Giá trị thật VGI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lee_Minh, 30/03/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5261 người đang online, trong đó có 559 thành viên. 18:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1071517 lượt đọc và 4428 bài trả lời
  1. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.645
    Ngắn hạn tích lũy quanh 26 chờ thông tin rò rỉ.
  2. Lee_Minh

    Lee_Minh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2019
    Đã được thích:
    5.941
    Chào các bác!

    Xem ra mấy ngày VGI "phân phối đỉnh" này Topic đã trở nên yên tĩnh hơn rất nhiều rồi!

    Trong mấy ngày nay hoặc trước đây khi mới lập topic tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được vài câu hỏi inbox, có nhiều câu hỏi làm tôi rất ngạc nhiên vì tôi cứ tưởng qua các bài phân tích của tôi mọi người đã hiểu rất rõ rồi, nhưng càng ngày tôi thấy càng có nhiều người hiểu nhầm về những vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng tương đối quan trọng, nên tôi đành viết hẳn 1 bài phân tích riêng vậy!

    Hy vọng qua bài phân tích này sẽ 1 phần nào đấy giúp các bạn hiểu thêm về BCTC của VGI.

    1 trong số những câu hỏi như sau:

    [​IMG]

    Đây là BCTC quý 1-2019, tôi thấy phần "lỗ chênh lệch tỷ giá" đến 521 tỷ vậy sao trong bài phân tích về BCTC bạn lại nói VGI đang lời?

    Tôi căn cứ vào phần này các bạn nhé!

    [​IMG]

    Vậy đâu mới là con số chính xác?

    Quay lại lịch sử BCTC các năm trước của VGI.

    Đây là BCTC năm 2016

    [​IMG]

    [​IMG]

    Như vậy đọc kỹ các bạn sẽ nhận ra rằng phần "lỗ chênh lệch tỷ giá" trong khoản mục 31 thực ra là do VGI phân bổ từ khoản mục 24 cho không quá 3 năm theo văn bản và công văn chỉ đạo của Bộ Tài Chính chứ không phải khoản mục này là khoản mục lỗ tỷ giá thực tế.

    Khoản mục lời, lỗ tỷ giá thực tế chính là khoản mục 24 trong BCTC, khi tỷ giá trong 1 năm lỗ lớn VGI phân bổ dàn trải vào chi phí tài chính, đến quý 1-2019 khi tỷ giá có lãi thì VGI cũng phân bổ bớt vào khoản mục này có thể là để giảm số lãi vay chứ cũng không có gì bất thường cả!

    Hiện có 1 Ấn phẩm đang được rất nhiều người đọc tại VN (tôi cũng là 1 độc giả của ấn phẩm này nhưng không tiện nêu tên) thì trong số gần nhất cũng có bài đánh giá về VGI, để nhận xét bài đánh giá của họ thì quan điểm cá nhân tôi chỉ biết dùng mấy chữ "dở khóc dở cười" vậy.

    Tuy nhiên trong đấy họ có nhận xét câu "Có nhiều dấu hiệu hạch toán giảm chi phí (thứ chúng tôi sẽ bàn ở bài Đọc hiểu BCTC dưới): theo thuyết minh BCTC của VGI, thay vì trích dự phòng ngay, Công ty phân bổ chi phí lỗ tỷ giá thành 2-3 năm kể từ 2015; ngoài ra, với lượng nợ vay xấp xỉ ~20,000 tỷ, ấy vậy mà lãi vay chỉ vỏn vẹn 900 tỷ - chúng tôi nghi ngờ Công ty vốn hóa khá nhiều lãi vay vào tài sản và phân bổ dài, qua đó gián tiếp tăng lợi nhuận ròng."
    Theo tôi là "không chấp nhận" được vì các lý do sau:

    - VGI làm theo công văn và chỉ đạo của Bộ tài chính chứ không phải VGI "tự ý" làm vậy, nên về luật pháp là đúng, còn về tính hợp lý của văn bản này thì chúng ta nên hiểu như sau:

