Giá cổ phiếu sacombank sẽ lên vùn vụt cho mà xem!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trhung, 05/06/2006.

3397 người đang online, trong đó có 175 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2199 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. trhung

    trhung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 08/06/2006, 17:15 (GMT+7)

    Sacombank vào cuộc chơi


    Ông Đặng Văn Thành (trái), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nhận giấy phép niêm yết cổ phiếu Sacombank hôm 6-6-2006.
    Với sự niêm yết của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào tháng 7 tới, khối lượng hàng hóa giao dịch trên sàn sẽ tăng gần gấp đôi, quy mô thị trường chứng khoán được nâng lên một nấc mới.

    Và chính từ mặt bằng mới đó, thị trường có điều kiện để bứt phá đi lên. Tuy nhiên, cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, không chỉ dừng ở việc nhấn mạnh ý nghĩa đó, mà còn khắc họa nét chính ?ochân dung? ngân hàng sau ngày niêm yết.

    * Sacombank là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn xét về quy mô vốn pháp định, đồng thời lại không có cổ đông nhà nước, gần như 100% cổ phiếu có thể được giao dịch ngay. Thực sự lãnh đạo ngân hàng có cảm thấy lo trước bước ngoặt này?

    - Với những doanh nghiệp chuẩn bị tốt, thì lên sàn là tham gia cuộc chơi đẳng cấp hơn, hòa nhập vào môi trường cạnh tranh hơn. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc chơi này từ hai năm trước, ý thức được trách nhiệm của ngân hàng trước 7.000 cổ đông và lượng nhà đầu tư có thể tăng thêm sắp tới. Sự phát triển nhanh chóng, có tính căn bản của thị trường chứng khoán năm tháng qua cho thấy các nhà đầu tư giờ đã khác. Họ chấp nhận cuộc chơi ở mức độ cao hơn và chính vì thế, trách nhiệm của doanh nghiệp niêm yết cũng phải được nâng lên.

    * Trách nhiệm ấy thể hiện cụ thể như thế nào, thưa ông?

    - Việc xây dựng kế hoạch cũng như điều hành kinh doanh của chúng tôi phải chuẩn mực và chính xác. Trước đây kế hoạch và điều hành có một biên độ co giãn, nhưng hiện nay độ chính xác so với thực tế phải sát hơn. Chẳng hạn việc thiết kế các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của từng tháng, từng quí phải sát với khả năng thực tế, làm sao để nhà đầu tư yên tâm trong một thời gian dài.

    Bộ máy nhân sự cũng thế. Từ nay trở đi, mỗi năm chúng tôi phải bầu lại một phần ba thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo Luật các Tổ chức tín dụng, HĐQT bầu lại sau mỗi nhiệm kỳ bốn hoặc năm năm. Nay theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, HĐQT phải được bầu lại hàng năm.

    * Ngoài khía cạnh trách nhiệm, theo ông, điều gì đang được nhà đầu tư chờ đợi ở Sacombank?

    - Tôi nghĩ đó là hiệu quả kinh doanh và những lợi ích mà việc niêm yết đem lại. Sacombank hiện có 500 tỉ đồng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Trong tháng 7-2006, quỹ này sẽ được bổ sung thêm trên dưới 2.000 tỉ đồng nữa từ việc phát hành thêm 300 tỉ đồng cổ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán.

    Chúng tôi dành một tỷ lệ thích hợp để đầu tư cho cổ phiếu ngân quỹ và can thiệp khi xảy ra dư thừa và khan hiếm giả tạo cổ phiếu Sacombank. Trong tương lai quỹ sẽ được nâng lên đến mức tối đa theo quy định về chứng khoán.

    * Như trên ông nói, Sacombank có khối lượng cổ đông đông đảo và cơ cấu cổ đông đa dạng. Liệu có sự thay đổi cơ cấu cổ đông khi ngân hàng lên sàn? Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cổ đông pháp nhân.

    - Sacombank có nhiều cổ đông pháp nhân lớn, kể cả cổ đông nước ngoài. Ba đối tác nước ngoài hiện sở hữu khoảng 27% cổ phần ngân hàng. Như vậy, chúng tôi còn khoảng 3% dành cho nhà đầu tư nước ngoài (theo quy định của Nhà nước, mặc dù niêm yết, nhưng nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 30% cổ phần ngân hàng, khác với doanh nghiệp khác là 49% - NV).

