Full House 5 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 15/12/2008.

4632 người đang online, trong đó có 354 thành viên. 14:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 21533 lượt đọc và 1001 bài trả lời
  1. songoku13

    songoku13 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Đã được thích:
    9
    ặc; anh có thấy em nhắn gì đâu. Đừng lẫn lộn anh với bác Kututu nhé

    Được songoku13 sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 25/12/2008
  2. LucThaiMy

    LucThaiMy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Đã được thích:
    2
    Dơ ... nhận vơ
    Ku kia là KU TO ... ku này là ku gì hông biết
  3. warren1

    warren1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Ku ... lông
  4. songoku138

    songoku138 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Ku này là Ku dài dai
  5. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin kinh tế sáng 25.12
    Hoạt động thương mại của Philippin suy giảm
    Sản lượng nhập khẩu của Phillipin đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 17 tháng trở lại đây trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hửong tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
    Theo văn phòng thống kê quốc gia nước này, lượng hàng nhập khẩu giảm 11,1% trong tháng 10, xuống còn 4,58 tỉ đô la sau khi đã tăng 2,5% trong tháng 9. Sản lựong xuất khẩu của quóc gia này cúng đã rớt tới 14,9% trong tháng 10, đánh dấu mức giảm nhiều nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
    Nhu cầu về hàng điện tử và chip máy tính, những mặt hàng chiếm tới 2/3 trong nguồn thu từ hàng xuất khẩu của Phillippin đã sụt giảm do diên biến tồi tệ của kinh tế thế giới. Nhằm đối phó với tình hình không mấy khả quan trên, mới đây, ngân hàng trung ương nứoc này đã hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Nhu cầu về máy tính và điện thoại di động đều giảm. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ của mặt hàng chíp điện tử sẽ giảm 2,2% trong năm nay, mức giảm lầu đầu tiên kể từ năm 2001. Con số này trong năm 2009 sẽ lên tới 5,6%.
    Chủ tịch Toyota có thể sẽ mất chức
    Chủ Tịch tập đoàn Toyota Katsuaki Watanabe có thể sẽ phải nhường chiếc ghế của mình cho ông Akio Toyoda, cháu nội của người sáng lập ra đại gia ô tô số 1 Nhật Bản này vào năm tới sau khi hãng này dự báo thua lỗ lần đầu tiên trong vòng 71 năm trở lại đây.
    Ông Wantanabe sẽ phải chịu trách nhiệm khi Toyota dự báo sẽ thua lỗ 150 tỉ Yên (tương đương 1`.7 tỉ đô) vào năm tài khóa này,.
    Wantanabe đảm nhận chức chủ tịch của Toyota kể từ tháng 6 năm 2005 và đã giúp hãng này giành được ngôi vị số 1 từ tay của General Motor để trở thành nhãn hiệu xe tiêu thụ được nhiều nhất thế giới vào năm nay. Ông cũng chèo lái thành công giúp Toyota vượt qua được cuộc khủng hoảng ngành ô ta tại Mỹ trong khi những đại gia ô tô nước này như Gm, Ford, Chrysler phải nhờ đến khoản trợ giúp của chính phủ để thoát khỏi nguy cơ phá sản
    Người có khả năng kế nhiệm ông Wantanabe là ông Toyoda 52 tuổi, hiện là phó chủ tịch tập đoàn Toyota, Cha ồng, ông Shoichiro Toyoda là cựu chủ tịch hãng này và bây giờ là chủ tịch danh dự của Toyota.
    Thái Lan sẽ tăng mức chi tiêu ngân sách để đối phó với khủng hoảng kinh tế




    Chính phủ Thái Lan dự định sẽ gia tăng mức chi tiêu và hoãn việc thực thi các chính sách thuế để kích cầu trong nước khi các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế này sẽ rơi vào cuộc suy thoái lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây.

    Chính phủ cũng sẽ công bố các biện pháp để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp đang leo thang cũng như gia tăng chi tiêu cho nông nghiệp và phát triển du lịch.
    Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á có thể sẽ sụt giảm trong quý đầu tiên của năm 2009 sau khi tỷ lệ này đã giảm tới 2-3% trong quý này. Lần cuối cùng mà kinh tế Thái Lan suy giảm trong 2 quý liên tiếp là vào từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 3 năm 1999
    Thái Lan cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế xuống còn 3 % trong năm nay, từ mức 5,1% trứoc đó. Kinh tế Thái đựoc dự báo sẽ tăng trưởng từ 0 đến 2% trong năm 2009, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998.
    Gia tăng chi tiêu công có nghĩa là Thái Lan sẽ fải đối mặt với khoản tiền 400 tỉ Bạt thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2010. tuy nhiên theo một chuyên gia kinh tế khỏan chi tiêu trên là cần thiết để thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm mới khi mà suy thoái kinh tế đang vuơn chiếc vòi bạch tuộc của mình khắp mọi ngõ ngách trên thế giới.

