Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 26/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3043 người đang online, trong đó có 54 thành viên. 02:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21653 lượt đọc và 1036 bài trả lời
  1. meocon168

    meocon168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Đã được thích:
    4
    @ warren1 : WR từ ngày trở về sau chuyến tàu đó thành tảu hỏa roài










  2. meocon168

    meocon168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Đã được thích:
    4
    tiểu thư Bibi đâu roài nhỉ










  3. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    sáng không vào được f319, chẹp
    Dịch dở hơi

    Chứng khoán Mỹ ngày 11/12

    Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi bật lên vào cuối phiên
    Chứng khoán Mỹ đóng cửa đã tăng điểm do sự bật lên của giá dầu thúc đẩy cổ phiếu ngành năng lượng và bù lại những lo lắng về số phận của gói giải cứu ngành công nghiệp ô tô

    Chứng khoán đã tăng điểm hầu hết trong ngày nhưng sau đó đã xuống thấp hơn vào giữa phiên giao dịch chiều do một báo cáo cho biết gói giải cứu ngành công nghiệp ô tô đang đối mặt với sự phản đối từ đảng cộng hoà

    Thị trường đã hồi phục vào giờ cuối cùng, tuy nhiên chỉ số Dow chỉ tăng 0,81% tương đương 70,09 điểm lên 8761,42 điểm

    Chỉ số Nasdaq tăng 1,17% tương đương 18,14 điểm lên 1565,48 điểm

    Chỉ số S&P tăng 1,19% tương đương 10,57 điểm lên 899,24 điểm
    Nghi ngờ về gói giải cứu ngành ô tô đã khiến GM mất điểm mặc dù Ford tăng điểm

    Ngân hàng và ô tô là khối ngành mất điểm nhiều nhất, khối ngành tiêu dùng cũng sụt giảm

    Cổ phiếu khối ngành hàng hoá dẫn đầu nhóm tăng điểm do giá vàng đã tăng khiến giá kim loại lên đến 800USD

    Cổ phiếu ngành ngân hàng hầu hết sụt giảm nhưng cổ phiếu nhà sản xuất năng lượng chính đã bù đắp mất mát nhờ giá dầu tăng
    Alcoa dẫn đầu nhóm tăng điểm của chỉ số Dow trong khi Amylin đã thúc đẩy chỉ số công nghiệp Nasdaq

    Cổ phiếu của Consol Energy đã dẫn đầu số lượng các công ty thuộc nhóm năng lượng tăng điểm trong chỉ số S&P, mặc dù các giao dịch đã bớt hào hứng khi báo cáo cho rằng lượng cung dầu thô nhiều hơn là dự tính. Dầu đã tăng hơn 4USD/1 thùng vào giữa ngày nhưng cuối ngày đã giảm và cuối cùng chỉ tăng gần 1,3$, thiết lập mức trên 46USD, khi chỉ còn nửa giờ cuối giao dịch trên sàn

    American Express là cổ phiếu mất đỉêm nhiều trong chỉ số Dow khi các công ty thẻ tín dụng tiếp tục gặp khó khăn
    Vẫn có hàng loạt các tin xấu nhưng những động thái của thị trường đã loại bỏ những dấu hiệu ảm đạm

    ?o Tôi đoán là rất nhiều người có thể cảm nhận các tin xấu nhưng thật vui khi nhìn thấy thị trường tăng điểm dù có các tin xấu :, ông Dave Rovelli giám đốc quản lý tài sản cho Canaccord Adams cho biết

    Nội tại của thị trường đã có chiều hướng tích cực, bên tăng điểm nhiều hơn bên giảm điểm trong khi khối lượng chỉ 1 giờ giao dịch đã là 90 triệu cổ


