc đạt đến 40% doanh số bán hàng hàng năm.
    13.Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột giữa cảnh sát và công nhân lao động

    Đã có xung đột xảy ra giữa lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và những công nhân tham gia cuộc biểu tình chống nạn thất nghiệp gia tăng, giá lương thực thực phẩm cao và cuộc khủng hoảng kinh tế. Những công nhân biểu tình đã ném đá về phía lực lượng cảnh sát khi xung đột diễn ra.

    Hôm thứ 7 vừa qua (29/11), hàng nghìn công nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã xung đột với lực lượng cảnh sát tại Trung tâm Ankara trong một cuộc biểu tình do 2 tổ chức công đoàn lớn nhất nước này đứng đầu. Cuộc biểu tình diễn ra là nhằm phản đối việc giá cả leo thang và khả năng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một thoả thuận mới với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF.

    Các công nhân đã tung hô những khẩu hiệu phản đối việc chính phủ và Quỹ IMF đàm phán về một thoả thuận vay nợ nhằm giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    Xung đột nổ ra khi cảnh sát yêu cầu một nhóm người biểu tình gỡ bỏ những biểu ngữ và khẩu hiệu khi họ tiến vào quảng trường thành phố. Cảnh sát chống bạo loạn đã phải dùng đến dùi cui và bình xịt hơi cay nhằm giải tán những người biểu tình có hành vi ném đá về phía lực lượng cảnh sát, trong số đó có cả những sinh viên. 6 cảnh sát và vài người biểu tình bị thương hiện đang được điều trị tại các bệnh viện.
    Việc giá cả của những mặt hàng cơ bản leo thang như khí đốt đang gây thiệt hại cho những người tiêu dùng. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang có kế hoạch đưa ra một gói thúc đẩy kinh tế nhằm kìm hãm sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 10%.
    14.General Motor đang xem xét kế hoạch tái thiết

    Cuối tuần qua, ban lãnh đạo của General Motors đã có buổi gặp mặt nhằm xem xét lại kế hoạch tái thiết đói với việc cắt giảm chi phí và giành được sự viện trợ trị giá 12 tỉ đô la từ chính phủ Mỹ.

    Cùng với đối thủ Ford Motor và Chryser, GM đang thúc đẩy các kế hoạch kinh doanh theo yêu cầu của Quốc hội như một điều kiện trong gói cứu trợ cho ngành công nghiệp đang gặp khó khăn này.

    Người phát ngôn của GM, ông Tom Wilkinson nói rằng hãng này không coi cuộc họp ban lãnh đạo này như một vấn đề chính sách mà là cuộc họp nhằm đưa ra các kế hoạch tái thiết.

    Trước đó, một lá thư của các thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ gửi tới ban lãnh đạo của GM, Ford và Chryler đã nói rằng mỗi công ty nên đưa ra một kế hoạch tái thiết vào trước hôm thứ ba.

    Kế hạch tái thiết của GM đệ trình với Quốc hội được cho là việc cắt giảm lương của ban lãnh đạo. Được biết hãng này phải chi trả khoảng 40 triệu đô la Mỹ trong năm 2007 cho các lãnh đạo cấp cao, ngay cả khi cổ phiếu của hãng giảm xuống 19% và khi hãng công bố thua lỗ 39 triệu đô la.

    Thêm vào đó, dự kiến kế hoạch của GM cũng cho thấy công ty này sẽ yêu cầu một số các cổ đông nhận lương bằng cổ phiếu.
  2. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    I''m sorry!

