Gấp, khẩn........các anh F319 vào hết đây...!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tieuthucodon, 08/07/2011.

6820 người đang online, trong đó có 635 thành viên. 20:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 9282 lượt đọc và 185 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    @Gatehn
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    1 LĨNH VỰC MỚI MẺ NHƯNG SIÊU LỢI NHUẬN:

    ĐẦU TƯ (HAY ĐẦU CƠ) ĐẤT NGHĨA TRANG - CẦN VỐN NHỚN + QUAN HỆ !

    NGHĨA TRANG ẢO ĐÂY:

    http://www.nhomai.vn/
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    bán may bay + du thuyền !

    1 ý tưởng nhớn nhưng thực tế !
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Bất lực nhìn Trung Quốc “vét” hàng


    Nguyên liệu nông sản trong nước đang thiếu trầm trọng nhưng doanh nghiệp (DN) Trung Quốc ồ ạt thu hết, từ cà phê, tiêu, thủy sản đến trái cây. Giá mua của DN Trung Quốc cao gấp ba lần giá gốc khiến cho DN trong nước chỉ biết bất lực đứng nhìn. Đó là vấn đề nổi cộm được nêu ra tại cuộc họp giao ban xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6-7.

    Cấm trên biển, vét trên bờ

    Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết sáu tháng qua, sức cạnh tranh thủy sản của VN có bước tiến so với các nước về chất lượng hàng. Tuy giá trị xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các DN thủy sản đang gặp phải những khó khăn. Hiện các mặt hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu khi mà nhu cầu thế giới đang tăng lên. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỉ USD nhưng ba tháng qua tôm bị dịch bệnh khiến cho diện tích nuôi trồng ở miền Trung và miền Nam giảm đáng kể.

    Trong khi đó, với lãi suất cao cũng khiến cho các cơ sở nuôi cá tra giảm đi. Đặc biệt, nguồn hải sản thiếu trầm trọng do vừa qua Trung Quốc có các hành động cấm khai thác đã tác động rất lớn đến nguồn cung. "Mặt khác, DN Trung Quốc sang thu mua cả trên biển và trên bờ bởi họ có lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và cạnh tranh về giá làm cho các DN trong nước gặp nhiều khó khăn khi thu mua hàng của bà con ngư dân" - ông Nam phàn nàn.

    Từ đó, đại diện VASEP kiến nghị Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần có những biện pháp kiểm soát các DN nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc đang cạnh tranh thu mua nguyên liệu của chúng ta phù hợp với cam kết WTO. Nếu không có những biện pháp mạnh tay thì nguyên liệu của ta sẽ chảy sang nước bạn hết.

    Bộ Công Thương: Chuyện nhạy cảm!

    Ông Đỗ Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu VN, cho rằng tình hình thị trường nông sản VN năm 2011 rất giống với năm 2008, đầu năm giá bán tăng cao nhưng giữa năm lại đi xuống. Năm 2008 xảy ra hiện tượng đầu cơ hàng hóa, thị trường trở thành tổng kho lớn. Bên cạnh đó, các DN nước ngoài tập trung mua hàng với số lượng lớn rồi đưa vào kho ngoại quan. Bởi các DN nước ngoài có lợi thế về lãi suất và giá mua cao nên họ có ưu thế hơn DN trong nước. Ngoài ra, một số DN trong nước trở thành nhà gia công cho nước ngoài.

    Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), cho hay đây không phải là lần đầu tiên các DN Trung Quốc mua thủy sản, nông sản VN. Tuy nhiên, năm nay mức độ nghiêm trọng hơn do các địa phương không tạo điều kiện cho DN trong nước thu mua nguyên liệu, mà tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài trả giá cao hơn. Bà Miêng dẫn chứng, chẳng hạn như vải thiều, thương lái Trung Quốc vào tận vườn trả giá cao gấp ba lần giá gốc. Mỗi ký vải DN trong nước chỉ mua từ 3.000 đến 5.000 đồng, thế nhưng thương nhân Trung Quốc mua với giá từ 10.000 đến 16.000 đồng.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết các vấn đề liên quan đến hàng nông sản đang được Bộ xử lý. Chuyện thu mua nguyên liệu nông sản nói chung, Bộ yêu cầu phản ánh cụ thể từ các địa phương, DN nào vi phạm tham gia vào thị trường VN sẽ bị xử lý nghiêm. Đối với thương lái là lĩnh vực rất nhạy cảm, khó xử lý vì hoạt động chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Bộ chủ trương một mặt ủng hộ các hoạt động buôn bán chính ngạch hoặc mậu dịch biên giới theo pháp luật hai nước.