    Giá dầu đã thiết lập trên 43USD/1 thùng do các dấu hiệu của việc Ả Rập Sauđi cắt giảm sản lượng
    Giá dầu đã tăng hơn 3% ngày hôm qua do các dấu hiệu cho thấy nước lớn trong OPEC là Ả Rập Saudi đã cắt nguồn cung cho khách hàng vào tháng 1 do suy thoái kinh tế tiếp tục làm sụt giảm nhu cầu
    Ả rập saudi đã nói với các khách hàng chính là nó đang cơ bản giảm nguồn cung tháng tới trong 1 động thái nhằm đưa sản lượng đầu ra dưới mức mục tiêu mà OPEC đưa ra là 8,47 triệu thùng/1 ngày
    Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ đã tăng 1,45USD thiết lập mức 43,52 USD/1 thùng sau khi đã chạm mức 46,17USD/1 thùng trong phiên giao dịch
    Giá dầu thô London cũng đã tăng 87cents lên mức 42,40 USD/1 thùng
    OPEC sẽ nhóm họp vào 17/12 tới và người ta hy vọng nhóm này sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng nhiều hơn. Sự sụt giảm nhu cầu của Mỹ và các nền kinh tế phát triển khách đã đẩy giá dầu sụt mạnh từ ngưỡng kỷ lục là 147USD/1 thùng hồi tháng 7

  4. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3


    Hàn Quốc và Đài Loan có khả năng cắt giảm lãi suất nếu suy thoái tiếp tục kéo dài

    Trong bối cảnh mà các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật và Châu Âu đều đang khủng hoảng, sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu là không thể tránh khỏi. Và điều này đang gây ảnh hưởng khá lớn đến những khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó có Đài Loan và Hàn Quốc.
    Hàn Quốc và Đài Loan có khả năng sẽ phải tiến hành cắt giảm lãi suất trong thời gian tới như là một biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế vốn đang phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn.
    Cụ thể, ngân hàng trung ương Hàn Quốc rất có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất xuống còn 3.5%, trong khi Đài Loan dự kiến sẽ hạ lãi suất từ 2.75% xuống 2.25%, nếu trở thành sự thật thì đây sẽ là đợt cắt mạnh nhất của Đài Loan kể từ năm 2001.
    Các công bố chính thức về lãi suất sẽ được Hàn Quốc đưa ra vào khoảng 11 giờ sáng ngày hôm nay theo giờ địa phương, và Đài Loan là vào 4.20 chiều hôm nay.
    Theo những thông tin mới nhận được thì Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang nối gót các khu vực khác trên thế giới trong cuộc chiến chống lại suy thoái kinh tế, theo đó, vốn sẽ được bơm thêm vào thị trường tài chính, lãi suất được cắt giảm và chi tiêu chính phủ được gia tăng. Cụ thể, Hàn Quốc dự kiến sẽ chi 14 ngàn tỷ won tức 10 tỷ đô la Mỹ trong năm 2009 nhằm thúc đẩy thị trường. Con số của Đài Loan là 400 tỷ Đài tệ tức 12 tỷ đô la Mỹ trong vòng 4 năm tới.

    Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 7 năm trở lại đây

    Đúng như dự đoán, mức tăng trưởng 9% của quý 3 chưa phải là con số tồi tệ nhất mà Trung Quốc phải chứng kiến. Theo các số liệu thì dường như nước này còn đang phải gánh chịu sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu, một hoạt động vốn luôn được coi là chủ chốt của Trung Quốc.
    Lần đầu tiên trong vòng 7 năm trở lại đây, Trung Quốc phải ghi nhận một sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu. Đây là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy sự suy thoái ở các khu vực như Nhật, Mỹ và Châu Âu đang khiến cho nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới là Trung Quốc bị ảnh hưởng khá nặng nề.
    Theo số liệu được cục hải quan trung quốc đưa ra ngày hôm nay, hoạt động xuất khẩu trong tháng 11 của nước này đã giảm 2.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi hoạt động nhập khẩu cũng giảm tới 17.9%, đẩy thặng dư thương mại lên mức kỷ lục là 40.09 tỷ đô la mỹ.
    Đây là một con số gây bất ngờ cho khá nhiều các chuyên gia, vì trong tháng 10, xuất khẩu vẫn tăng 19.2% và nhập khẩu là 15.6%. Tổng giá trị xuất khẩu của tháng 11 chỉ đạt 115 tỷ đô la Mỹ, mức thấp nhất trong 8 tháng trở lại đây.





