Giá điện tăng - mùa hè tới chọn CP Điện nào: POW, NT2, PC1, GEX, GEG, REE, QTP,.....????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 25/02/2023.

3984 người đang online, trong đó có 441 thành viên. 21:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 108264 lượt đọc và 532 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    GEX ủn nhau 1.1 triệu ATC - chắc anh Tuấn sắp báo tin vui gì cho cổ đông rồi ;))
    Finvo215buinhatnguyen thích bài này.
  2. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Nước đến chân
    [​IMG]
    Trần Thanh Hải
    Chuyên gia thương mại quốc tế


    "Nước đến chân rồi mà các doanh nghiệp chưa biết mà nhảy".

    Tôi chưa kịp hỏi, Phúc, chuyên gia của Forest Trends - tổ chức phi lợi nhuận nhằm tăng cường đóng góp từ rừng và quản lý rừng bền vững - đã đi thẳng vào vấn đề. Chúng tôi gặp nhau để trao đổi về điều Phúc đang nói tới, thuế carbon cùng các quy định mới về chống mất rừng và suy thoái rừng mà EU sẽ áp dụng trong thời gian tới với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Đằng sau đó là câu chuyện về net zero, về trung hòa phát thải.

    Quan hệ thương mại và môi trường là vấn đề không mới, nhưng các diễn đàn trên thế giới mấy chục năm nay vẫn chỉ dừng ở bàn thảo, chưa có tác động đáng kể với hoạt động thương mại. Vì vậy, việc EU ban hành đạo luật mới về thuế carbon nói riêng và chống biến đổi khí hậu nói chung sẽ tác động lớn đến các quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam.

    Đạo luật mới của EU - Cơ chế Điều chỉnh carbon Biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) - quy định trực tiếp về thuế carbon sẽ được áp dụng với nhóm mặt hàng có hàm lượng phát thải cao. Quy định mới của EU về chống mất rừng và suy thoái rừng (EU Deforestation-free Regulation - EUDR) áp dụng với một số nhóm mặt hàng nông - lâm nghiệp.

    Lập luận để ban hành CBAM là ở chỗ, khi EU đánh thuế các sản phẩm có hàm lượng phát thải cao được sản xuất từ châu lục này thì có thể dẫn đến các doanh nghiệp EU dịch chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, thường là những nước có chính sách về khí hậu kém nghiêm ngặt hơn, nhằm giảm chi phí, sau đó đem sản phẩm xuất khẩu vào EU. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng với sản phẩm cùng loại sản xuất ở EU. Vì thế, EU cho rằng CBAM sẽ tránh được tình trạng "rò rỉ" carbon, lập lại công bằng giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa, qua đó cũng khuyến khích các nước xuất khẩu sang EU quan tâm hơn đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu.

    Tại Việt Nam, trước khi Thủ tướng đưa ra cam kết tại Hội nghị COP26 về trung hòa phát thải (net zero) vào năm 2050, có lẽ cũng chưa nhiều người để tâm đến câu chuyện này.

    Một số người nói Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải bằng 0. Đó là cách nói hoàn toàn sai. Một quốc gia không thể không phát thải, giống như con người tồn tại thì phải thở, phải thải ra khí carbonic. Vấn đề ở đây là giảm phát thải nhằm tránh đầu độc khí quyển, phát thải một cách có trách nhiệm. Trách nhiệm chính là phải có những hành động bù đắp để hấp thụ bớt lượng khí nhà kính đưa ra môi trường, Phúc giải thích cho tôi.

    Như vậy, trong nhiều yếu tố tạo nên khác biệt, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thì giảm phát thải là một yếu tố mới. Doanh nghiệp nào nhận thức nhanh nhạy và có biện pháp chuyển đổi, thích ứng với vấn đề này sẽ có lợi thế hơn.

    Chính sách của EU sẽ chặn bớt việc nhập khẩu các sản phẩm có lượng phát thải carbon cao, qua đó làm thay đổi lựa chọn của các quốc gia đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa.

