Giá điện tăng 32%. Bầu Đức, Chị Thanh thật thức thời!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi AK2000, 13/02/2011.

4607 người đang online, trong đó có 532 thành viên. 10:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 900 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    TBC: REE đăng ký mua tiếp 1 triệu cổ phiếu [​IMG]Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 28/1/2011 đến 28/03/2011.

    Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (TBC) thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn.

    Tên tổ chức thực hiện giao dịch: Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)

    Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi giao dịch: 14.806.908 đơn vị

    Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 1 triệu đơn vị
    Số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi giao dịch: 15.806.908 đơn vị

    Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 28/1/2011 đến 28/03/2011.


    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chiến lược đầu tư
    Hoàng Anh Gia Lai đã được cấp 17 dự án tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào với tổng công suất 420 MW. Đây là một nguồn tài nguyên quý được tạo ra từ những dòng sông có thác ghềnh không thể tái tạo và không phải ở đâu cũng có được. Vốn đầu tư ước tính cho 17 dự án này khoảng 7.968 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng ngành này tạo ra dòng tiền ổn định nhất. Sau giai đoạn đầu tư, ngành này sẽ đóng vai trò tạo ra tiền và điều hòa dòng tiền cho Tập đoàn trong tương lai.
    Khi Hoàng Anh Gia Lai hoàn thành 17 dự án thuỷ điện nêu trên, tổng sản lượng điện sẽ đạt khoảng 1,92 tỷ Kwh và cho doanh thu 1.344 tỷ đồng/năm (Dựa trên mức giá điện hiện nay là 700đồng/Kwh). Trong tương lai nếu Nhà nước tăng giá điện mua lên 800-900đồng/Kwh thì doanh thu có thể đạt được cao hơn.
    HAGL

    Danh mục các dự án thủy điện Xem chi tiết
    STTTên dự ánĐịa điểmCông suất (MW)Vốn đầu tư (Tỷ đồng)Thời điểm khởi côngThời điểm hoàn thành
    1Bá Thước 1Bá Thước, Thanh Hóa601.080201020122Bá Thước 2Bá Thước, Tỉnh Thanh Hóa801.440200920123Đắksrông 2Huyện Krông Chro, Tỉnh Gia Lai24432200820104Đắksrông 2AHuyện Kông Chro, Tỉnh Gia Lai18324200920115Đắksrông 3AHuyện Krông Pa, Tỉnh Gia Lai1018020112012
  2. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Thêm anh Tiền còi nữa nè. Đại gia đang đẩy mạnh đầu tư điện, thế này thì nên múc REE, HAG, ABB hay cổ phiếu điện hả các bác???


    EVN đăng ký chuyển nhượng hơn 47,1 triệu cổ phiếu PPC cho ABBank và EVN Finance
    [​IMG]Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức thỏa thuận từ 29/12/2010 đến 24/2/2011.

    Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ như sau:
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đăng ký chuyển nhượng 9.787.050 cổ phiếu cho Ngân hang TMCP An Bình (ABBank)
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đăng ký chuyển nhượng 37.321.280 cổ phiếu cho Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance).
    Trước khi giao dịch, EVN nắm giữ 213.500.226 cp tương đương tỷ lệ 65,44%. Nếu 2 giao dịch chuyển nhượng thực hiện thành công, lượng cổ phiếu PPC mà EVN nắm giữ giảm xuống còn 166.391.896 đơn vị, tương đương 51% vốn của PPC.
    Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức thỏa thuận từ 29/12/2010 đến 24/2/2011.
    T.Hương

  3. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Các doanh nghiệp điện chuẩn bị CE hàng loạt rùi?? Doanh thu tăng ầm ầm, lợi nhuận tự trên trời rơi xuống
  4. sususu1102

    sususu1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    746
    SDE ( Độc quyền thí nghiệm điện dòng SD) lãi trên 5,552 tỷ/ vốn 17,5 tỷ, giá 14.4; sắp phát hành tăng vốn theo NQ mua được không? Các cụ cho ý kiến.
  5. trader_huyvan

    trader_huyvan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    101
    SHI mà phang
  6. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Cơ hội nào cho cổ phiếu điện trong năm 2011? [​IMG]Vốn hóa thị trường của các công ty thủy điện hiện nay trên sàn còn thấp hơn giá trị một nhà máy điện mới, do đó khó có khả năng giá các cổ phiếu điện sẽ giảm sâu hơn.

