“Gateway to Viet Nam” đã lộ tin, Vờ Ni có thể bị oánh lên toàn tập? (Xin phép Min & Mod)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi matmadavinci, 10/11/2010.

2799 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 02:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16817 lượt đọc và 287 bài trả lời
  1. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://ndhmoney.vn/web/guest/dau-tu...nt/journal_content_INSTANCE_6Fvc/10136/399257
    Biến động tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến quỹ đầu tư ngoại?

    (NDHMoney) Đó là chủ đề đáng chú trong cuộc phỏng vẫn giữa chúng tôi với Tổng giám đốc Quỹ Vietnam Asset Management (VAM).
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Đầu tư Quỹ Vietnam Asset Management (VAM). Ảnh: Đức Long

    Thưa ông Nguyễn Xuân Minh, khi tham gia Hội nghị Gateway to Việt Nam 2010, ông có kỳ vọng đạt được mục tiêu gì?

    Hội nghị Gateway to Việt Nam là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư như chúng tôi có thể gặp được nhiều công ty cùng một lúc, tại một thời điểm. Đây là cơ hội rất tốt để chúng tôi tiếp cận với các doanh nghiệp và cập nhật được tình hình doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư.

    Quan điểm của ông đối với việc đầu tư vào thị trường Việt Nam như thế nào?

    Tôi nghĩ thị trường Việt Nam hiện tại có nhiều dao động mạnh, có nhiều chuyển biến về tình hình kinh vĩ mô, nhưng hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam xuống tới mức khá rẻ so với các nước trong khu vực.

    P/E của thị trường Việt Nam xuống khoảng 10 lần, thấp hơn nhiều so với thị trường khác như Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Đây cũng là một cơ hội tốt để những nhà đầu tư giá trị như chúng tôi chọn lựa những công ty có những giá trị tốt, hoạt động bền vững để đầu tư.

    Ông có chia sẻ về kế hoạch gặp gỡ cả 17 doanh nghiệp trong các ngành nghề vào ngày 11/11 tại Hội nghị Gateway. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp đó thì ngành nghề nào mà VAM quan tâm nhất?

    Nói chung hàng tiêu dùng là ngành chúng tôi quan tâm nhiều, nhất là trong thời kỳ thị trường hơi bất ổn như hiện nay. Vì đó là ngành mang lại lợi nhuận ổn định trong những năm trước và trong những năm tới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất quan tâm tới những ngành có tính bứt phá tốt về lợi nhuận và doanh thu.

    Ông có thể cho biết cụ thể là ngành nào không?

    Viễn thông cũng là một ngành rất quan tâm. Bất động sản thì hiện giờ thì chưa tốt lắm, nhưng tôi nghĩ trong tương lai sẽ là một ngành chủ lực của Việt Nam. Ngành xây dựng cũng tốt. Tất nhiên những ngành như thủy sản thì chúng tôi cũng quan tâm.

    Thưa ông, giữa những doanh nghiệp đã phát triển, đã có thương hiệu nổi tiếng và những doanh nghiệp đang lên và có tiềm năng lớn, thì theo quan điểm của VAM, quỹ của mình kỳ vọng nhiều vào loại doanh nghiệp nào hơn?

    Thường thì chúng tôi phải có sự phân bổ rõ ràng về cơ cấu nguồn vốn trong quỹ của mình. Chúng tôi phải dành một số lượng tiền lớn, từ 60% đến 70%, để đầu tư những doanh nghiệp có thương hiệu tốt, đã có hoạt động ổn.

    Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng phải dành một phần nguồn quỹ để đầu tư vào những doanh nghiệp có bứt phá tốt, có tính tăng trưởng tốt và như thế cổ phiếu cũng sẽ tăng trưởng tốt.
    [​IMG]
    "Khi tỷ giá biến động nhiều thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại hơn trong việc bỏ tiền vào thị trường Việt Nam". Ảnh: Đức Long Thưa ông, trong thời gian ngắn trở lại đây, thị trường tài chính, thị trường vàng và ngoại tệ có những biến động rất mạnh. Sự biến động trong ngắn hạn như vậy có ảnh hưởng đến quan điểm đầu tư của VAM hay không?

