Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 26/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2431 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 04:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21743 lượt đọc và 1036 bài trả lời
  1. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Chờ em dịch nốt về dầu
    Dịch vội quá ặc ặc

    Chứng khoán Mỹ thứ 4 ngày 3/12

    Chứng khoán Mỹ tăng điểm lúc cuối phiên

    Hôm qua chứng khoán Mỹ đã tăng điểm do các nhà đầu tư đã tăng mua các cổ phiếu giá rẻ và tâm lý cúa họ được thúc đẩy bới thong tin GE sẽ giữ nguyên mức trả cổ tức
    Đầu phiên giao dịch, thị trường đã sụt giảm sau khi General Motors đưa ra báo cáo về doanh số bán hang tháng 11 rất đáng thất vọng, nhưng vào giờ cuối của giao dịch, thị trường đã bật lên và đóng cửa với mức tăng điểm

    Chỉ số Dow Jones đã tăng 270 điểm tương đương 3,31% lên mức 8419,09 điểm
    Chỉ số Nasdaq cũng tăng 3,99% tương đương 32,06 điểm lên mức 848,81 điểm
    Chỉ số Nasdaq tăng 3,7% tương đương 51,73 điểm lên mức 1449,8 điểm

    Hôm qua , chỉ số Dow đã giảm 700 điểm, mất đi một nửa tổng số điểm của 5 phiên tăng trước đó

    General Electric là cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong nhóm Dow , tăng 14% sau khi tập đoàn này cho biết nó sẽ giữ nguyên mức trả cổ tức năm 2009

    General Motors cũng tăng 5,7% và Ford tăng 5,9% sau khi các nhà sản xuất ô tô này một lần nữa đã nỗ lực đưa ra Quốc hội để xin gói giải pháp trợ giúp, và đưa ra các con số cụ thể về việc họ cần bao nhiêu và họ sẽ làm gì để thu được số tiền đó

    Hôm nay cũng là ngày có báo cáo doanh số bán hang của các hang sản xuất ô tô và tình hình không mấy khả quan, doanh số của GM sụt giảm nhiều hơn dự tính trong khi đó doanh số của Ford giảm 31%, đúng như dự đoán

    Trước đó CEO của Ford, ông Alan Mulally cho biết công ty của ông có đủ tiền để tiếp tục hoạt động năm 2009 và có thể không cần sự giúp đỡ của chính phủ

    Trong khi đó , Toyota cho biết họ sẽ cắt giảm chi phí quản lý lên đến 10% và hang loạt các báo cáo cho thấy Toyota sẽ tạm dừng sản xuất trong hai ngày tại một số nhà máy vào cuối tháng này
    Tổng thống mới đắc của Obama cũng đã nói với các quan chức chính phủ rằng họ cần hợp tác chặt chẽ để đưa ra các kế hoạch khôi phục kinh tế, Người ta hy vọng ông Obama sẽ chỉ định thống đốc bang New Mexico ông Bill Richardson làm bộ trường thương mại vào ngày mai

    Sau GE, cổ phiếu nhóm ngành ngân hang cũng tăng điểm khá nhiều khi một vài doanh nghiệp nhóm này cho biết việc cắt giảm nhân công sẽ giúp họ chống chọi với khủng hoảng. Citigroup và Bank of America đều tăng khoảng 12%

    Bank of America dự tính cắt giảm 10 000 nhân công trong lãnh vực ngân hang đầu tư khi nó sáp nhập với Merrill Lynch. JPMorgan Chase cho biết nó sẽ giảm khoảng 9200 việc làm tại Washington Mutual trước đây, vốn là ngân hang lớn nhất của Mỹ bị phá sản vào ngày 25/9

    Trong khi đó Goldman Sachs có thể sẽ phải đối mặt với 2 tỉ USD các khoản lỗ trong quý 4. Cổ phiếu của Goldman tiếp tục trượt giảm sau khi đã giảm 17% vào hôm thứ 2