    Cách đây không lâu, một doanh nghiệp dệt may nói với tôi, trước đây chúng ta tự hào ngành dệt may đi trước các nước như Bangladesh, Campuchia. Nhưng bây giờ họ đã đi trước trong chuyển đổi xanh. Khi đơn hàng giảm đi, khách hàng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp đáp ứng được cao nhất yêu cầu của họ, trong đó có yêu cầu về giảm phát thải. Do vậy, đơn hàng đã giảm vì nhu cầu đi xuống, lại có thể còn bị mất vào tay các nước đối thủ.

    CBAM áp dụng từ 1/10/2023 (tức chỉ còn hơn 4 tháng nữa).

    Đây là thời điểm bắt đầu giai đoạn quá độ, các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện khai báo mức độ phát thải với 6 nhóm sản phẩm, bao gồm nhôm, sắt thép, phân bón, xi măng, điện và hydrogen; tuy nhiên chưa phải trả thêm chi phí.

    Từ 1/1/2026, CBAM chính thức có hiệu lực.

    Doanh nghiệp nhập khẩu vào EU sẽ phải khai báo số lượng hàng hóa nhập khẩu và lượng phát thải trong các hàng hóa đó; đồng thời phải xuất trình giấy chứng nhận CBAM tương ứng với lượng phát thải. Và doanh nghiệp phải bỏ tiền để mua giấy chứng nhận CBAM này.

    Thuế carbon là một cách nói hình tượng. Bản chất CBAM không phải là thuế, nhưng tạo ra thêm chi phí để khuyến khích hay buộc doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ sản xuất, giảm phát thải.

    EU cũng chuẩn bị ban hành Quy định về Chống mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) trong đó cấm một số nhóm mặt hàng nông - lâm nghiệp có liên quan tới mất rừng được nhập khẩu vào thị trường này. Lý do EU đưa ra là bởi mất rừng là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu. Nhóm mặt hàng đang nằm trong sự quản lý của EUDR bao gồm gỗ, cà phê, ca cao, dầu cọ, thịt bò, đậu tương, cao su và các sản phẩm được chế biến từ các nhóm này.

    Phúc cũng đang đi thông tin, tuyên truyền về tác động của EUDR đối với các nhóm mặt hàng gỗ, cà phê và cao su của Việt Nam.

    Tôi tưởng các ngành nông nghiệp sẽ không phải chịu thuế carbon vì ít phát thải, và còn hấp thụ carbonic. Nhưng Phúc giải thích: "Sản xuất nông nghiệp cũng tiêu thụ nhiều vật tư, và để sản xuất ra những vật tư ấy thì đều tiêu tốn năng lượng, phải phát thải. Điển hình là phân bón, một sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng khá cao. Ngoài ra, ở một số quốc gia, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã bị chuyển đổi sang đất trồng trọt để sản xuất các cây hàng hóa. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng".

    Thì ra, đằng sau mỗi một sản phẩm, cho dù là hạt cà phê, cao su, gỗ đều là một sự "đóng góp" vào việc phát thải ra môi trường. Thảo nào, EU dùng từ "footprint" (dấu chân, dấu vết). Chúng ta không nhìn thấy ngay việc phát thải khi cầm trên tay một sản phẩm, nhưng nếu lần lại quá trình sản xuất ra sản phẩm đó thì sẽ rõ sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không.

    Một sản phẩm có dấu vết tiêu tốn nhiều năng lượng, phát thải nhiều carbon sẽ bị EU đánh thuế, làm giảm tính cạnh tranh. Một sản phẩm mà quá trình sản xuất làm mất rừng và suy thoái rừng cũng được coi là gây ra các tác động tiêu cực tới khí hậu và bị EU hạn chế nhập khẩu.

    Một doanh nghiệp có thể không giảm được việc sử dụng năng lượng, nhưng lựa chọn nguồn năng lượng để tiêu thụ là điều có thể làm được. Ví dụ, thay vì sử dụng điện phát bằng việc đốt than thì sử dụng điện mặt trời, điện gió.

    Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng, dừng đầu tư và giảm dần điện than, nâng tỷ trọng điện tái tạo.

    Việc ban hành Quy hoạch Điện VIII vừa qua cũng thể hiện một cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong chuyển đổi cơ cấu năng lượng. Tuy nhiên, mọi thứ không dễ dàng. Điện mặt trời và điện gió là nguồn năng lượng sạch, nhưng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết nên không có tính ổn định, không thể là nguồn điện chủ yếu mà chỉ là nguồn bổ sung. Trong khi đó, điện hạt nhân đã được rút ra khỏi phạm vi xem xét.

    Bất luận khó khăn thế nào, Việt Nam cũng cần đạt các mục tiêu giảm phát thải để duy trì cạnh tranh quốc gia. Đó là điều Phúc khẳng định với tôi, trước khi chia tay nhau trong một chiều Hà Nội nóng bức bối.

    Trần Thanh Hải.
    Paladin1987 thích bài này.
  3. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Các dự án ký sớm FIT giá cao thì vẫn rất hiệu quả.

    ==================
    Điện gió Phong Liệu lãi hơn trăm tỷ đồng

    Giữa bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp điện gió thua lỗ nặng, năm ngoái dự án Điện gió Phong Liệu báo lãi hơn 124 tỷ đồng.

    Trong bảng công bố thông tin mới đây, Công ty cổ phần Điện gió Phong Liệu - doanh nghiệp chủ quản dự án cùng tên tại tỉnh Quảng Trị - ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 124 tỷ đồng, tăng gần 2,7 lần so với năm 2021. Như vậy, trung bình doanh nghiệp này thu được hơn 300 triệu đồng mỗi ngày trong năm 2022.

    Lợi nhuận tăng giúp vốn chủ sở hữu được tích lũy thêm 22,5% lên hơn 675 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 2,26 lần về 1,68 lần trong năm ngoái. Điện gió Phong Liệu đang có tổng nợ phải trả khoảng 1.135 tỷ đồng, giảm gần 9%. Trong đó, dư nợ trái phiếu hơn 800 tỷ đồng, giảm hơn 12% và chiếm hơn 70% tổng nợ.

    Phong Liệu phát hành một lô trái phiếu, tổng giá trị ban đầu là 914 tỷ đồng, đáo hạn tháng 4/2035. Lãi suất năm đầu tiên 8%, giai đoạn tiếp theo thả nổi theo lãi suất tham chiếu cộng thêm 2,9%. Kỳ hạn thanh toán mỗi 3 tháng một lần.

    Dự án Điện gió Phong Liệu có công suất 48 MW với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng, được khởi công từ cuối năm 2019. Đây là một trong 84 dự án điện gió kịp vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021, hưởng giá điện ưu đãi cố định (giá FIT) trong 20 năm.

    [​IMG]
    Dự án điện gió Phong Liệu nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Quảng Trị

    Phong Liệu báo lãi giữa bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp điện gió thua lỗ nặng. Thống kê của VnExpress đến giữa tháng 5, phần lớn dự án điện gió báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đều kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận suy giảm. Đa số nhóm này tập trung ở Nam Trung Bộ (gồm Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ) - khu vực từng ghi nhận thực trạng bùng nổ điện gió, công suất vượt quy hoạch vài năm trước.

