Giá nào cho LCG ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stock2010, 03/04/2021.

3411 người đang online, trong đó có 255 thành viên. 23:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 669040 lượt đọc và 1652 bài trả lời
  1. laonongqx

    laonongqx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2014
    Đã được thích:
    1.973
    Cơ chế thông thoáng, LCG sẽ tăng tốc đầu tư năng lượng tái tạo


    Thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió không qua EVN
    Khách hàng dùng điện cho sản xuất công nghiệp cấp điện áp từ 22kv có thể thỏa thuận mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió thông qua hợp đồng kỳ hạn mà không cần qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam...
    [​IMG]
    Thí điểm mua bán trực tiếp điện mặt trời, điện gió không qua EVN.

    MẠNH ĐỨC

    12/04/2021 13:02

    Giao dịch mua bán điện sẽ được thực hiện qua thị trường điện giao ngay, vận hành theo quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Bộ Công Thương.

    Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện (cơ chế DPPA).

    Cơ chế DPPA sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động kinh doanh, sản xuất lên 100% (tỉ lệ này hầu như không thể đạt được nếu chỉ đầu tư điện mặt trời áp mái). Điều này rất phù hợp với các công ty, tập đoàn tham gia mạng lưới cam kết toàn cầu về sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.

    Bộ Công Thương dự kiến thí điểm cơ chế này trong giai đoạn 2021 – 2023 với tổng công suất khoảng 1.000 MW. Sau khi thí điểm một năm, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) sẽ đánh giá các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính và pháp lý… để hoàn thiện nội dung, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng rộng rãi cơ chế này.

    Khi thực hiện cơ chế thí điểm này, thị trường bán buôn điện cạnh tranh được hoàn chỉnh, bán lẻ điện cạnh tranh chính thức triển khai, hợp đồng mua bán điện trực tiếp sẽ chuyển sang thực hiện theo quy định mới có liên quan.

    Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), khách hàng dùng điện tham gia thí điểm phải có hồ sơ đăng ký đáp ứng các tiêu chí, như cam kết sử dụng năng lượng tái tạo; tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng mua trong 3 năm đầu tham gia thí điểm từ 80% trở lên.

    Về phía đơn vị phát điện, muốn tham gia thí điểm cơ chế này, dự án điện gió, mặt trời phải có trong quy hoạch, công suất lắp đặt trên 30 MW. Các dự án này cũng phải cam kết mốc thời gian vận hành thương mại, tham gia thị trường điện trong vòng 9 tháng từ khi được công bố lựa chọn tham gia của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, hồ sơ tham gia thí điểm của dự án cũng phải kèm theo văn bản chứng minh hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính, tín dụng.
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  2. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.626
    Thế này là biết vì sao bị đè rồi....doanh thu bán điện của LCG sẽ tăng vọt trong các quý tới...
  3. laonongqx

    laonongqx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2014
    Đã được thích:
    1.973
    LCG có thế mạnh là làm từ A đến Z, không phải thuê ngoài
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  4. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.626
    Thôi tôi biết phải làm gì rồi cảm ơn bác .... :D
  5. Cyberghost2508

    Cyberghost2508 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2020
    Đã được thích:
    1.875
    Đó là điều không cần phải bàn cãi
  6. Dautukiemtien

    Dautukiemtien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2016
    Đã được thích:
    575
    Doanh thu LCG phần lớn đến từ mảng xây dựng.
    Kế hoạch năm nay đặt rất cao so với năm ngoái, chứng tỏ khá nhiều hợp đồng đã ký từ 2020 rồi,
    Tình hình là 2021 vật liệu xây dựng nó đang tăng phi mã
    Năm nay đen cho LCG rồi.
    Thôi anh em kiếm mã khác đầu tư.
  7. Dautukiemtien

    Dautukiemtien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2016
    Đã được thích:
    575
    LCG ngồi trên đống lửa,
    Thằng cha Hiếu kia khôn vl, bán đúng đỉnh.

    Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao
    Giá thép tăng 40-50% từ đầu năm đến nay khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vật liệu này "đứng ngồi không yên".

    Khảo sát của VnExpress cho thấy, loạt doanh nghiệp sản xuất thép trong nước như Gang thép Thái Nguyên (TISCO), Thép miền Nam, Việt Đức, Tungho hay Kyoei... đều tăng giá bán thép các loại từ tháng 3 và dồn dập báo giá tăng theo ngày từ đầu tháng 4 đến nay.

