(GEG )Ngành Điện sẽ mở ra trang mới Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) 30

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi strung21, 30/11/2024.

4186 người đang online, trong đó có 479 thành viên. 22:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1415 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. strung21

    strung21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2015
    Đã được thích:
    372
    https://f319.com/threads/binh-tinh-va-tu-tin-truoc-moi-con-song-tren-ttck.1841407/
    Ngành Điện sẽ mở ra trang mới


    Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
    30/11/2024
    Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 91,65%), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực sửa đổi. Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.
    Luật Điện lực năm 2024 thay thế Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024), sau gần 20 năm triển khai thi hành. Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025
    Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 Chương, 81 Điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
    Luật Điện lực năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn như quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.
    Trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng việc sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề mang tính cấp bách và cần sớm được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng zero carbon toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết.
    Trước đó, theo nội dung tại Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2023, Chính phủ yêu cầu: “Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, tháng 10 năm 2024). Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), tập trung tối đa nguồn lực, khẩn trương tổ chức soạn thảo dự án Luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng”.
    [​IMG]
    Để đảm bảo tiến độ Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã chủ động thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Luật. Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được thành lập theo Quyết định số 462/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, gồm 47 thành viên đến từ một số Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương; các Bộ, ngành, địa phương và chuyên gia đến từ một số hiệp hội, Sở Công Thương và doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập dự án Luật Điện lực (sửa đổi) công bố các Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và Quy chế làm việc của Ban soạn thảo, Kế hoạch xây dựng dự án Luật

    Dự thảo 2 Luật Điện lực sửa đổi đã được lấy ý kiến rộng rãi từ ngày 29 tháng 3 năm 2024 (trong thời hạn là 60 ngày) sau khi Dự thảo 1 được thông qua tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập lần thứ nhất.
    [​IMG]
    Trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp chuyên đề tại 3 miền Bắc -Trung - Nam. Các nhóm thuộc Tổ biên tập do Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực, Cục An toàn môi trường làm Trưởng nhóm đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp nhóm thuộc Tổ biên tập theo từng chuyên đề.
    Ngày 11 tháng 6 năm 2024, Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cùng các tài liệu kèm theo trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ. Tính đến ngày 18 tháng 6 năm 2024, Bộ Công Thương đã nhận được 122 văn bản (01 văn bản của Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội; 20 văn bản của Bộ, cơ quan ngang bộ, 60 văn bản của cơ quan cấp tỉnh, 13 văn bản của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, 26 văn bản của các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động điện lực và 01 ý kiến bằng văn bản của chuyên gia về thị trường điện) và 01 ý kiến trên cổng thông tin điện tử.
    Ngày 05 tháng 7 năm 2024, Bộ Công Thương trình Chính phủ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các tài liệu kèm theo hồ sơ xây dựng dự án Luật. Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Chính phủ tổ chức phiên họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về Luật Điện lực (sửa đổi).
    Ngày 08 tháng 8 năm 2024, Bộ Công Thương đã thực hiện thủ tục gửi hồ sơ cho Văn phòng Quốc hội và Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội (UBKHCN&MT) để thực hiện thẩm tra.
  2. _14102006_

    _14102006_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    3.355
    Năng lượng tái tạo GEG, TTA, PVS
    strung21 đã loan bài này
  3. strung21

    strung21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2015
    Đã được thích:
    372
    Lên lại cho dân đỡ khổ
  4. nhandoigiatri

    nhandoigiatri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2019
    Đã được thích:
    17.292
    GAS

Chia sẻ trang này