    Được chjpbomb sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 01/12/2008
  3. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    em đang chán lắm
    Từ này có khi chả lên f319 post tin nữa
  4. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Sao thế em?
  5. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Em Bi sao vậy?
    @thằng bom: đừng có nói dài nữa nhé. Cắt lưỡi đấy
  6. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Nào nào, im xem em Bi làm sao nào
  7. meocon145

    meocon145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Đã được thích:
    0
    tiểu thư Bibi lại cáu rồi






  8. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ tại mình à. Bi ơi anh nói dài nhưng anh vẫn đọc cơ mà, đừng vì thế mà bùn nhé, nếu em ko post tin thì anh cũng chả lên đây làm giề nữa. Đừng bùn nhé
  9. nerraw

    nerraw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    6
    Chú Bờm làm Bi cáu là ăn tẩn, nói nhanh cho nó vuông
    Thánh họ
  10. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Thị trường chứng khoán Châu Á giao dịch nhiều chiều khác nhau , mọi sự chú ý đang dồn vào cuộc họp của các ngân hàng TW

    Hôm nay,ngày đầu tiên của tháng, thị trường chứng khoán Châu Á giao dịch hỗn độn khi một vài thị trường tăng điểm theo chiều hướng tích cực trong khi đó Nhật bản lại vẫn ở sắc đỏ. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư chốt lãi sau các phiên tăng điểm mạnh tuần trước . Các nhà đầu tư hiện nay đều đang theo sát các số liệu việc làm của Mỹ sẽ công bố vào ngày thứ 6 và các cuộc họp của ngân hàng TW tại Úc và khu vực các nước sử dụng đồng Euro

    Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 1.4% sau khi đã giảm hơn 2% đầu phiên giao dịch, trong khi đó chỉ số Topix chỉ giảm khoảng 0.9%
    Cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản như Morimoto bị bán tháo ồ ạt sau khi công ty này đệ trình xin phá sản với khoản nợ 1,7 tỉ USD

    Các nhà kinh doanh ô tô lại hoàn toàn đi ngược với xu thế khi Suzuki Motor tăng 8,1% do thông tin về việc nó dự định cho nghỉ việc khoảng 1200 trong số 5523 công nhân khi chi nhánh tại Hungari của nó sụt giảm nghiêm trọng. Cổ phiếu của Honda Motor cũng trượt dốc sau khi lãnh đạo cao nhất của hãng cảnh báo rằng công ty sẽ có 1 giai đoạn khó khăn do dự báo lợi nhuận hàng năm sẽ thấp hơn từ môi trường đầy khó khăn

    Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng đã giảm 1,6% với 1 phiên giao dịch bất ổn. Các cổ phiếu tài chính như Korea Exchange Bank đã tăng điểm trong khi các doanh nghiệp sản xuất thép như Posco lại sụt giảm do lo ngại nhu cầu suy yếu sẽ ảnh hưởng giá thép.
    Chứng khoán Úc cũng sụt giảm, đóng cửa mất 1,6% do sự sụt giảm của BHP. Các nhà đầu tư đã chốt lãi sau 1 tuần tăng điểm mạnh của cổ phiếu này
    Nhưng Fortescue Metals Group tăng hơn 40% do thông tin từ việc BHP hoặc 1 vài công ty Trung Quốc sẽ mua cổ phần tại doanh nghiệp này. Cả Fortescue và BHP đều từ chối đưa ra lời bình luận


    Tại Đông Nam Á, chỉ số SET của Thái Lan tăng 0,8% do hy vọng phiên toà trong tuần này sẽ giúp làm dịu đi căng thẳng chính trị. Các nhà phân tích dự đoán phiên toà sẽ giải quyết được sự thống trị của Đảng Sức Mạnh nhân dân ( PPP) và hai liên minh khác của nó vốn đã gây ra gian lận bầu cử, nghĩa là Thủ tướng và các thành viên nội các khác có thể sẽ phải từ chức

    Chứng khoán Singapore đã giảm 1%. Cổ phiếu của Singapore Food Industries giảm hơn 5% sau thông tin cổ đông chính của hãng này là Temasek Holdings dự định sẽ bán cổ phần trong doanh nghiệp này
    Chỉ số KLCI của Malaysia đã mất gần 2% hôm nay.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này