    Kinh tế Nhật Bản nhạy cảm trước suy thoái kinh tế toàn cầu

    Ngân hàng trung Uơng Nhật Bản (BOJ) cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang trở nên nhạy cảm hơn trước những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trên tòan thế giới.
    Để đối phó với tình hình trên, vừa qua, BOJ đã hạ lãi suất qua đêm xuống còn mức 0,1% từ mức 0,3% trước đó. Đây là lần hạ lãi suất thứ 2 trong vòng 2 tháng qua.
    BOJ cũng dự định tiến hành mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp và mua lại thêm trái phiếu chính phủ để bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế. Ngân hàng này cũng cam kết sẽ đưa ra các biện pháp khác để nới lỏng tín dụng và vực dậy nền kinh tế đang chìm sâu vào suy thóai.
    Theo một chuyên gia kinh tế cao cấp thì BOJ đang áp dụng những biện pháp mạnh tay và chưa từng có tiền lệ.
    Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Masaaki Shirakawa cho rằng ngân hàng này cần tập trung hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi mà lãi suất cơ bản gần như bằng 0.
    Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã giảm các mức đánh giá về nền kinh tế nước này khi mà đất nước mặt trời mọc đang rơi vào giai đoạn tồi tệ nhất kể từ năm 2002.
    Nhu cầu vàng ở Ấn Độ tăng cao
    Trong bối cảnh suy thoái kinh tế ngày một lan rộng trên toàn cầu, người dân ở miền nam bang Kerala đổ xô đầu tư vào vàng với niềm tin sẽ bảo toàn được giá trị tài sản của mình.
    Kerala là một trong những thị trường vàng lớn nhất của Ấn ĐộLượng vàng được bán ra ở vùng này không ngừng tăng lên mỗi ngày. Giá vàng cũng ngày một tăng cao khi nhu cầu về thứ kim loại quý này là rất lớn. Người dân tin tưởng rằng đầu tư vào vàng trong thời điểm hiện nay là một phương án khôn ngoan.
    "Rõ ràng vàng sẽ là một khoản đầu tư có lợi cho tương lai. Trong khi mọi chuyện đều xấu đi trên thị trường thì giá vàng vẫn tăng. Mọi người đổ xô đi mua vàng có lẽ do họ nghĩ trong tương lai, vàng sẽ tăng giá.?
    Với một số gia đình, mua vàng là để phục vụ cho việc kết hôn bởi với người dân vùng Kerala, vàng là lễ vật rất quan trọng trong các đám cưới.
    [Shivram Phó chủ tịch Hội đồng vàng thế giới]
    "Vàng là loại tài sản mà người tiêu dùng ưa chuộng vào thời điểm hiện nay. Suy thoái kinh tế không hề ảnh hưởng đến thị trường vàng. Người tiêu dùng giờ đây dồn vào mua vàng và các đồ trang sức chế tác từ vàng thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản?
    . Những nhà phân tích thị trường cho rằng nhu cầu của Ấn Độ về đồ trang sức cho đám cưới cũng đã làm giá vàng tại đây tăng cao.
    Nội các Nhật đưa ra dự toán ngân sách cao kỷ lục
    Nội các Nhật Bản đã thông kế hoạch ngân sách cho năm tài chính tới đây với tổng giá trị dự toán lên tới mức cao kỷ lục, 88,5 nghìn tỷ yên (tức 980,6 tỷ đô la Mĩ). Trong thời gian tới, nguồn ngân sách của nước này sẽ được sử dụng vào việc tăng cường an ninh xã hội và các biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển đã được đưa ra trước đó.
    Trong kế hoạch ngân sách mới được thông qua, khoảng 51,7 nghìn tỷ yên sẽ được sử dụng cho các khoản chi tiêu liên quan đến các chính sách lớn chính phủ đã đưa ra. Một trong số này là chương trình trả lương hưu cho người lao động. Theo đó, chính phủ sẽ tăng cường khoảng 2,3 nghìn tỷ yên cho chương trình này vào năm tới.
    Khi tình hình kinh tế ngày càng ảm đạm, chính phủ Nhật sẽ phải đối mặt với vấn đề nguồn thu từ thuế giảm mạnh. Trong thời gian trước mắt, việc tăng thuế là không thể bởi chắc chắn giải pháp này sẽ vấp phải sự phản đối từ phía các nhà lập pháp thuộc phe đối lập.
    Trong điều kiện eo hẹp như vậy, tăng ngân sách thông qua các khoản vay nợ là một lựa chọn dễ thấy. Tuy nhiên, các khoản nợ mới phát hành của chính phủ Nhật đã lên tới 33, 3 nghìn tỷ yên. Tổng giá trị các khoản nợ của chính phủ Nhật đã gấp 1,5 lần GDP của nước này, mức cao nhất trong số các nước tư bản phát triển.
    Dự toán ngân sách nói trên sẽ được trình lên quốc hội Nhật vào đầu tháng sau. Nhiều người cho rằng kế hoạch này có thể vấp phải sự phản đối từ cơ quan lập pháp trong đó phe đối lập chiếm đa số ghế.