    + Nếu 1 công ty đã kinh doanh tại 1 nước ngoài lãnh thổ VN, số vốn bỏ ra theo VNĐ, sau khi đầu tư vào nước bạn vài năm, nhà nước cần kiểm tra lại thực trạng số vốn bỏ ra nên cần "đánh giá lại" các khoản mục đã đầu tư, thì bỗng nước bạn vì 1 vấn đề "nhạy cảm" giống như trong bài báo trang số 3 tôi đã đưa ra của Mozambique dẫn đến số lỗ tỷ giá lớn, nhưng về bản chất là vẫn đang kinh doanh bình thường không ảnh hưởng gì đến hiện tại, thì nếu tôi là người ban hành công văn tôi sẽ suy nghĩ rằng biết đâu năm 2015 tỷ giá tăng mạnh, 2016 khi đất nước đấy "giải quyết" được vấn đề nhạy cảm kia tỷ giá lại giảm mạnh, vậy chẳng lẽ chỉ vì "đánh giá" lại mà 1 năm lỗ nặng, rồi năm sau lại lãi to thì nó có quá nhiều vấn đề bất cập trong danh tiếng công ty, quan hệ cổ đông,....

    Và tỷ giá là 1 yếu tố tăng giảm thất thường cho nên để "trung hòa" Bộ tài chính sẽ đưa ra thời gian 3 năm để công ty tự cân đối trong chi phí của mình giống như VGI đã làm trong các BCTC là khá hợp lý.

    Do đó sự đánh giá "chủ quan" của ấn phẩm kia theo tôi là 1 điều rất "buồn cười", và còn rất nhiều thứ các bạn ấy "hiểu nhầm" nhưng thôi tôi chỉ nêu tạm vậy chứ không đi sâu. (Nếu các bạn có đọc được những gì tôi viết thì rất mong các bạn hãy cân nhắc kỹ về những gì mình viết trước khi ban hành cho đại đa số người đọc. VGI là công ty con của Viettel và VT là biểu tượng của VN chúng ta,, rất khác với những công ty mà các bạn đã "phân tích" trước đây, vì vậy không nên dùng các từ ngữ mang tính "nghi ngờ" nếu không có cơ sở vững chắc các bạn nhé!)

    Và có 1 số điểm nhấn nếu các bạn tinh ý thì sẽ nhận thấy như sau:

    - Quý 1-2019 VGI hiện đang lãi đến 665.6 tỷ trong phần tỷ giá thực, yếu tố này đến từ việc VNĐ giảm giá khá mạnh so USD trong quý vừa qua, trong khi theo bảng thống kê trong bài phân tích trước của tôi thì tỷ giá hầu hết các nước khác gần như không có nhiều thay đổi.

    Lý giải cho hiện tượng này cũng không có gì là phức tạp.

    Như các bạn đã biết cuộc CTTM kéo dài nên TQ đang giảm giá mạnh đồng CNY, các nước ĐNA chúng ta là những nước cận kề TQ, có giao thương lớn thì dù không muốn chúng ta cũng phải hạ giá 1 phần đồng nội tệ để cạnh tranh về việc xuất khẩu, còn các nước xa như Châu Phi thì nếu không có vấn đề gì nhạy cảm, tỷ giá gần như không chịu ảnh hưởng mấy.

    Qua đây chắc các bạn đã hiểu được 1 điều rất "ngược đời" đấy là vấn đề tỷ giá mà mọi người lo sợ trong quá khứ thì hiện lại đang là "lợi thế" của VGI.

    Và 1 lần nữa tôi xin tổng kết lại quan điểm của tôi về vấn đề tỷ giá như sau:

    - Khi quy mô của VGI càng lớn, thị trường càng đa dạng thì yếu tố tỷ giá sẽ càng trung hòa nhau, mức độ ảnh hưởng sẽ càng nhỏ dần đi.

