Giá trị thật VGI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lee_Minh, 30/03/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5438 người đang online, trong đó có 629 thành viên. 08:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1071777 lượt đọc và 4428 bài trả lời
  1. Lee_Minh

    Lee_Minh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2019
    Đã được thích:
    5.941
    Chào các bạn!

    Thấy các bạn có nhiều thắc mắc về vấn đề tỷ giá của 1 Quốc gia nên hnay t có 1 bài viết về vấn đề này, dù phán đoán tỷ giá của bất kỳ 1 quốc gia nào đấy không phải là 1 điều dễ dàng gì nhưng tôi hiểu đến đâu thì viết đến đấy vậy, có sai sót chỗ nào mong các bạn bỏ qua cho.

    1/ Tỷ giá phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    - Trước hết để tìm hiểu về vấn đề này t xin giới thiệu với các bạn 1 quyển sách rất hay của VN chúng ta mà t từng đọc về kinh tế vĩ mô, đấy là quyển "25 năm theo dòng kinh tế VN" của tác giả Huỳnh Bửu Sơn.

    Các bạn có thể về tìm đọc để hiểu hơn về vấn đề tỷ giá. Những gì t viết dưới đây chỉ là 1 cách tóm lược rất ngắn vì vấn đề này cần tốn rất nhiều giấy mực t k thể nào viết hết mong các bạn thông cảm!

    - Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá (Ở đây mặc định là so với USD) là Lãi suất thực của ngân hàng TW hay Ngân hàng nhà nước của quốc gia sở tại.

    Trong đấy ls thực là lãi suất danh nghĩa - lạm phát. Nếu lãi suất thực càng cao thì các nđt nước ngoài sở hữu usd sẽ có xu hướng quy đổi usd ra đồng nội tệ để gửi tiết kiệm, hưởng ls cao khi chưa có nhu cầu đầu tư tại nước họ hoặc chờ cơ hội đầu tư tại nước sở tại.
    Từ đấy cầu tiền nội địa tăng cao dẫn đến usd mất giá và đồng nội tệ có giá.

    Nhưng ls thực cao sẽ dẫn đến ls tín dụng cao, với các dn có nhu cầu vay vốn để sxkd thì ls vay vốn cao sẽ đẩy giá thành sp lên, từ đó sản phẩm dn làm ra sẽ khó cạnh tranh về giá với các dn không phải vay vốn hoặc dn nước ngoài được hỗ trợ vay với lãi suất thấp hơn.
    Bên cạnh đấy là với 1 đồng nội tệ đang mạnh lên cũng sẽ làm cho các dn xuất khẩu trong nước gặp khó.
    Như vậy muốn đồng nội tệ tăng giá chỉ bằng hình thức tăng ls thực nếu làm k tốt sẽ là con dao 2 lưỡi làm thu hẹp sx các dn trong nước và hướng người dân đến việc gửi tiết kiệm nhiều hơn là tái đầu tư.

    1 mức độ vừa phải với lãi suất thực của các quốc gia phát triển là khoảng 3%, các quốc gia đang phát triển nhanh là 6% như VN chúng ta những năm 2017, 2018.

    Trong đấy ls danh nghĩa khoảng dưới 10% và lạm phát nên dưới 4% được coi là mức lý tưởng cho cả dn phát triển và ngân hàng huy động vốn.

    Vậy nếu 1 Quốc gia vì lý do nào đó để lạm phát quá cao trong khi lãi suất danh nghĩa không tăng thì tức ls thực có thể là 1 con số âm và hầu hết các nđt đã bỏ vốn bằng USD vào nước này sẽ dần rời bỏ đồng nội tệ để mua vào usd, chuyển sang các thị trường khác có ls thực cao hơn để đầu tư, dẫn đến Usd tăng giá ngược lại và đồng nội tệ tại quốc gia đó sẽ mất giá.

    Như vậy vấn đề ở đây không phải là Fed bơm ra bao nhiêu tiền làm cho usd mất giá so với các đồng tiền mạnh khác như Yên Nhật, Euro, Bảng Anh,...thậm chí là Vàng, bds, mà vấn đề là đất nước đang được đầu tư có đồng nội tệ yếu hay mạnh? Đấy mới là vấn đề quan trọng nhất khi nói về tỷ giá.