    Điểm chung của các doanh nghiệp thua lỗ là sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua huy động lượng lớn vốn vay từ trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao (khoảng 9-10,25% một năm). Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của nhóm này từ 4 lần trở lên, có doanh nghiệp nợ cao hơn vốn 5-6 lần. Trong khi đó, Phong Liệu chỉ ghi nhận hệ số nợ trên vốn gần 1,7 lần với lãi suất trái phiếu 8% một năm, cả hai đều ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.

    https://vnexpress.net/dien-gio-phon...dO8P5rBftL0A5ytNKMe91vxK6OC4QeWJ3PRpdSbFKy_3G
    Fanliver đã loan bài này
  4. haiduongqb

    haiduongqb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2016
    Đã được thích:
    243
    Điện k có PGV thì quá thiếu sót
    Fanliver thích bài này.
  5. hungrichland

    hungrichland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2019
    Đã được thích:
    2.419
    Điện 8 như 1 cú nừa
    Fanliver thích bài này.
  6. Endless Rain

    Endless Rain Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2014
    Đã được thích:
    2.448
    Nay e lên lại Ba cô gái a ạ
  7. CaiBang

    CaiBang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    627
    Trùm thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời: HDG PC1 REE
    Các em này mấy nay phát hết công suất + hưởng giá điện tăng :)>-
  8. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    114 tỷ USD đầu tư cho nguồn điện, những doanh nghiệp nào sẽ có triển vọng lớn nhất?
    24-05-2023 - 14:00 PM |

    Ngày 15/5/2023, Quy Hoạch Điện 8 đã chính thức được phê duyệt, mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam.


    [​IMG]
    Phối cảnh dự án nhà máy điện khí LNG bên bờ vịnh Bái Tử Long

    114 tỷ USD đầu tư cho nguồn điện

    Sau những cam kết mạnh mẽ tại COP26 (Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ) và mới đây nhất là COP27, mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”, Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm phát triển nguồn điện từ Quy Hoạch Điện 7 (QHĐ7) sang một phương án chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ hơn trong Quy Hoạch Điện 8 (QHĐ8).

    Về cơ bản, QHĐ7 và QHĐ8 đều được xây dựng nhằm đáp ứng kịch bản phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% và tăng trưởng tiêu thụ điện trung bình khoảng 9% trong giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, tỉ trọng cơ cấu nguồn điện đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó, QHĐ8 đẩy mạnh phát triển các giải pháp xanh hơn với nỗ lực hoàn thành các thỏa thuận trong “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP) đã ký kết trong 2022.

    Dự kiến điện khí sẽ là nguồn điện mũi nhọn trong giai đoạn 2021 - 2030 với tăng trưởng kép đạt 26%, mức cao nhất trong số các nguồn điện chính và chiếm 27% tổng công suất nguồn điện.

    Trong giai đoạn 2030 - 2050, tăng trưởng kép điện khí sẽ chậm lại đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất. Đáng chú ý, nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải, điện khí sẽ phải chuyển đổi một phần nhiên liệu đầu vào sang đốt kèm với hydro sau 20 năm hoạt động.

    [​IMG]
    Với tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo lớn của Việt Nam, dự kiến phát triển điện gió sẽ là mục tiêu quan trọng nhất trong cả ngắn và dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam có những động lực nhằm đạt được những tiêu chuẩn của JETP đề ra với nỗ lực huy động được những nguồn vốn xanh, rẻ.

    Theo đó, điện gió sẽ tăng trưởng kép 25% trong 2021 - 2030 và 6% trong 2030 - 2050, chiếm lần lượt 13% và 14% tổng công suất nguồn trong 2 giai đoạn này. Hơn nữa, dự kiến Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên trong 2021 - 2030, sau đó sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nguồn điện này với tăng trưởng kép đạt 15% trong 2030 - 2050, chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.

    Sau giai đoạn phát triển ồ ạt 2020 - 2021, dự kiến tăng trưởng công suất điện mặt trời sẽ chậm lại từ nay đến 2030. Tuy nhiên, QHĐ8 vẫn khuyến khích phát triển không giới hạn điện mặt trời với mục đích tự tiêu thụ. Theo đó, công suất điện mặt trời dự kiến tăng trưởng khiêm tốn giai đoạn 2021- 2030 và tăng mạnh trở lại 15% từ 2030 trở đi, và chiếm 33% tổng công suất nguồn điện trong 2050.