    Nhóm ngành công nghệ đã bật lại sau khi sụt giảm mạnh nhất trong phiên bán tháo ngày thứ 2. Intel, Dell và Garmin đều tăng hơn 4%
    Tuy nhiên Research In Motion lại giảm hơn 6% sau khi các nhà phân tích đã giảm mức xếp hạng do lo lắng về doanh thu của tập đoàn này
    Cổ phiếu Yahoo tăng 7,1% do thong tin cho rằng giám đốc của AOL trước đây Jonathan Miller đang cố gắng tăng lượng tiền bằng cách my lại 1 phần cổng Internet

    Sau mùa mua sắm kỳ lễ thì lại có những thong tin không tốt cho nhóm ngành bán lẻ : Sears đã đưa ra khoản thua lỗ nhiều hơn so với dự tính và thong báo việc đóng cửa 1 số cử hầng. Doanh số bán hang của các cửa hang của Sear giảm 11% và của Kmart giảm 7%.
    Một nhà bán lẻ khác là Staples cũng đưa ra báo cáo về việc lợi nhuận theo quý sụt giảm 43% do chi phí tái cơ cấu


    Dầu đóng cửa dưới ngưỡng 47 USD/1 thùng do việc OPEC cắt giảm sản lượng ít hơn cam kết

    Giá dầu đóng cửa thấp hơn 47USD/1 thùng do thông tin OPEC chỉ cắt giảm 2/3 sản lượng đã cam kết hồi cuối tháng và có ảnh hưởng nhiều hơn từ sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ
    Giá dầu thô đã giảm 4,7% tương đương 2,32USD xuống còn 46,96 USD/1 thùng

    Giá dầu Brent London cũng xuống mức thấp hơn

    ?o Câu chuyện OPEC không hoàn toàn thực hiện đúng cam kết cắt giảm sản lượng là lý do khiến tại sao giá dầu tương lai hiện đang giảm. Việc này đã làm thất vọng thị trường và dấy lên nghi ngại về những việc OPEC sẽ cắt giảm them sản lượng cuối tháng này?

    Một cuộc khảo sát hôm thứ 3 cho thấy các thành viên của OPEC đã cam kết sẽ cắt giảm 1,5triệu thùng dầu /1 ngày vào tháng 11 nhưng chỉ 66% là thực hiện mục tiêu đã đặt ra đó







    Được bi108 sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 03/12/2008
  2. songoku13

    songoku13 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Đã được thích:
    9
    vào nghỉ mát buổi sáng phát
  3. sitonmoney

    sitonmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Hehhe
    sáng nay được làm việc muộn, kịp vào chào Bi 1 câu
    Chúc Bi ngày làm việc hiệu quả
  4. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Sao dịch từ đâu không thấy nguồn nhỉ
    Bạn chủ topic dẫn luôn cái link nguồn đi, vì có lúc nào đó bạn chủ topic đánh máy nhầm con số hay gì gì đó mọi người còn có cái để đối chiếu chứ
  5. meocon145

    meocon145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Đã được thích:
    0
    đối với chiếu gì
    xế ngay [​IMG]












  6. meocon145

    meocon145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Điểm tin kinh tế = post bài lúc 11-12h trưa











  7. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin kinh tế sáng ngày 03/ 12/ 08


