GEG - Q2 đưa điện gió Tân Phú Đông 1 vào vận hành, VCB giảm lãi vay cho toàn bộ dư nợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sonmai1611, 09/05/2023.

3454 người đang online, trong đó có 228 thành viên. 07:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 27899 lượt đọc và 122 bài trả lời
  1. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.161
    GEG đang trong giai đoạn mở rộng mà bác?
    Trước 2019 là thuỷ điện, 2019-2020 là điện mặt trời, 2020 đến nay là điện gió. Các dự án của GEG chuẩn chỉ từ pháp lý nên được xét giá nhanh gọn, 2 cổ đông lớn NN là 2 tập đoàn năng lượng lớn của Đức và Nhật, đưa người vào quản lý + cấp vốn xanh.
    Quy mô DN mở rộng, các DA đóng điện hoà lưới xong thì GEG tiếp tục đi M&A dự án khác để làm tiếp.
    Bác nhìn quy mô tài sản của DN tăng trưởng qua từng năm, công suất phát điện tăng dần, doanh thu tăng trưởng mạnh, LNST tăng trưởng đều đặn.
    [​IMG]
    Trong quá trình tăng trưởng thì nợ vay phải tăng, tăng vốn nên P/E thấp, gặp phải lúc lãi vay cao thì khó khăn chút.
    Q2 này lãi vay đã giảm đáng kể, VCB là bank chủ động hạ ls từ đầu quý 0.5%, hôm qua tiếp tục được chỉ đạo giảm tiếp 0.5%. Trong khi điện được huy động tối đa.
    --- Gộp bài viết, 25/05/2023, Bài cũ: 25/05/2023 ---
    VPL2 30MW đang được thực hiện song song, trong BCTC quý 1 bắt đầu gia tăng trong chi phí dở dang.
    Mhoang79 thích bài này.
  2. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.233
    cái mình rất quan tâm là giá mua điện của EVN với 2 dự án mới . Thấy như trên báo nói thì chỉ được 50% giá trần . Không biết với giá đó thì có lãi hay không ? Nếu được giá cao thì quá đẹp
    sonmai1611 thích bài này.
  3. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.233
    Bộ Công thương đã thống nhất giá tạm thời cho 8 dự án năng lượng tái tạo
    Thanh Hương - 19/05/2023 08:35
    Khung giá thấp khiến nhà đầu tư năng lượng tái tạo nản lòng
    Theo ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, đến nay Bộ Công Thương đã thống nhất giá tạm thời của 8 nhà máy điện gió, mặt trời được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư đàm phán với nhau. Trên cơ sở đó, khi các chủ đầu tư đáp ứng đầy đủ quy định thì sẽ huy động lên lưới. Giá tạm thời chỉ là một yếu tố để đáp ứng tiêu chí về huy động nguồn điện lên lưới.

    Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, mức giá tạm tính này bằng 50% khung giá phát điện được Bộ Công thương ban hành tại quyết định 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng mới chỉ chấp nhận việc giá tạm tới ngày 31/12/2023.

    Hiện cũng có xu hướng chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp ồ ạt gửi hồ sơ tới để đàm phán với phía EVN.

    Trước đó, tính tới ngày 12/5, EVN cũng đã nhận được công văn đề nghị của 31 dự án có đính kèm hồ sơ tài liệu. Tiếp đó đã làm việc với 15 chủ đầu tư dự án điện, trong đó có 12/15 chủ đầu tư thống nhất tính toán giá điện theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 của Bộ Công thương và ý kiến của Công ty Mua bán điện. Các thông số đầu vào tính toán giá điện của các dự án này cũng đang được tiếp tục đàm phán.

    Cũng có 11 dự án được chủ đầu tư gửi hồ sơ, nhưng chưa đầy đủ và cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp lý. Vì vậy, đã được phía EVN đề nghị bổ sung, làm rõ và 5 dự án mới tiếp nhận hồ sơ và đang tiến hành rà soát.

    Theo thống kê, tới ngày 12/5, đã có 13/31 đề xuất về việc áp dụng giá tạm trong thời gian các bên đàm phán giá chính thức để báo cáo Bộ Công thương xem xét quyết định căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 137.