    Ví dụ các bạn có thể xem tỷ giá của Usd/ Mzn để thấy rằng đồng MZN đã mất giá khoảng 15% so Usd chỉ trong 1 năm trở lại đây.
    Điều ấy chứng mình rằng Mozambique là 1 đất nước có đồng nội tệ yếu.
    Trong khi Usd/VNĐ đi ngang chứng tỏ VN là 1 QG có đồng nội tệ ổn định.

    Còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá của 1 Quốc gia như sự ổn định chính trị, dự trữ ngoại hối, lượng kiều hối hàng năm, cán cân thương mại xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư FDI,...nhưng t chỉ xin nêu 1 trong những điểm cơ bản trên để các bạn có thể tìm hiểu thêm.

    2/ Vì sao quốc gia có đồng nội tệ yếu?

    - Có lẽ các bạn đều hiểu cơ bản rằng do đất nước đó chậm phát triển, tỷ lệ nghèo đói, không biết chữ cao, nền kinh tế yếu kém, nợ công cao, thiếu ổn định chính trị,.... nhưng đi sâu hơn thì vấn đề không hề đơn giản mà ngoài những yếu tố kể trên ra nó phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành của đất nước đó.

    Có Quốc gia cố tình làm yếu đồng nội tệ chỉ để hỗ trợ cho xuất khẩu của dn trong nước như TQ, nhưng có QG thì k làm vậy như Nhật, Đức do đó đồng Yên và Euro có xu hướng tăng giá khi lượng Usd phát hành thêm ngày càng tăng.

    Vấn đề này t cũng xin tạm dừng ở đây chứ k đi sâu, các bạn có thể về tự tìm hiểu thêm.

    Ngoài những yếu tố trên đồng nội tệ của 1 Quốc gia mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào các yếu tố như vòng quay tiền mặt, tổng lượng tiền mặt lưu hành, giá trị quy đổi của các đồng tiền ấy so vs Usd, vàng,...

    1 QG nếu để lượng tiền mặt quá nhiều mà giá trị sau khi quy đổi ra usd quá bé, ví dụ như VN ta những năm 90 khi mua đất, xe oto phải vác bao tải tiền mặt đi mua là điều k ai làm nên người dân có xu hướng ưu ái hơn với usd hay vàng vì gọn nhẹ hơn,...

    Lượng trao đổi tiền mặt nội tệ cho tất cả gd hàng hoá chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị thanh toán hàng năm, dẫn đến VN ta những năm ấy sử dụng cả Usd và vàng song song với VNĐ trong các gd của nền kte.

    Nếu việc "chuộng" usd này càng lúc càng nhiều thì chúng ta sử dụng thuật ngữ là nền kinh tế đang bị "Đô la hoá".

    Đồng Usd sẽ dần thay thế VNĐ trong tất cả mọi gd và chúng ta mất quyền kiểm soát tiền tệ khi chúng ta không thể tự in ra usd được. (rất may điều đó đã k xảy ra)

    3/ Như vậy qua tất cả những yếu tố cơ bản trên chúng ta có thể tổng kết lại 1 số điều như sau:

    - Không phải khi Fed bơm tiền hay nới lỏng chính sách tài chính là Usd sẽ mất giá với tất cả các đồng tiền khác trên thế giới.
    Bởi khi Mỹ gặp khó khăn k có nghĩa là tất cả các QG đều hoạt động bình thường hay tăng trưởng, khi Mỹ bơm tiền k có nghĩa là tất cả các quốc gia khác k phá giá nội tệ của họ để hỗ trợ xk trong nước mà ngược lại, tức rất ít QG có thể gặp khó khăn "ít hơn Mỹ" và bơm tiền cũng "ít hơn Mỹ". (trong số ít đấy hiện đang có VN chúng ta các bạn nhé!)
    Và điều này chính là điểm cơ bản quyết định tỷ giá.