    1. GM mong muốn được hỗ trợ 4 tỷ đô la ngay lập tức để tồn tại qua năm 2008


    Đại gia sản xuất ô tô số 1 của Mỹ GM cho biết sẽ mất hoàn toàn khả năng thanh toán các khoản chi phí vào cuối năm nay nếu không nhận được 4 tỷ đô la hỗ trợ từ phía quốc hội ngay lập tức. Cũng theo GM thì tập đoàn này cần tổng cộng là 18 tỷ đô la mới có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng hiện tại.
    Cụ thể, GM yêu cầu được cấp một khoản vay 12 tỷ đô la và một hạn mức tín dụng phụ trội 6 tỷ đô la nữa. Được biết, hiện GM đang có kế hoạch cắt giảm 34% số lượng nhân công tại Mỹ, đóng cửa nhiều nhà máy và chỉ tập trung phát triển 4 nhãn hiệu trên tổng số 8 nhãn hiệu hiện tại. GM cũng đang nỗ lực giảm một nửa số nợ và đạt được sự khoan nhượng từ phía công đoàn công nhân ngành ô tô.
    Cũng theo thông tin mới nhận được thì Ford đang cố gắng thuyết phục quốc hội cấp cho hãng này một hạn mức tín dụng là 6 tỷ đô la, trong khi Chrysler LLC đang hy vọng nhận được một khoản vay 7 tỷ.
    Như vậy, tổng số tiền cứu trợ mà các đại gia ô tô mong muốn đã lên tới con số 34 tỷ đô la, vượt quá mức 25 tỷ mà chính phủ đang xem xét.

    2. Lượng nhà bán của Hồng Kông giảm tới 79%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1996


    Theo một báo cáo mới được công bố của cơ quan đăng ký nhà đất thì lượng nhà bán của Hồng Kông trong tháng 11 vừa rồi đã giảm tới 79%, mức giảm mạnh nhất tính từ năm 1996 trở lại đây. Sự sụt giảm này được lý giải là do kinh tế suy thoái và biến động thị trường chứng khoán đã làm ảnh hưởng xấu đến nhu cầu về bất động sản.
    Cụ thể, các số liệu cho thấy lượng nhà bán tại Hồng kông trong tháng 11 đã giảm xuống chỉ còn 3294 căn, thấp hơn 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, lượng nhà bán trong tháng 10 cũng xuống đến mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 11 năm 1999. Nếu tính về giá trị thì tổng lượng nhà bán ra tại khu vực Hồng Kông tháng vừa rồi chỉ đạt 9 tỷ đô la hồng kông, giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Tuy nhiên, con số này là hoàn toàn dễ hiểu khi nhìn vào bối cảnh hiện tại của nền kinh tế và sự sụt giảm tới 52% của thị trường chứng khoán khu vực này.

    3. Dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

    Theo số liệu được công bố hôm nay bởi ngân hàng trung ương Hàn Quốc, dự trữ ngoại tệ trong tháng 11 của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây do chính phủ dùng đồng đô la để hỗ trợ cho khối ngân hàng.
    Cụ thể, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đã giảm từ 212.3 tỷ của tháng 10 xuống chỉ còn 200.5 tỷ đô la Mỹ trong tháng 11, đây cũng là mức thấp nhất tính từ tháng 1 năm 2005 và là tháng thứ 8 liên tiếp chỉ số này sụt giảm. Sự sụt giảm này là do hiện nay, chính phủ và các cơ quan tiền tệ đang sử dụng dự trữ ngoại tệ nhằm giúp các ngân hàng có được các khoản vay từ thị trường ngoài nước. Thêm vào đó, dự trữ ngoại tệ còn được sử dụng nhằm giúp cho đồng won lấy lại được phần nào giá trị sau khi mất tới 38% so với đồng đô la Mỹ.
    Cũng theo một tuyên bố độc lập được bộ tài chính đưa ra hôm nay tại Gwachaeon, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc có nguy cơ sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

    4. Khu vực dịch vụ của Australia sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp

    Theo một bản điều tra được ngân hàng Commonwealth và hiệp hội công nghiệp Australia công bố ngày hôm nay, tháng 11 là tháng thứ 8 liên tiếp nhu cầu đối với khối ngành dịch vụ của nước này sụt giảm. Đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Australia đang bị chững lại.
    Chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 11 của Australia trong tháng 11 đã giảm 4.3 điểm xuống còn 37.8 điểm. Bất cứ mức điểm nào dưới 50 đều cho thấy khối ngành này đang bị sụt giảm.
    Tất cả các chỉ số thành phần về lượng tiêu thụ, đơn hàng mới hay việc làm nội ngành đều giảm. Được biết, bản báo cáo ngành dịch vụ của Australia được tiến hành trong phạm vi 200 công ty và khá tương đồng với chỉ số phi sản xuất ISM của Mỹ.