    Hiện tại, chúng tôi quản lý quỹ đầu tư của nước ngoài, tiền của họ đến từ nhiều nước trên thế giới, như Malaysia, Singapore. Tất nhiên, sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng nhiều tới quỹ và cả các nhà đầu tư bỏ tiền vào quỹ của chúng tôi. Câu trả lời là có.

    Ví dụ như tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, đến giá trị của quỹ chúng tôi. Vàng có thể ảnh hưởng ít hơn nhưng vàng gián tiếp tác động tới sự bất ổn của VND.

    Nghĩa là sự biến động ấy sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?

    Ảnh hưởng tới dòng tiền đầu tư vào là 1, vì khi tỷ giá biến động nhiều thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại hơn trong việc bỏ tiền vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới những nhà đầu tư mà đã đầu tư ở Việt Nam.

    Ví dụ, chúng tôi có một số nhà đầu tư từ Malaysia, riêng chuyện tỉ giá giữa đồng Ringgit của Malaysia và VND năm nay cũng đã gây ảnh hưởng 20%. Cụ thể, nếu chưa đầu tư gì mà giữ VND thì quỹ cũng mất 20% cho nhà đầu tư. Đấy là điều bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.


    Xin cảm ơn ông!
  3. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/C...d-giam-ty-le-nam-giu-co-phieu-dmc-va-ijc.html
    Vietnam Dragon Fund Limited giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DMC và IJC
    11/11/2010 16:06:13
    (ĐTCK-online) Thông tin từ HOSE, Vietnam Dragon Fund Limited, cổ đông lớn của CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) đã bán 214.000 cổ phiếu trong tổng số 1.031.246 cổ phiếu DMC nắm giữ. Qua đó, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DMC từ 5,89% xuống 4,67% (817.246 cổ phiếu). Với tỷ lệ nắm giữ hiện tại, Vietnam Dragon Fund Limited không còn là cổ đông lớn của DMC.
    @font-face { font-family: "VNI-Times"; }p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }

    Bên cạnh đó, quỹ này cũng đã bán thành công 629.000 cổ phiếu IJC của CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật trong tổng số 3.019.600 cổ phiếu IJC nắm giữ (5,51%). Sau giao dịch, tổ chức này nắm giữ 2.390.600 cổ phiếu IJC (4,36%) và không còn là cổ đông lớn của Công ty.

    Lý do của việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DMC và IJC nhằm chuyển danh mục đầu tư sang quỹ Tín thác Dragon Capital Vietnam Fund.
  4. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]


    [​IMG]
  6. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. HANHTINHLA

    HANHTINHLA Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Đã được thích:
    2
  8. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Ờ, cũng gần bằng tui!:))
  9. Eros1979

    Eros1979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    70.427
    XEM TIN này để lên tinh thần ngày mai đi các bác. Cắng răng chịu đấm mấy cú nửa thôi. Cac bác sẽ cho chúng nó nốc ao,

    Neu bác nốc ao bây giờ. Thua

    HSBC: Cơ hội thứ hai cho Việt Nam

    [​IMG] [​IMG] HSBC tin rằng đây là thời điểm thích hợp để các NĐT dành sự quan tâm trở lại với TTCK Việt Nam. Với sự cải tổ của thị trường và quá trình cổ phần hóa là chất xúc tác, TTCK Việt Nam đang trên đường trở lại thời kỳ hưng thịnh trong năm 2011

    Tuy nhiên, các rủi ro vĩ mô, bao gồm các vấn đề của thị trường tiền tệ, tính thanh khoản và minh bạch vẫn còn tồn tại.

    Khi các thị trường tại các khu vực khác trên thế giới đang tăng trưởng đáng kể, các nhà đầu tư một lần nữa tìm kiếm những cơ hội đầu tư với mức giá hợp lý. Và Việt Nam lại nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư.