    Cụ thể, có 10 dự án gồm Nam Bình 1, Viên An, Số 5 Thạnh Hải 2, Số 5 Thạnh Hải 3, Số 5 Thạnh Hải 4, Hướng Hiệp 1, Hưng Hải Gia Lai, Hanbaram, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3 đề nghị giá tạm tính bằng giá 50% giá trần của khung giá phát theo Quyết định 21/QĐ-BCT của Bộ Công thương và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm đến khi giá điện chính thức được hai Bên ký kết và thực hiện.

    Có 2 dự án là VPL Bến Tre, Tân Phú Đông 1 đề nghị giá tạm tính bằng giá 90% giá trần của khung giá phát theo Quyết định 21/QĐ-BCT của Bộ Công Thương và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm đến khi giá điện chính thức được hai Bên ký kết và thực hiện.

    Có 4 dự án gồm Hòa Đông 2, Lạc Hòa 2, Yang Trung, Chơ Long đã đề nghị giá tạm tính theo 02 phương là bằng giá 50% giá trần của khung giá phát và đề nghị hồi tố sau khi có giá điện chính thức hoặc giá tạm tính bằng 90% giá trần của khung giá phát điện và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm.


    Cũng theo thống kê của EVN, số lượng các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có thể thuộc đối tượng chuyển tiếp theo quy định của Thông tư 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022 là 85 nhà máy. với tổng công suất 4.736 MW.
    sonmai1611 thích bài này.
  4. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.161
    TPĐ1 100MW Vừa làm xong, nghiệm thu vận hành thì vừa kịp hoà lưới. Đỡ biết bao chi phí.
    nguyenductucg thích bài này.
  5. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.233
    Bộ Công Thương hỏa tốc yêu cầu EVN đàm phán xong giá điện tái tạo
    Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương thỏa thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 27/5 để trình Bộ phê duyệt.


    Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Ảnh: Quỳnh Danh.
    • Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành; Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các cục liên quan về việc đàm phán giá tạm thời của các nhà máy điện chuyển tiếp. Trước đó, ngày 24/5, Bộ cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi EVN về vấn đề này.

      Theo đó, cơ quan này yêu cầu EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời. "Đối với các nhà máy điện đã được phê duyệt giá tạm, đề nghị EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới điện", Bộ đề nghị.

      Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.

      Với các nhà máy điện còn lại, EVN khẩn trương thỏa thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư trước ngày 27/5 để trình Bộ Công Thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.

      "Chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như: Thỏa thuận đấu nối (nếu đã hết hạn), hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước 27/5 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm", Bộ yêu cầu.

      Cơ quan quản lý cũng đề nghị EVN khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hóa thủ tục nhưng chặt chẽ hợp lý và đúng quy định.

      Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương có nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp phối hợp các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.

      Bộ cũng yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư. Cục Điều tiết điện lực khẩn trương thực hiện công tác cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

      Theo thông tin cập nhật đến ngày 24/5, đã có 37/85 dự án năng lượng tái tạo gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC). Đối với 48 dự án còn lại chưa gửi hồ sơ, EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các Chủ đầu tư tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án.

      Trong số 37 dự án đã gửi hồ sơ, EVN đã nhận được đề nghị áp dụng giá tạm của 24 dự án. Hai bên đã họp và thống nhất giá mua điện tạm (chưa bao gồm thuế VAT) bằng 50% giá trần của khung giá phát điện; giá mua điện chính thức và việc quyết toán tiền điện sẽ thực hiện theo hướng dẫn/quyết định của cấp có thẩm quyền.

      Có 19 dự án với công suất tổng cộng 1.347 MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt, thông qua giá tạm. EVNEPTC và chủ đầu tư đang phối hợp để sớm ký kết hợp đồng mua bán điện.

      Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.600 MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 mặt trời) tổng công suất gần 2.100 MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm.

