Giá trị cốt lõi của STB (part 1) !!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 02/02/2023.

8301 người đang online, trong đó có 1055 thành viên. 14:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 381936 lượt đọc và 2049 bài trả lời
  1. Soigia1997

    Soigia1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Đã được thích:
    5.334
    NHNN cho bank vay lấy lãi là chuyện bình thường chứ có cho không đâu mà nói như hi sinh tới nơi vậy, Nhà nước thiệt hại gì vậy, và VAMC làm gì mà hậu tạ, những chuyện diễn ra theo đúng chức năng của các tổ chức nhà nước lại diễn giãi như phim tình cảm thế. Trách nhiệm của NHNN là gì khi để một cá nhân thao túng, sát nhập bất hợp lý một bank nát vào 1 bank tốt, thiệt hại của cổ đông STB trước khi sát nhập NHNN có đền bù không ?
    LakeHayes thích bài này.
  2. Soigia1997

    Soigia1997 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Đã được thích:
    5.334
    Nói thêm về câu chuyện cũ nhân chuyện UBS mua lại Credit Suisse.

    Hồi đó, TB là chủ của PNB, lại là cổ đông chi phối ở STB, đúng ra lượng cổ phần của TB ở STB không được quyền tham gia bỏ phiếu sát nhập. Việc sát nhập đã không định giá PNB một cách đúng đắn, khi mà PNB thực sự đã cực kỳ thối nát. Nếu định giá đúng, giá mua PNB có lẽ là 0 đồng và thậm chí Nhà nước còn phải bảo lãnh một số tài sản xấu trị giá hàng nghìn tỷ đồng (điển hình như kcn PP cho vay 5k tỷ giờ chưa bán được để thu hồi nợ). Bởi vì có thể 0 đồng là con số mà không bank nào dám ôm PNB vào đâu. Thử hỏi giờ cho không SCB giá 0 đồng, có bank nào dám nhận ?

    Chính NHNN vì không muốn ôm cục ung nhọt PNB như các bank 0 đồng khác lúc đó hay như SCB hiện nay, nên đã cho sát nhập PNB vào STB, 1 quyết định chà đạp lên lợi ích chính đáng của cổ đông thiểu số tại STB thời điểm đó. Nếu hồi đó cổ đông thiểu số khởi kiện, và ******* vào cuộc phanh phui các mối quan hệ cho thấy có xung đột lợi ích giữa TB và các cổ đông thiểu số STB trong phi vụ sát nhập này thì có lẽ vụ sát nhập như vậy đã không diễn ra hoặc diễn ra với 1 định giá khác.

    Thế nên thật lố bịch khi NHNN kể lể công trạng khi STB hoàn thành Đề án tái cơ cấu nợ xấu sau sát nhập.

    Công lao phải ghi nhận cho ông Dương Công Minh và đội ngũ cộng sự của ông ấy thì đúng hơn.
    LakeHayes, K4CUANAM, YoungVNese1 người khác thích bài này.
  3. LeTatThanh

    LeTatThanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Đã được thích:
    112
    Mình mới tải về đọc lại Nghị định 53/2013/NĐ-CP (NĐ 53, đã có NĐ 18 sửa đổi cũng đọc rồi) quy định v/v Thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC và Thông tư 19/2013/TT-NHNN (TT 19) để hướng dẫn chi tiết thì thấy có 1 số nội dung các bác trao đổi đã được ghi khá rõ trong các văn bản rồi, cụ thể như sau:

    Điều 18-NĐ53. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
    1. Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá.
    3. Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá.

    => Trầm Bê ko trả được nợ đã bán cho VAMC (cơ quan thuộc NHNN) và ko cơ cấu xử lý được thì VAMC có quyền xử lý TSĐB là 32.5% cổ phần theo quy định mà ko cần thiết phải có văn bản ủy quyền hay sự đồng ý của TB. Phương thức xử lý là bán đấu giá. Tuy nhiên, việc ủy quyền ko giới hạn thì làm cho mọi việc dễ dàng hơn và tránh mâu thuẫn với "TT 19-Điều 7-Khoản 2. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng có sự thỏa thuận về việc điều chỉnh điều kiện bảo đảm cho khoản nợ xấu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng vay và bên bảo đảm."

    Điều 12-NĐ53. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
    1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
    b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
    2. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.

    => VAMC có thể ủy quyền cho TCTD bán đấu giá TSĐB mà cụ thể là VAMC đã ủy quyền cho STB bán đấu giá KCN Phong Phú và loạt tài sản khác, nên với 32.5% này có thể ủy quyền cho STB được theo quy định. Còn việc bán cho nđt nào, giới hạn mỗi nđt được mua tối đa bao nhiêu % cổ phần theo phân loại trong nước và nước ngoài, và các yếu tố kỹ thuật thì sẽ được quy định chi tiết trong Quy chế bán đấu giá khi đấu giá bán cổ phần

    Điều 13-NĐ53. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
    1. Quyền của Công ty Quản lý tài sản
    i) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền trên số tiền thu hồi Khoản nợ xấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trừ đi số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo quy định tại Điểm l Khoản này, trong trường hợp số tiền thu được từ thu hồi Khoản nợ xấu lớn hơn số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này.

    l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.

