GEG - Q2 đưa điện gió Tân Phú Đông 1 vào vận hành, VCB giảm lãi vay cho toàn bộ dư nợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sonmai1611, 09/05/2023.

3962 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 07:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 28036 lượt đọc và 122 bài trả lời
  1. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Bằng mọi cách không để thiếu điện
    15-05-2023 07:29|Phan Trang
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có chỉ đạo quan trọng về kế hoạch cung cấp điện trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên quan đến việc cung ứng điện.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc.

    Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo EVN báo cáo việc vận hành hệ thống điện trong các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 5, 6, 7) sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, hệ thống điện miền Bắc phải đối mặt với tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh của hệ thống với công suất thiếu hụt lớn nhất khoảng từ 1.600 - 4.900 MW.

    Đại diện PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc cũng đã cam kết tạo điều kiện tối đa để cung ứng than, khí cho phát điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho đất nước.

    Bằng mọi cách không để thiếu điện
    Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch cung cấp điện và cung cấp than phục vụ cho phát điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

    “Mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung cấp điện cho đất nước. Bằng mọi cách không được để thiếu than, thiếu nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện”, ông Diên nhấn mạnh.

    Cùng với việc tích cực, chủ động khắc phục các nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu, Bộ trưởng lưu ý “các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện các giải pháp điều hành hiệu quả”.

    “Lãnh đạo Bộ sẽ nghiêm túc xem xét, xử lý các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu điện do nguyên nhân chủ quan”, ông Diên nói.

    [​IMG]
    Đẩy nhanh tiến độ đàm phán để huy động nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thời gian qua. Ảnh minh họa

    Khẩn trương đàm phán, huy động nhà máy năng lượng tái tạo
    Bộ trưởng yêu cầu EVN tập trung mọi nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, có giải pháp cấp bách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong đó cần đẩy mạnh việc giải tỏa công suất và tính sẵn sàng của các nhà máy điện, khẩn trương khắc phục các sự cố nguồn điện, lưới điện. Tiết kiệm mọi chi phí để phục vụ nhu cầu nhiên liệu sơ cấp phục vụ cho các nhà máy điện.

    Bộ trưởng cũng chỉ đạo EVN khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện đã sẵn sàng phát điện.

    “Đẩy nhanh tiến độ đàm phán để huy động nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp đã đủ điều kiện thời gian qua, đồng thời, đẩy nhanh việc mua bán điện với các dự án nhập khẩu điện đã ký kết", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu thực hiện ngay việc phát động phong trào tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các khách hàng sử dụng điện lớn cùng chung tay tiết kiệm điện.

    EVN và các đơn vị liên quan cũng được chỉ đạo, có giải pháp chủ động, linh hoạt, thực hiện nghiêm túc quy định trong khai thác, huy động nguồn nước trong các hồ chứa; đảm bảo sử dụng khai thác thủy điện hiệu quả trong bối cảnh thiếu nước cho thủy điện.

    Đối với PVN, TKV, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với EVN và các đơn vị có liên quan về việc cung cấp khí, cung cấp than cho các nhà máy điện theo đúng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023.

    Trước đó, ngày 13/5, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 397 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

    Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo EVN rà soát phương án sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện, để có phương án chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân;

    Tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

    Tính toán, đề xuất vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện lớn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước.

    Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bảo đảm cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp, bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du với ưu tiên trước hết phải bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe của nhân dân, sau đó là phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác.
  2. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Với vai trò đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Điện Mặt trời, GEC đã thành công khi vận hành 2 NM Điện Mặt trời đầu tiên tại Việt Nam từ cuối năm 2018 và thành công đóng điện 3 NM Điện Mặt trời tiếp theo trong Quý 2/2019 với 5 NM đều cùng là giá FIT1 9,35 UScents/ kWh. Cơ cấu DTT cũng đã có sự chuyển dịch rõ rệt, nếu năm 2018, 2 NM Điện Mặt trời vừa đi vào vận hành chỉ đóng góp khiêm tốn 37 tỷ đồng với tỷ lệ 7% trong Cơ cấu DTT, sang giai đoạn 2019-2021, tỷ trọng Doanh thu Điện Mặt trời đã chiếm trên 50% trong cơ cấu DTT và con số này giảm dần khi năm 2022 đạt 35% với 730 tỷ đồng nhờ vào việc Công ty đã đa dạng hóa danh mục sang Điện Gió. Các NM ĐMT luôn được đảm bảo tỷ lệ sẵn sàng phát điện ở mức tối đa 99,9%. Biên LNG của các NM Điện Mặt trời tiếp tục ở ngưỡng ổn định khoảng 50% nhờ vào công tác bảo trì, bảo dưỡng, tối ưu hóa các hoạt động tại NM.
  3. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Nếu năm 2019 là năm bùng nổ của lĩnh vực Điện Mặt trời thì năm 2021 chính là thời điểm vàng của các DA Điện Gió kịp đưa vào vận hành thương mại để hưởng cơ chế giá FIT1 9,8 UScents/kWh gần bờ và 8,5 UScents/kWh trên bờ. GEC thành công đưa vào vận hành 3 NM Điện Gió tại 3 Địa phương khác nhau trong giai đoạn Covid 19 gồm NM Điện Gió V.P.L 1 Bến Tre 30 MW, NM Điện Gió Ia Bang 1 Gia Lai 50 MW và NM Điện Gió Tân Phú Đông 2 Tiền Giang 50 MW vào cuối năm 2021 để kịp hưởng giá FIT ưu đãi. Năm 2022, sản lượng Điện Gió của cả 3 NM ghi nhận 319 triệu kWh với mức Doanh thu 691 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33% trong cơ cấu DTT. Đảm bảo tỷ lệ sẵn sàng phát điện của các NM Điện Gió ở mức tối đa 98%. Biên LNG các NM Điện Gió của GEC cũng ở mức khả quan với 40%.