    Lượng tiêu thụ nhà của New Zealand giảm tới 45.4% trong tháng 11

    Cũng như các nền kinh tế lớn nhỏ khác trên thế giới, New Zealand cũng đang rơi vào vũng lầy của sự suy thoái kinh tế. Kể từ tháng 7 đến giờ, lãi suất của nước này đã được cắt giảm tới 3.25 điểm phần trăm nhằm vực dậy nền kinh tế, tuy nhiên, dường như những nỗ lực kể trên vẫn chưa thể giải quyết được những vấn đề mà nước này đang gặp phải, trong đó có sự sụt giảm của thị trường bất động sản.
    Theo thống kê, lượng nhà tiêu thụ tại thị trường New Zealand trong tháng 11 đã giảm mạnh do suy thoái kinh tế và sự đóng băng của thị trường tín dụng ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người tiêu dùng.
    Cụ thể, viện bất động sản New Zealand cho biết, trong tháng 11 có tổng cộng 4 279 căn nhà được bán, thấp hơn tới 45.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhà trung bình cũng giảm 4.1% so với 2007 xuống 337 500 đô la new zealand một căn.
    Với số liệu này, lượng tiêu thụ nhà chính thức giảm xuống gần mức thấp nhất trong vòng 18 năm trở lại đây, một dấu hiệu cho thấy New
    Zealand đang lâm vào tình trạng suy thoái, đợt suy thoái lần đầu tiên của quốc gia này trong vòng 10 năm trở lại đây.
    Bên cạnh chỉ số về lượng tiêu thụ nhà, số ngày rao bán trung bình của một căn nhà cũng tăng lên, trong tháng 11 vừa rồi, một căn nhà mất trung bình 44 ngày mới có thể bán được, trong khi năm ngoái chỉ là 36 ngày.

    Sản lượng sản xuất công nghiệp của Pháp, Ý, Đức trong tháng 10 bị sụt giảm

    Nền kinh tế Châu Âu sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm kinh tế nặng nề nhất trong quý 4 tới, khi mà hàng loạt các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng điêu đứng trước sự tụt dốc của nhu cầu tiêu dùng. Và những số liệu mới được công bố từ Pháp, Ý và Đức dường như càng làm nguy cơ này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
    Sản lượng sản xuất công nghiệp của Pháp và Ý trong tháng 10 đã bị sụt giảm, đây là một trong những số liệu mới nhất cho thấy, khu vực Châu Âu đang chìm sâu hơn vào suy thoái, cuộc suy thoái lần đầu tiên kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng.
    Cụ thể, sản lượng sản xuất của Pháp giảm 3.2%, mức cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Trong khi đó, sản lượng của Ý cũng giảm tới 1.2% so với tháng trước, cao hơn nhiều so với mức 0.5% mà các chuyên gia đưa ra.
    Đức cũng phải ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng sản xuất, và ngân hàng Bundesbank cũng đưa ra dự đoán rằng nước này sẽ phải gánh chịu sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 16 năm trở lại đây.
    Các số liệu này đã phản ánh đúng tình trạng mà ngành sản xuất của Châu Âu đang phải trải qua, trong đó, ngành công nghiệp ô tô đang là ngành gặp nhiều khó khăn nhất.

    Xuất khẩu của Italia giảm mạnh nhất trong vòng 3 năm trở lại đây

    Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 của khu vực Châu Âu đã chính thức rơi vào suy thoái, lần suy thoái đầu tiên trong vòng 7 năm trở lại đây. Theo đó, hoạt động xuất khẩu của nước này đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
    Xuất khẩu của Italia trong quý 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến tổng cầu về tiêu dùng.
    Theo Istat, cơ quan thống kê đặt tại Rom thì lượng hàng hoá xuất khẩu của Ý đã giảm 1.6% so với quý trước, đây là mức thấp nhất tính từ năm 2005. Con số này cũng cao hơn khá nhiều so với 1% dự đoán của các chuyên gia.
    Cũng theo phân tích của các nhà kinh tế thì yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay không phải là khủng hoảng tài chính mà chính là sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng.
    Nhập khẩu của Ý cũng giảm 0.5% trong quý 3, trong khi GDP giảm 0.9%. Sự sụt giảm giá cả cũng không kéo được hoạt động tiêu dùng đi lên, cụ thể, hoạt động bán lẻ trong tháng 11 giảm mạnh nhất trong 4 năm trở lại đây.