    Ổn định giá cả tại TQ khó khăn khi chỉ số giá giảm mạnh.
    Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, gây ra nhiều khó khăn đối với việc ổn định giá cả trong điều kiện kinh tế tăng trưởng chậm lại.
    Những yếu tố dẫn đến tình trạng khó khăn trong ổn định giá ở TQ đó là: giá cả trên thị trường quốc tế dao động mạnh, tìm kiếm việc làm khó khăn và những vấn đề của việc định giá.
    Áp lực về giá cả đã đảo chiều trong những tháng gần đây. Theo cục thống kê quốc gia chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 2,4% trong tháng 11. Đây là một mức tăng rất nhẹ trong chỉ số được coi là thước đó của lạm phát này, do tác động từ việc giá cả hàng hóa trên toàn cầu đi xuống và cầu giảm mạnh khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang trở lên ngày một trầm trọng hơn.
    Trong khi đó, nửa đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng 7,9%, trong đó đỉnh điểm là 8,7% của tháng 2, con số cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Trước đó, vào năm ngoái, chỉ số này tăng 4,8%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1997, dù mức mục tiêu là 3%, nguyên nhân chính là do giá thực phẩm và chi phí nhà ở tăng cao.
    Việc giá cả thay đổi mạnh đang đặt ra những khó khăn cho chính phủ nước này đối với việc ổn định giá, nhằm tránh những bất ổn trong nền kinh tế.
    Sản lượng bông của Trung Quốc có thể giảm hơn 30% trong năm tới.
    Sản lượng bông ở Trung Quốc có thể giảm sút hơn 30% trong năm tới do chi phí sản xuất tăng cao và giá bán giảm.
    Giá bán bông tại các nông trại TQ đã giảm 25% so với 1 năm trước do cầu về vải giảm, trong khi đó giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu cũng đồng lọat đi xuống.
    Trung Quốc là nước trồng bông lớn nhất thế giới, tuy nhiên trong năm nay diện tích canh tác bông đã thu hẹp 18% so với năm trước do giá bán bông giảm.
    Dự trên những số liệu của năm nay, một số chuyên gia cho rằng sản lượng sẽ giảm khoảng 30 triệu kiện bông trong năm tới, mức thấp nhất kể từ năm 2005 và giảm 18% so với năm 2008. Con số sụt giảm lớn nhất trong sản lượng bông được dự tính là hơn 30%.
    TQ cũng là nước xuất khẩu vải lớn nhất thế giới và trong tháng 11, khối lượng xuất khẩu đã giảm 8%.


  6. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Trung Quốc đưa ra thêm nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ ngoại thương
    Trong phiên họp ngày hôm qua, Quốc hội TQ đã thông báo sẽ đưa ra thêm các biện pháp mới để thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ ngoại thương.
    Cụ thể, những biện pháp thúc đẩy tiêu dùng nội địa bao gồm: Mở thêm nhiều cửa hàng mới và các trung tâm phân phối, cũng như nâng cấp các cửa hàng đang hoạt động tại tất cả các vùng nông thôn trong 2 năm tới; tăng trợ cấp để khuyến khích mua hàng hóa, nâng cao các dịch vụ sau bán hàng; nâng cấp và tiêu chuẩn hóa các khu bán thực phẩm tại nông thông để bảo đảm thuận lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thêm vào đó, nước này sẽ tăng cường giám sát chất lượng và tiêu chuẩn an toàn của hàng hóa.
    Chính phủ cũng sẽ giảm bớt thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghệ cao và có lượng giá trị gia tăng cao, cũng như tăng ngân quỹ dành cho phát triển thương mại. Một số hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế giam dịch cũng sẽ được điều chỉnh lại, cùng với các tiêu chuẩn về môi trường và kỹ thuật.
    Chính phủ cũng tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ, các ngành mang tính bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
    Fortis thua lỗ 295 triệu euro sau quyết định của toà án tối cao Bỉ
    Vừa qua, tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính tại Châu Âu là Fortis, mà đang bên bờ vực phá sản, cho biết đã thua lỗ thêm 295 euro trong việc lưu hành ngoại tệ sau khi Tòa án tối cao Bỉ đã hoãn lại thương vụ bán những bộ phận của tập đoàn này cho ngân hàng BNP Paribas của Pháp.
    Vào ngày mùng 8 tháng 12, Fortis đã mua một lượng lớn tiền đô la và tiền bảng Anh nhằm chuẩn bị cho thương vụ với BNP Paribas, và khi thương vụ trên bị hoãn lại, Fortis phải chịu áp lực bán lượng ngoại tệ đó đi, và kết quả là đã phải chịu thua lỗ lớn khi hai đồng tiền trên đều đang mất giá mạnh.
    Khoản thua lỗ trên đã khiến cho lượng tiền mặt quy ước của Fortis đã giảm từ 2,1 tỷ xuống còn 1,8 tỷ euro. Tuy nhiên Fortis khẳng định rằng việc thua lỗ vừa qua không hề ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của những bộ phận mà sắp sửa được bán cho Paribas.
    Hai tháng trước, BNP Paribas đã đồng ý mua lại bộ phận ngân hàng và hệ thống bảo hiểm của Fortis tại Bỉ. Tuy nhiên vụ mua bán đó đã bị tòa án phúc thẩm tại Brussel hoãn lại vì cho rằng quyết định cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra sau hội nghị cổ đông mà diễn ra vào tháng 2. Sự trì hoãn này đã gây rắc rối cho Paribas khi mà ngân hàng tại Pháp này muốn nhanh chóng thâu tóm những bộ phận của Fortis nhằm duy trì khách hàng tại những bộ phận đó.
    Đức lên kế hoạch cho gói kích thích thị trường lần thứ 2, trị giá 25 tỷ euro
    Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Thủ tướng Đức, bà Angela merkel cùng với những quan chức cao cấp của nước này đã lập một kế hoạch huy động 25 tỷ Euro cho gói kích thích thị trường lần thứ hai, và được biết nằm trong 25 tỷ euro này, 10 tỷ sẽ được chính phủ hỗ trợ cho hệ thống bảo hiểm xã hội.
    Gói kích thích thị trường lần này vẫn thấp hơn mức mong đợi nhưng đã thực hiện đúng theo những quy định mà Liên minh Châu Âu đưa ra về thâm hụt ngân sách.
    Liên minh EU đã quy định mức thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên phải được giữ từ mức 3% của GDP trở xuống. Và như vậy, tính ở nước Đức thì quốc gia này phải giữ mức thâm hụt của mình thấp hơn con số 75 tỷ Euro.
    Trong bối cảnh ngân sách quốc gia của Đức đã bị ảnh hưởng đáng kể do sự suy giảm nguồn thu các khoản thuế gây nên bởi sự chậm chạp trong tăng trưởng kinh tế. Đồng thời thất nghiệp tăng cao đã tiêu tốn thêm một khoản tài chính của ngân sách cho trợ cấp xã hội. Và khi gói kích thích nền kinh tế lần thứ nhất được đưa ra thì đã khiến cho ngân sách nước này thâm hụt 50 tỷ Euro, như vậy chỉ còn 25 tỷ dành cho gói cứu trợ lần này.
    Chính phủ Đức luôn muốn giữ hình ảnh là một thành viên cốt cán trong việc duy trì và phổ biến hiệp ước ổn định và phát triển chung của liên minh, mà trong hiệp ước này lại có những quy định hạn chế về các khoản nợ và thâm hụt ngân sách. Cho nên, Đức không muốn viện cớ đến bối cảnh cấp thiết của nền kinh tế hiện nay giống như Pháp và Italia để có thể thu hẹp những quy định của hiệp ước trên.
    Số lượt người đi mua sắm ở Mỹ giảm 24%