    Tổng quan ngành Điện năm 2010
    Năm 2010 là một năm đầy khó khăn đối với ngành điện do thời tiết khô hạn trong quý 1 và quý 2 gây ảnh hưởng lớn đến các công ty thủy điện. Đến tháng 12/2010 dù đang là mùa mưa nhưng lượng nước về các hồ thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên thấp hơn trung bình nhiều năm. Trong khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
    Tháng 12/2010, EVN phải tăng cường mua điện nước ngoài (tăng 34% so với cùng kỳ 2009) trong đó mua điện của Trung Quốc tăng 32%.
    Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thủy điện đều có lợi nhuận sụt giảm trong năm 2010, bên cạnh đó còn bị thiệt hại “kép” từ việc tỷ giá tăng mạnh trong năm qua.
    Giá bán điện bình quân năm 2010 là 1.058 đồng/kWh (tăng 6,8% so với năm 2009), tương ứng khoảng 5,2 cents (USD) trong khi bình quân so với các nước trong khu vực như Thái Lan là 8,5 cents, Singapo là 13,5 cents và Malaixia là 7,6 cents, Indonexia là 8 cents v.v... Sự không hấp dẫn của giá điện làm cho việc huy động vốn cho các công trình đặc biệt là các công trình của tư nhân, kể cả trong và ngoài nước kém hấp dẫn.
    Kết quả kinh doanh năm 2010 của các doanh nghiệp Điện niêm yết
    Cuối năm 2010, trao đổi với báo giới, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), CTCP Thủy điện Thác Bà (TBC) cho biết, họ vẫn đang hạch toán giá điện tạm tính bằng 90% giá bình quân so với năm 2009. Tuy nhiên, việc tính toán này chỉ là cơ sở để DN đóng thuế, sau khi đàm phán được chính thức với EVN, các DN này sẽ thực hiện tính toán lại.
    SJD – CTCP Thủy điện Cần Đơn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đạt hơn 70 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ 2009; cả năm đạt 212 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2009. Chi phí tài chính của SJD không quá lớn, đạt hơn 15 tỷ đồng trong quý 4/2010 tuy nhiên vẫn gấp đôi cùng kỳ 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. LNST năm 2010 của SJD đạt 70,7 tỷ đồng, giảm 34% so với năm 2009; EPS năm 2010 đạt 2.427 đồng/cp.
    TBC – CTCP Thủy điện Thác Bà: Doanh thu và LNST quý 4/2010 của TBC tăng mạnh so với cùng kỳ 2009; đạt lần lượt 44,6 tỷ đồng và 12,7 tỷ đồng, gấp đôi quý 4/2009 do nguồn nước về hồ tăng so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên cả năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của TBC đạt hơn 130 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2009; trong khi đó giá vốn hàng bán lại tăng mạnh khiến LNST năm 2010 của TBC đạt 41,7 tỷ đồng, giảm 68% so với năm 2009.
    TMP – CTCP Thủy điện Thác Mơ: Do lượng mưa thấp, lượng nước vào hồ giảm mạnh nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2010 của TMP đạt 76,6 tỷ đồng, giảm 37% so với quý 4/2009; cả năm đạt 267,3 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế quý 4/2010 chỉ đạt gần 8 tỷ đồng trong khi quý 4/2009 đạt hơn 63,5 tỷ; LNST năm 2010 đạt 22,8 tỷ đồng, giảm 87% so với năm 2009.
    VSH – CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh: VSH mới công bố kết quả kinh doanh của công ty mẹ, trong đó lợi nhuận sau thuế quý 4/2010 của VSH đạt 103,5 tỷ đồng, cả năm đạt 305 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2009. Đáng chú ý, chi phí tài chính của công ty mẹ VSH quý 4/2010 chỉ mất hơn 700 triệu đồng, cả năm đạt 15,88 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2009.
    [​IMG]
    (*) - Kết quả công ty mẹ
    Màu xanh nhạt: Công ty thủy điện, xanh đậm: công ty nhiệt điện

