Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 26/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3293 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 06:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21578 lượt đọc và 1036 bài trả lời
  1. tuanla2008

    tuanla2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Từ ngày lấy vợ đến giờ vẫn chưa được vợ đánh cái nào, thế mới đau chứ
  2. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin kinh tế ngày 27/11

    Ford cắt 10% sản lượng sản xuất xe hơi tại khu vực Châu Âu do nhu cầu sụt giảm
    Công ty sản xuất ô tô Ford vừa tuyên bố sẽ cắt giảm 10% sản lượng sản xuất xe hơi tại khu vực Châu Âu trong năm tới, quyết định cắt giảm này được đưa ra do khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế thế giới đang làm cho nhu cầu tiêu thụ xe sụt mạnh.
    Adrian Schmitz, phát ngôn viên của Ford cho biết, trong thời gian tới, đại gia sản xuất ô tô lớn thứ hai nước Mỹ này sẽ tiến hành giải tán các nhân viên làm việc tạm thời, huỷ bỏ các ca làm việc, ngừng hoạt động sản xuất tại các nhà máy trên khắp khu vực Châu Âu. Được biết, trong năm nay sản lượng sản xuất của Ford đã bị cắt giảm 3%.
    Quyết định này được coi là một động thái nhằm cứu vãn tình hình khan hiếm tiền mặt của Ford, một công ty đã mất tới 7.7 tỷ đô la chỉ tính trong quý 3. Cũng theo dự đoán của Ford, sản lượng tiêu thụ tại khu vực Châu Âu trong năm 2009 sẽ chỉ còn 15 triệu xe, thấp hơn so với con số 16.7 triệu xe của năm 2008.
    Theo John Fleming, giám đốc điều hành phụ trách khu vực Châu Âu của Ford thì hiện nay công ty này cũng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác tiềm năng nhằm bán lại dây chuyền sản xuất tại Bordeaux, Pháp.

    Trung Quốc cắt giảm lãi suất và mối lo ngại về suy thoái và thất nghiệp

    Hôm qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm xuống mức thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997, quyết định này được đưa ra chưa đầy 3 tuần sau khi thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố kế hoạch hỗ trợ 4 ngàn tỷ nhân dân tệ tức 586 tỷ đô la
    Đợt cắt giảm lãi suất lớn nhất trong 11 năm trở lại đây của Trung Quốc là một minh chứng rõ ràng cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng đang lo lắng về nguy cơ suy giảm tăng trưởng, một sự suy giảm được dự đoán là sâu nhất trong vòng 2 thập niên trở lại đây, kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp và các bất ổn xã hội.
    Mức cắt giảm lãi suất kỳ hạn một năm mà ngân hàng trung ương Trung Quốc đưa ra đợt này là 108 điểm cơ bản và lãi suất này hiện nay chỉ còn 5.58%. Lãi suất tiết kiệm cũng giảm một lượng tương ứng xuống còn 2.52%.
    Trung Quốc, một quốc gia có mức tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới dường như cũng không tránh khỏi vòng xoáy của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo tính toán, tăng trưởng GDP năm 2009 của Trung Quốc sẽ chỉ đạt khoảng 5.5%, mức thấp nhất kể từ năm 1990 khi kinh tế chỉ tăng trưởng có 3.8%. Đây là một mức tăng trưởng vô cùng khiêm tốn so với mức 11.9% của năm 2007.