    Kỳ nghỉ giáng sinh và năm mới năm nay được dự đoán có khả năng sẽ trở thành kỳ nghỉ lễ tồi tệ nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, và điều này được thể hiện khá rõ trong các bản báo cáo mới được công bố.

    Theo các số liệu thống kê thì số lượt người đi mua sắm tính trong tuần trước giáng sinh tại Mỹ đã giảm tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các chương trình khuyến mãi giảm giá của các cửa hàng đã không kéo được người tiêu dùng quay trở lại với nếp mua sắm cũ, đặc biệt là trong tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay. Điều này đã khiến kỳ nghỉ giáng sinh và năm mới năm nay có khả năng trở thành kỳ nghỉ tồi tệ nhất trong vòng 4 thập niên trở lại đây.
    Cụ thể, chỉ tính riêng từ ngày 19 đến 21 tháng 12, hoạt động bán lẻ đã giảm 5.3%. Số liệu này không gây bất ngờ cho nhiều người do người tiêu dùng Mỹ hiện đang áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng trước tình trạng thất nghiệp gia tăng và giá nhà sụt giảm.
    Trước tình hình này, các đại gia bán lẻ đã phải đồng loạt giảm giá, điển hình như Mary Inc và Saks Inc, hai hãng này đã phải tiến hành chiến dịch giảm giá tới 70% để lôi kéo khách hàng, tuy nhiên dường như giải pháp này đã không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
    Cũng theo các số liệu thống kê thì số lượt người đi mua sắm vào ngày 20 tháng 12 cũng giảm 17% so với năm ngoái. Ngày thứ 7 này vốn thường được gọi là ngày thứ 7 bội thu do rơi vào thời điểm cuối tuần ngay trước giáng sinh.
    Bên cạnh các thống kê nói trên, thì Uỷ ban quốc tế các trung tâm thương mại cũng dự đoán, lượng tiêu thụ hàng hoá của thị trường Mỹ trong 2 tháng 11 và 12 sẽ giảm tới 2%, cao gấp đôi so với mức 1% dự đoán đưa ra trước đó.

    Lượng người thất nghiệp tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây

    Thất nghiệp đang là một thực trạng nhức nhối đối với nền kinh tế Mỹ, khi mà con số sa thải nhân viên của các công ty không còn dừng lại ở hàng trăm mà đã tăng lên hàng nghìn.