    Việt Nam sẽ là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn, so với các thị trường như Sri Lanka và Pakistan. Trong khi thị trường chứng khoán Pakistan có cùng mức độ vốn hóa với thị trường Việt Nam, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trong ba tháng qua của thị trường này không bằng một nửa của thị trường Việt Nam.

    Nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, từ một nước có thu nhập thấp, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam hiện trên 1.000USD/người. Sự tăng trưởng của thu nhập song hành cùng với sự tăng trưởng của thị trường việc làm chắc chắn sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân, hiện chiếm 55% GDP. HSBC cũng lưu ý tới tỷ lệ 41% xuất khẩu của Việt Nam đến từ các sản phẩm gạo, thủy sản và da giày với nhu cầu thị trường ổn định.

    Cùng với đó, Việt Nam đang hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ Tiền tệ Quốc tế để hạn chế các lỗ hổng trong các quy định pháp luật. Những động thái gần đây của Việt Nam như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, ban hành các mức phạt giao dịch nội gián và bổ sung các quy định công khai chặt chẽ là những dấu hiệu tích cực.

    Chủ đề được quan tâm nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là quá trình cổ phần hóa. Quá trình này đã chậm lại trong năm 2006 do tác động của khủng hoảng kinh tế . Tuy vậy, hiện nay chính phủ đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối chỉ tương đương 09 tháng nhập khẩu và nhu cầu thực sự đến từ các tập đoàn nhà nước trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ thay thế. Do đó, quá trình cổ phần hóa đang được tạo điều kiện thuận lợi.

    Trên thực tế, PE trailing của chỉ số VN Index hiện thấp hơn 38% so với khu vực Châu Á (không tính Nhật Bản), thấp hơn 28% so với mức trung bình của chỉ số này kể từ năm 2008, thấp hơn 27% và 32% so với PE của MSCI Emerging Market và PE của MSCI Frontier Market tương ứng. Với những yếu tố xúc tác trên, HSBC không cho rằng chỉ số VN Index có thể xuống dưới mức hiện tại.

    Anh Đặng
    HSB

  10. ttvidai

    ttvidai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Đã được thích:
    239
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CFHCEG/3-nut-that-can-go:-von-ngoai-niem-tin-va-dong-tien.html
    3 nút thắt cần gỡ: Vốn ngoại, niềm tin và dòng tiền
    09/11/2010 08:57:12
    [​IMG]
    NĐT nước ngoài không thích tính khó dự đoán của chính sách ở Việt Nam - Ảnh: Hoài Nam
    (ĐTCK-online) Hai câu hỏi được nhắc đến nhiều gần đây là vì sao dòng vốn ngoại không đổ vào Việt Nam nhiều như các nước láng giềng khác cũng nằm trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia? Vì sao trong khi nhiều TTCK châu Á tăng điểm mạnh thì TTCK Việt Nam lại không đạt được mức tăng tương ứng?
    Vì sao NĐT nước ngoài vẫn chỉ "dạo chợ chứ không vào mua"?
    Trước tiên, hãy thử tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Vì sao NĐT nước ngoài không quan tâm tới thị trường Việt Nam? Nếu đứng ở góc nhìn là TTCK phản ánh sức khỏe về nền kinh tế, có nghĩa là kinh tế Việt Nam trong góc nhìn của giới đầu tư ngoài nước đang tồn tại những điều khiến họ e ngại. Vậy trước tiên hãy nhìn vào những số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
    Theo báo cáo của của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), những điểm đáng chú ý về kinh tế Thái Lan và Indonesia là những nước này duy trì một tốc độ tăng trưởng cao, có cán cân tài khoản vãng lai thặng dư và lạm phát được kiểm soát tốt. Điển hình là số liệu dự báo cập nhật của ADB cho thấy, năm nay Thái Lan có thể tăng trưởng 7,5%, trong khi lạm phát chỉ 3,2% và cán cân tài khoản vãng lai có thể thặng dư ở mức 4% GDP. Những con số này của Việt Nam tương ứng là dự báo tăng trưởng 6,7%, trong khi dự báo lạm phát ở mức 8,5% và thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 7,5% GDP. Lãi suất điều hành chính sách của Thái Lan chỉ ở mức 1,75% vào tháng 9/2010 sau khi đã tăng 0,5% từ tháng 7, nghĩa là còn thấp hơn nhiều so với mức 9% của Việt Nam.
    Số liệu dự báo của ADB cho năm 2010