    Bên cạnh 3 NM Điện Gió đã đóng điện năm 2021, GEC cũng đang nỗ lực triển khai hoàn tất đóng điện và đưa vào vận hành thương DA Điện Gió Tân Phú Đông 1 Tiền Giang 100 MW trong Q2 2023. Ngoài ra, GEC sẽ triển khai các thủ tục pháp lý liên quan đến DA Điện Gió V.P.L 2 - 30 MW.
    --- Gộp bài viết, 15/05/2023, Bài cũ: 15/05/2023 ---
    --> Như vậy các nhà máy điện tái tạo của GEG đều đã được vận hành và 3 nhà máy điện gió còn kịp hưởng giá FIT. Khi được huy động tối đa sẽ là cơ sở để tăng công suất.

    Tân Phú Đông 1 dự kiến quý 2 sắp tới mới vận hành và khi đó, QH Điện 8 đã thông qua và cơ chế giá mới sẽ được ban hành.

    --> GEG hoàn toàn hưởng lợi trong giai đoạn hiện tại, không phải chờ đợi hoặc đầu tư mới.
    --- Gộp bài viết, 15/05/2023 ---
    Vấn đề duy nhất của GEG là lãi vay cao, hiện VCB đã giảm toàn bộ 0.5% lãi cho toàn bộ dư nợ vay.
    Phía cổ đông lớn + đối tác Đức và Nhật cũng đã có những khoản tài trợ tín dụng xanh lãi suất thấp.
  4. wallblack

    wallblack Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2015
    Đã được thích:
    872
    Nói chung là nay giảm mạnh.
  5. aamaixinh

    aamaixinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    430
    Giảm thì mua / tăng thì bán
  6. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Sớm muộn cũng qua Bookvalue thôi. Nay hàng bà con đua 3.5 hôm tin Điện 8 về thì sút hết 3.1tr rồi :D
    test 16 tí rồi ổn thôi.
    Cơ bản ngon lành cành đào rồi. Chờ rũ bỏ test MA200 các kiểu cho đúng kỹ thuật
    aamaixinhProsperous91 thích bài này.
  7. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    https://thanhnien.vn/ky-la-ho-tri-a...-trong-long-ho-kho-can-185230515102705188.htm
    Kỳ lạ hồ Trị An mùa khô: Thảo nguyên xanh rì tuyệt đẹp trong lòng hồ khô cằn

    15/05/2023 10:59 GMT+7

    Đến với hồ Trị An dịp giữa tháng 5.2023, du khách có cơ hội vừa đi sâu vào vùng lõi khám phá đáy lòng hồ khi cạn nước, vừa có dịp thả hồn trong một hoang mạc mênh mông pha nét thảo nguyên xanh rờn.
  8. f3192006

    f3192006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    11.861
    GEG ổn đấy có 645 Mw điện các loại. Vốn hoá mới có 6.000 tỷ. cơ bản nâng giá điện lên chút vốn hoá lên 9.000 tỷ ngay.
    sonmai1611 thích bài này.
  9. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Hàng ngon zá rẻ mà cụ. Nay rũ hàng đẹp, dưới BV.
    Nghe bảo nay ký QHĐ8 rồi hả ae? :D Điện tái tạo lại hứng tiền.
  10. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.207
    Quy hoạch Điện VIII chính thức được phê duyệt: Đến năm 2050, tỷ lệ NLTT có thể lên tới 71.5%

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

    Theo đó, Quy hoạch điện VIII quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

    https://image.*********.vn/2023/05/16/dien-8.jpg​

    Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

    Trong đó, về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6.5-7.5%/năm trong giai đoạn 2031-2050; Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

    Mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 67.5%-71.5%

    Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67.5%-71.5%; Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất; Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

    Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5,000-10,000 MW.

    Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các phương án phát triển nguồn điện, phương án phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, định hướng phát triển điện nông thôn, định hướng phát triển sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, và nhu cầu vốn đầu tư.

    Theo đó, giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134.7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399.2 - 523.1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364.4-511.2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34.8-38.6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

    Theo Quyết định được phê duyệt, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định; Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định và triển khai thực hiện Quyết định gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật, xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

    Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ Luật Điện lực sửa đổi và Luật về năng lượng tái tạo để trình Quốc hội trong năm 2024. Trình Chính phủ ban hành các chính sách về mua bán điện trực tiếp. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát kỹ các quy định của pháp luật, các cam kết, thỏa thuận giữa các bên để xử lý dứt điểm các dự án đang gặp khó khăn trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

    Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

    Phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất.

    Quy hoạch phát triển điện phải dựa trên cơ sở khoa học, có tính kế thừa, mang tính động và mở nhưng không hợp thức hóa những sai phạm. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với xuất, nhập khẩu hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Coi phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng.

Chia sẻ trang này