  5. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin kinh tế ngày 11/12/2008


    Doanh số bán buôn của Mỹ giảm mạnh trong tháng 10
    Hôm qua chính phủ Mỹ cho biết số lượng và giá trị hàng bán buôn dự trữ trong kho và chờ xuất cho các doanh nghiệp bán lẻ đã giảm đáng kể trong tháng 10 vừa qua. Đây là hệ quả của việc các nhà sản xuất và các doanh nghiệp của Mỹ cắt giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng nhằm đối phó với thời kỳ khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
    Theo báo cáo của phòng thương mại của Mỹ thì số lượng hàng dự trữ bán buôn đã giảm xuống còn 1.1% trong tháng 10 so với tháng 9. Con số này nhiều hơn rất nhiều so với mức dự báo 0.2% của các nhà phân tích thị trường phố Wall. Đây cũng là tỷ lệ sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 của năm 2001.
    Chính phủ Mỹ cũng cho biết, giá trị hàng dự trữ của các doanh nghiệp trong tháng 10 là 438,2 tỷ đô la Mỹ.
    Tỷ lệ hàng dự trữ trên hàng bán ra, yếu tố cho biết các doanh nghiệp cần bao lâu để thanh lý số hàng tồn đọng trong kho, đã tăng từ 1.16 lên 1.12 trong tháng 9. Đây là một dấu hiệu cho thấy hàng hoá ngày càng tồn đọng nhiều trong các kho chứa hàng của các doanh nghiệp.

    Tỷ lệ lãi suất thế chấp của Mỹ giảm
    Hôm qua một nhà lập pháp liên bang cho hay việc chính phủ Mỹ hỗ trợ thị trường tín dụng và doanh số bán nhà đang trên đà giảm sút có thể đẩy lãi suât thế chấp xuống dưới mức 4%.
    Ông James Lockhart, một quan chức trong bộ phận kiểm soát hai hãng thế chấp thuộc quyền chính phủ Fannie Mae và Freddie Mac cho hay, mặc dù tình hình cho thấy lãi suất thế chấp sẽ giảm, ông không biết phải mất bao lâu thì tỷ lệ này mới giảm xuống mức nói trên.
    Các quan chức trong bộ tài chính Mỹ đang xem xét chương trình giảm lãi suất thế chấp vốn sẽ không được áp dụng với các khoản nợ được tái cơ cấu. Các doanh nghiệp bất động sản và các nhà thầu đang vận động mạnh mẽ để chính phủ thông qua các chính sách nhằm tăng doanh số của thị trường nhà đất trong thời kỳ khó khăn của thị trường bất động sản của Mỹ hiện nay.
    Tỷ lệ này sụt giảm mạnh sau khi Cục dự trữ Liên bang FED thông báo kế hoạch trị giá 600 tỷ đô la Mỹ nhằm mua lại các chứng khoán liên quan đến thế chấp và các khoản nợ khác của Fannie, Freddi và ngân hàng cho vay thế chấp nhà ở trong tháng trước . Fannie và Freddi đã đảm bảo cho khoảng một nửa của các khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản trị giá 11.5 ngàn tỷ đô la Mỹ.
    Hôm qua hiệp hội ngân hàng cho vay thể chấp cho biết lượng đơn xin vay thế chấp đã giảm xuống khoảng 7% trong tuần trước.