    Thâm hụt thương mại của New Zealand tăng lên 5.22 tỷ đô la New Zealand

    Thâm hụt thương mại của New Zealand trong tháng 10 đã tăng cao hơn do hoạt động nhập khẩu dầu gia tăng. Theo bản báo cáo được cục thống kê New Zealand đưa ra hôm nay, mức thâm hụt tính đến thời điểm 31 tháng 10 đã là 5.22 tỷ đô la New Zealand tức 2.9 tỷ đô la Mỹ, cao hơn so với mức 5.05 tỷ tính đến tháng 9. Mức thâm hụt này được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa do sự suy thoái kinh tế thế giới đang làm cho giá các mặt hàng cơ bản sụt giảm và ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của New Zealand. Theo điều tra của ngân hàng quốc gia ANZ, hiện giá các mặt hàng như bơ, thịt và một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo khác của New Zealand đã sụt tới 7.4% và xuống đến mức thấp nhất trong 21 năm trở lại đây. Một khó khăn khác là các đối tác xuất khẩu chiến lược của New Zealand như Nhật, Mỹ và Châu Âu đều được dự đoán sẽ bị sụt giảm tăng trưởng trong năm tới, từ đó kéo theo sự sụt giảm trong hoạt động xuất nhập khẩu với New Zealand.
    Tuy nhiên, tình hình không phải là hoàn toàn bi quan, việc đồng đô la New Zealand giảm tới 30% so với đô la Mỹ trong thời gian gần đây có thể coi là một sự hỗ trợ đáng kể đối với hoạt động xuất khẩu của nước này. Thêm vào đó, nhập khẩu được dự đoán sẽ sụt giảm trong thời gian tới do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, từ đó làm cho thâm hụt thương mại giảm.

    Hàn Quốc: thặng dư mậu dịch đạt mức kỷ lục giúp giảm sức ép cho đồng won

    Hàn Quốc vừa tiến hành công bố các số liệu về mậu dịch thương mại, theo đó, thặng dư mậu dịch trong tháng 10 đã tăng lên mức kỷ lục và phần nào làm giảm sức ép đối với đồng won, đồng tiền được coi là thê thảm nhất khu vực Châu Á trong năm nay.
    Theo báo cáo được công bố hôm nay của ngân hàng trung ương Hàn Quốc thì thặng dư mậu dịch đã đạt tới 4.91 tỷ đô la, trong khi tháng trước con số này thậm chí còn âm với mức thâm hụt là 1.35 tỷ đô la. Những số liệu này được coi là khá bất ngờ và là một sự hỗ trợ lớn đối với đồng won.
    Trước đó, bộ tài chính Hàn Quốc dự kiến thặng dư mậu dịch của tháng 10 đạt khoảng 1.5 tỷ đô la, và tháng 11 là 1 tỷ đô la, nhưng dường như thực tế còn sáng sủa hơn khá nhiều so với dự đoán.
    Cũng theo bản báo cáo nói trên thì cán cân thương mại của Hàn Quốc đã đạt mức thặng dư là 2.79 tỷ đô la, cao hơn nhiều so với mức thâm hụt 890 triệu của tháng trước đó.

    GM có khả năng bỏ các nhãn hiệu Saab, Saturn và Pontiac nhằm cắt giảm chi phí và kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ

    Đại gia sản xuất ô tô số 1 của Mỹ General Motor đang xem xét việc bỏ các nhãn hiệu Saab, Saturn và Pontiac nhằm cắt giảm chi phí và tăng khả năng thành công trong việc kêu gọi chính phủ hỗ trợ 12 tỷ đô la
    Theo một nguồn tin thì việc cắt bỏ các nhãn hiệu hiện tại là một biện pháp giúp các công ty sản xuất ô tô giảm được chi phí và sức ép tiền mặt, một vấn đề được coi là nan giải nhất hiện nay đối với các công ty này. Nếu quyết định cắt bỏ nói trên được chính thức hoá thì GM sẽ chỉ còn lại các nhãn hiệu Chevrolet, GMC, Buick và Cadillac.
    Tuy nhiên, phát ngôn viên của GM Steve Harris, từ chối đưa ra bất cứ nhận định nào về thông tin nói trên nhưng quyết định chính thức sẽ sớm được tiết lộ khi mà hạn chót 5 tháng 12 mà quốc hội đặt ra cho các đại gia ô tô đang đến gần.