    Thái Lan
    Indonesia
    Việt Nam
    Tăng trưởng GDP (%)
    7,0
    6,1
    6,7
    Lạm phát (%)
    3,2
    5,5
    8,5
    Cán cân tài khoản vãng lai (% trên GDP)
    4,0
    1,2
    -7,5
    Nguồn: Asian Development Outlook 2010 Update: The future of growth in Asia, tháng 9/2010
    Những con số này phản ánh một điểm bất lợi đáng chú ý của Việt Nam là mặc dù tốc độ tăng trưởng không thua kém các nước trong khu vực, nhưng lạm phát và thâm hụt vãng lai là một vấn đề đáng chú ý, mà hệ quả đè nặng trực tiếp lên tỷ giá, cụ thể là tạo sức ép giảm giá VND so với USD. Ngược lại, do tác động của vốn nước ngoài, bao gồm cả dòng vốn gián tiếp và FDI (đặc biệt là Indonesia thu hút nhiều dự án FDI của Trung Quốc và Ấn Độ nên FDI năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009), cộng với thặng dư tài khoản vãng lai, đồng tiền hai nước này tăng đáng kể so với USD. Đối với NĐT gián tiếp nước ngoài, đây là một điểm hấp dẫn khác, mặc dù chính phủ hai nước này không mong muốn sức ép tăng giá lên đồng tiền quá lớn và không muốn dòng vốn ngắn hạn đổ vào nhiều.
    Tuy nhiên, áp lực giảm giá của VND không phải là yếu tố duy nhất mà giới quan sát quốc tế lo ngại. Vào giữa tháng 10, trên tờ Financial Times có đăng bài: "Vietnam: not hot money, but 'what money' ", đề cập tới chuyện trong khi các nước Đông Nam Á khác lo kiểm soát dòng vốn nóng, Việt Nam lại là một trường hợp ngoại lệ. Theo bài viết thì NĐT nước ngoài buộc phải tìm cơ hội đầu tư ở nước khác thay vì Việt Nam là do khó tìm đủ nguồn USD để chuyển lợi nhuận về nước, có ít quỹ đầu tư nước ngoài và các quỹ niêm yết, cũng như không có nhiều CTCK trong nước mà NĐT quốc tế có thể "thấy vui lòng" trong chuyện chọn mặt gửi vàng.
    [​IMG]
    Tất nhiên, đây có thể chỉ là một cái nhìn đơn lẻ của một người nước ngoài về TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, các trích dẫn trong bài này về ý kiến của UBS - một ngân hàng đầu tư có tiếng và có nhiều khách hàng lớn trên thế giới, thì đáng chú ý. Theo UBS, họ lo ngại về tăng trưởng tín dụng quá cao, thâm hụt vãng lai lớn và đồng tiền thường xuyên chịu sức ép giảm giá. Đây cũng là những điều mà nhiều chuyên gia kinh tế trong nước tỏ ra lo ngại. Ngay cả trong báo cáo mới cập nhật của ADB, điểm này cũng được "ưu ái" đề cập đến, trong khi tăng trưởng tín dụng không phải là một vấn đề đáng chú ý trong báo cáo của Thái Lan và Indonesia. Một nút thắt khó gỡ của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng tín dụng cao, nhưng lãi suất và lạm phát vẫn cao. Tiền vay tín dụng đã đi đâu, những công ty đi vay với lãi suất cao như vậy có trả được nợ và do đó, rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng có đáng lo ngại không? Các chuyên gia kinh tế của nước ngoài không khỏi cảm thấy lo ngại về điều này và sẽ đề cập sự lo ngại đó với khách hàng của họ.
    Điều cuối cùng mà không ít tổ chức quan sát quốc tế như IMF, tờ The Economist và Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cùng đề cập là tính khó dự đoán của chính sách. IMF còn chỉ ra một điểm là chính sách của Việt Nam phải gánh quá nhiều mục tiêu: mục tiêu lạm phát bao nhiêu phần trăm, mục tiêu tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng và cả mục tiêu ổn định tỷ giá. Với nhiều mục tiêu phải cân bằng như vậy, chính sách điều hành khó có thể ổn định và NĐT khó có thể lường trước những diễn biến chính sách. Đối với NĐT nước ngoài, đầu tư vào một nơi mà họ khó có thể lường trước diễn biến chính sách vốn được cho là một rủi ro lớn.
    Qua việc điểm lại những gì mà các tổ chức nước ngoài viết, đánh giá về Việt Nam như trên, có thể thấy NĐT nước ngoài không chọn Việt Nam trong thời gian qua, dù Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có sức cầu nội địa tốt không kém các nước khác trong khu vực là vì họ: (1) lo ngại tính an toàn của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao, (2) lo ngại bất ổn của tỷ giá với những sức ép từ thâm hụt cán cân vãng lai và lạm phát, những trở ngại trong việc mua ngoại tệ để chuyển tiền về nước và (3) không thích tính khó dự đoán của chính sách ở Việt Nam.
    Nếu xét tới các yếu tố quan trọng để "dụ dỗ" NĐT nước ngoài, thì yếu tố quan trọng là tiềm năng tăng trưởng, phương tiện đầu tư thuận lợi và rủi ro của việc đầu tư. Nhờ đó, người làm vai trò đi quảng bá thu hút đầu tư cũng dễ thuyết phục NĐT tiềm năng. Nếu các yếu tố đó không rõ ràng và thiếu hấp dẫn tương đối so với các thị trường khác, người ta sẽ "đi dạo chợ" và không vội vã đổ vào Việt Nam.