    BTP – CTCP Nhiệt điện Bà Rịa: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2010 của BTP tăng 6 tỷ so với cùng kỳ 2009, đạt 457 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng mạnh cộng với chi phí lãi vay lên tới hơn 107 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận sau thuế quý 4/2010 của BTP lỗ hơn 54 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2010, công ty vẫn lãi hơn 22 tỷ đồng tuy nhiên chỉ hoàn thành 35,67% kế hoạch năm.
    NBP – CTCP Nhiệt điện Ninh Bình: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4/2010 đạt 145 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2009; cả năm đạt hơn 613 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2009. Chi phí tài chính của NBP cả năm 2010 chỉ mất hơn 60 triệu đồng. LNST quý 4/2010 đạt 14,3 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ 2009; cả năm đạt 72,9 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2009.
    PPC – CTCP Nhiệt điện Phả Lại: PPC luôn được xem là “nạn nhân” trực tiếp của việc tỷ giá tăng mạnh, mặc dù doanh thu năm 2010 không giảm quá nhiều so với năm 2009 tuy nhiên công ty vẫn phải ghi nhận khoản lỗ trước thuế hơn 577 tỷ đồng do khoản chi phí tài chính quý 4/2010 lên tới hơn 860 tỷ đồng. Khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ của PPC đến thời điểm cuối năm 2010 là gần 32,5 tỷ JPY; cuối năm 2010, tỷ giá yên Nhật là hơn 239 đồng/JPY, tăng gần 38 đồng/JPY so với cuối năm 2009. Tính chung cả năm 2010, LNST của PPC đạt 5,72 tỷ đồng, trong khi năm 2009 đạt hơn 886 tỷ đồng.
    KHP – CTCP Điện lực Khánh Hòa: KHP với đặc thù là công ty kinh doanh điện nên có doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với năm 2009. Báo cáo công ty mẹ KHP cho thấy quý 4/2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt hơn 307 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009; cả năm đạt 1.210 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2009. LNST quý 4/2010 của công ty mẹ KHP đạt gần 31 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2009; cả năm dạt 88,5 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009. EPS năm 2010 đạt 2.331 đồng/cp.
    Triển vọng 2011
    Theo đúng dự báo, năm 2011, để đáp ứng tốc độ GDP tăng 7,5%, nhu cầu điện sẽ phải tăng khoảng 15% so với năm 2010. Trong đó, nhu cầu điện thương phẩm là 97 tỷ kWh và điện sản xuất, nhập khẩu khoảng 110,5 tỷ kWh.
    Trong khi đó, theo thống kê của EVN, đến hết năm 2010, tổng công suất đặt của hệ thống điện là 20,295MW, trong đó, thủy điện là 8.158MW, chiếm 40,2%, nhiệt điện là 11.437MW, chiếm 59,8%. Năm 2011, công suất đặt tăng thêm của hệ thống điện là 4.585MW, trong đó, nhiệt điện là 1680MW và thủy điện là 2.905MW.
    Tuy nhiên, năm 2011 tình hình nước về các hồ thủy điện còn thấp hơn năm 2010. Tình hình thiếu nước xảy ra với hầu hết các hồ lớn, gây thiếu hụt 12 tỉ m3 nước, tương đương lượng điện bị thiếu hụt do không tích đủ nước là 3 tỉ kWh (trong khi tổng lượng điện tiết giảm do cắt điện luân phiên năm 2010 chỉ 1,39 tỉ kWh). Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 của các công ty thủy điện.
    Đối với các công ty nhiệt điện, giá bán than cho ngành Điện được đề nghị tăng (tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng nhiều vì trong giá bán điện của các công ty Nhiệt điện có khoản biến động giá nguyên liệu).
    Tỷ giá và lãi suất tăng cao sẽ làm tăng chi phí vốn của các công ty. Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng của các nhà máy Nhiệt điện bị tạm hoãn trong năm 2010 sẽ triển khai trong năm 2011 là những nguyên nhân có thể làm giảm sản lượng điện.

    Điểm tích cực hiện nay là kể từ năm 2010 giá điện có thể được điều chỉnh theo giá thị trường, giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh tăng vào tháng 3/2011 tới, khả năng phương án tăng giá điện 18% của Bộ Công thương sẽ được thông qua. Đây là cơ hội tăng giá bán điện đối với các công ty đang đàm phán hợp đồng mới với EVN. Ngoài ra, một số nhà máy thủy điện đã hết khấu hao có thể tăng lợi nhuận như TBC, VSH, PPC.

    Vốn hóa thị trường của các công ty thủy điện hiện nay trên sàn còn thấp hơn giá trị một nhà máy điện mới, do đó khó có khả năng giá các cổ phiếu điện sẽ giảm sâu hơn so với mặt bằng chung hiện nay.
    Phương Mai

  7. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    tiền đầu tư cho nhà nhà thủy điện có phải trên trời rơi xuống đâu, năm nào hạn hán trả lãi vay chóng mặt


    tỷ xuất sinh lợi thua xa các dự án BOT đường bộ=))=))=))=))

Chia sẻ trang này