    Châu Âu công bố gói cứu trợ 200 tỷ euro nhằm chống lại suy thoái
    Liên minh Châu Âu EU vừa công bố sẽ phối hợp thực hiện gói cứu trợ 200 tỷ euro tức 259 tỷ đô la Mỹ nhằm đối phó với tình trạng suy thoái và làm giảm tác động của khủng hoảng tài chính ở khu vực này.
    Gói cứu trợ này, với 170 tỷ euro đóng góp của các quốc gia và 30 tỷ từ ngân sách chung, có giá trị tương đương với 1.5% tổng GDP của 27 nước Châu Âu và được coi là một gói cứu trợ chưa từng thấy và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
    Tuy nhiên, động thái này được coi là vô cùng cần thiết trong bối cảnh suy thoái như hiện nay. Theo đó, các quốc gia sẽ cùng phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các công ty cũng như hoạt động tiêu dùng của các hộ gia đình. Song song với gói cứu trợ phối hợp này, các quốc gia Châu Âu cũng đồng loạt đưa ra các biện pháp riêng nhằm hỗ trợ tình hình hiện tại, cụ thể: Đức vừa công bố sẽ đưa ra gói cứu trợ 50 tỷ euro nhằm vực dậy kinh tế nước này, Pháp đang có những kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp ô tô trong khi Anh tiến hành cắt giảm thuế giá trị gia tăng nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu dùng
    Mặc dù vậy, một số chuyên gia vẫn cho rằng gói cứu trợ này là vẫn chưa đủ để kéo Châu Âu ra khỏi vũng lầy khủng hoảng hiện tại
  3. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Chi tiêu tiêu dùng của Anh sụt giảm do suy thoái kinh tế

    Theo một báo cáo mới được công bố ngày hôm qua thì hoạt động chi tiêu tiêu dùng của Anh đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ năm 1995, thêm vào đó, hoạt động đầu tư cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tín dụng.
    Cũng theo một báo cáo được công bố ngày hôm qua tại London của Cơ quan thống kê quốc gia, GDP của Anh đã giảm 0.5% so với quý 2, đây là lần sụt giảm đầu tiên của chỉ số này trong vòng 16 năm trở lại đây. Chi tiêu tiêu dùng giảm 0.2% và đầu tư cố định giảm 2.4%.
    Trước tình hình nói trên, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho rằng Anh cần tiếp tục tiến hành cắt giảm lãi suất và thuế trong thời gian tới, mặc dù hiện nay mức lãi suất mà ngân hàng trung ương Anh đang duy trì chỉ là 3%, mức thấp nhất kể từ năm 1955.
    Kéo theo sự sụt giảm của chi tiêu tiêu dùng, hoạt động bán lẻ của Anh cũng sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp mặc dù kỳ nghỉ lễ sắp đến gần. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây.
    Theo dự đoán, ngân hàng trung ương Anh sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm lãi suất xuống còn 2.5% vào ngày 4 tháng 12 tới.