    - Tuy nhiên nếu có 1 năm nào đấy được gọi là "Thiên nga đen" thì các bạn sẽ thấy VGI có lúc sẽ lỗ hoặc lãi rất "khủng" khi các yếu tố có tính chất tương đồng dồn cùng 1 lúc, và điều này thường lại là "cơ hội lớn" cho các nhà đầu tư thực thụ đấy các bạn nhé!

    Cuối cùng để kết thúc bài phân tích này tôi có 1 gợi ý nhỏ cho các bạn như sau:

    - "Số dư cuối kỳ" trong BCTC quý 1-2019 tại khoản mục 24 là -87.4 tỷ, khá nhỏ so quá khứ các quý trước.

    - Cuộc CTTM vẫn tiếp diễn và tỷ giá của chúng ta vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mấy đâu các bạn nhé!

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm rất nhiều! Dù còn vài câu hỏi nữa nhưng tôi xin hẹn lại các bạn vào lúc khác vậy!

    Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!
    Last edited: 06/06/2019
  3. PhododochamdoiTLC

    PhododochamdoiTLC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    3.058
    vòng mới đẹp quá :drm1
    Lee_Minh thích bài này.
  4. vangiapngo

    vangiapngo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2016
    Đã được thích:
    3.895
    (TB) Tu 1/6/2019, toc do duong truyen internet Viettel duoc tang GAP 2 lan, giu nguyen gia cuoc. Quy khach hang hay trai nghiem toc do vuot troi khi truy cap internet va xem truyen hinh so tuong tac Viettel TV. Chi tiet LH 18008168 (0d).
    Lee_Minh thích bài này.
  5. hoangnastock319

    hoangnastock319 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/11/2014
    Đã được thích:
    7.534
    một số ông vẫn ko hiểu bản chất VGI và Viettel nhỉ?!
    cakiem060512 thích bài này.
  6. vangiapngo

    vangiapngo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2016
    Đã được thích:
    3.895
    Chẳng cần hiểu, đưa cho vui. Người đứng ngoài hiểu hơn thì cứ hiểu ko có sao. Dịch vụ tốt đưa cho ae dùng inter thấy mạng nào hấp dẫn hơn thì dùng. vnpt chán thấy mồ.
  7. Tomdoi

    Tomdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2018
    Đã được thích:
    14
    Mình có đôi dòng phản hồi lại bài viết của bạn như sau:

    Bạn so sánh VGI với SAB là sự so sánh khập khiễng, tại sao người Thái muốn thâu tóm SAB?
    - Vì Việt Nam là thị trường tiêu thụ bia lớn thứ 2 trên thế giới
    - SAB là công ty bia có thị phần lớn nhất tại Việt Nam với gần 50% thị phần, áp đảo hết các đối thủ
    - Bia là ngành FMCG (tiêu dùng) là một ngành có tốc độ tăng trưởng đều đặn và ổn định, không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, tỷ giá, chiến tranh thương mại, sự thay đổi công nghệ...
    - SAB chỉ tập trung chủ đạo vào 1 thị trường nội địa nên dễ kiểm soát rủi ro, không bị ảnh hưởng bởi chính trị khi đầu tư ra thế giới
    Cái giá 320k và PE 50 nó có lý do như vậy bạn ạ.