    => Ý chính là VAMC sẽ thu 1 tỷ lệ trên số tiền thu hồi khoản nợ xấu (ÁP DỤNG KHI VAMC PHẢI BÁN NỢ HOẶC BÁN TSĐB) và cả 1 tỷ lệ hàng năm trên dư nợ gốc (ÁP DỤNG CHO MỌI KHOẢN NỢ, gồm nợ tái cơ cấu được và nợ ko tái cơ cấu được dẫn đến phải bán nợ/ bán TSĐB)

    Điều 19-NĐ53. Xử lý tiền thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt
    1. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.

    2. Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.

    => Chỗ này ghi dài dòng nhưng ko chi tiết, chủ yếu là VAMC thu phí trước rồi đến TCTD thu phần còn lại. Nhưng cụ thể hơn thì xem Điêu 42 tại Thông tư 19 dưới đây

    Điều 42 - TT 19. Thứ tự ưu tiên thanh toán khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
    Toàn bộ các khoản thu được bằng tiền, tài sản từ việc thu hồi, xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến bán nợ, tài sản bảo đảm; bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm được Công ty Quản lý tài sản thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
    1. Dư nợ gốc;
    2. Lãi trong hạn thanh toán;
    3. Lãi đã quá hạn thanh toán;
    4. Lãi phạt (nếu có);
    5. Trả lại khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ số tiền thừa (nếu có).

    => Như vậy, tiền thu được từ bán đấu giá TSĐB sẽ ưu tiên trả phí cho VAMC trước, sau đó đến gốc + lãi + lãi phạt cho TCTD là STB, rồi còn thừa thì trả cho người đi vay.

    Có bạn ghi tỷ lệ trả cho VAMC là 15% khi bán 32.5% cổ phần STB của Trầm Bê, ko rõ tỷ lệ này từ tin nội bộ từ văn bản điều hành nội bộ hay tin đồn lung tung bên ngoài. Tuy nhiên, lưu ý rằng, phí này chỉ có khi (i) Trái phiếu đặc biệt của VAMC chưa hết hạn (tối đa 10 năm), hoặc (ii) STB chưa dự phòng hết 100% khoản nợ của Trầm Bê, dẫn đến chưa đủ điều kiện mua lại khoản nợ xấu của Trầm Bê từ VAMC. Còn nếu xảy ra (i) hoặc (ii) và STB mua lại khoản nợ xấu này, thì lúc đó quyền quyết định sẽ nằm trong tay STB. Điều này được quy định tại Điều 22-NĐ 53 như dưới đây:

    Điều 22. Thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải thực hiện:

    2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
    3. Sau khi nhận lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ theo quy định của pháp luật.
    4. Tổ chức tín dụng mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản không cần sự đồng ý của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
    5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ, tổ chức tín dụng mua lại nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về việc mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản để khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm biết và thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng.

    => Khoản 2-5 của Điều 22 đã cho thấy rõ về sự chuyển giao hồ sơ tài liệu quyền lợi và nghĩa vụ của khoản nợ xấu từ VAMC trở lại cho TCTD, nghĩa là sắp tới nếu STB dự phòng xong hết và mua lại khoản nợ xấu được cầm cố bởi 32.5% cổ phần của Trầm Bê thì STB sẽ là bên nắm quyền bán đấu giá 32.5% cổ phần STB mà không phải lệ thuộc ai (trừ việc xin NHNN thì phải xin theo quy định rồi dù là STB hay ngân hàng nào khác).

    TUY NHIÊN, HIỆN THÌ STB CHƯA MUA LẠI KHOẢN NỢ XẤU NÀY, do đó, quyền bán 32.5% cổ phần STB này đang thuộc về VAMC. Và nếu VAMC bán xong thì VAMC sẽ lấy phí 15% giá trị bán đấu giá hoặc tỷ lệ nào đó theo quy định. Nếu VAMC muốn thu tiền về cho Nhà nước thì VAMC phải đẩy nhanh việc bán đấu giá số cổ phần này trước khi STB dự phòng xong và hoàn tất thủ tục mua lại nợ xấu, tức là phải trước tháng 7-8/2023.

    Nhưng dù là ai đi nữa, VAMC hiện tại hay có thể STB trong tương lai thì cũng là bán đấu giá, và STB dự phòng xong rồi thì chắc chắn book được mớ lãi, bán được giá cao thì hoàn nhập được hết 20k tỷ nợ gốc và lãi theo số liệu bác chủ thớt, còn ít thì thêm 10k tỷ cũng đã ngon rồi, 15% cho VAMC muỗi thôi, nên mọi con đường đều là tốt lành


    Mấy cái nhỏ nhỏ bỏ qua cho khỏe đầu ^^
    Last edited: 26/03/2023
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.047
  5. dongtrunghathaogiabao

    dongtrunghathaogiabao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2020
    Đã được thích:
    61
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.047
  7. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    STB kìm giá ức chế thật, xem bảng điện như xem đá bóng, tay to nào mang 1,3 tr cổ gía 25.5 chốt đè, chắc lát là bị mất cho xem
    YoungVNese thích bài này.
  8. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.283
    STB nhìn ngon đấy nhỉ.:)
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.047
    Kệ đi, nhìn cũng thích
    nth_nth91 thích bài này.
  10. tulac2022

    tulac2022 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2022
    Đã được thích:
    444
    Nhìn thấy kê chặn mặc dù khó chịu nhưng lại thấy vui vì được đè (<>)
    nth_nth91 thích bài này.

Chia sẻ trang này