    Số người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây, một dấu hiệu cho thấy các công ty sẽ tiếp tục cắt giảm nhân công trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
    Theo một báo cáo mà bộ lao động Mỹ công bố tại Washington thì số lượng người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã tăng lên 586.000 người, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1982, tăng tới 30.000 so với mức 556.000 của tuần trước đó. Mức trung bình tính chung cho 4 tuần trở lại đây cũng là mức cao nhất từ năm 1982.
    Số liệu này đã phản ánh một thực tế của thị trường lao động Mỹ, một thị trường đang phải trải qua những biến động lớn khi mà các công ty đồng loạt tiến hành sa thải nhân công trong những tháng cuối năm và lượng người thất nghiệp đã vượt quá ngưỡng 2 triệu. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến việc giải quyết tình trạng thất nghiệp đang trở thành mục tiêu hàng đầu của tống thống mới đắc cử Barrack Obama.

    Tăng trưởng kinh tế Canada bị sụt giảm

    Ảm đạm, đó là hai từ thường được nhắc đến khi người ta đề cập đến tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, theo đó, mọi quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đều đang phải chứng kiến sự sụt giảm tăng trưởng, và Canada cũng không phải là một ngoại lệ.

    Tăng trưởng kinh tế của Canada đã sụt giảm 0.1% trong tháng 10 do số lượng các đơn đặt hàng bán buôn ô tô giảm và sự sụt giảm sản lượng sản xuất.
    Theo công bố mà cục thống kê Canada đưa ra vào hôm qua, hoạt động bán buôn đã giảm 2.7% và sản xuất giảm 0.7%, đây là lần thứ 3 chỉ số này sụt giảm trong vòng 5 tháng trở lại đây. Theo đó, GDP của nước này có khả năng sẽ giảm 0.3% trong thời gian tới.
    Cũng theo nhận định mà bộ tài chính Canada đưa ra thì nước này đang phải trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế do thị trường tài chính đóng băng, sự sụt giảm hoạt động xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực như gỗ và xe hơi, và sự giảm mạnh của giá dầu trong thời gian gần đây. Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn thì nền kinh tế lớn thứ 8 của thế giới này sẽ phải ghi nhận sụt giảm GDP lên tới 0.4% và mức thâm hụt ngân sách cao chưa từng thấy trong vòng 1 thập niên trở lại đây.
    Số liệu mới được công bố này đã thêm những gam màu tối vào bức tranh kinh tế vốn đã ảm đạm của Canada, trong đó, hoạt động xây dựng giảm 0.3% và sản lượng bán lẻ đầu ra giảm 0.1%.

    UBS được SEC tạm miền thi hành lệnh cấm thực hiện hoạt động tư vấn

    Một thông tin mới đến từ UBS, theo đó, ngân hàng này đã được ủy ban chứng khoán Mỹ SEC tạm miễn thi hành lệnh cấm thực hiện hoạt động tư vấn.

    UBS AG, đại ngân hàng của Thụy Sĩ, đã được Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC cho phép tạm miễn việc ngừng hoạt động tư vấn. Trước đó, ngân hàng này đã phải đối mặt với những cáo buộc về việc đưa ra những nhận định sai lầm và làm ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư. SEC đưa ra quyết định tạm miễn nói trên đối với UBS là do ngân hàng này đã thành công trong quá trình thảo luận. Theo đó, UBS và Citigroup sẽ phải bỏ ra khoảng 30 tỷ đô la để trả cho hàng chục nghìn nhà đầu tư tiến hành đầu tư trên thị trường chứng khoán có lãi suất quyết định thông qua đấu giá, hay còn gọi là thị trường ARS.
    Cụ thể, trong thị trường ARS, các tổ chức phát hành chứng khoán sẽ tiến hành vay tiền trong dài hạn với mức lãi suất ngắn hạn. Trong nhiều năm qua, lãi suất này thường được quyết định dựa trên những buổi đấu giá được tổ chức định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Tuy nhiên, thị trường ARS đã phải tạm đóng cửa trong tháng 2 do những biến động xấu của kinh tế. Theo đó, SEC cáo buộc UBS là đã có những hoạt động tư vấn đi ngược lại với nguyên tắc và tình hình thực tế của thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư và làm gia tăng rủi ro của các ARS mà ngân hàng này bảo đảm, phát hành và bán.
    Việc được tạm miễn lệnh cấm này là một tin mừng đối với UBS, vì nếu lệnh này được thực hiện thì UBS sẽ không được phép tiến hành một số hoạt động tư vấn, vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng.


    Ngành xây dựng Hungary trước suy thoái kinh tế
    Ngành xây dựng và bất động sản Châu Âu vốn đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, hiện tại ngành này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tín dụng và thời điểm làm ăn khó khăn khi các nền kinh tế trong khu vực đang chìm sâu vào suy thoái. Ngành xây dựng của Hungary là một ví dụ điển hình cho tình trạng này.
    Các công ty xây dựng trên khắp đất nước Hungary đang phải đương đầu với khó khăn về mặt tài chính trong khi tiến độ cho vay thế chấp ở nước này đang chững lại sẽ làm cho nhu cầu xây dựng nhà dự kiến giảm mạnh vào năm tới. Trước tình thế này, nhiều hãng xây dựng đã quyết định để ?otreo? các dự án và tiến hành cắt giảm nhân lực.
    Trong thập niên vừa qua, nhiều nàh đầu tư nước ngoài đã tìm đến thị trường bất động sản phát triển như vũ bão này. Tuy nhiên, khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lan tới Hungary, các ngân hàng rút vốn cho các công ty xây dựng vay nên đã khiến dự án của nhiều hãng bị sụp đổ.
    Nhằm giúp khối ngành vốn là xương sống của kinh tế nước này, tuần trước chính phủ Hungary đã thông báo sẽ bơm khoảng 100 tỷ forin, tức 487,9 triệu đô la Mỹ vào khối ngành xây dựng.
    Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, năm tới sẽ là một năm đặc biệt khó khăn đối với khối ngành xây dựng của Hungary khi mà tiến độ cho vay của các ngân hàng đang chậm lại và các ngân hàng cũng đang thắt chặt các điều kiện cho vay khi mà cuộc khủng hoảng tài chính chưa có hồi kết.

