GEX mục tiêu doanh thu 1.3 tỷ USD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 28/03/2024.

3065 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 13:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3390 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.


    Đánh giá về năm 2023, HĐQT Gelex cho biết đây tiếp tục là một năm có nhiều biến động và khó khăn của kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Công ty đã bám sát các định hướng chiến lược, chủ động thích ứng và linh hoạt và ứng phó kiểm soát hiệu quả rủi ro, củng cố nội lực, hướng tới phát triển bền vững.

    Nhờ vậy, kết quả doanh thu thuần hợp nhất của Gelex năm 2023 đạt 29.998 tỷ đồng, tương đương 80% so với kế hoạch đặt ra và bằng 93,5% thực hiện 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.397 tỷ đồng, vượt 9,8% so với kế hoạch đã được phê duyệt.

    Năm 2023 đánh dấu mốc quan trọng khi Gelex triển khai chiến lược phát triển quan hệ đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Frasers Property, Sembcorp Industries, qua đó mở rộng thị trường và chuỗi giá trị cho các lĩnh vực đầu tư cốt lõi của Gelex, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.


    Cụ thể, Gelex đã hoàn tất chuyển nhượng 49% vốn điều lệ, đồng thời thực hiện góp tăng vốn tại Công ty TNHH Titan Corporation từ Frasers Property Investment, hợp tác triển khai các dự án công nghiệp ở miền Bắc với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu 6.000 tỷ đồng.

    Gelex cũng chủ trương chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp tại các dự án năng lượng với Sembcorp Industries, tổng quy mô 245 MW, đang được hệ thống các công ty thành viên Gelex vận hành, bao gồm Điện gió Gelex Quảng Trị, Điện gió Hướng Phùng, Thủy điện Sông Bung 4A (Phú Thạnh Mỹ) và Điện mặt trời Ninh Thuận.


    Năm 2024, đánh giá bối cảnh nền kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, Gelex xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ USD); lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023.

    Trong năm 2024, công ty lên kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 15%. ĐHĐCĐ được đề nghị ủy quyền cho HĐQT quyết định nội dung liên quan đến việc chi tạm ứng cổ tức bằng tiền, nếu xét thấy việc tạm ứng này phù hợp với hoạt động của công ty.

    Một trong những tờ trình sẽ được trình ĐHĐCĐ thông qua, là việc phát hành 8 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
  2. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.756
    Lỡm. Giá vùng 10 hợp lí
  3. VALENTINO_NTT

    VALENTINO_NTT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    892
    Thu bao nhiêu thì chưa biết nhưng cứ trả cổ tức bằng tiền mặt cái đã
  4. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    =))=))=))=))=))=))=))
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    Lên tầu GEX thôi anh em.
  6. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    GEX
    Kết quả kinh doanh năm 2023:Doanh thu hợp nhất đạt 80% kế hoạch và 93,5% so với năm 2022.Lợi nhuận hợp nhất trước thuế vượt 9,8% chỉ tiêu.Kế hoạch kinh doanh năm 2024:Doanh thu thuần hợp nhất: 32.303 tỷ đồng.Lợi nhuận trước thuế hợp nhất: 1.921 tỷ đồng.Tăng trưởng 7,7% và 37,5% so với thực hiện 2023.Định hướng phát triển năm 2024:Cơ cấu lại danh mục đầu tư: Ưu tiên: thiết bị điện, hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo.Phát triển hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia.Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng và nâng cấp phân khúc sản phẩm.Phát triển bền vững:Áp dụng Khung quản trị tích hợp ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp).Ra đời sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.Chuyển đổi bất động sản khu công nghiệp thành mô hình thành phố công nghiệp tích hợp đô thị sinh thái.Tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới phát triển bền vững.
  7. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    GEX tăng mạnh nào.
  8. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    GEX thôi anh em
  9. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    Lên tầu GEX thôi anh em.
  10. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.728
    Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    [​IMG]
    Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch

    Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

    Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.

    Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

    Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

    Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030, trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW; tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW.

    Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030: Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW.

    Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030
    Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

    Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.

    Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:

    Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

    Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.

    Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực
    Kế hoạch cũng nêu cụ thể danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng.

    Khối lượng "lưới điện dự phòng phát sinh các đường dây và trạm biến áp" được phép sử dụng để:

    (i) Triển khai các dự án lưới điện truyền tải xây dựng mới hoặc các công trình đầu tư bổ sung mới để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, khả năng điều khiển và vận hành hệ thống điện trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa có danh mục cụ thể tại Quyết định số 500/QĐ-TTg.

    (ii) Đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện nhập khẩu (từ Lào, Trung Quốc...) vào hệ thống điện Việt Nam.

    (iii) Đấu nối đồng bộ (cấp điện áp 220 kV trở lên) các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với hệ thống điện quốc gia.

    Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất khi triển khai các dự án cụ thể.

    Phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo
    Về Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo, cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã.

    Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân.

    Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng
    Về kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:

    Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ có vị trí tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

    Quy mô của Trung tâm này điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.

    Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có vị trí tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

    Trung tâm này có quy mô điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000 MW.

Chia sẻ trang này