    Còn VGI thì sao?
    - VGI là một công ty telecom đầu tư ra quốc tế, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ rủi ro tỷ giá, chính trị
    - Thâu tóm một công ty thường vì một mục đích cụ thể, tại một thị trường trọng điểm, chứ VGI đầu tư dàn trải khắp nơi, từ nước trung bình đến nước kém phát triển thì mua lại làm gì cả cụm? Nếu thấy Bitel của Peru tốt một công ty nào muốn thâu tóm thì hãy mua lại Bitel thôi, mua VGI làm gì?
    - Tác giả đang đặt cược lớn vào việc sẽ hợp nhất Bitel vào VGI, giả sử là như vậy và năm 2022 VGI đạt được lợi nhuận 5,000 tỷ. Mình giả sử PE VGI cho là 30 (Mình nghĩ PE 30 là không thực tế nhưng vẫn giả sử như vậy đi) thì giá trị của công ty lúc đó là = 5000*30=150k tỷ, chiết khấu về present value và chia cho số cổ phiếu sẽ được giá cổ phiếu là 28,000VNĐ. Nên nhớ đó là với mức PE 30, còn PE 20 thì sao, giá trị hợp lý của cổ phiếu là 19k.
    - Còn nếu theo cách định giá của Chủ tịch Dũng, theo như bạn nói đó sẽ là cái giá mà người bán muốn bán. Ông Dũng đưa ra doanh thu trung bình một thuê bao là 100-150usd, nhưng các quốc gia này đều thu nhập rất thấp, phân nửa là các quốc gia co GDP/đầu người dưới 1000usd thì có ai bỏ ra 10-15% thu nhập 1 năm để dùng mạng telecom không? Thạm chí Burundi GDP/Head có 320usd, Mzambique có hon 416usd...Nên tính chung cả tổng như vậy không ổn.

    Với thu nhập một tháng 30 triệu, tôi dùng khoảng 1 triệu tiền điện thoại 1 tháng, tỷ lệ là 3%, tôi ví dụ mỗi người ở các quốc gia sẽ dùng 4% thu nhập trung bình của họ để dùng cho telecom, tính bình quân gia quyền với số thuê bao và GDP/đầu người của từng quốc gia) sẽ được là 72usd/người/năm. Tính với số thuê bao 45 triệu = 3.2 tỷ usd vốn hóa --> Giá trị 1 cổ phiếu là 25k

    Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ!


    Last edited: 06/06/2019
    Colourful04timvu thích bài này.
  8. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.645
    Ô tính thế thì năm đầu tiên đầu tư cũng như năm thứ 5, thứ 10 nhỉ? Doanh thu ko thay đổi, lợi nhuận cũng không thay đổi, vậy là làm ăn kiểu gì vậy ta? Viettel phục vụ ở VN có 45 triệu thuê bao và hợp nhất một số cty con... mà lời 40k tỷ 1 năm. Còn ông DAB thì không bị cạnh tranh? Không bị giảm biên ln? ...... ngây thơ nhỉ?
    vangiapngo thích bài này.
  9. Lee_Minh

    Lee_Minh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2019
    Đã được thích:
    5.941
    Chào bạn!

    T rất cảm ơn bạn vì bạn đã đọc "1 số" bài viết của tôi và dành thời gian quý báu của bạn cm lại.

    Nhưng rất xin lỗi bạn vì tôi đã định không trả lời lại những cm như này từ rất lâu rồi!

    Lý do thì nếu ai đã theo dõi topic t từ đầu chắc đều hiểu điều này!

    Có quá nhiều người "giống bạn", nghĩa là đọc được bài đầu và 1 vài bài cuối là quay ra "đóng góp" ý kiến ngay lập tức, không hiểu rằng vì sao topic dài đến gần trăm trang.

    (Như bạn thấy ngay dưới bài viết của bạn cũng có người y vậy rồi đấy! Lúc nào cũng nghĩ VGI doanh thu 10 quý liên tiếp không tăng mà không biết rằng nó đã tăng 3 quý liên tiếp tính bằng nghìn tỷ, chỉ là vẫn không biết nó nằm ở đâu, vậy mà cũng k chịu đọc lại bài viết của tôi cách đây có mấy trang hoặc tự tìm hiểu, còn "nhe răng ra cười" ^^ . Nếu bạn là tôi bạn có trả lời những câu như vậy không?)

    Thậm chí đến bài gần nhất tôi đã phải viết rõ là "Bài phân tích này cũng là bài mà t muốn chấm dứt tất cả những tranh cãi về vấn đề định giá VGI" thì bạn đã hiểu là có biết bao người "lười đọc" như bạn rồi đấy! (Mong bạn đừng tự ái nhé!)