    QHĐ8 chính thức loại bỏ tổng cộng 13.220MW điện than , đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này. Hiện tại, phương án phát triển nguồn cũng đã tính đến trường hợp 6.800MW được bổ sung quy hoạch nhưng có rủi ro không triển khai được do những khó khăn về thu xếp vốn, bù đắp bằng việc tiếp tục nâng cao tỉ trọng điện gió và điện khí.

    Trong thời gian tới, các nhà máy điện than trên 40 năm sẽ bị loại bỏ, trong khi các nhà máy khác sẽ phải nghiên cứu đốt kèm thêm ammoniac sau 20 năm hoạt động. Dự kiến công suất điện than sẽ tăng 2% trong 2021 - 2030 và giảm 1% trong 2030 - 2050, tỉ trọng giảm từ 19% tổng công suất trong 2030 xuống còn 4% trong 2050.

    [​IMG]
    Báo cáo này cho rằng các doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp hạ tầng điện sẽ có cơ hội rõ ràng nhất nhờ khối lượng công việc khá cao trong kế hoạch của QHĐ8, đặc biệt trong các nhóm ngành điện khí và năng lượng tái tạo.

    "Theo đó, nhóm ngành xây lắp điện bao gồm đường dây, trạm biến áp cũng sẽ ghi nhận mức tăng tương ứng nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ và tính hiệu quả của hệ thống. Tuy nhiên, đối với nhóm năng lượng tái tạo, chúng tôi cho rằng chính sách giá năng lượng tái tạo mới là yếu tố làm rõ ràng hơn triển vọng của nhóm ngành này.

    Chúng tôi điểm tên một số những doanh nghiệp niêm yết nổi bật trong nhóm xây lắp hạ tầng điện bao gồm PC1 (Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1), FCN (Công ty cổ phần FECON), TV2 (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2) sẽ là những doanh nghiệp được hưởng lợi sớm nhất từ luận điểm này. Trong dài hạn hơn, PVS dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi do tham gia vào lĩnh vực xây lắp điện gió ngoài khơi, với kinh nghiệm trong những dự án gần đây như Thăng Long, La Gàn.

    Chúng tôi điểm tên một doanh nghiệp điện khí nói chung và điện khí LNG nói riêng có triển vọng tươi sáng hơn do sở hữu dự án đã được phê duyệt trong QHĐ bao gồm Nhơn Trạch 3&4 (POW), LNG Long Sơn (PGV, TV2), Ô Môn 3,4 (GE2). Chúng tôi tin rằng GAS cũng sẽ được hưởng lợi chính trong giai đoạn phát triển này do thực hiện phát triển các dự án kho cảng LNG.

    Chúng tôi cho rằng QHĐ8 được phê duyệt sẽ thúc đẩy tiến độ các dự án mỏ khí tỷ đô vốn đã bị đình trệ lâu nay như Lô B, Cá Voi Xanh trong những năm tới nhằm đảm bảo nguồn khí trong nước và giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu LNG cho phát điện tại Việt Nam", báo cáo phân tích.




    https://cafef.vn/114-ty-usd-dau-tu-...-co-trien-vong-lon-nhat-18823052413420589.chn
    Paladin1987 thích bài này.
  9. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Trùm thiết bị điện, máy đo điện, máy biến áp.... là GEE công ty con GEX - doanh thu mỗi năm 20.000 tỷ - rất ít người nhắc hoặc biết tới ;))
    thevannd thích bài này.
  10. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.053
    Gelex Electric (GEE) thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất 19.421 tỷ đồng năm 2023

    Trong định hướng hoạt động, Gelex Electric định hướng các đơn vị thành viên tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống trong ngành sản xuất thiết bị điện, bao gồm dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, máy biến áp phân phối THIBIDI, động cơ điện HEM, máy biến áp truyền tải MEE …

    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/g...p-nhat-19421-ty-dong-nam-2023-post319698.html
    buinhatnguyenthevannd thích bài này.

Chia sẻ trang này