    Ngành công nghiệp dược phẩm trong thời kỳ suy thoái kinh tế

    Khi nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nhà sản xuất dược phẩm lại đạt được những thành công bất ngờ.
    Pfizer, nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới là một ví dụ. Gần đây hãng này đã thông báo doanh thu vượt mức dự báo.
    [Ông Jeff Kindler, Tổng giám đốc Pfizer]
    "Pfizer rất may mắn vì chúng tôi có tiềm lực tài chính rất mạnh. Về tài sản ngắn hạn, chúng tôi hiện có 26 tỷ đô la tiền mặt. Chúng tôi không phải gánh chịu thiệt hại do những vấn đề liên quan đến các tên tuổi lớn. Và chúng tôi cũng không gặp phải bất cứ vấn đề nào về điều hành hoạt động của hãng trong thời điểm đầy khó khăn hiện nay?
    Mặc dù ngành công nghiệp dược phẩm được cho là có khả năng kháng cự khá tốt với những bất ổn của nền kinh tế thế giới, các nhà sản xuất dược phẩm cũng phải đối mặt với nhiều thử thách. Những vấn đề như các bằng phát minh sáng chế gần hết hiệu lực, cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực là mối quan tâm lớn của lãnh đạo các công ty dược. Thêm vào đó, các công ty này cũng đã phải chi trả hàng tỷ đô la cho những công trình nghiên cứu hiện vẫn chưa được công bố.
    Một hoạt động phổ biến là các hãng dược phẩm lớn với tiềm lực tài chính mạnh mua lại các công ty nhỏ hơn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, các hãng nhỏ cũng được khuyến khích tự thân vận động để đối phó với tình hình hiện nay.
    [Ông Tim Van Biesen, Partner, Bain and Co.,]
    "Tôi nghĩ sẽ có sự gia tăng của hoạt động mua lại và sáp nhập. Có lẽ đây là hướng đi của những hãng dược phẩm nhỏ để tồn tại được trong tình hình hiện nay khi có một khoảng cách quá lớn giữa họ với các đối thủ có tiềm lực mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu các hãng dược phẩm nhỏ có thể giải quyết các vấn đề thông qua đối mới hoạt động vào đúng thời điểm thì sẽ không nhất thiết cần đến hoạt động mua lại và sáp nhập như truyền thống?
    Một tín hiệu khích lệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế là dân số thế giới đang ngày càng già đi. Điều này có nghĩa là nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ y tế, trong đó có dược phẩm sẽ tăng mạnh và mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty trong lĩnh vực này.
    Tính hiệu quả của gói cứu trợ mà liên minh Châu Âu đưa ra
    Ông Jose Manuel Barroso, chủ tịch uỷ ban liên minh châu Âu nói:
    ?oNếu gói cứu trợ này được thực hiện một cách sáng suốt và mau lẹ thì chúng ta có thể biến bối cảnh khủng hoảng hiện nay thành cơ hội?.
    Ông Ronald Janssen, cố vấn kinh tế của tổ chức thương mại liên minh Châu Âu nói rằng:
    ?oKhi mọi người nghe thấy Uỷ ban nói về thâm hụt thương mại, mà mức thâm hụt lớn nhất chúng ta có thể phải gánh chịu là vào khoảng 3,1%; 3,2%, thì đó thực sự là sự biến động lớn. Trong khi đó, xuất hiện một điều nghi ngờ rằng tất cả những nỗ lực trên, mà xét theo toàn diện là tương đối hạn chế, có thể giúp nền kinh tế toàn khu vực thoát khỏi khủng hoảng được hay không??
    Kế hoạch cứu trợ này vẫn đang được các vị lãnh đạo EU tranh cãi gay gắt, chúng ta hãy hy vọng vào kết quả của cuộc họp vào tháng tới.
    Cắt giảm sản xuất gây bất ổn trong xã hội Trung Quốc
    Tại nhiều địa phương của Trung Quốc, các công nhân bị buộc thôi việc do tình hình thu hẹp sản xuất của các công ty đã tổ chức biểu tình để phản đối mức đền bù không thoả đáng. Chính phủ nước này lo ngại bất ổn xã hội sẽ tiếp tục gia tăng sau khi có các vụ tập trung biểu tình với quy mô lớn của công nhân tại tỉnh Quảng Đông và Giang Tây trong tuần qua.
    Trong tháng này, Trung Quốc sẽ triển khai kế hoạch cứu trợ trị giá gần 600 tỷ đô la Mĩ để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. Tuy nhiên, kế hoạch cứu trợ nói trên có thể chưa tính đến việc tỷ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng tăng trong năm tới.
    Chi phí nhân công tăng trong khi các đơn đặt hàng xuất khẩu lại giảm mạnh, thêm vào đó là dự báo tình hình không khả quan trong mùa kinh doanh Giáng sinh đã buộc nhiều hãng sản xuất đồ chơi Trung Quốc phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công. Khó khăn của ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc cũng tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế nước này. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm xuống 9% trong ba quý đầu năm nay từ mức 11,9% của cả năm 2007.

    Liên hợp quốc kêu goi trợ giúp Zimbawe

    Hôm qua, Tổ chức liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia giàu có trên thế giới nên hỗ trợ 550 triệu đô la Mỹ cho Zimbabwe do nước này bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự kêu gọi này là một phần trong gói trợ giúp nhân đạo trị giá 7 tỉ đô la Mỹ cho năm 2009 đã được tuyên bố tại Geneva vào tuần trước. Đây là sự trợ giúp lớn nhất từ trước tới nay của Liên hợp quốc đối với Zimbawe

    Khủng hoảng kinh tế cùng với hệ thống chính trị tê liệt do hai Đảng đối lập không đồng ý với một chính phủ hợp nhất đã khiến Zimbawe rơi vào tình trạng khó khăn và rất cần sự trợ giúp.Bà Catherine Bragg, Phó thư ký phụ trách nhân đạo của Liên hợp Quốc nói với các phóng viên rằng 60% sự trợ giúp cho Zimbawe là lương thực.

    ?oChúng tôi sẽ động viên và kêu gọi sự hỗ trợ không hoàn lại một cách hào phóng để giải quyết tình hình đang rất nghiêm trọng này. Hiện tại, chúng tôi có thể trợ giúp được 3 triệu người trong. Chúng tôi đảm bảo rằng sự viện trợ đó sẽ đến tận tay những người này?.