    Theo ông Biên, nếu các thương lái, DN nước ngoài thu mua nông sản trái quy định pháp luật VN, các địa phương và hiệp hội hãy phản ánh cụ thể, vướng mắc cụ thể. Để từ đó Bộ đối chiếu với quy định và tạo điều kiện cho DN xuất khẩu.

    Phải thay đổi tư duy kinh doanh

    Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết từ tháng 5 và 6, giá nhiều mặt hàng có xu hướng chững lại và giảm, điển hình như dầu thô từ hơn 100 USD xuống còn 90 USD. Nhiều mặt hàng nông sản có thể sẽ giảm giá thời gian tới. Do đó, Bộ muốn cảnh báo rằng thời kỳ DN xuất khẩu chỉ biết thu lợi về mình. Ngược lại, giờ nông dân chủ động hơn với nguồn hàng của mình, thu được lợi nhuận nhiều hơn. Muốn cạnh tranh với DN nước ngoài, bản thân DN trong nước phải thay đổi tư duy kinh doanh với nông dân.

    (Theo Pháp luật TP.HCM)
  5. tieuthucodon

    tieuthucodon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    70
    Em chưa kinh doanh online bao giờ
    thấy hình thức này cũng mới lạ
    Có gì anh PM tư vấn thêm nhé [};-
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Đại gia Việt chơi du thuyền Trung Quốc


    Cập nhật lúc 08/07/2011 10:06:36 AM (GMT+7)
    Hiện tại có khá nhiều khách hàng quan tâm tới du thuyền nhưng số lượng người mua lại khiêm tốn vì họ còn băn khoăn nhiều vấn đề, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới quyết định mua.


    Nhiều tiềm năng


    Mới xuất hiện tại Việt Nam, lượng tiêu thụ còn thấp do thị trường chưa tạo được cú hích đáng kể nào song theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành, thị trường du thuyền Việt Nam sẽ sôi động và cũng không kém cạnh tranh trong thời gian tới khi mà nhu cầu của giới VIP về mặt hàng này đang lên.

    Bà Dương Hồng Thúy, Giám đốc văn phòng đại diện Công ty sản xuất thiết bị tàu thuyền HENO-Triết Giang-Trung Quốc cho biết thị trường du thuyền tại Việt Nam hiện nay khá kén khách, tập trung nhiều ở dòng trung cấp (giá vài trăm ngàn USD), dòng cao cấp hầu như không có.

    [​IMG]

    Khách hàng của các công ty du thuyền hầu hết là các công ty tư nhân, công ty lữ hành có dịch vụ cho thuê du thuyền. Ít tư nhân mua du thuyền một phần vì giá du thuyền khá đắt, một phần vì chính sách thuế dành cho hai khu vực là khác nhau.

    Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công Ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải Việt Nam, với tư nhân, du thuyền nhập khẩu bị áp thuế 10% thuế nhập khẩu, 10% VAT và 30% thuế tiêu thụ đặc biệt. Những doanh nghiệp lữ hành có chức năng vận chuyển hành khách sẽ được miễn khoản thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện tại có khá nhiều khách hàng quan tâm tới du thuyền nhưng số lượng người mua lại khiêm tốn vì họ còn băn khoăn nhiều vấn đề, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới quyết định mua.