    Hiện thép cuộn Hoà Phát CB240 D6, D8 (đường kính 6-8 mm) được các đại lý chào mức giá 16,4 triệu đồng một tấn; thép cây CB400V giá dao động 15,6-15,75 triệu đồng một tấn tuỳ đường kính.

    Tương tự, Công ty Vina Kyoei báo giá thép cuộn CB240 ở mức 16,5 triệu đồng với loại D6, D8 và loại D10 mức 15,4 triệu đồng một tấn. Trong khi đó thương hiệu Thép miền Nam cũng ghi nhận mức 16,7 triệu đồng một tấn với thép cuộn CB240 D10 và 15,7 - 15,9 triệu đồng một tấn thép CB400V D10, D12.

    So với hồi đầu tháng 4, mỗi tấn thép cuộn đã tăng gần 1 triệu đồng và thép cây tăng 1,5-2 triệu đồng mỗi tấn. Các mức giá này chưa gồm thuế VAT cũng như chi phí vận chuyển tới công trình.

    [​IMG]
    Sản xuất thép tại một nhà máy ở An Giang. Ảnh: Phương Đông.

    Giá tăng giúp ngành thép được lợi về giá, song các doanh nghiệp dùng thép là vật liệu sản xuất hay nhà thầu xây dựng lại rơi vào cảnh "đứng ngồi không yên".

    Lập dự toán thầu một công trình xây dựng tại Hải Phòng, anh Hải - kỹ sư một công ty xây dựng ở Hà Nội đã phải thay đổi bảng tính tới ba lần trong một tuần vì giá thép liên tục biến động. Thực tế giá thép đã tăng "rả rích" từ đầu năm nay và vào chu kỳ "sóng" tăng phi mã từ đầu tháng 4.

    "Có doanh nghiệp thép trong 10 ngày đầu tháng 4 đã sáu lần thay đổi báo giá, với mức tăng tổng cộng trên một triệu đồng mỗi tấn. Giá thay đổi liên tục khiến người làm dự toán công trình 'không biết đâu mà lần. Công trình công ty anh nhận làm hồi đầu năm từ có lãi thành lỗ cũng vì giá thép tăng 40-50%", anh Hải nói.

    Mỗi dự án xây dựng dân dụng, thường thép chiếm tỷ trọng 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu. Không ít doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu cho biết, việc thép tăng giá từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả dự án mà họ đã ký hợp đồng với đối tác, khả năng nhận thầu các dự án vì thế bị co lại.

    "Hiện các nhà thầu cạnh tranh rất quyết liệt bằng giá chào thầu, nên hiệu quả kỳ vọng thường rất thấp, chỉ đủ chi phí để duy trì sản xuất, lấy dòng tiền nuôi bộ máy. Mỗi đợt tăng giá thép như vậy nhà thầu lại càng thua lỗ và khó khăn thêm", ông Quang Trung - Phó giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng nền móng Long Giang chia sẻ.

    Với ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, sắt thép là nguyên vật liệu chính. Giá mặt hàng này tăng gần 50% từ đầu năm khiến ông Ngọc - Giám đốc Công ty thương mại Hà Nội nói "doanh nghiệp cầm chắc lỗ". Với các hợp đồng đã ký công ty của ông Ngọc không thể tăng giá thành sản phẩm, còn với các đơn hàng tương lai vị này cho hay, chắc chắn giá sẽ tăng 20-30%.

    Lo ngại giá thép sẽ tăng tiếp, doanh nghiệp đã phải ứng số tiền lớn để mua thép, trữ sẵn trong kho. Nhưng không phải giờ cứ muốn mua là có sẵn hàng. "Doanh nghiệp muốn lấy hàng phải báo trước vài ngày hoặc cả tuần vì hiện thép khá khan hiếm, thậm chí doanh nghiệp thanh toán trước đơn hàng mà vẫn không chắc chắn có", vị Giám đốc chia sẻ.