      Việc phê duyệt giá tạm tính cho các dự án chuyển tiếp đang được các cơ quan chức năng được đẩy nhanh trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kỷ lục, mực nước tại nhiều hồ thủy điện giảm về mức chết khiến nguy cơ thiếu điện ngày càng nghiêm trọng.
    sonmai1611 thích bài này.
  6. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.161
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/mo-loi-cho-doanh-nghiep-dien-post321853.html
    Mở lối cho doanh nghiệp điện
    Tác giả Kiều Trang

    26/05/2023 06:42

    Doanh nghiệp điện được mở lối

    Theo ông Trương Quang Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 (PCC1, mã chứng khoán PC1) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và sản xuất cột điện, Quy hoạch Điện VIII sẽ thúc đẩy tăng trưởng mảng xây lắp trong dài hạn. Bên cạnh đó, PCC1 dần chuyển dịch mô hình kinh doanh sang mảng xây dựng năng lượng xanh và phát điện. Hiện doanh nghiệp có 3 dự án điện gió với tổng công suất 144 MW và một số dự án thủy điện mang lại dòng tiền ổn định.

    Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2, mã chứng khoán TV2) cũng được ông Bình đánh giá cao khi doanh nghiệp đang tham gia vào lĩnh vực xây lắp điện, đặc biệt là tổng thầu EPC dự án điện gió và xây lắp đường dây, trạm biến áp.

    Với định hướng quy hoạch nguồn điện khí, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Pow, mã chứng khoán POW) có động lực tăng trưởng trong dài hạn, đến từ hai nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4. Ông Bình kỳ vọng, PV Power sẽ bắt đầu vận hành hai nhà máy vào năm 2025 và 2026, qua đó nâng tổng công suất thiết kế lên thêm 35%.

    Trong ngắn hạn, vị chuyên gia của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, PCC1 và PV Power sẽ được hỗ trợ từ thời tiết khô hạn do El Nino gây ra, điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung từ thuỷ điện có thể giảm, làm tăng nhu cầu đối với cả năng lượng tái tạo và nhiệt điện.

    Ngoài ra, Quy hoạch Điện VIII được ban hành sau nhiều lần dự thảo sẽ có tác động tích cực tới các chủ đầu tư có kinh nghiệm phát triển các dự án năng lượng tái tạo như Công ty cổ phần Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG), Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán HDG), Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE), Công ty cổ phần Điện Gia Lai (mã chứng khoán GEG).

    Điện Gia Lai đang có các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sẵn sàng vận hành trong năm 2023 - 2024 như Điện gió VPL Bến Tre giai đoạn 2 (30 MW), Điện mặt trời Đức Huệ 2 (49 MW).
  7. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.233
    nay break cái nhỉ cổ đông GEG
  8. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.161
    Mời các cụ bia :drm
    --- Gộp bài viết, 26/05/2023, Bài cũ: 26/05/2023 ---
    Vol càng to ở phần Quai càng uy tín.
    GEG chưa cần break vội, hấp thụ sạch sẽ đã.
  9. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.233
    5 dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp sắp phát điện lên lưới

    Trong số 39 dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp nộp hồ sơ đàm phán mua điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện đã có 5 dự án đầy đủ hồ sơ pháp lý có thể vận hành thương mại để hòa lưới điện quốc gia.

    Ngày 26/5, Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt báo chí chia sẻ các thông tin liên quan đến tình hình cung ứng điện. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam đang ở giai đoạn cuối mùa khô, nhu cầu điện trong ngày nắng nóng tăng cao. Thông thường vào cuối mùa khô, mực nước các hồ thủy điện xuống thấp, công suất các nhà máy thủy điện giảm đi. Năm nay có đặc thù là các hồ thủy điện thấp, dòng chảy so với trung bình nhiều năm nhiều hồ chỉ được 20%, cá biệt có hồ thấp hơn. “Đánh giá chung trên cả nước là nước về rất thấp, chỉ dưới 50% so với trung bình nhiều năm”, ông An nói.

    Theo ông An, qua theo dõi của Bộ Công Thương, phụ tải tăng tương đối nhẹ. Nhưng sang tháng 5, kế hoạch về sản lượng trung bình ngày là 808 triệu kWh/ngày. Nhưng đến hết 25/5, sản lượng đã lên đến 818 triệu/ngày, tăng 8%. Ngày 19/5, sản lượng tăng lên mức kỷ lục hơn 900 triệu kWh. Trong bối cảnh nền nhiệt độ cao, các hồ thủy điện nước về thấp, cung ứng điện cũng căng thẳng.