    - 1 Quốc gia muốn ổn định tỷ giá cần có sự ổn định chính trị để tăng lòng tin của ng dân với đồng tiền nội tại trong thời kỳ khủng hoảng về kinh tế.

    - Cần thu hút thêm thật nhiều lượng kiều hối hàng năm kết hợp đẩy mạnh việc thặng dư trong xuất nhập khẩu, thu hút thêm vốn đầu tư FDI để tăng dự trữ ngoại hối phòng trường hợp các dn nước ngoài rút vốn bằng cách bán nội tệ mua lại usd.

    - Thay đổi dần phương thức thanh toán từ tiền mặt sang thanh toán điện tử để hạn chế dần tốn kém trong việc in tiền mới, giảm dần vòng quay thanh toán tiền mặt, k để nền kte bị "Đô la hoá".

    - Có chính sách nới lỏng tiền tệ hợp lý song song với Usd, giảm ls vay để hỗ trợ dn trong thời kỳ khó khăn nhưng cũng cần kiềm chế lạm phát để tránh ls thực là 1 con số âm,...

    Bài viết cũng khá dài rồi t xin dừng tại đây!

    Điều cuối cùng t mong các bạn chú ý là nếu muốn hiểu hết xu hướng về tỷ giá của tất cả các QG mà VGI đã đầu tư xem quý này hay năm sau tăng hay giảm là 1 điều k hề dễ dàng gì các bạn nhé!

    Chúc các bạn may mắn!
    Dichaygau, DTgiatri, Ankaty2 người khác thích bài này.
  2. cayruong

    cayruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    272
    Tks bác. Vụ tỷ giá khá rắc rối :-w
    Năm nay đồng nội tệ Myanma khá mạnh
    Lee_Minh thích bài này.
  3. mrhome35

    mrhome35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    1.024
    Theo tôi hiểu ngu muội như thế này xem có đúng không:
    A. Đối với tài sản khấu hao: Hàng quý, hàng năm VGI thực hiện đánh giá giá trị của tài sản để lập báo cáo tài chính. Giá trị tài sản hữu hình được đánh giá là phần còn lại sau khi khấu hao. Bản chất giá trị tài sản này sẽ được tính bằng đồng nội tệ sau đó quy đổi ra usd tiếp theo lại quy đổi ra vnđ để hợp nhất báo cáo. Khi đó sẽ xảy ra các trường hợp sau:
    1. Nếu đồng nội tệ bản địa mất giá so với usd hoặc vnđ tăng giá so với usd thì giá trị tài sản theo vnđ sẽ thấp hơn so với kỳ trc.
    2. Nếu đồng nội tệ bản địa tăng giá so với usd hoặc vnđ mất giá so với usd thì giá trị tài sản tính theo vnđ sẽ cao hơn so với cùng kỳ trc.
    Dẫn đến khi hợp nhất báo cáo tài chính theo vnđ VGI phải ghi nhận một khoản gọi là doanh thu tài chính ( số âm hoặc dương tuỳ vào xảy ra trường hợp 1 hay trường hợp 2 ) để đảm bảo giá trị tài sản sau khi khấu hao khớp với hạch toán theo vnđ.
    => Theo thời gian khi giá trị tài sản đc khấu hao dần thì việc chênh lệch giá trị tài sản sau khấu hao theo kỳ tài chính sẽ giảm bớt.
    B. Đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi chuyển hạch toán theo vnđ cũng tương tự.
    --- Gộp bài viết, 31/07/2020, Bài cũ: 31/07/2020 ---
    Nếu như tôi suy luận thì theo thời gian vấn đề về chênh lệch tỷ giá khi hạch toán tài sản của vgi sẽ giảm bớt.
    --- Gộp bài viết, 31/07/2020 ---
    Báo cáo quý thì phần tỷ giá này sẽ phải trích trc. Chốt năm tài chính sẽ là số của tỷ giá tại thời điểm chốt 31/12.
  4. wtpwt