    Mức chi tiêu của người dân giảm mạnh nhất trong hơn 60 năm qua do suy thoái kinh tế
    Theo một điều tra mới được công bố của bloomberg, sức mua của người dân Mỹ đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1942, và điều này sẽ khiến khủng hoảng kinh tế lan rộng và đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất trong ¼ thế kỉ trở lại đây.
    Sức mua của ngừoi dân, yếu tố sống còn của một nền kinh tế, được dự đoán sẽ rớt 4% trong quý này, tiếp theo đà sụt giảm 3.7% trong quý 3. Đây là lần đầu tiên trong 2 quý liên tiếp con số này vượt ngưỡng 3%.
    Sự sụt giảm doanh số bán hàng sé buộc các doanh nghiệp fải cắt giảm nhân công, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 8,2% vào cuối năm nay, mức cao nhất trong 25 năm qua.
    Tiêu dùng của các hộ gia đinh được dự đoán sẽ giảm 1% trong năm 2009, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc tân công Trân Châu cảng. Các chuyên gia dự đoán, nền kinh tế Mỹ sẽ còn phải liên tiếp ghi nhận những những số liệu ảm đạm cho đến giữa năm sau.

    Mỹ tiến hành bỏ phiếu quyết định việc thông qua gói cứu trợ 15 tỉ đô cho GM, Ford và Chrysler


    Một trong những tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường trong thời gian gần đây chính là kế hoạch cứu trợ đối với khối ngành ô tô. Mới đây, chính phủ Mỹ đã đưa ra gói cứu trợ 15 tỷ đô la như là một giải pháp ngắn hạn giúp các đại gia ô tô vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay, tuy nhiên việc gói cứu trợ này có được thông qua hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

    Hiện Mỹ đang tiến hành bỏ phiếu nhằm xác định số phận của gói cứu trợ trị giá 15 tỉ Đô la dành cho các đại gia ô tô nước này bao gồm General Motors, Ford và Chrysler. Tuy nhiên, phần khó khăn nhất mà kế hoạch này vấp phải lại nằm ở thượng viện.

    Đảng viên đảng Cộng hòa, Richard Shelby, một thành viên cấp cao của Ủy ban ngân hàng thựợng viện, có thể là người phản đối gay gắt nhất gói cưu trợ này

    ?oNếu Chrysler, Ford và General Motors không có những biện pháp cải tổ và nâng cao khả năng cạnh tranh thì gói cứu trợ này chỉ giúp họ sống lay lắt thêm một thời gian nữa mà thôi? Và ngay cả khi có 5 nhà máy của GM hay Ford tại bang của tôi thì tối cũng vẫn fản đối gói cứu trợ này?

    ? Tom Fiedler- Đại học Boston

    ?oRõ ràng rằng các thành viên của Nghị viện và Quốc hội đều nhìn vào quyền lợi của họ truớc tiên và sẽ hiếm có ai đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi của bản thân mình?

    Các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư gần 40 tỉ vào 70 nhà mày của Mỹ tronhg vòng 30 năm qua. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà làm luật phải cân bằng lợi ích kinh tế của Detroit_ thủ phủ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ, với lợi ích bang mình.


    Toyota có khả năng buộc phải cắt giảm cổ tức do lợi nhuận giảm sút


    Khó khăn nối tiếp khó khăn, sau khi tiến hành cắt giảm sản xuất và nhân công, giờ đây toyota lại đang đứng trước nguy cơ phải cắt giảm cổ tức sau khi dự đoán về lợi nhuận của công ty này sụt giảm.

    Tatsuya Mizuno, Giám đốc cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại Tokyocho dự đoán Toyota sẽ phải cân nhắc việc cắt giảm cổ tức nếu tình trạng khó khăn còn tiếp diễn tới năm tài khóa sau.

    Trong tháng 11 vừa qua, doanh số bán hàng của Toyota tại Mỹ, thị trường truyền thống của đại gia ô tô này đã rơi xuống mức thấp nhất trong 28 năm trở lại đây. Đó là do bóng ma suy thoái kinh tế đang khiến những người tiêu dùng Mỹ phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng.