    Chứng khoán Việt Nam vì sao không tăng mạnh?
    Trong phân tích những câu hỏi thứ nhất về chuyện vì sao vốn nước ngoài không đổ vào TTCK Việt Nam nhiều như Thái Lan hay Indonesia, chúng ta cũng có thể thấy một số gợi mở cho câu hỏi vì sao chứng khoán Việt Nam không thể tăng mạnh như ở một số nước châu Á khác. Niềm tin của NĐT sẽ đặt vào đâu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không "đẹp" như vậy. Thâm hụt thương mại lớn thì tỷ giá làm sao không chịu sức ép. Lạm phát cao, lãi suất làm sao có thể hạ được? Lãi suất cao, thì DN sẽ làm ăn ra sao để có thể trả nợ vay? Người nước ngoài thấy những điều đó đó là rủi ro, chẳng lẽ NĐT trong nước không thấy lo.
    Tất nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới khía cạnh dòng tiền. Không khó nhận ra, trong thời gian TTCK tăng trưởng mạnh ở các năm 2006 và 2007, dòng vốn nóng từ các hoạt động vay mượn để kinh doanh chứng khoán, những khoản đầu tư ngoài ngành... của các tập đoàn nhà nước và một số ngân hàng đóng vai trò không nhỏ. Sau những điều chỉnh chính sách vừa qua, dòng tiền này đã bị giới hạn nhiều. Nói cách khác, nội lực của TTCK nước ta trong thời gian tăng trưởng mạnh không đến từ những dòng tiền đầu tư căn cơ, mà đến từ dòng tiền nóng ngắn hạn nội địa chuyển dịch từ khu vực khác sang khu vực chứng khoán. Nay, khi những dòng vốn này bị hạn chế, lực tăng của thị trường cũng bị giới hạn. Trong khi đó, dòng tiền ổn định hơn là dòng tiền tiết kiệm trong dân cư hiện vẫn luân chuyển trong vàng và ngoại tệ. Chỉ cần triển vọng tăng trưởng kinh tế trở nên rõ ràng hơn, DN công bố lợi nhuận khả quan và cho thấy tình hình làm ăn thuận lợi hơn, đồng thời các công cụ đầu tư vào TTCK đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu tích lũy tài sản dài hạn của người dân, mọi việc có thể sẽ thay đổi.
    Tuy nhiên, cho đến nay, tin tức nhận được ở mảng kinh doanh của DN không đủ "sáng" để đẩy bật các tin tức không tốt về nền kinh tế. Trong khi đó, chuyện thông tin trên thị trường, chuyện hàng hóa có chất lượng cho thị trường, các sản phẩm và định chế mới để thu hút tiền tiết kiệm trong dân cư đều không có gì mới đáng kể. Nói cách khác, về mặt công cụ, phương tiện đầu tư nhắm đến tạo điều kiện cho thu hút NĐT tiềm năng nước ngoài lẫn trong nước, việc cải thiện thông tin, bảo vệ NĐT nhỏ trong nước không có sự đột phá. Vậy làm sao NĐT trong nước có thể đặt niềm tin nhiều hơn mức hiện nay vào thị trường để đẩy chứng khoán tăng mạnh?