    wtpwt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    445
    Không cụ ơi. Em đọc thấy: Tài sản là tài sản; Vốn là vốn; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 3 dòng tiền khác nhau @@.
  5. mrhome35

    mrhome35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    1.024
    Cụ thử nghiên cứu lại đi. Tôi thấy đúng đấy. Tài sản đầu tư khi đánh giá giá trị hàng quý, năm sẽ có sự chênh lệch khi quy ra vnđ. Tôi lấy vd nhé:
    Cụ đầu tư mua một cái máy tính 1000 tiền myanma chẳng hạn. Tại thời điểm mua 1000 tiền myanma này bằng 100usd tương ứng cụ phải đầu tư 2,3 tr tiền việt. Tuy nhien cuối năm 1000 Tiền myanma cụ chỉ còn giá trị 90 đô thôi. Ví dụ vnđ vẫn ổn định thì giá trị tài sản này hợp nhất về Việt Nam trc khấu hao chủ còn 2,07 tr thôi. Phần chênh lệch 2,3-2,07 chính là phần lỗ tỷ giá đối với tài sản đầu tư khi hợp nhất báo cáo theo đồng tiền việt nam
    --- Gộp bài viết, 31/07/2020, Bài cũ: 31/07/2020 ---
    Còn đối với phần lợi nhuận kinh doanh chuyển về thì ko thể tính là lỗ tỷ giá đc. Ví dụ myanma lãi 1000 tiền myanma và quy ra đô rồi quy ra lãi tiền việt thôi. Vấn để tỷ giá ở phần lợi nhuận chuyển về là nó có tối ưu đc cao theo vnđ không hay thôi. Nếu đồng tiền nội địa nước đầu tư mất giá thì lợi nhuận hạch toán theo vnđ sẽ ít và ngược lại
  6. cayruong

    cayruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    272
    Theo mình biết thì các số liệu kinh doanh tạm tính lỗ /lãi tỷ giá chỉ có ý nghĩa đánh giá tạm thời.
    Các khoản để tính chia cổ tức hay nộp thuế chỉ tính đối với các khoản chi phí đã thực hiện (theo tỷ giá tại thời điểm đó)
  7. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.724
    Trân trọng cảm ơn bác.
    Lee_Minh thích bài này.
  8. hoagiayck

    hoagiayck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    3.871
    Nếu chỉ xét về KQKD thì quý 6 th ko phải là tệ
    Nhưng rủi ro tiềm ẩn các khoản khác là cao
    khiến cho mức định giá hiện tại 3 tỉ Đô là chưa hợp lý
  9. khanhcn

    khanhcn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2016
    Đã được thích:
    66
    Đợt này thấy VGI toàn chạy theo VNindex, không thấy bản sắc riêng.
  10. tg_nguyen2001

    tg_nguyen2001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Đã được thích:
    1.489
    Cơ hội cho MoMo, Payoo, Moca: Tiền mặt hiện là số 1, nhưng Ví điện tử mới là ‘Big Winner’ tại VN vào 2030
    04-07-2020 - 08:51 AM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Thập kỷ tới sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể tiền mặt trong thanh toán trực tuyến. Ví điện tử sẽ là ‘Big Winner’ trong năm 2030, Sách trắng của IDC nhan đề "Châu Á trong kỷ nguyên mới của thanh toán điện tử" dự báo.


    TIN MỚI
    Thanh toán trực tuyến ở Việt Nam được dẫn dắt bởi chuyển khoản qua ngân hàng và COD (thanh toán khi nhận hàng), vẫn được xem là tùy chọn thanh toán phù hợp cho thương mại điện tử .

    Tuy nhiên, đến năm 2022, phương thức COD sẽ "lùi bước" trước sự thanh toán liền mạch của các hình thức mới như ví điện tử hay thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, IDC đưa ra dự báo trong cuốn Sách trắng nhan đề "Châu Á trong kỷ nguyên mới của thanh toán điện tử".

    Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự ủy quyền của NTT DATA, nhằm giúp các doanh nghiệp và truyền thông hiểu rõ hơn về xu hướng thanh toán ở 10 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

    Về thị trường Việt Nam, IDC nhận định Việt Nam có dân số đông với tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, tương tự như điều kiện của Indonesia.