    Chẳng nhẽ cứ có 1 người như bạn tôi lại phải cm giải thích lại từ đầu đến cuối, rồi cứ trả lời đi trả lời lại thì đến tôi cũng chán cái Topic này chứ đừng nói mọi người! ^^

    Tuy nhiên trong các cm của bạn có 1 câu mà cũng rất nhiều người inbox hỏi t và tôi cho là có 1 sự hiểu nhầm lớn nên t quyết định cm lại bạn là vì vậy!

    Đấy là mọi người đang nhầm lẫn giữa ARPU của từng thuê bao với giá trị mỗi thuê bao trong cách định giá vốn hoá của từng công ty.

    Với những thị trường phát triển như Mỹ, Nhật,... thì ARPU là khoảng 60 USD, là Doanh thu hàng tháng của 1 thuê bao, nhưng không có nghĩa vốn hoá của 1 công ty trong thị trường này là bằng Số thuê bao x 60$.

    Ví dụ tôi lấy dữ liệu trong trang số 1 để tính thử cho bạn:

    - Vodafone Group plc. Công ty có trụ sở tại London, có hoạt động tại 26 quốc gia và phục vụ khoảng 444 triệu khách hàng. Công ty có giá trị thị trường là 68,41 tỷ USD. (số quốc gia hoạt động gấp đến 2,6 lần VGI, không sợ bất ổn tỷ giá với chính trị như các bạn sợ nhỉ!)
    Định giá cho 1 thuê bao = 68,41/444 triệu = 154 $

    - China Mobile Ltd. Người khổng lồ di động này có định giá thị trường 215,3 tỷ USD. Công ty này được coi là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Trung Quốc với khoảng 849 triệu thuê bao
    Định giá cho 1 thuê bao = 215,3/849 triệu ~ 253 $

    - AIC của Thái với 38 triệu thuê bao và vốn hóa 17,7 tỷ Usd
    Định giá cho 1 thuê bao = 17,7/38 triệu ~ 466 $

    Thái Lan thì chắc chắn ARPU không thể bằng Mỹ hay Nhật rồi, GDP/người cũng kém xa mà định giá cho 1 thuê bao gấp đến 3 lần công ty Anh, gần gấp đôi TQ.

    Vậy đấy bạn à!

    Chỉ mất đâu đó 3-5 phút để chúng ta cộng, trừ, nhân, chia là đã nhận ra được rất nhiều vấn đề "hiểu nhầm" ở đây rồi!

    Vậy mà tôi nhận được không biết bao nhiêu câu hỏi về cái ARPU này, ai cũng nghĩ thuê bao tại các nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì lấy đâu ra 100-150$ trong cách định giá. Mà không hiểu rằng mua 1 cái thuê bao đang hoạt động mấy năm thậm chí mấy chục năm nó khác với việc cái thuê bao ấy hàng tháng nó mang về bao nhiêu tiền.

    Thật là "bó tay" với các "nhà đầu tư" tại Việt Nam. Một lần nữa tôi lại mời bạn và các bạn khác xem lại chữ ký của tôi vậy! (Cái chữ ký này nó khá hiệu quả với các nđt tại Việt Nam đấy chứ các bác nhỉ! ^^)

    Và từ đấy bạn có thắc mắc vì sao TGĐ Dũng lại đưa ra con số định giá 100-150$ cho 1 thuê bao của VGI chưa? Muốn thổi phồng lên sao không lấy giống AIC của Thái, China Mobile Ltd của TQ?

    Để trả lời cho câu hỏi này hay những câu hỏi còn lại trong cm của bạn thì bạn có thể xem lại tất cả các bài phân tích của tôi.

    Nếu tất cả vẫn không làm bạn hài lòng thì tôi rất xin lỗi vì đã làm mất thời gian của bạn nhé!

    Chúc bạn đầu tư thắng lợi!
    Last edited: 06/06/2019
    trabac, BinhTinhDiEm, DTgiatri7 người khác thích bài này.
    GabygabySCI_Edu đã loan bài này
  10. SCI_Edu

    SCI_Edu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2018
    Đã được thích:
    260
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này