    cuộc khủng hoảng Sâm-panh tại Pháp

    Khi kinh tế thế giới đang chìm sâu vào suy thoái như hiện nay, nhiều nhà phân tích thị trường cũng như những người yêu thích loại rượu sâm-panh của Pháp băn khoăn: Liệu doanh số bán ra của loại sản phẩm này có bị ảnh hưởng? Mời quý vị và các bạn xem thông tin sau đây để có lời giải đáp!
    Sâm-panh từ lâu đã là biểu tượng cho phong cách và sự sang trọng của nước Pháp và trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất loại rượu này vẫn làm ăn phát đạt. Với nhu cầu cao từ thị trường truyền thống và thị trường mới nổi, ngành công nghiệp rượu Pháp đã đạt được doanh thu kỷ lục vào năm 2007 là 4,5 tỷ euro với sản lượng 338 triệu chai được chuyển đi khắp thế giới.
    Tuy nhiên, tổng doanh số bán ra của mặt hàng này đã trượt mất 4,9% trong 10 tháng đầu năm 2008 và lượng hàng xuất sang một số thị trường đã giảm khoảng 10% trong năm nay do hai lý do: một là đồng euro ngày càng mạnh hơn so với các ngoại tệ khác; hai là, do cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Mặc dù vậy, ông Daniel Lorson, thuộc hiệp hội Sâm-panh Pháp vẫn lạc quan khi nói về viễn cảnh ngành công nghiệp này: put all our eggs in the same basket
    ?oNhững thua lỗ của chúng tôi tại thị trường Mỹ như hiện tại, lại được bù đắp bởi sự phát đạt tại các thị trường khác như: Nga, Trung Quốc, Brazil, Mexico và nhiều nước khác. Sở dĩ, ngành công nghiệp rượu sâm-panh của chúng tôi vẫn trụ vững trước suy thoái là do chúng tôi biết lường trước khó khăn và không quá tập trung vào một thị trường.?
    f (Nam) Daniel Lorson, Hiệp hội Sâm-panh Pháp
    Còn Benoit Tarlant, thế hệ thứ 12 trong gia tộc Tarlant vốn có truyền thống sản xuất rượu từ năm 1687 cho biết:
    ?oBây giờ là thời điểm cuối năm 2008 nhưng chúng tôi đang bán những chai rượu sản xuất từ năm 1998, 2000 hay 2002, nên ý niệm về thời gian của chúng tôi là rất khác. Tức là, loại sâm-panh chúng tôi đang sản xuất hiện tại sẽ được bán vào khoảng năm 2018, biết đâu lúc đó nền kinh tế thế giới lại phát triển mạnh thì sao?!?
    f Benoit Tarlant, Một người kinh doanh rượu
    Dù nói gì thì mùa lễ hội năm nay sẽ thực sự khó khăn với ngành công nghiệp sản xuất rượu sâm-panh của Pháp. Riêng quý 4 năm ngoái ngành công nghiệp này đã đạt 40% trong tổng doanh số cả năm. Tuy nhiên, con số này của năm nay được dự đoán sẽ thấp hơn rất nhiều.
  7. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    ăn cơm đã rùi pót tiếp
  8. warren1

    warren1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Bực mình với con đĩ VNI
  9. songoku138

    songoku138 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2008
    Đã được thích:
    1
    múc nó mất tiền ah hay sao mà chửi
  10. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Hàn Quốc chi 4,1 tỷ đô la Mỹ nhằm ổn định thị trường việc làm

    Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 tại Hàn Quốc đã tăng đến 3,3% với số lao động thất nghiệp lên đến 750.000 người, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 16 tháng qua. Hôm nay, chính phủ nước này cho biết sẽ chi đến 4,1 tỷ đô la trong năm tới để ổn định thị trường việc làm.

    Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch chi 5,4 nghìn tỷ won, tương đương với 4,1 tỷ đô la Mỹ trong năm tới nhằm ổn định thị trường việc làm tại quốc gia này. Nguyên nhân là do số việc làm mới tại Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và các công ty không có ý định tuyển dụng thêm nhân viên nhằm cắt giảm chi phí không cần thiết trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay.

    Bộ trưởng bộ lao động Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ đưa ra các chương trình hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người dân và hỗ trợ tài chính khi cần thiết.