    Để đối phó với tình hình trên, trong thời gian gần đây, toyota đã phải cắt giảm 10% lương của những nhân sự cấp cao, đồng thời, giảm 3000 việc làm tạm thời
    Theo ước tính, lợi nhuận của công ty này sẽ giảm 74% vào năm tài khóa 2008, xuống còn 600 tỉ Yên.

    Việc cắt giảm nhân công và rút vốn đầu tư của Sony sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội.
    Quyết định của Sony về việc cắt giảm 16 000 nhân công được thông báo ngày thứ 3, 9 tháng 12 và rút vốn đầu tư khỏi một số liên doanh đã gây ra một cú sốc mạnh.
    Chính phủ Nhật Bản cho rằng động thái này của Sony có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.
    (Takeo Kawamura ?" người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản)
    ?oCác công ty đang cắt giảm nhân công nhằm mục đích duy trì họat động nhưng họ cũng phải suy nghĩ về những hậu quả về mặt xã hội mà điều này mang lại. Nhất là tại thời điểm cuối năm như bây giờ, những người mất việc sẽ phải đối mặt với một khoảng thời gian thật sự khó khăn.?
    Sony cho biết đợt cắt giảm nhân công lần này nhằm mục đích tiết kiệm 1 tỷ đô la chi phí mỗi năm là một phần của kế hoạch đối phó với tình trạng cầu về các sản phẩm điện tử đang sụt giảm mạnh.
    Trong tháng 10, hãng này đã phải cắt giảm dự báo lợi nhuận năm tài chính 2008 xuống hơn một nửa, từ mức 470 tỷ Yên xuống chỉ còn 200 tỷ, do doanh số sụt giảm chủ yếu ở hai sản phẩm: máy quay kỹ thuật số Cybershot và màn hình tinh thể lỏng Bravia. Thêm vào đó hãng này còn đang bị thua lỗ với sản phẩm màn hình phẳng. Trên thị trường sản phẩm máy nghe nhạc cầm tay, Sony đã tụt lại sau Apple sau khi hãng này tung ra sản phẩm iPod mới. Và những kết quả kinh doanh tồi tệ có thể chưa dừng lại tại đó.
    Sony cho biết có thể sẽ tiết tục cắt giảm dự báo lợi nhuận trong năm nay khi đồng Yên tiếp tục mạnh lên, và trong dài hạn sẽ còn rất nhiều khó khăn với hãng này.

  6. meocon168

    meocon168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Đã được thích:
    4
    uhm may là ko vào đóa
    vào post thì giờ cũng mất hết data roài












  7. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    chẹp, Meo meo
  8. warren1

    warren1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Đã được thích:
    0
  9. sitonmoney

    sitonmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Theo kế hoạch thì trưa thứ 7 (13-12), ace thường xuyên tham gia spam tại topic Full House sẽ tổ chức offline thân mật với mục đích thắt chặt tình đoàn kết, thân ái và bàn kế hoạch làm sao để spam được nhiều bài mà mod không có lý do gì để lock nick.
    Được sự ủy quyền của ace, em xin post chương trình dự kiến để các bác tham gia đóng góp ý kiến.
    Thời gian và địa điểm: 11h ngày 13-12 tập trung tại một quán CF nào đó để ace có dịp giao lưu, làm quen
    12h: lên đường đến một quán nhậu nào đó để ace thắt chặt them mối quan hệ vừa được thiết lập tại quán CF
    14h: Tùy các bác

    Lưu ý: Các bác vào đóng góp ý kiến cho 2 chỗ "nào đó" trong chương trình giúp em nhé

    Danh sách đăng ký tham gia offline:
    1. Bi108
    2. siton (đt: 0912722847. Ym: son09051976)
    3........... các bác đăng ký tham gia tự điền tiếp vào nhé

    Rất mong các bác nhiệt tình hưởng ứng để buổi offline diễn ra đúng kế hoạch và vui vẻ


    Được sitonmoney sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 11/12/2008
  10. sitonmoney

    sitonmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    0
    de le te

    Được sitonmoney sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 11/12/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này