    5. Quan chức bộ tài chính các nước Châu Âu bất đồng về kế hoạch cứu trợ thị trường

    Các bộ trưởng bộ tài chính khu vực EU đã có những bất đồng trong việc đề ra kế hoạch cứu trợ nền kinh tế của khu vực bao gồm 27 quốc gia này và có thể sẽ phải tiến hành đàm phán lại vào cuối tháng 12 này.
    Cuộc tranh luận về việc nên bỏ ra bao nhiêu cho chương trình cứu trợ thị trường và sử dụng khoản tiền ấy như thế nào đang làm cho bầu không khí giữa các quốc gia EU trở nên căng thẳng. Tất cả đều xoay quanh việc thẹc hiện kế hoạch hỗ trợ 200 tỷ euro mà vẫn đảm bảo không vi phạm luật ngân sách cũng như lợi ích của các nước thành viên, một vấn đề không thể tránh khỏi do những khác biệt nhất định về kinh tế giữa các nước trong khu vực này.
    Lãnh đạo của các nước thuộc khối EU đang rất hy vọng có thể giải quyết vấn đề nói trên và đạt được một sự đồng thuận nhất định tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tuần tới tại Bruc-xen.

    6. Na Uy có khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế

    Thống đốc ngân hàng trung ương Na Uy ông Svein Gjedrem cho biết, đợt cắt lãi suất gần nhất vào tháng 10 vừa rồi đã không phát huy hiệu quả như mong muốn và do đó, rất có khả năng lãi suất sẽ tiếp tục được cắt giảm trong thời gian tới.
    Trước đó, ngân hàng trung ương Na Uy đã tiến hành cắt 1% lãi suất xuống còn 4.75% thông qua 2 đợt cắt giảm trong tháng 10. Theo phân tích, lãi suất của Na Uy trong năm 2010 sẽ được duy trì ở mức 3.75%, báo hiệu một sự cắt giảm tiếp theo trong thời gian gần.
    Đây được coi là một động thái đúng đắn khi mà đợt cắt giảm vừa rồi dường như đã bị phản tác dụng. Theo báo cáo, kể từ thời điểm lãi suất bị cắt giảm, niềm tin người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm và sản lượng bán lẻ sụt mạnh nhất tính từ tháng 5 năm 1999.

    7. Sản lượng tiêu thụ xe hơi tháng 11 của Mỹ giảm 37% do suy thoái kinh tế

    Theo các số liệu mới được công bố, sản lượng tiêu thụ xe hơi trong tháng 11 của Mỹ đã giảm 37% và xuống đến mức thấp nhất trong vòng 26 năm trở lại đây. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ của GM giảm tới 41%. Toyota giảm 34%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1980, trong khi Crysler cũng giảm 47%, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1981.
    Những số liệu này đã phản ánh một cách rõ rệt tình trạng kinh doanh ảm đạm của khối sản xuất ô tô và nhấn mạnh sự cần thiết của việc thông qua kế hoạch cứu trợ đối với khối này.
    Theo báo cáo thì sản lượng tiêu thụ xe hơi và xe tải hạng nhẹ của thị trường Mỹ chỉ còn 746 789 chiếc, thấp hơn nhiều so với mức 1.18 triệu của cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán lượng tiêu thụ xe mới của 2008 sẽ chỉ đạt khoảng 10.2 triệu xe, mức thấp nhất từ tháng 10 năm 1982.