    Được biết các chương trình này sẽ trợ giúp cho 1,74 triệu người dân Hàn Quốc. Cũng theo bộ lao động, chính phủ nước này sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nếu tình hình trở nên xấu hơn và con số thất nghiệp lên đến 1 triệu người.

    Hynix cắt giảm chi tiêu, trì hoãn kế hoạch đầu tư vào Numonyx

    Sau khi phải nhận gói cứu trợ trị giá 800 tỷ won (tương đương 590 triệu USD) để có thể duy trì hoạt động kinh doanh, tập đoàn sản xuất chip điện tử Hynix của hàn Quốc cho biết sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu và trì hoãn kế hoạch đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

    Tập đoàn Hynix, nhà sản xuất chip điện tử và thiết bị bán dẫn lớn thứ hai trên thế giới của Hàn Quốc cho biết hãng sẽ cắt giảm chi tiêu ở một nhà máy tại quốc gia này và cũng sẽ trì hoãn kế hoạch liên doanh với Numonyx của Trung Quốc trị giá 260 triệu đô la Mỹ cho đến năm sau.

    Nguyên nhân là do hãng này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt khi cuộc khủng hoảng tín dụng vẫn còn tiếp diễn.

    Theo đó, Hynix sẽ xem xét lại kế hoạch cắt giảm chi tiêu từ mức 646 tỷ won, tương đương với 491 triệu đô la Mỹ xuống chỉ còn 491 tỷ won.

    Hãng sản xuất chip điện tử này hiện đang phải nỗ lực huy động vốn và cắt giảm sản xuất để có thể duy trì được hoạt động trong bối cảnh kinh tế suy thoái đã khiến giá chip và nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử giảm mạnh.



    Tam Lộc tuyên bố phá sản

    Xin chuyển sang một thông tin về hãng sữa lớn nhất của Trung Quốc, Tam Lộc. Được biết hãng này đã buộc phải phá sản do những bê bối về sữa nhiễm độc bùng phát vào giữa tháng 9 vừa qua.

    Fonterra, công ty đa quốc gia có trụ sở tại New Zealand và là nhà xuất khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới, chiếm 43% cổ phần trong Tam Lộc cho biết, tòa án ở Thạch Gia Trang tại tỉnh Hà Bắc đã tuyên bố phá sản Công ty sữa Tam lộc, một trong 22 công ty bị phát hiện có các sản phẩm sữa nhiễm độc.

    Ông Andrew Ferrier, Giám đốc điều hành tập đoàn Fonerra, cho biết, tuyên bố phá sản không phải là một điều bất ngờ vì Tam Lộc đang ở trong một tình thế rất khó khăn. Công ty này đang phải đối mặt với những khoản nợ ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng sữa nhiễm độc tố melamine.

    Tòa án ở Thạch Gia Trang cũng chỉ định một quan chức chịu trách nhiệm xử lý các tài sản và chi trả các khoản nợ của Tam Lộc trong vòng 6 tháng tới.

    Có ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong và trên 54.000 người phải nhập viện sau khi 22 công ty, bao gồm cả Tam Lộc bị phát hiện bán các sản phẩm sữa nhiễm melamine. Theo Bộ y tế Trung Quốc, hiện 861 em nhỏ vẫn đang nằm viện do uống phải sữa nhiễm melamine và 154 em trong tình trạng nguy kịch.



    Nhật bản: Xuất khẩu máy móc xây dựng giảm mạnh


    Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất chính là xây dựng. Các công trình xây dựng dở dang nằm chờ vốn và các dự án xây dựng mới cũng bị hoãn lại. Tình hình trên đang gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu các linh kiện máy móc xây dựng của Nhật bản.


    Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu đối với các mặt hàng máy kéo và máy xúc giảm mạnh, giá trị các đơn hàng vận tải máy móc xây dựng của Nhật bản đã giảm 22% trong tháng qua.

    Theo công bố của Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị xây dựng Nhật bản, tổng giá trị các đơn hàng vận tải trong tháng 11 chỉ đạt 171.9 tỷ yên tương đương với 1.9 tỷ đô la Mỹ. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng sụt giảm 15% xuống chỉ còn 112.8 tỷ yên, sự sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua.

    Trong khi đó, doanh số bán hàng nội địa trong tháng trước cũng giảm 32%, chỉ đạt 59.1 tỷ yên do tình hình xây dựng bị đình trệ.



    Suzuki: Các nhà sản xuất ôtô Nhật bản có khả năng sáp nhập

    Trong cuộc phóng vấn với tờ Nickkei, ông Osamu Suzuki - chủ tịch hãng sản xuất ôtô lớn thứ 2 Nhật bản Suzuki Motor cho biết, các nhà sản xuất ôtô nước này có thể sẽ hợp nhất thành 3 hãng sản xuất lớn nhằm đối phó với tình hình nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh như hiện nay.

    Ông Suzuki nhận định các hãng ôtô Nhật bản sẽ có thể còn phải chịu những ảnh hưởng của cuộc tài chính toàn cầu cho đến tận tháng 7 hoặc tháng 8 năm sau. Nền công nghiệp ôtô hiện nay bao gồm hơn 10 nhà sản xuất. Theo ông Suzuki, quá trình sáp nhập sẽ hình thành nên 3 đại gia ôtô Nhật bản vững mạnh hơn.