    Hơn nữa, tính thanh khoản của cổ phiếu Sacombank khá tốt và khi niêm yết chắc chắn độ thanh khoản sẽ còn tăng. Điều này cho thấy cơ cấu cổ đông có thể thay đổi, nhưng thay đổi đến mức nào thì chúng tôi chưa lường hết được. Tuy nhiên, những chuyển nhượng lớn, trên 5% cổ phiếu ngân hàng, phải được thông báo trước cho cơ quan quản lý thị trường.

    * Nhìn từ góc độ thay đổi cơ cấu cổ đông, ông nhận định thế nào về rủi ro cũng như khó khăn có thể có đối với ngân hàng sau khi lên sàn?

    - Với một lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tất nhiên không tránh khỏi những lo ngại như nếu cổ phiếu xuống giá, người gửi tiết kiệm có thể hoang mang, gây phản ứng dây chuyền... Nhưng chúng tôi tự tin, lường hết rủi ro để xử lý nó.

    Vấn đề là ở chỗ mọi hoạt động, quy trình, quy chế phải chuẩn mực tối đa và duy trì tính chuẩn mực đó trên diện rộng, toàn bộ hệ thống. Sacombank đã chuẩn bị để công bố thông tin không chỉ hàng quí như quy định, mà hàng tháng, thậm chí hàng tuần và công bố ngay khi cần thiết.

    * Phản ứng của cổ đông Sacombank như thế nào trước quyết định niêm yết vào tháng 7-2006?

    - Cổ đông trong và ngoài nước ủng hộ tuyệt đối. Trước đây chúng tôi đưa ra lộ trình niêm yết năm 2005-2006 và ngân hàng đã thực hiện đúng lộ trình đó.

    * Và phản ứng của các ngân hàng đồng nghiệp?

    - Các đồng nghiệp ủng hộ Sacombank. Họ đang quan sát sự lên sàn của Sacombank như một thử nghiệm để rút kinh nghiệm cho sự tham gia thị trường chứng khoán của chính họ. Tôi nghĩ các ngân hàng sẽ dõi theo từng bước đi của chúng tôi.

    * Nếu VN gia nhập WTO vào tháng 11-2006, thì việc Sacombank niêm yết bốn tháng trước khi cánh cửa WTO mở được đánh giá là ?othiên thời?. Nhiều người đang kỳ vọng tấm vé lên chuyến tàu WTO sẽ giúp thị trường chứng khoán có thêm dòng vốn đầu tư. Ông có bao giờ so sánh đây là cơ hội lớn hay thách thức lớn cho Sacombank?

    - Quy luật thị trường không khoan nhượng với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia cuộc chơi mà không chuẩn bị một nền tảng vững vàng. WTO là cuộc chơi cao cấp với doanh nghiệp, cơ hội để bắt kịp dòng chảy chung. Song, dòng chảy ấy, theo tôi, là rất xiết và muốn trụ vững phải toan tính sức chịu đựng, toan tính những bước đi nhanh, chậm để không lỡ nhịp và bị gạt ra rìa.

    * Dường như ông đang hào hứng với cuộc chơi đó?

    - Cả Sacombank hào hứng. Mục tiêu của chúng tôi là nâng vốn chủ sở hữu lên 10.000 tỉ đồng trong năm 2007. Đến cuối tháng 7 này, vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là 4.500 tỉ đồng, chưa kể toàn bộ lợi nhuận năm nay sẽ được để lại. Tháng 10-2006, cổ đông ngân hàng sẽ được hưởng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 10%. Cổ tức của năm 2006 cũng sẽ được chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ dự kiến 10-12%.

    Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=142521&ChannelID=11
  2. donquixote1412

    donquixote1412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi cho em hỏi giá sacombank hôm nay khoảng bao nhiêu nhỉ?
    em đang có dự định đầu tư 1 ít
    Vote các bác 5*
  3. anhminh

    anhminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2001
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay thằng này khoảng 84-85 thì phải, xu hướng đang tăng giá vì sau khi niêm yết, từ nay đến cuối năng, cổ đông Sacombank có 2 cơ hội tăng số cổ phần mình nằm giữ là việc hưởng cổ phiếu thưởng và cổ tức 2006 khoảng 10-12% cũng sẽ được chia bằng cổ phiếu.

    Giá thằng này chỉ có 84-85 trong khi thằng Đông Á lên tận 95 thì thật là ngớ ngẩn!!!

Chia sẻ trang này