    8. Niềm tin người tiêu dùng của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

    Theo một báo cáo mới được công bố, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Anh trong tháng 11 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây do tình trạng thất nghiệp leo thang và tình hình thị trường tín dụng ảm đạm.
    Chỉ số niềm tin người tiêu dùng, được tính toán từ 20 tháng 10 đến ngày 16 tháng 11 với sự tham gia của 1000 ngườicho thấy, niềm tin người tiêu dùng Anh đã giảm 6 điểm và chỉ còn 50 điểm, mức tệ nhất kể từ khi chỉ số này được đưa vào tính toán tháng 5 năm 2004. Mức này cũng thấp hơn rất nhiều so với con số 83 điểm của cùng kỳ năm ngoái. Một số chỉ số khác cũng không khá hơn, cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng tương lai giảm 7 điểm xuống 63 điểm và chỉ số thuê mướn lao động tháng 11 cũng xuống đến mức thấp nhất tính từ năm 1997.





























    9. Chính phủ Nhật đang cân nhắc trích 10 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ thị trường lao động

    Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc việc trích 10 nghìn tỷ Yên (tương đương 107,4 tỷ đô la Mỹ) trong 3 năm tới để hỗ trợ cho thị trường lao động. Điều này có thể tác động mạnh đến ngân khố nước này khi chính sách thắt chặt tài khoá vẫn đang được thực thi.
    Dưới chính sách của tổng thống Taro Aso và bộ máy chính quyền, chính phủ đã chi đến 3 tỷ Yên hàng năm để giúp người lao động tìm việc và tạo thêm công ăn việc làm. Khoản tiền này không được rút ra từ ngân sách mà sẽ được bù lại bằng việc phát hành trái phiếu. Các nhà làm luật cũng đang kêu gọi thêm những hỗ trợ của chính phủ sau khi nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh đến thu nhập và thị trường lao động Nhật Bản.
    Tuy nhiên tổng thống Taro Aso cho rằng vẫn cần đảm bảo những kế họach về ngân sách, nhưng cũng cần linh hoạt để có thể phục hồi nền kinh tế đang suy yếu.
    Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra những thay đổi trong chính sách thắt chặt tài khóa nhằm xử lý vấn đề thâm hụt ngân sách thực hiện từ năm 2006.

    10. Ông Harry Paulson bày tỏ quan điểm về cứu trợ nền sản xuất ôtô Mỹ và về mối quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc.

    Vừa qua, bộ trưởng bộ tài chính Mỹ, ông Harry Paulson đã cho biết rằng nền công nghiệp ôtô nước Mỹ không thể bị sụp đổ được, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, khi mà nước này vẫn còn chưa biết bao giờ có thể vượt qua được.
    (Ông Harry Paulson nói trong một cuộc họp của World Affairs Council tại Washington)
    ?oMọi người đều đã rõ tình cảnh nền kinh tế hiện tại của đất nước ta, đều biết rõ nó yếu ớt như thế nào. Tôi chắc chắn rằng- và ai cũng có thể chắc chắn được rằng- sự phá sản của bất kỳ một tập đoàn ôtô nào sẽ ngay lập tức có những ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế. Chúng ta có rất nhiều giải pháp để tránh phá sản cho ngành này, nhưng cách tốt nhất là nên hướng cho các tập đoàn đó có thể phát triển, tồn tại một cách độc lập?.
    Ông Paulson cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc có một vai trò quan trọng trong việc cứu giúp nền tài chính Mỹ nói riêng và nền tài chính toàn cầu nói chung.
    (Harry Paulson ?" bộ trưởng bộ tài chính Mỹ)
    ?o Trung Quốc đang đóng một vai trò đầy trọng trách hiện nay. Nước này đang tiến hành từng bước vững chắc trong việc phối hợp hành động với ngân hàng Thế Giới (World Bank) và cả quỹ tiền tệ Thế Giới (IMF). Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ phải trông cậy vào họ cũng như trông cậy vào chính bản thân chúng ta và các nước lớn khác trên thế giới nhằm kéo nước Mỹ thoát khỏi bối cảnh khủng hoảng hiện nay mà không gây ra ít nhất có thể những tổn hại đối với nền kinh tế toàn cầu.?
    Chỉ một ngày trước khi đến Trung Quốc tham gia cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày, ông Paulson đã đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa sống còn của việc Trung Quốc tiếp tục nâng giá trị đồng nhân dân tệ cùng với việc mở cửa các thị trường của mình.