    Trong tuần này, Toyota Motor ?" hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật bản đã đưa ra dự báo về lần thua lỗ đầu tiên trong vòng 71 năm qua. Suzuki Motor cũng phải cắt giảm 10% sản lượng trong tháng trước do nhu cầu trong nước và thế giới giảm mạnh.

    Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm tới doanh số ôtô tại Nhật bản có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm do tình hình thất nghiệp và tỉ lệ dân số già gia tăng cộng với tình hình kinh tế suy thoái.

    Trước tình hình trên ông Suzuki cũng nhấn mạnh các nhà sản xuất ôtô nước này nên tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa.



    Hậu quả từ vụ lừa đảo của Madoff đối với các nhà đầu tư tư nhân và niềm tin của thị trường

    Hậu quả trực tiếp là có giới hạn, song hậu quả gián tiếp của vụ lừa đảo do Madoff thực hiện có thể sẽ là rất lớn. Danh sách các nhà đầu tư của Madoff có vẻ đã lan sang cả khu vực các cá nhân ở tầng lớp thượng lưu ở châu âu và nước Mỹ.
    Vụ lừa đảo làm khánh kiệt tài sản của các cá nhân thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ tác động lên các ngân hàng tư nhân, và rất nhiều người ở Paris, Geneva, Manhattan and Palm Beach.
    Chính các tác động gián tiếp của vụ lừa đảo này làm cho các quỹ đầu tư phòng vệ lo lắng. Bất kỳ nhà đầu tư của quỹ phòng vệ nào được hỏi cũng cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu trả hết nợ trong quý 1 do các nhà đầu tư nhỏ đang mất đi sự tin tưởng vào các quỹ phòng vệ.
    Ngành đầu tư phòng vệ sẽ thu hẹp lại. Thu hẹp lại bao nhiêu thì còn chưa rõ nhưng có vẻ như ngành này đã sụt giảm tới 40% tài sản được quản lý.
    Những thử thách mà ông Obama gặp phải khi giải quyết vấn đề với tầng lớp lao động và trung lưu
    Tổng thống mới đắc cử Barack Obama đã hứa sẽ giải quyết vấn đề bất bình đẳng về thu nhập và sự nghèo khó của tầng lớp lao động và trung lưu, song ông đang gặp phải những thử thách lớn khi mong muốn đảo ngược lại những gì đã diễn ra hàng thập kỷ nay.
    Tầng lớp trung lưu, tầng lớp được coi là nắm giữ chìa khóa cho sự khôi phục kinh tế của Mỹ, đã thu hẹp lại kể từ thập kỷ 70 khi nguồn thu nhập giảm. Nhiệm vụ của ông Obama là phải đảo ngược xu hướng cắt giảm nhân lực, phá sản và tịch biên tài sản thế chấp.
    Ông Obama có kế hoạch thúc đầy nền kinh tế thông qua cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, cung cấp vốn cho các công trình công cộng, chăm sóc y tế và các chương trình xã hội khác.
    Nhưng một số nhà phân tích cho rằng các biện pháp mà ông đưa ra là không thỏa đáng và rằng các biện pháp căn bản như đưa ra các rào cản bảo hộ thương mại hay hạn chế nhập khẩu lao động sẽ là những giải pháp duy nhất.
    Tuy vậy, hôm chủ nhật vừa rồi, ông Obama vẫn khẳng định rằng chính quyền của ông sẽ hoàn toàn tận tâm với tương lai của tầng lớp trung lưu và các gia đình lao động của Mỹ.

    Người dân Mỹ đi mua sắm vào phút cuối cùng trước Giáng Sinh
    Chỉ một ngày trước giáng sinh, những người tiêu dùng Mỹ trước đó vẫn còn chần chừ đã đổ ra đường để mua những món quà vào phút cuối. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ lại cố gắng để cho một mùa nghỉ lễ với nhiều khó khăn trôi qua và bắt đầu nỗ lực tăng doanh số bán hàng cho những ngày sau giáng sinh.
    Các cửa hàng đã mở cửa với thời gian dài hơn, đưa ra những mức giảm giá mạnh tay hơn để lôi kéo những khách hàng đang cẩn trọng trước bối cảnh của cuộc suy thoái. Song các cửa hàng này cũng không kỳ vọng có thể cứu vãn mùa mua sắm vào dịp lễ tồi tệ nhất trong vòng 40 năm nay.
    Những khách hàng đi mua sắm ngày hôm qua ?" một ngày trước lễ giáng sinh - cho biết các món hàng vẫn chưa đủ hấp dẫn để họ rút ví chi tiêu.
    Một số chuyên gia theo dõi thị trường dự đoán doanh số bán hàng trong dịp lễ - bao gồm tháng 11 và tháng 12 sẽ sụt giảm. Theo các số liệu thống kê, trong vòng 40 năm qua chưa có một năm nào mà doanh số bán hàng lại sụt giảm như vậy.

Chia sẻ trang này