    Cùng chung nhận định với bà Thúy, ông Tuấn cũng khẳng định, ở Việt Nam, du thuyền dòng trung cấp là chủ yếu. Giá trung bình cho một du thuyền trung cấp khoảng 2 tỷ đồng. Ông Tuấn chia sẻ, du thuyền được định giá theo chiều dài, nội thất và vật liệu. Thông thường, người mới bắt đầu “chơi” thường chọn du thuyền có chiều dài 8m tới 10m để đi câu.

    Ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty BDC cho biết, hiện BDC đang sở hữu 10 chiếc du thuyền hạng trung cho du lịch và không có chiếc hạng sang nào. Ở thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng du thuyền cho cá nhân thường với mục đích phục vụ gia đình vì vậy, cỡ trung bình, chở được khoảng 10 người đi du lịch.

    Không chỉ khiêm tốn về lượng khách hàng, sản phẩm tiêu thụ mà thị trường du thuyền còn khiêm tốn cả về công ty cung cấp. Theo bà Dương Hồng Thúy, hiện chưa có thống kê xác định bao nhiêu công ty hoạt động trong lĩnh vực này nhưng bà ước chừng con số đó không hề lớn. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường là không cao.

    “Hơn nữa, các công ty hầu hết đều là công ty thương mại không phải sản xuất. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Công ty sản xuất thiết bị tàu thuyền HENO-Triết Giang-Trung Quốc chỉ là đơn vị thực hiện công việc nhận đơn hàng của khách và tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Công Ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải Việt Nam có chức năng thiết kế và tư vấn”, bà Thúy cho biết.

    Thiếu cơ sở hạ tầng

    Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường du thuyền tại Việt Nam chưa thể khởi sắc mà trong đó yếu tố then chốt nhất là thiếu cơ sở hạ tầng.
    Ông Lê Anh Tuấn khẳng định, có không ít khách hàng rất muốn mua và sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho du thuyền nhưng lại băn khoăn vì bến du thuyền quá hiếm hoi. Chính việc thiếu hụt này đã kìm hãm nghiêm trọng thị trường du thuyền phát triển.

    Giải thích kỹ hơn, ông này còn cho rằng, thị trường du thuyền tại Việt Nam ảm đạm không phải do khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng mạnh tới đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình và không ảnh hưởng quá lớn tới tầng lớp nhà giàu. Theo ông Tuấn, hiện nay các mặt hàng xa xỉ như siêu xe, túi hàng hiệu,… vẫn rất đắt khách.

    “Bằng chứng cho thấy, dù các Bộ ngành đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ để kiềm chế nhập siêu nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp trong nước đã chi trên 1,5 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng trong danh mục hạn chế nhập khẩu.

    Trong đó ôtô nguyên chiếc ước đạt 21.000 chiếc, tương đương 400 triệu USD; trên 400.000 điện thoại di động các loại, trị giá trên 10 triệu USD... Điều đó cho thấy nhu cầu có thể chi trả được của tầng lớp nhà giàu là rất cao”, ông Tuấn nói.



    Chính vì vậy, ông Tuấn khẳng định, thiếu cơ sở hạ tầng mới là nguyên nhân chính kìm hãm thị trường du thuyền. Theo ông Tuấn, chẳng đại gia nào mua du thuyền về rồi để du thuyền phơi sương, phơi nắng, chịu nhiều rủi ro như bị ăn cắp, phá hoại…

    Cũng theo ông Tuấn, hiện có khá nhiều bến du thuyền được cấp phép nhưng hoạt động thực sự thì chỉ có bến ở Tuần Châu. Điều đáng nói ở đây, bến du thuyền thiếu không phải vì cần vốn lớn mà vì các thủ tục hành chính.
    “Chỉ cần 200 triệu đồng là đã có thể xây dựng được một bến du thuyền đủ tiêu chuẩn. Tiền vốn có thể thu xếp dễ dàng, cái khó nhất chính là xin giấy phép vì lĩnh vực này liên quan tới nhiều sở ban ngành như sở du lịch và sở giao thông vận tải”, ông Tuấn cho biết.

    Nhưng vẫn sẽ bùng nổ

    Dù đang phải đương đầu với khá nhiều khó khăn như không được ưu đãi thuế, thiếu cơ sở hạ tầng… nhưng thị trường du thuyền Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới.

    Ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT công ty BDC nhận định, ở các nước phát triển, du thuyền là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và là sản phẩm tất yếu không thể thiếu trong ngành công nghiệp giải trí. Việt Nam cũng không ngoại lệ và đây là một thị trường vô cùng tiềm năng, có điều kiện khí hậu và điều kiện địa lý thuận lợi để phát triển.

    “Khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng nhanh, cũng là lúc xã hội xuất hiện nhiều doanh nhân thành đạt trong giới thượng lưu. Hiện nay, giới trung lưu đang dần hình thành và lớn mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc áp lực công việc, áp lực kinh doanh càng lớn thì nhu cầu giải trí cao cấp càng cao.

    Người Việt ngày nay đã dám nghĩ đến biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự biển, đã có những doanh nhân tậu máy bay, siêu xe, thì sự xuất hiện của nghành kinh doanh du thuyền cũng là yếu tố tất yếu”, ông Tuấn lý giải.

    Đưa ra một số ví dụ về tiện ích của du thuyền, ông Tuấn nói, nếu đi từ Quận 1 (TP HCM) tới Cần Giờ theo đường bộ, du khách sẽ mất cả tiếng đồng hồ. Nhưng thời gian này chỉ còn là 15 phút nếu đi theo đường sông. Với quãng đường dài 120km từ TP HCM tới Vũng Tàu, du khách phải mất 3,4 tiếng thì đi tàu cánh ngầm sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian với chỉ 1 tiếng 20 phút.

    Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, việc TP HCM có chính sách giải tỏa giao thông đường bộ và thay thế bằng đường sông cũng ảnh hưởng tích cực tới du thuyền.

    Ông Tuấn cũng cho biết, lượng khách sẵn sàng chi triệu đô cho du thuyền không hề nhỏ. Vấn đề là chưa có ai tiên phong sắm du thuyền để giải trí nên thị trường chưa sôi động. Ông Tuấn khẳng định nếu chỉ cần có 2,3 đại gia tuyên bố mua du thuyền cao cấp, chắc chắn thị trường sẽ sôi động và bùng nổ trong chỉ 1 năm sắp tới.

    (Theo VTC News)
  7. HSPC

    HSPC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    9
    Làm gì cũng chỉ có lỗ, chưa làm đã lỗ, càng làm lỗ càng to. Khổ thân.
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    @duyhungvnn @lapthien @baonatee @shvthn @lexuantho @lucbao @kimhue_26 @capvienthong @phudu2 @bemin @Oi_khoi @lux3011 @pqlinh @doivui @georgestark @caidinhthep @Queen-bee @freshdmd @cpt228 @Neu_boy @oceanguy @saigonchiutroi fnews, J_cule, DAIGIA8X, Flex151285, coselron, audiR8v001, @nguyenvu250279 @sonbillbo @Rau @9securities @nghiemtinh @doreamon_oc @Thelord74 @joker_the_joke @huuphuccantho @cumo9999 @zigzak @linhnho77 @.Eagle2011. @buffer-vn @Thegioivang @bangce @ABCOK @lvlinh @tete123 @cdoivanthe @aluyen @thuybinhlsn ... xem tiếp

    GỌI HỒN !
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    @mancom @hhuy03 @thatnhudem @bemin @caidinhthep @lijin235 @VN_OTC @sonbillbo @panda_kungfu @NamNV @Queen-bee @linhcx @daicdma @ticktak @lexuantho @CaoThanhLam @K3II lux3011, @ngoandong ABCOK, @crystal_roses @Oi_khoi @StockBroker @baonatee @salem216 @tttung05 @capvienthong @dangha @cumo9999 @saigonchiutroi @bong1999

    GỌI HỒN !
  10. tieuthucodon

    tieuthucodon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    70

    Em không tin như thế
    nếu ai cũng lỗ thì mọi người ra đường ăn mày hết
    Cả nền KT này sập luôn
    Anh có gì hay thì nhớ PM em nha
    [};-[};-[};-

Chia sẻ trang này