    11. Thống đốc các bang thúc giục Obama bơm 136 tỉ đô để giải cứu nền kinh tế
    Thống đốc các bang đã thúc giục tổng thống mới đắc cử Barack Obama bơm thêm 136 tỉ đô vào xây dựng cơ sở hạ tằng và trợ giúp người nghèo.
    Obama sẽ chính thức đảm nhận chức vụ mới sau khi tổng thống Bush mãn nhiệm vào ngày 20 tháng 1 tới đây đã thúc giục chính phủ cùng tham gia vào kế hoạch giải cứu nền kinh tế và tạo thêm cũng như duy trì 2,5 triệu việc làm.
    Việc khiến chính quyền Mỹ đau đầu hiện nay chính là cân bằng chi tiêu ngân sách. Khi họ vừa phải đảm bảo an sinh xã hội, vừa phải đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách.
    ?oTôi biết đây là giai đoạn vô cùng khó khăn và tôi cũng biết rằng chẳng ai trong số chúng ta có thể nhìn vào triển vọng của nền kinh tế thông qua cặp kính màu hồng cả. Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ fải đưa ra những chọn lựa vô cùng khó khăn về cách sử dụng ngân sách quốc gia?
    ?oĐã đến lúc phải hành động. Chúng ta không thể bị cản trở bởi sự cầu toàn quá mức. bởi sự cầu toàn quá mức sẽ gây cản trở cho việc vực dây nền kinh tế?
    Phát biểu trên được ông Obama đưa ra 1 ngày sau khi phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia khẳng định rằng nước Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn suy thoái kể từ 12/07 và Cuộc suy thoái này có thể kéo dài đến giữa năm sau


    12. Doanh số của Toyota, Honda, Nisan ở Mỹ sụt giảm do suy thoái Kinh tế

    Toyota, Honda và Nissan, 3 nhà sản suất xe hàng đầu của Nhật Bản tuyên bố doanh số bán hàng tại Mỹ đã giảm hơn 30% khi những người tiêu dùng không còn háo hức đi tới phòng giới thiệu sản phẩm của họ nữa do bóng ma của cuộc suy thoái kinh tế

    Doanh số của Toyota, nhà sản xuất xe hàng đầu tại châu Á đã giảm 34%, trong khi Honda cũng rơi vào tình trạng tương tự khi chứng kiến mức sụt giảm 32%, con số này đối với Nisan là 42%

    Mike Robinet, chuyên gia phân tích của hãng CSM

    ?oCác hãng ô tô đã rơi vào tình trạng khủng hoảng khi mà nguời tiêu dùng không còn mặn mà với sản phẩm của họ nữa. Bây giờ họ đã dè dặt hơn nhiều trong việc chi tiêu?
    Doanh số của dòng xe Honda Fit và Toyota Prius sụt giảm lần lượt là 8.4% và 48%
    Toyota ước tính doanh số bán hàng năm 2008 sẽ chỉ còn 13.2 triệu, thấp hơn nhiều so với con số 16.1 triêu chiếc vào năm 2007. Bob Carter, phó giám đốc kênh fân phối bán hàng tại Mỹ nói.
    Những khoản vay không fải trả lãi sẽ tiếp tục được đưa ra để trợ giúp cho Toyota trong tháng 12 này để đối phó với tình trạng hiện nay.
    Theo công bố của phòng thương mại, mức chi cho tiêu dùng ở Mỹ đã giảm 1% trong tháng 10.









    Được bi108 sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 03/12/2008
  8. hndemphaigio

    hndemphaigio Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Xéo ngay!
  9. chjpbomb

    chjpbomb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Hĩ hĩ tin hay quá, phải đọc hết mới đc!



    Được chjpbomb sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 03/12/2008
  10. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    hihi Mèo dữ quá làm mọi người sợ bây giờ
    @ anh nita : tin dịch từ nhiều nguồn và không có link vì không khai thác từ web
    Đã vài lần giải thích òy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này