    "Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thúc đẩy nhu cầu của khách hàng thanh toán với những phương thức thuận tiện hơn thay vì COD và chuyển khoản. Trong khi thiết bị đầu cuối POS bình quân đầu người vẫn còn thấp, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đang tìm cách tăng số lượng các thiết bị mới để thay thế những thiết bị cũ, nhằm tương thích với công nghệ NFC cho thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của khách hàng", nghiên cứu cho biết.

    Theo Báo cáo của IDC 2020 và Ngân hàng thế giới, mỗi người Việt chi tiêu khoảng 176 USD/người/năm qua thẻ tín dụng, mức tiêu dùng thẻ ghi nợ bình quân ở mức 103 USD/người, tiêu dùng ví điện tử ở mức 36 USD/người. Trong thanh toán, tỷ trọng giao dịch dùng tiền mặt vẫn ở mức 80%.

    [​IMG]
    Một trong những dấu ấn phát triển quan trọng cho thanh toán không tiền mặt là các ngân hàng nhanh chóng giới thiệu những loại thẻ mới bao gồm cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Các công ty Fintech cũng đang phát triển giải pháp ví điện tử, rất nhiều trong số đó, như Grab, cũng hiện diện khắp mọi nơi ở khu vực Đông Nam Á.

    Tuy vậy, nhìn chung sự tham gia của hệ thống tài chính, bao gồm tiếp cận với hình thức thanh toán điện tử đang gặp trở ngại rất lớn bởi tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng thấp. Tín dụng, nhìn chung chưa phổ biến vì yếu tố văn hóa lo sợ những rủi ro bất lợi.

    Nghiên cứu của IDC cho rằng sự phát triển của các tùy chọn thanh toán mới không yêu cầu một tài khoản ngân hàng chính thức, đã tìm cách gỡ rối nhiều vấn đề liên quan đến việc không có tài khoản ngân hàng. Ví điện tử hỗ trợ chức năng thanh toán và thêm các tiện ích như của ngân hàng cho những người không cần hoặc không thể có tài khoản ngân hàng, đang cung cấp các giải pháp công nghệ khả thi cho những vấn đề dài hạn của Việt Nam.

    Trong đó, MoMo và ZaloPay được xem là 2 đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực ví điện tử.

    Tại Việt Nam, hiện tiền mặt vẫn giữ ngôi đầu trong giao dịch thanh toán. Vị trí số 2 thuộc về chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử chỉ đứng thứ 3.

    Nhưng đến năm 2030, thanh toán qua ví điện tử sẽ giữ ngôi đầu, thẻ tín dụng sẽ đứng thứ hạng 2 và chuyển khoản qua ngân hàng đứng thứ 3. Giao dịch bằng tiền mặt không nằm trong top 3 phương thức giao dịch phổ biến trong giai đoạn này, IDC dự báo.

    [​IMG]
    Những thay đổi trong thanh toán trực tuyến tại các quốc gia Châu Á từ năm 2022 - 2030. Nguồn: IDC.


    Nhìn trên bình diện 10 thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, ví điện tử sẽ là "Big Winner" trong năm 2030, được dự đoán sẽ là phương pháp thanh toán phổ biến nhất ở 7/10 thị trường, so sánh với ngày nay khi chỉ phổ biến ở 2/10 thị trường. Sự sụt giảm đáng kể tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, được thúc đẩy bởi cả chính sách của chính phủ và và các sáng kiến của công ty trong thập kỷ tới.

    Ba thị trường ví điện tử không giữ vị trí số 1 trong 2030 là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, ví điện tử là phương thức thanh toán đứng thứ 2, sau thẻ tín dụng. Ở Đài Loan, ví điện tử được "nâng hạng" từ thứ 4 trong năm 2022 lên thứ 3, đứng sau phương thức chuyển khoản qua ngân hàng và thẻ tín dụng. Còn tại Hàn Quốc, loại hình thanh toán phổ biến vẫn là thẻ tín dụng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này