    Liên Hợp quốc đã cảnh báo trong nhiều tháng nay rằng cuộc khủng hoảng lương thực tại Zimbawe có thể lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 1 và tháng 4 năm 2009 và số người chịu cảnh thiếu đói sẽ lên tới 5 triệu người.

    Bà Bragg nói ?oNếu không cóa sự trợ giúp khổng lồ của quốc tế thì tình hình này sẽ còn tồi tệ hơn nữa.?


    Các ngân hàng tại châu Âu sẽ phải cắt giảm thưởng cho nhân viên trong năm nay
    Theo nguồn tin từ Bloomberg, khoảng 1 phần tư các ngân hàng tại châu Âu sẽ không có thưởng trong năm nay do các chính phủ đều có những kế hoạch cứu trợ nền kinh tế đất nước mình, mà nội dung của chúng luôn bao gồm chính sách thắt chặt chi tiêu
    Một bản điều tra tại 30 chi nhánh các ngân hàng tại London cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực các dịch vụ tài chính này ngoài việc phải trả một lượng tiền công cho nhân viên đồng thời phải để ra một khoản tiền lớn trong số tiền thưởng của mình dành cho chứng khoán. Do đó, nếu những ngân hàng nào mà có thể phát thưởng thì cũng phải đối mặt với mức giảm trung bình 60% so với mọi năm
    Các ngân hàng tại Vương Quốc Anh đã có lượng tiền thưởng trong bốn năm vừa qua tăng hơn được đến 47 tỷ đô la. Tuy nhiên, ngân hàng Barclay Plc đã thông báo ngày 18-11 rằng sẽ không phát thưởng cho các vị điều hành cao cấp trong năm nay, động thái này là tương tự với các ngân hàng khác như Goldman Sachs, UBS AG và Deutsche Bank.
  4. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin này được quan tâm phết ngày hôm nay


    Ít nhất 80 người đã chết trong vụ khủng bố
    tại thủ đô thương mại Mumbai, Ấn Độ

    Vụ tấn công xảy ra vào đêm 26/11 này được cho là nhằm vào các khách du lịch của thành phố Mumbai và ước tính ít nhất đã có 80 người chết và 250 người khác bị thương. Theo các kênh truyền hình địa phương, lực lượng vũ trang đã bắt đầu đột nhập vào khách sạn Oberoi, một trong những khách sạn bị bọn khủng bố dùng để bắt giữ con tin. Ngoài các khách sạn, những kẻ tấn công còn nhằm vào các quán cà phê, quán ăn nổi tiếng, bệnh viện và các nhà ga, những nơi mà khách du lịch hay lui tới.

    Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đã phải gánh chịu hàng loạt các vụ đánh bom như thế này. Và hầu hết các vụ tấn công đó được cho là do lực lượng hồi giáo cực đoan của nước này gây ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công tại Mumbai.

    Mumbai là thủ đô thương mại và giải trí của Ấn Độ, là nơi có nhiều tổ chức tài chính quan trọng toạ lạc và cũng là nơi có trụ sở ngành điện ảnh và truyền hình Hindi , được biết đến với tên gọi Bollywood. Ngoài ra Mumbai còn có một phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vì vậy, khách nước ngoài đến đây không chỉ tìm kiếm cơ hội làm ăn mà còn để thưởng thức những cảnh đẹp của thành phố này.

    Trước sự việc trên, chính phủ Mỹ và Pháp-chủ tịch khối EU, đã rất bất bình và kêu gọi chính phủ Ấn Độ nhanh chóng điều tra làm rõ sự việc.
  5. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    hiih
    Hôm nay Châu Á cũng xanh cùng Mỹ
  6. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    hihi nhà nào hả anh, nhà CSC á, sao mất
    Em chưa ăn cơm đói quá
    Đói quá
  7. tuanla2008

    tuanla2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/09/2008
    Đã được thích:
    0
    C$C bị lũ cuốn mất đâu rồi, a không tìm được
  8. nerraw

    nerraw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    6
    Chỉ có VN là bốc xxx ăn vã thôi Bê ơi
  9. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Cho hỏi là bạn Bi ngoài post ở đây có làm biên tập cho tờ báo nữa không?
  10. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    ăn cơm hộp xong rồi
    em cũng tìm mãi ko ra nhà CSC đâu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này