    [​IMG]
    Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, tình hình cung ứng điện của Việt Nam hiện khá căng thẳng

    "Năm nay cũng có thêm một số khó khăn về nguồn. Một số tổ máy công suất lớn sửa chữa kéo dài như tổ máy nhà máy BOT Nghi Sơn 2, Vũng Áng 1...Điều này làm cho tình hình cung ứng điện phức tạp hơn", ông An cho hay.

    Thông tin về tình hình nhập khẩu điện của Việt Nam, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện miền Bắc là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp.

    "Những nguồn này không hẳn thiếu mới nhập. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005. Còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên chính phủ. Việt Nam cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên các hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau", ông An nói.

    Một trong những thông tin đáng chú ý là sản lượng điện tái tạo trong hệ thống. Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, sản lượng điện tái tạo hiện mỗi ngày 100 triệu kWh, chiếm 1/9 sản lượng toàn hệ thống.

    “Nếu có thêm các nguồn điện tái tạo chuyển tiếp vào chúng ta cũng hấp thụ được. Thời gian tới, nếu tỷ trọng điện tái tạo còn tăng, ngành điện phải có nhiều giải pháp kỹ thuật khác như thủy điện tích năng, pin lưu trữ… để phục vụ cho nguồn điện này”, ông An chia sẻ.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, cách đây hai ngày đã gặp các nhà đầu tư và nghe đầy đủ các vướng mắc việc đàm phán giá các nhà máy điện tái tạo chuyển tiếp.

    Đến nay, sau nhiều đôn đốc, 52 dự án với trên 3.000 MW chuyển hồ sơ đến EVN để xem xét đàm phán, vẫn còn 33 dự án chưa nộp hồ sơ. Trong nhóm này, không phải dự án nào cũng đã hoàn thiện đầu tư xây dựng.

    Hiện có 39 dự án với công suất 2.363 MW đề xuất với EVN ký kết thỏa thuận giá tạm bằng 50% khung giá trần theo quy định. Đến nay, có 16 dự án đã hòa lưới để thí nghiệm các thông số.

    "Còn 5 dự án hiện thỏa mãn các hồ sơ và đủ điều kiện phát điện lên lưới sau khi chốt thử nghiệm. Tổng công suất 5 dự án là 303MW. Trong vài ngày tới, 303MW này có thể vận hành thương mại được", ông An cho hay.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Đặng Hoàng An chỉ đạo EVN trước ngày 31/5 phải hoàn thành việc thí nghiệm, thử nghiệm đối với các nhà máy điện đã có đăng ký.

    Theo đại diện EVN, 5 dự án năng lượng chuyển tiếp có thể vận hành thương mại và phát điện được ngay là: Nhà máy Nhơn Hội (giai đoạn 2), Tân Phú Đông 1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 3, Trung Nam - Thuận Nam.

    Cụ thể, các dự án này đã đủ điều kiện tuân thủ các quy định pháp luật đầu tư, xây dựng gồm: kiểm tra công tác nghiệm thu; giấy phép hoạt động điện lực, chủ trương đầu tư được gia hạn...

    Đến ngày 26/5, EVN đã hoàn thành gia hạn thỏa thuận đấu nối cho tất cả các dự án, trong đó có một số dự án chưa có đường dây đấu nối, gồm: Hòa Thắng 1.2, Thiên Tân 1.4, Phong Điện 1 - Bình Thuận (giai đoạn 2). Có 51 dự án đã hoàn thành xây dựng một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện đã được thử nghiệm; 16 dự án với tổng công suất 1.019 MW đã hòa lưới lần đầu và được phê duyệt thử nghiệm.

    Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng An chỉ đạo EVN trước ngày 31/5 phải hoàn thành việc thí nghiệm, thử nghiệm đối với các nhà máy điện đã có đăng ký.
    sonmai1611 thích bài này.
  10. sonmai1611

    sonmai1611 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/10/2019
    Đã được thích:
    1.161
    Chưa gì sướng bằng vừa làm xong, trả tiền cho nhà thầu, nghiệm thu thì được hoà lưới luôn.
    pháp lý chuẩn chỉnh.

Chia sẻ trang này