    Điểm sáng ở đâu?
    Tuy tình hình trong thời gian qua cho thấy có nhiều lý do để NĐT không đặt nhiều niềm tin vào tăng trưởng của thị trường, nhưng người viết lại thấy có nhiều cơ hội tại thời điểm hiện tại. Một là, khi mà những nước như Thái Lan và Indonesia phải tiến hành hạn chế vốn vào ngắn hạn, dòng vốn này sẽ chảy vào Việt Nam, đóng vai trò dòng vốn châm ngòi cho sự quay lại của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
    Thứ hai, việc tăng lãi suất của Chính phủ, tuy có vẻ sẽ ảnh hưởng đến các DN và TTCK, lại được hoan nghênh bởi các nhà phân tích quốc tế. Họ muốn thấy Việt Nam kiểm soát lạm phát và tăng trưởng tín dụng, việc tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ là một điều họ hoan nghênh. Những giới hạn an toàn vốn mới đối với hoạt động ngân hàng tuy tạo ra áp lực trong ngắn hạn với chu chuyển vốn trong nền kinh tế, nhưng sẽ giúp tái lập lại niềm tin đối với giới đầu tư quốc tế, nhất là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về độ an toàn của hệ thống tài chính Việt Nam.
    Nhu cầu tiêu dùng nội địa và động lực tăng trưởng từ khối kinh tế tư nhân trong năm qua tiếp tục có những biểu hiện tốt, cho thấy nền tảng tăng trưởng xuất phát từ tiêu dùng tư nhân và đầu tư tư nhân vẫn ổn định. Đây là điều sẽ được các tổ chức đầu tư nước ngoài đánh giá cao.
    Áp lực đối với tỷ giá của Việt Nam có tính thời vụ. Nếu NHNN có giải pháp điều hành căn cơ hơn việc chỉ nhắm đến những biện pháp bình ổn ngắn hạn thì nút thắt này có thể được nới lỏng. Khi đó, TTCK Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cải thiện hình ảnh trong mắt NĐT trong và ngoài nước trong thời gian tới.
    Điều cuối cùng cần nhớ rằng, trong khi các thị trường khác tăng điểm, TTCK Việt Nam vì vậy đã trở nên rẻ hơn tương đối. Sau một thời gian "dạo chợ", các NĐT tiềm năng cũng sẽ nghĩ tới chuyện đầu tư vào TTCK Việt Nam.



    Hồ Quốc Tuấn, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ, Đại học Manchester, Anh

Chia sẻ trang này