    Các doanh nghiệp thép trong nước lý giải tăng giá bán thép do giá phôi thép, thép phế và nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép tăng cao trên toàn cầu. Giá quặng sắt hiện ở mức trên 170 USD một tấn, tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Thép cuộn cán nóng cũng ghi nhận tăng 44% so với cùng kỳ, ngưỡng giá 660 USD một tấn. Chưa kể, việc thiếu hụt nguồn cung thép và thời gian giao hàng kéo dài ở châu Âu, Mỹ cũng là lý do khiến giá thép tăng mạnh.

    "Chúng tôi đã nỗ lực bình ổn giá thị trường, song giá phôi, nguyên liệu tăng liên tục buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán các chủng loại hàng thép", đại diện Thép Việt Đức chia sẻ trong thông báo gửi tới khách hàng.

    Bảng giá thép liên tục thay đổi, nên các đại lý báo giá với khách hàng hàng ngày thay vì tuần như trước và không quên nhắn nhủ "báo giá chỉ có tính chất tham khảo tại thời điểm được lập, giá có thể thay đổi".

    Phân tích của các chuyên gia ngành thép cho thấy, chu kỳ tăng giá mặt hàng này vẫn còn tiếp diễn đến cuối năm nay. Một số dự án hạ tầng, đầu tư công lớn sắp triển khai như cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành... cùng sự hồi phục của thị trường bất động sản sẽ khiến nhu cầu thép tăng 3-5% so với 2020.

    Giá thép trong nước tăng cao còn do tác động từ cầu trên thị trường thế giới khi nguồn cung thiếu hụt và thời gian giao hàng kéo dài ở Mỹ, châu Âu. Chưa kể nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng cao sau dịch bệnh trước đà phục hồi kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm 2020, nước này đã nhập 38,56 triệu tấn thép, tăng 150% so với năm trước.

    Khó khăn vì Covid-19 khiến đơn hàng "trồi sụt", không nhiều dự án xây dựng khởi công, song vì mức độ biến động quá lớn của thép - loại vật liệu chính của sản xuất, xây dựng, các nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp phụ trợ cho biết họ phải từ chối không dám nhận dự án, đơn hàng. "Đã có ít nhất 2 dự án xây dựng Công ty Long Giang phải từ chối không làm từ đầu năm tới giờ vì giá thép tăng quá cao, làm là cầm chắc lỗ", Phó giám đốc Công ty Long Giang nói.
    --- Gộp bài viết, 19/04/2021, Bài cũ: 19/04/2021 ---
    LCG bản chất rất tốt, lãnh đạo cũng có tâm, nỗ lực phát triển doanh nghiệp, tiếc là không gặp thời thành ra tự giết mình.
    2021 này mà LCG có lãi thì tôi không bao giờ dính dáng đến chứng khoán nữa.
    --- Gộp bài viết, 19/04/2021 ---
    Có nhân hòa mà thiếu Thiên thời - Địa lợi thì vẫn bị diệt vong.
  8. atula77

    atula77 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    2.310
    Ông kinh doanh mà tính vậy là thua.Tôi làm bên ngành nhựa cũng tương tự như LCG.Trước khi nguyên liệu tăng thì nhà cung cấp báo thời hạn tăng giá,nên các nhà thầu có hợp đồng trước giá cả trước khi mua rồi để người ta còn thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó nữa chứ.Mà LCG theo tôi được biết hợp đồng năm 2021 đã ký hết rồi.Nói như Bác thì doanh nghiệp có nước ăn cám.
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  9. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.626
    Làm nhà thầu xây dựng là tính hết rủi ro trong giá thành xây dựng rồi nhé ... lcg chủ yếu xây dựng hạ tầng và phát triển điện mặt trời ko ảnh hưởng nhiều lắm có chăng giảm sút lợi nhuận chút chút ....và thường làm ctrình lớn thì sẽ lấy thép Theo đợt nên quý 1 giá thép lên nhưng đến quý 2 giá thép lại xuống thôi....
    atula77 thích bài này.
  10. Dautukiemtien

    Dautukiemtien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2016
    Đã được thích:
    575
    Việc dự toán đó là nội bộ của LCG, cổ đông nhỏ lẻ không nắm được,
    Tất cả chỉ là suy đoán để biết được có những rủi ro như vậy.
    Đầu tư là vậy mà, phân tích suy đoán đánh giá rủi ro - cơ hội.
    Ở đây tôi thấy rủi ro lớn hơn cơ hội vì vậy tôi không đầu tư.

Chia sẻ trang này